SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy bộ môn Toán ở Trường THCS

Trong thời gian qua Bộ giáo dục và đào tạo đã đề ra nhiều biện pháp để nhằm

nâng cao chất lượng giáo dục: Năm học 2006 - 2007 toàn ngành tập trung chỉ đạo

thực hiện cuộc vận động “Hai không” của thủ tướng Chính phủ; năm học 2008

2009 toàn ngành tiếp tục thực hiện chủ đề “ứng dụng công nghệ thông tin vào

trong quản lí và giảng dạy” đến năm học 2009-2010 với chủ đề “ Đổi mới công

tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”. Năm học 2010-2011 thực hiện chủ

đề "Tiếp tục đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục". Tất cả

các cuộc vận động trên đều hướng đến mục tiêu là tạo sự chuyển biến về chất

lượng trong dạy và học nhằm đáp ứng với yêu cầu phát triển mới của tình hình

hiện nay.

Bộ môn Toán là bộ môn công cụ cơ bản nhất để giúp cho con người phát

triển tư duy, tiếp cận được với nền khoa học hiện đại. Muốn tiếp cận được với

các ngành khoa học khác thì điều tối thiểu chúng ta phải có kiến thức cơ bản của

bộ môn Toán. Trong nhiều diễn đàn đã đề cập đến vai trò của Toán học đối với

sự phát triển của nhân loại, ngành giáo dục đào tạo đã chú trọng nhiều đến vấn

đề làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học trong đó có chất lượng bộ môn

Toán. Bộ môn Toán ở các trường học đã được dành thời lượng lớn nhất trong

các môn học, đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn Toán ở trường THCS cũng đã

được sự quan tâm đầu tư để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp

ứng với sự phát triển hiện đại.

pdf 9 trang Huy Quân 31/03/2025 120
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy bộ môn Toán ở Trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy bộ môn Toán ở Trường THCS

SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy bộ môn Toán ở Trường THCS
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG 
CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO 
VIÊN DẠY BỘ MÔN TOÁN Ở 
TRƯỜNG THCS 
Phần I: Đặt vấn đề 
 Phát triển giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những 
động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, 
là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, 
toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nồng cốt, có 
vai trò hết sức quan trọng. 
 Điều 2- Luật GD đã khẳng định: “Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con 
người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức sống khoẻ, thẩm mỹ và 
nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, hình thành và 
bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây 
dựng và bảo vệ Tổ quốc”. 
 Như chúng ta đã biết môn Toán là một môn học công cụ có vai trò hết sức 
to lớn đối với sự phát triển của giáo dục, là chìa khóa để mở cửa bước vào thế 
giới khoa học. 
 Với vai trò quan trọng của bộ môn Toán đối với sự phát triển nói chung và 
đối với học sinh THCS nói riêng vì vậy là người cán bộ quản lí thuộc bộ môn 
Toán trong những năm qua bằng kinh nghiệm giảng dạy trực tiếp và thông qua 
công tác quản lí chỉ đạo tôi đã mạnh dạn đúc rút cho bản thân "Một số giải nhằm 
nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy Toán ở trường THCS" qua đây cùng 
đồng nghiệp trao đổi để góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Toán ở huyện 
nhà. 
Phần II: Nội dung 
1. Cơ sở lí luận: 
 Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban bí thư trung 
ương về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí 
giáo dục đã khẳng định: “Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý 
giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc 
biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề 
của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự 
nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đũi 
hỏi ngày càng cao của sự nghiệp cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoá đất nước”. 
 Trong thời gian qua Bộ giáo dục và đào tạo đã đề ra nhiều biện pháp để nhằm 
nâng cao chất lượng giáo dục: Năm học 2006 - 2007 toàn ngành tập trung chỉ đạo 
thực hiện cuộc vận động “Hai không” của thủ tướng Chính phủ; năm học 2008-
2009 toàn ngành tiếp tục thực hiện chủ đề “ứng dụng công nghệ thông tin vào 
trong quản lí và giảng dạy” đến năm học 2009-2010 với chủ đề “ Đổi mới công 
tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”. Năm học 2010-2011 thực hiện chủ 
đề "Tiếp tục đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục". Tất cả 
các cuộc vận động trên đều hướng đến mục tiêu là tạo sự chuyển biến về chất 
lượng trong dạy và học nhằm đáp ứng với yêu cầu phát triển mới của tình hình 
hiện nay. 
 Bộ môn Toán là bộ môn công cụ cơ bản nhất để giúp cho con người phát 
triển tư duy, tiếp cận được với nền khoa học hiện đại. Muốn tiếp cận được với 
các ngành khoa học khác thì điều tối thiểu chúng ta phải có kiến thức cơ bản của 
bộ môn Toán. Trong nhiều diễn đàn đã đề cập đến vai trò của Toán học đối với 
sự phát triển của nhân loại, ngành giáo dục đào tạo đã chú trọng nhiều đến vấn 
đề làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học trong đó có chất lượng bộ môn 
Toán. Bộ môn Toán ở các trường học đã được dành thời lượng lớn nhất trong 
các môn học, đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn Toán ở trường THCS cũng đã 
được sự quan tâm đầu tư để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp 
ứng với sự phát triển hiện đại. 
2. Cơ sở thưc tiễn 
Mặc dù bộ môn Toán có vai trò to lớn đối với sự phát triển của khoa học 
và xã hội nói chung và đối với sự phát triển của tư duy đối với học sinh nói riêng 
nhưng làm thế nào để bộ môn Toán ở trường THCS ngày một nâng cao chất 
lượng đáp ứng với yêu cầu của toàn xã hội. 
Thực tế đang diễn ra là nhiều em học sinh khi học đến lớp 9 nhưng các 
phép toán cộng trừ, nhân chia phân số các phép tính toán cộng trừ số nguyên 
chưa thực hiện được. 
Phải chăng đó là do bộ môn Toán là bộ môn khoa học cơ bản nên quá khó 
đối với học sinh hay là do chúng ta chưa có đủ một đội ngũ giảng dạy môn Toán 
chưa đáp ứng với nhu cầu giảng dạy bộ môn. 
 3. Thực trạng về chất lượng bộ môn Toán: 
 Trong những năm qua tất cả các đơn vị trường học ở trên địa bàn huyện 
Lệ Thủy đã chú trọng đầu tư nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thực chất và 
trong đó đã đầu tư vào nâng cao chất lượng bộ môn Toán nhưng thực tế chất 
lượng bộ môn Toán vẫn đang ở mức độ thấp so với sự đầu tư của các nhà trường 
và yêu cầu của ngành. 
 Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chất lượng bộ môn Toán còn hạn chế so 
với yêu cầu đặt ra như đặc điểm của bộ môn Toán là khó so với các bộ môn 
khác, ý thức học tập chưa cao, giáo viên dạy chưa có hệ thống phương pháp 
giảng dạy phù hợp, nhưng với góc độ là người làm công tác quản lí tôi luôn 
nhận thức việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giảng dạy Toán đáp ứng với nhu cầu 
đổi mới hiện nay là một yếu tố quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng bộ 
