SKKN Một số giải pháp thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt”, thời gian qua, ngành giáo dục đã phát động nhiều phong trào thi đua. Cùng với hai cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” năm 2006, “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” năm 2007. Ngày 22/7/2008 BGD ĐT đã ban hành Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD ĐT về việc phát động thi đua xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013. Mục tiêu của phong trào thi đua là nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả phù hợp với điều kiện của địa phương, hình thành, phát huy tính chủ động, tích cực, sự sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội.

Trường tiểu học Thành Hải 2 đóng trên địa bàn vùng ven khá xa trung tâm thành phố Phan Rang; điều kiện kinh tế xã hội hết sức khó khăn: nền kinh tế thuần nông, có 50% đồng bào dân tộc Chăm sinh sống. Trình độ dân trí thấp, chất lượng và hiệu quả giáo dục những năm qua còn rất thấp so với mặt bằng chung của thành phố. Nhà trường thực hiện phong trào xây dựng “trường học thân thiện học sinh tích cực” trong một điều kiện hết sức khó khăn. Trách nhiệm của người hiệu trưởng đối với việc thực hiện phong trào thi đua này là rất quang trọng; nó quyết định đến việc thành công hay thất bại của phong trào. Chính vì vậy mà bản thân tôi đã rất trăn trở tìm mọi giải pháp để thực hiện các mục tiêu , nhiệm vụ, yêu cầu, nội dung mà cuộc vận động đề ra. Qua 2 năm thực hiện, tôi đã rút ra được những kinh nghiệm quý báu và đã mang lại hiệu quả thiết thực. Tôi chọn đề tài này nhằm góp 1 tiếng nói chung với toàn ngành trong việc thực hiện thắng lợi phong trào thi đua xây dựng “ trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

pdf 11 trang Huy Quân 28/03/2025 300
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”

SKKN Một số giải pháp thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 
TỐT CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY 
DỰNG “TRƯỜNG HỌC THÂN 
THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” 
Người viết: Tô Mạnh Tường. 
Chức vụ: Hiệu trưởng. 
Đơn vị: Trường tiểu học Thành Hải 2. 
I/ HOÀN CẢNH NẢY SINH: 
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua 
dạy tốt, học tốt”, thời gian qua, ngành giáo dục đã phát động nhiều phong trào thi đua. 
Cùng với hai cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích 
trong giáo dục” năm 2006, “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng 
tạo” năm 2007. Ngày 22/7/2008 BGD ĐT đã ban hành Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD ĐT 
về việc phát động thi đua xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong 
các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013. Mục tiêu của phong trào thi đua là nhằm 
huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng 
môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả phù hợp với điều kiện của địa 
phương, hình thành, phát huy tính chủ động, tích cực, sự sáng tạo của học sinh trong 
học tập và các hoạt động xã hội. 
Trường tiểu học Thành Hải 2 đóng trên địa bàn vùng ven khá xa trung tâm thành 
phố Phan Rang; điều kiện kinh tế xã hội hết sức khó khăn: nền kinh tế thuần nông, có 
50% đồng bào dân tộc Chăm sinh sống. Trình độ dân trí thấp, chất lượng và hiệu quả 
giáo dục những năm qua còn rất thấp so với mặt bằng chung của thành phố. Nhà 
trường thực hiện phong trào xây dựng “trường học thân thiện học sinh tích cực” trong 
một điều kiện hết sức khó khăn. Trách nhiệm của người hiệu trưởng đối với việc thực 
hiện phong trào thi đua này là rất quang trọng; nó quyết định đến việc thành công hay 
thất bại của phong trào. Chính vì vậy mà bản thân tôi đã rất trăn trở tìm mọi giải pháp 
để thực hiện các mục tiêu , nhiệm vụ, yêu cầu, nội dung mà cuộc vận động đề ra. Qua 2 
năm thực hiện, tôi đã rút ra được những kinh nghiệm quý báu và đã mang lại hiệu quả 
thiết thực. Tôi chọn đề tài này nhằm góp 1 tiếng nói chung với toàn ngành trong việc 
thực hiện thắng lợi phong trào thi đua xây dựng “ trường học thân thiện, học sinh tích 
cực”. 
