SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở Trường THCS Nguyễn Tự Tân trong năm học 2010-2011
“Muốn có học trò tốt thì phải có thầy giáo tốt”. Lý luận này hầu như đã được chứng minh trong lịch sử giáo dục và đương nhiên trong việc đào tạo một con người không chỉ ảnh hưởng của người giáo viên. Sản phẩm đào tạo bao giờ cũng mang tính xã hội và sự hình thành thân của một con người chịu tác động của nhiều yếu tố như: Gia đình, nhà trường và xã hội. Trong mỗi mặt đó lại có nhiều sắc thái khác nhau nhưng đối với học sinh ở lứa tuổi Trung học cơ sở thì tất cả những yếu tố đó ảnh hưởng tới tâm hồn non trẻ của các em, ở các mức độ khác nhau tuỳ theo từng thời kỳ lứa tuổi thông qua hoạt động của người giáo viên. Nếu người giáo viên thật sự có uy tín đối với học sinh, toàn tâm toàn ý giáo dục thế hệ trẻ thì tính cách của người giáo viên gần như điểm chỉ trong tâm hồn học sinh.
Trên tinh thần đó thì tuyệt nhiên chúng ta không xem nhẹ việc nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, bởi vì đó chính là giải pháp căn bản cho mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy và rèn luyện nhân cách cho học sinh. Đất nước càng phát triển thì xu hướng giáo dục là quốc sách hàng đầu càng thể hiện rõ nét, đó là cơ sở, là động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Chính vì thế mà bản thân những người làm công tác quản lý giáo dục càng phải nổ lực phấn đấu nhiều hơn trong việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên để có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng cao của giáo dục. Chỉ thị 40 của Ban Bí thư khẳng định: “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục để đảm bảo chuyên môn, nghiệp vụ là nhiệm vụ vừa đáp ứng nhu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 và chấn hưng đất nước”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở Trường THCS Nguyễn Tự Tân trong năm học 2010-2011

PHỊNG GIO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH SƠN TRƯỜNG THCS NGUYỄN TỰ TN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG THCS NGUYỄN TỰ TÂN TRONG NĂM HỌC 2010-2011 Người thực hiện: HƯỜNG VĨNH NHÂN Chức vụ : HIỆU TRƯỞNG Đơn vị công tác: TRƯỜNG THCS NGUYỄN TỰ TÂN, HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGI PHẦN A MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: “Muốn có học trò tốt thì phải có thầy giáo tốt”. Lý luận này hầu như đã được chứng minh trong lịch sử giáo dục và đương nhiên trong việc đào tạo một con người không chỉ ảnh hưởng của người giáo viên. Sản phẩm đào tạo bao giờ cũng mang tính xã hội và sự hình thành thân của một con người chịu tác động của nhiều yếu tố như: Gia đình, nhà trường và xã hội. Trong mỗi mặt đó lại có nhiều sắc thái khác nhau nhưng đối với học sinh ở lứa tuổi Trung học cơ sở thì tất cả những yếu tố đó ảnh hưởng tới tâm hồn non trẻ của các em, ở các mức độ khác nhau tuỳ theo từng thời kỳ lứa tuổi thông qua hoạt động của người giáo viên. Nếu người giáo viên thật sự có uy tín đối với học sinh, toàn tâm toàn ý giáo dục thế hệ trẻ thì tính cách của người giáo viên gần như điểm chỉ trong tâm hồn học sinh. Trên tinh thần đó thì tuyệt nhiên chúng ta không xem nhẹ việc nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, bởi vì đó chính là giải pháp căn bản cho mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy và rèn luyện nhân cách cho học sinh. Đất nước càng phát triển thì xu hướng giáo dục là quốc sách hàng đầu càng thể hiện rõ nét, đó là cơ sở, là động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Chính vì thế mà bản thân những người làm công tác quản lý giáo dục càng phải nổ lực phấn đấu nhiều hơn trong việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên để có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng cao của giáo dục. Chỉ thị 40 của Ban Bí thư khẳng định: “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục để đảm bảo chuyên môn, nghiệp vụ là nhiệm vụ vừa đáp ứng nhu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 và chấn hưng đất nước”. Trường Trung học cơ sở Nguyễn Tự Tn là trường đ đạt chuẩn Quốc gia vo thng 5 năm 2008. Tình hình giáo viên đầy đủ về số lượng và tương đối đồng bộ về bộ mơn . Giáo viên đa số đạt và vượt chuẩn về trình độ chuyên môn .Chất lượng đại trà đạt yêu cầu đề ra , tuy nhiên chất lượng mũi nhọn so với các huyện bạn là cịn rất khim tốn. Được xem l trường trọng điểm của huyện Bình Sơn cho nên vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay của Nhà trường là phải nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên sao cho xứng tầm với trường trọng điểm, mà biện pháp hữu hiệu nhất là bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn va đại trà. Là người làm công tác quản lý, bản thân nhận thấy rằng mình cần phải có trách nhiệm nhiều hơn trong việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên của trường. Bằng mọi hình thức phải cho giáo viên thấy được rằng công tác nâng cao trình độ tự học tự rèn là trách nhiệm của bản thân, là mục tiêu phấn đấu của Nhà trường, đặc biệt là chú trọng vào chất lượng đào tạo, vào kiến thức và năng lực thật sự của giáo viên chứ không phải là số lượng, bằng cấp như tình hình của một số trường hiện nay. Với những kinh nghiệm đúc kết được qua nhiều năm lm cơng tc chuyn mơn, cùng với thực tế của Nhà trường và sự trăn trở của bản thân quyết tâm thực hiện được chỉ tiêu đã đề ra là nng cao chất lượng mũi nhọn ở các bộ môn nên tôi quyết đinh chọn đề tài: “Biện pháp tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở Trường Trung học cơ sở ” II. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 1. Tìm hiểu cơ sở lý luận và pháp lý của đề tài. 2. Phân tích thực trạng hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở Trường Trung học cơ sở Nguyễn Tự Tn. 3. Đề xuất một số biện pháp cải tiến hoạt động bồi dưỡng giáo viên của Hiệu trưởng III. PHẠM VI ĐỀ TÀI Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên là việc làm phong phú và đa dạng nhưng do điều kiện tình hình thực tế của Trường và trong khuôn khổ của đề tài sáng kiến kinh nghiệm ,tôi chỉ trình bày việc Hiệu trưởng chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên của trường trong học kỳ I năm học 2010 – 2011 qua phương thức: Dự giờ dạy trên lớp, thao giảng, hoạt động định kỳ của tổ chuyên môn, luân chuyển công tác mà chưa đề cập đến các phương thức bồi dưỡng khác. PHẦN B NỘI DUNG I. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1. Các khái niệm a-Tổ chức: Là tập hợp người được tổ chức hoạt động vì những quyền lợi chung, nhằm mục đích chung. (Từ điển Tiếng việt – Hoàng Phê chủ biên). b-Hoạt động: Là tiến hành những việc làm có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội. (Từ điển Tiếng việt - Hoàng Phê chủ biên). c-Bồi dưỡng: Là làm cho tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất. d-Bồi dưỡng giáo viên: Là bằng các hoạt động về chuyên môn giúp cho giáo viên học tập, rút kinh nghiệm để nâng cao năng lực và chất lượng giảng dạy. 2. Cơ sở pháp lý và cơ sở lý luận của đề tài. a-Cơ sở pháp lý Chỉ thị 40 của Ban Chấp hành Trung Ương ngày 15 tháng 6 năm 2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã khẳng định : “Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sông, lương tâm, tay nghề của nhà giáo, thông qua việc quản lý phát triển đúng định hướng và có hiệu quả của sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá đất nước”. * Hiến pháp 1992 nu r: - Giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bòi dưỡng nhân tài. - Mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách phẩm chất và năng lực của công dân, đào tạo những người lao động có tay nghề năng động và sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức, có