môn Toán ở các trường THCS. 
 Trong khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm tôi xin trình bày một số 
giải pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy Toán nhằm góp phần nâng cao chất 
lượng bộ môn Toán ở trường THCS. 
4. Một số nhóm giải pháp cơ bản: 
a. Nhóm giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng: 
 Quan điểm chỉ đạo: Xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy Toán 
vừa đạt được mục tiêu trước mắt nhưng phải đảm bảo mục tiêu lâu dài. Công tác 
bồi dưỡng phải thường xuyên, phải thực hiện đồng bộ từ BGH, tổ chuyên môn, 
nhóm bộ môn. 
 Quán triệt nghiêm túc tinh thần tự giác trong công tác bồi dưỡng, xem đây 
là nhiệm vụ chính trị quan trọng của nhà trường trong năm học, kết quả bồi 
dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp dạy học 
cho giáo viên dạy Toán là cơ sở để giúp cho nhà trường nắm bắt và chỉ đạo đúng 
hướng trong việc bố trí hợp lí đội ngũ. 
Về quy trình xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho năm học: Căn cứ vào các 
văn bản chỉ đạo về thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp, vào đầu năm học 
nhà trường đã triển khai xây dựng kế hoạch gồm các bước sau: 
 + Khảo sát tình hình đội ngũ để nắm bắt được những ưu điểm, thế mạnh 
của từng giáo viên, từng tổ nhóm chuyên môn. 
 + Lập kế hoạch ban đầu: Trên cơ sở nắm bắt được tiềm năng của đội ngũ 
và tình hình thực tế của đơn vị BGH nhà trường tiến hành xây dựng kế hoạch: 
Phân công trách nhiệm cụ thể cho tổ chuyên môn, các nhóm chuyên môn 
 + Tổ chức tham khảo ý kiến của các tổ nhóm bộ môn: Quán triệt tinh thần 
xây dựng chỉ tiêu đến đội ngũ cốt cán, các nhóm bộ môn và yêu cầu các tổ 
chuyên môn chỉ đạo việc góp ý kiến xây dựng chỉ tiêu và dự kiến thành viên của 
tổ tham gia giảng dạy các lớp một cách phù hợp. 
 + Cụ thể hóa vào các kế hoạch đầu năm để thông qua trước toàn thể chi bộ 
nhà trường, hội đồng sư phạm và công đoàn trong các hội nghị đầu năm và đưa 
vào nghị quyết chi bộ, nhà trường và công đoàn: Công tác bồi dưỡng ở đây có 
thể là bồi dưỡng nâng chuẩn cho đội ngũ giáo viên dạy Toán, bồi dưỡng cho 
những giáo viên mới vào nghề năng lực sự phạm còn hạn chế hoặc bồi dưỡng 
đội ngũ cốt cán tham gia dự thi giáo viên dạy giỏi các cấp. 
 + Phân loại đối tượng giáo viên để làm công tác bồi dưỡng: Giáo viên mới 
vào nghề, giáo viên có tuổi đời cao, giáo viên có hạn chế về năng lực sư phạm, 
giáo viên cốt cán bộ môn. 
b. Nhóm giải pháp 2: Triển khai thực hiện kế hoạch: 
 Nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra đầu mỗi năm học nhà trường phải tổ 
chức triển khai, phổ biến kế hoạch đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên 
trong đơn vị. Quán triệt tinh thần của công tác bồi dưỡng là nhiệm vụ thường 
xuyên mà các tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn phải là lực lượng nồng cốt. 
 Giao nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn trong 
việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng; Các tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn trên 
cơ sở đó phải xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện công tác bồi dưỡng. Kế 
hoạch phải được xây dựng cụ thể từng giai đoạn phù hợp với quy trình thực hiện 
nhiệm vụ năm học. 
Nhóm giải pháp 3: Tham gia chỉ đạo, tư vấn thực hiện 
 Cùng với các nhóm trưởng, tổ trưởng chuyên môn thì BGH nhà trường 
phải thường xuyên kiểm tra, độ đốc thực hiện các kế hoạch đề ra, BGH phải có 
01 đồng chí phụ trách tổ tự nhiên. 
Kế hoạch bồi dưỡng thông qua dự giờ, góp ý đảm bảo các yêu cầu sau: 
 + Giáo viên được dự giờ trình bày mục tiêu bài dạy và tự nhận xét về tiết 
dạy của mình: Những vấn đề đạt được, còn tồn tại. 
 + Các nhóm bộ môn tiến hành nhận xét, góp ý giờ dạy với các nội dung 
sau: Kiến thức trọng tâm của bài dạy, cách thiết kế giáo án, cách thức tổ chức 
học tập cho học sinh, sử dụng TBDH, ứng dụng CNTT vào giảng dạy, chỉ ra 
những ưu điểm và tồn tại cần khắc phục nhằm tự vấn kịp thời cho đội ngũ. 
 + Sau khi thống nhất các phương án giáo viên phải hoàn thành giáo án 
mẫu để rút kinh nghiệm cho các tiết dạy sau. 
 + Kiểm tra nhắc nhở của BGH: Đây là việc làm thường xuyên nhằm nhắc 
nhở kịp thời để cho các nhóm, mỗi giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm với 
nhiệm vụ được giao. 
Nhóm giải pháp 4: Tổng kết, rút kinh nghiệm 
 Đây là một bước quan trọng trong quy trình quản lý, thông qua việc tổng 
kết, rút kinh nghiệm để đánh giá cụ thể thông qua chất lượng đạt được ở cuối 
năm học. Quá trình tổng kết rút kinh nghiệm được thực hiện theo các hình thức 
sau: 
 + Giáo viên giảng dạy bộ môn phải tự rút kinh nghiệm về quá trình giảng 
dạy của mình. 
 + Tổ chuyên môn tiến hành rà soát lại những vấn đề trong công tác chỉ 
đạo, bồi dưỡng trong từng giai đoạn theo kế hoạch. 
 + Sau mỗi năm học nhà trường tiến hành tổ chức rút kinh nghiệm chung 
trước toàn thể hội đồng sư phạm và định hướng cho công tác bồi dưỡng tiếp 
theo. 
5. Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm: 
* Một sô kết quả đạt được 
Với trách nhiệm là người cán bộ quản lí phụ trách bộ môn Toán tro

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_chat_luong_doi_ngu_giao.pdf