II/ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN: 
1. Công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung cuộc vận động: 
Cuộc vận động này có liên quan đến rất nhiều đối tượng, do vậy công tác tuyên 
truyền phổ biến nội dung cuộc vận động đến các đối tượng có liên quan là yếu tố rất 
quan trọng, quyết định đến việc thành bại của việc thực hiện. Sau khi nghiên cứu chỉ 
thị 40/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008, tôi đã xây dựng 1 kế hoạch tuyên truyền rộng rãi 
nội dung cho các đối tượng như sau: 
1.1Về phía nhà trường: họp hội đồng sư phạm triển khai chỉ thị 40 và kế hoạch 
thực hiện của nhà trường. Cho thảo luận theo tổ về yêu cầu, mục tiêu và nội dung của 
cuộc vận động cũng như các gải pháp mà nhà trường sẽ thực hiện. Vấn đề nào chưa rõ; 
vấn đề nào còn vướng; cách giải quyết vấn đề? Trách nhiệm đối với tổ chuyên môn, 
cán bộ Công đoàn, tổng phụ trách đội, Đoàn thanh niên cộng sản, y tế- Chữ thập đỏ, 
ban thanh tra nhân dân, Hội khuyến học và mỗi cán bộ CNV trong trường đối với cuộc 
vận động này như thế nào. Nhiệm vụ cụ thể của từng tổ chức và cá nhân trong việc 
thực hiện nội dung cuộc vận động; lộ trình, thời gian thực hiện cuộc vận động. Chính 
nhờ sự thảo luận kỹ càng như vậy nên các tổ chức và cá nhân đã có một sự nhận thức 
sâu sắc về tầm quan trọng, ý nghĩa lớn lao của cuộc vận động trong việc nâng cao chất 
lượng giáo dục của nhà trường. Đây là tiền đề rất quan trọng để các tổ chức và cá nhân 
hành động 1 cách tốt nhất cho việc thực hiện kế hoạch của nhà trường. 
1.2 Về phía Đảng, chính quyền, ban ngành và các lực lượng có liên quan: 
Tháng 8/2008, tôi đã báo cáo với Đảng ủy xã về chỉ thị 40/CT-BGDĐT, về kế 
hoạch của nhà trường, về chủ trương phối kết hợp giữa Đảng, chính quyền và các lực 
lượng có liên quan ở địa phương để thực hiện thắng lợi cuộc vận động. Đảng ủy đã đưa 
vào nghị quyết quý IV 2008 nội dung chỉ đạo xây dựng phong trào “trường học thân 
thiện, học sinh tích cực”. Chỉ đạo chính quyền, Chi bộ các thôn, các ban ngành đoàn 
thể, Ban đại diện cha mẹ học sinh phối hợp với các nhà trường tổ chức thực hiện nội 
dung cuộc vận động dưới sự tham mưu của nhà trường. Sau khi có nghị quyết và chủ 
trương của Đảng ủy; nhân dịp khai giảng năm học 2008-2009, tôi đã mời tất cả đối 
tượng trên về dự lễ khai giảng và phát động phong trào thi đua. Sau lễ khai giảng, tôi 
đã mời Đảng ủy, UBND, các ban ngành xã, chi bộ và ban quản lý các thôn, ban đại 
diện CMHS để phổ biến chỉ thị của BGD, kế hoạch của nhà trường, nêu rõ trách nhiệm 
của mỗi tổ chức cá nhân trong việc phối hợp với nhà trường thực hiện nội dung cuộc 
vận động; tổ chức thảo luận về trách nhiệm mỗi tổ chức cá nhân, giải đáp những thắc 
mắc băn khoăn của các thành viên. Dưới sự chỉ đạo của đồng chí bí thư Đảng bộ, cuộc 
họp này đã mang lại hiệu quả rất rõ rệt. Đồng chí bí thư đã thống nhất kế hoạch của nhà 
trường; chỉ đạo, phân công trách nhiệm cho các ban ngành của xã, chi bộ và ban quản 
lý thôn phối hợp với nhà trường và ban đại diện CMHS tổ chức xây dựng phong trào. 
Đây là một yếu tố hết sức thuận lợi trong việc tuyên truyền phân công nhiệm vụ đến tất 
cả đối tượng có liên quan trong việc thực hiện phong trào thi đua. Nó có ảnh hưởng 
tích cực đén hiệu quả thực hiện sau này. 
1.3 Về phía bản thân người hiệu trưởng: 
Người hiệu trưởng có vai trò quyết định đến hiệu quả của việc thực hiện phong 
trào. Chính nhận thức được điều đó, bản thân tôi đã phải hết sức cố gắng trong việc 
nghiên cứu 2 mục tiêu, 5 yêu cầu và 5 nội dung cuộc vận động. Tôi đã tăng cường tìm 
hiểu trên sách báo, vào mạng để nghiên cứu các thông tin có liên quan đến việc thực 
hiện các phong trào xây dựng “ trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong cả nước. 
Tôi đặc biệt quan tâm và nghiên cứu kỹ đến cuốn “ sổ tay trường học thân thiện, học 
sinh tích cực” 2008-2013 của BGDĐT phát hành. Cuốn sách này thực sự là một tài liệu 
quý mà bản thân tôi đã học tập và áp dụng được rất nhiều điều trong việc xây dựng 
phong trào thi đua tại trường. Điều quan trọng nữa là đầu năm 2008, nhân chuyến thăm 
trường của đồng chí Nguyễn Thị Hồng Liêu, phó giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo 
Ninh Thuận, tôi đã trình bày những khó khăn trong việc thực hiện phong trào này ở 
trường. Đồng chí phó giám đốc đã mời tôi đi thăm 1 số trường trong tỉnh để học hỏi 
kinh nghiệm trong việc xây dựng phong trào. Tôi đã rất hào hứng đi và tận mắt thấy 
những mô hình hay, học tập được rất nhiều điều. Sau chuyến đi, tôi đã về phổ biến làm 
thí điểm, nhân rộng trong toàn trường, gợi ý sự sáng tạo trong việc tiếp thu, học tập 
đơn vị bạn. Chính vì vậy mà hiệu quả mang lại là rất lớn, tạo được niềm tin trong cán 
bộ giáo viên, khuyến khích họ hăng hái tham gia xây dựng phong trào. 