ý chí vươn lên góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. *Luật giáo dục: - Điều 49 Luật giáo dục quy định: “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của Nhà trường do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận”. * Điều lệ Trường Phổ thông đã quy định: - Điều 1 mục 2b quy định: “Tổ chuyên môn có nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ giáo viên theo kế hoạch của Nhà trường”. - Điều 17 mục c quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng: “Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh; quản lý chuyên môn, phân công công tác, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ giáo viên, nhân viên”. *- Điều 29 mục c quy định nhiệm vụ giáo viên: “Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy và giáo dục”. * - Điều 30 mục 2e quy định quyền của giáo viên: “Được dự các lớp bồi dưỡng, các Hội nghị chuyên môn về công tác chủ nhiệm”. Ngoài ra còn có các văn bản khác của Bộ giáo dục, Sở giáo dục Cần Thơ, Phòng giáo dục huyện Cờ Đỏ chỉ đạo về công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, thay sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học đã tạo điều kiện cho Trường thực hiện tốt kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. b- Cơ sở lý luận: Đối với Nhà trường, việc bồi dưỡng giáo viên mang tính chiến lược vì đây là công việc phải làm thường xuyên, liên tục và lâu dài để xây dựng một đội ngũ đủ số lượng, phù hợp về cơ cấu và có chất lượng cao. Xây dựng đội ngũ giáo viên tương đối ổn định phục vụ cho chiến lược phát triển của Nhà trường. Mặt khác công tác bồi dưỡng giáo viên còn mang tính cấp bách vì Nhà trường phải thực hiện ngay những yêu cầu của năm học những chỉ đạo của ngành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục như đổi mới chương trình sách giáo khoa, phương pháp học. Vì vậy đào tạo bồi dưỡng vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của giáo viên. Công tác đào tạo bồi dưỡng sẽ đẩy mạnh sự phát triển về chuyên môn nghiệp vụ của tất cả giáo viên, nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học trong Nhà trường. Tham gia hoạt động đào tạo bồi dưỡng sẽ giúp cho giáo viên thuận lợi khi làm việc với chương tình mới có thái độ tích cực và thích ứng với những thay đổi nhanh và thách thức của thời đại. Hoạt động đào tạo và bồi dưỡng được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú đặc biệt là hình bồi dưỡng tại cơ sở, tại trường, góp phần xây dựng tinh thần cộng tác, làm việc theo tổ, nhóm trong Nhà trường. Khuyến khích giáo viên làm việc chăm chỉ, tích cực để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Tham gia bồi dưỡng thường xuyên sẽ góp phần nâng cao ý thức, phương pháp kỹ năng, thói quen tự học của giáo viên. Trên cơ sở đó giáo viên hình thành phương pháp tự học cho học sinh, một trong những mục tiêu quan trọng mà Nhà trường cần đạt được trong đổi mới phương pháp dạy học. Công tác đào tạo bồi dưỡng còn giúp giáo viên có cảm nhận, tự đánh giá tốt hơn khi họ hoàn thành công việc và có sự tiến bộ trong công tác. 3. Một số yêu cầu cần đảm bảo khi bồi dưỡng giáo viên Tận dụng được các thành tựu mới nhất của khoa học giáo dục, những kinh nghiệm giáo dục tiên tiến của thế giới và Việt Nam trong việc đào tạo bồi dưỡng. Xây dựng tập thể giáo viên đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm yêu nghề mến trẻ, hết lòng vì học sinh thân yêu. Dần dần hình thành đội ngũ cốt cán của Nhà trường về mọi mặt như: Giáo viên bộ môn giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, giáo viên làm công tác đoàn thể, kiêm nhiệm giỏi Thu hút giáo viên tham gia vào các hình thức hoạt động bồi dưỡng đào tạo khác nhau (Bồi dưỡng thường xuyên, chuẩn hoá, từ xa, tại chỗ ) chú ý nhu cầu bồi dưỡng của từng giáo viên. Mỗi
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_boi_duong_giao_vien.pdf