2. Các giải pháp thực hiện các nội dung của phong trào 
2.1 Xây dựng trường, lớp xanh-sạch- đep- an toàn. 
Tháng 8/2008, tôi được điều chuyển về công tác tại trường tiểu học Thành Hải 2. 
Lúc này, cơ sở vật chất nhà trường còn rất thiếu thốn: phòng học, bàn ghế, cửa sổ 
xuống cấp trầm trọng. Trời mưa, phòng dột, thiếu ánh sáng vì bóng đèn hư, quạt hư 
hỏng; điều kiện vệ sinh hết sức khó khăn. Học sinh tâp trung chào cờ khai giảng phải 
ngồi xuống đất vì không có ghế. Tường, bàn ghế bị học sinh vẽ rất bẩn. Tôi đã tìm hiểu 
và lên kế hoạch bổ sung cơ sở vật chất theo từng giai đoạn. Tôi làm tờ trình lên phòng 
giáo dục xin cấp kinh phí để tu bổ bóng điện, quạt trần, hệ thống âm thanh. Chưa đủ, 
tôi đã đi vận động thêm kinh phí của 1 số doanh nghiệp và các nhà hảo tâm để mua 
sắm thêm những vật dụng cần thiết phục vụ cho sinh hoạt của giáo viên và học sinh 
như ghế ngồi, cờ, khăn trải bàn, ghế đá, ghế xalon, quạt treo tường sau hơn 1 năm bổ 
sung vật chất, đến nay có thể nói là nhà trường đã có khá đủ tiện nghi phục vụ cho sinh 
hoạt của giáo viên và học sinh một cách thuận lợi, an toàn và hiệu quả. 
Một nội dung mà tôi rất chú trọng trong chuyến đi thăm 1 số trường trong tỉnh là 
họ trang trí lớp học rất đẹp, sử dụng hiệu quả. Tôi đã trao đổi cụ thể từng mô hình , 
chụp hình, nghiên cứu, lựa chọn và bổ sung, hướng dẫn giáo viên việc trang trí lớp học 
theo mô hình thân thiện. Đầu tiên, tôi đẫ chọn 2 lớp có 2 giáo viên có khả năng trang trí 
để thực hiện thí điểm. Trước hết là phải làm cho lớp học sạch đẹp. Tôi đã hướng dẫn 
giáo viên cho học sinh dùng xằng, dầu tẩy hết các vết bẩn trên bàn ghế học sinh(trước 
đây học sinh thường dùng viết xoá vẽ bậy lên bàn ghế rất bẩn), tẩy các vết bẩn trên 
vách tường. Việc làm này tuy đơn giản nhưng nó có tác dụng rất lớn trong việc giáo 
dục ý thức gìn giữ của công nó nhắc nhở các em phải có ý thức giữ cho ngôi trường 
của mình luôn sạch đẹp. Tôi đã hướng dẫn cho 2 giáo viên cách trang trí phòng học bao 
gồm: khẩu hiệu, các chỉ tiêu mà lớp phấn đấu, góc học tập(Tiếng Việt, Toán), Góc 
Nghệ thuật dùng để treo dán những sản phẩm của học sinh, khuyến khích sự ham mê, 
sáng tạo trong học tập. Vườn hoca điểm 10 để khuyến khích các em giành nhiều điểm 
tốt, bảng mừng sinh nhật ghi ngày sinh của từng học sinh để nhớ và tổ chức sinh nhật 
cho các em. Sau này, giáo viên còn bổ sung thêm góc giáo dục truyền thống, đạo đức 
để sưu tầm hình ảnh theo chủ đề, gương người tốt việc tốt, bổ sung cây sống, tranh ảnh 
trong phòng học. Tôi đã hướng dẫn tỳ mỉ mẫu mã cách sử dụng, nục đích ý nghĩa của 
từng sản phẩm trang trí trong lớp. Sau khi 2 lớp trang trí điểm xong, tôi mời tất cả 
GVCN trong trường đến tham quan, tổ chức trao đổi, giải đáp thắc mắc và triển khai 
thực hiện đại trà. Kinh phí trang trí thiếu, tôi đã đi vận động các nhà hảo tâm ủng hộ 
cho mỗi phòng học 100.000 đồng, số còn thiếu GVCN tự trang trải(không tổ chức đóng 
góp của các em học sinh vì ở đây các em rất khó khăn). Sau khi làm xong, tôi đã tổ 
chức buổi chấm điểm trang trí lớp dưới hình thức Hội thi trang trí lớp có mời Phòng 
giáo dục tới thăm quan. Đồng chí Trần Văn 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_thuc_hien_tot_cuoc_van_dong_xay_dung_t.pdf