SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở Trường Tiểu học Bình Dương

Đất nước sau 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước ta đã tiến những bước tiến dài trên con đường phát triển. Song hành cùng bước tiến của cả dân tộc. Ngành Giáo dục đã đạt được những thành tựu hết sức lớn lao. Quy mô và mạng lưới của các cơ sở giáo dục được phát triển đáp ứng ngày càng tốt hơn về nhu cầu học tập của toàn xã hội.

Chất lượng đào tạo đã có những chuyển biến ở tất cả các cấp học. Nhất là công tác phổ cập giáo dục tiểu học đã có những bước tiến dài góp phần giảm tỉ lệ mù chữ trong độ tuổi của cả nước nói chung và của tỉnh nhà nói riêng. Đặc biệt, những cuộc vận động như “ Hai không ”,và 4 nội dung “ Mỗi thầy giáo cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo cho học sinh noi theo ”và nội dung“ xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ”, cuộc vận động “ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã thực sự thổi một luồng gió mới vào sự nghiệp trồng người , tạo đà cho sự thay đổi về chất của toàn bộ hệ thống giáo dục .

pdf 23 trang Huy Quân 29/03/2025 40
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở Trường Tiểu học Bình Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở Trường Tiểu học Bình Dương

SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở Trường Tiểu học Bình Dương
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ 
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 
BÌNH DƯƠNG 
PHẦN THỨ I: 
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 
1/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
Đất nước sau 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới dưới sự lãnh 
đạo của Đảng, nước ta đã tiến những bước tiến dài trên con đường phát 
triển. Song hành cùng bước tiến của cả dân tộc. Ngành Giáo dục đã đạt 
được những thành tựu hết sức lớn lao . Quy mô và mạng lưới của các cơ 
sở giáo dục được phát triển đáp ứng ngày càng tốt hơn về nhu cầu học 
tập của toàn xã hội. Chất lượng đào tạo đã có những chuyển biến ở tất cả 
các cấp học. Nhất là công tác phổ cập giáo dục tiểu học đã có những 
bước tiến dài góp phần giảm tỉ lệ mù chữ trong độ tuổi của cả nước nói 
chung và của tỉnh nhà nói riêng. Đặc biệt, những cuộc vận động như “ 
Hai không ”,và 4 nội dung “ Mỗi thầy giáo cô giáo là một tấm gương 
đạo đức tự học và sáng tạo cho học sinh noi theo ”và nội dung“ xây 
dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ”, cuộc vận động “ học 
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã thực sự thổi một 
luồng gió mới vào sự nghiệp trồng người , tạo đà cho sự thay đổi về chất 
của toàn bộ hệ thống giáo dục . 
Như chúng ta biết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Chăm lo sự 
nghiệp trồng người, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân 
tài là trách nhiệm của toàn xã hội. 
Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng 
khẳng định: Giáo dục và đào tạo phải có sự đổi mới và nâng cao chất 
lượng toàn diện về nội dung, phương pháp dạy học, hệ thống trường lớp 
và hệ thống về quản lý giáo dục. 
Trong hệ thống giáo dục phổ thông , giáo dục tiểu học có vai trò 
vô cùng quan trọng vì : “ Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình 
thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triên đúng đắn và lâu dài về đức, 
trí, thể, mỹ và các kỹ năng cơ bản làm nền tảng của những bậc học sau 
này; nó là cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diện con người Việt 
Nam xã hội chủ nghĩa là nền móng vô cùng quan trọng cho sự phát triển 
nhân cách toàn diện của trẻ ”. 
Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng dạy và học đúng thực chất 
là một yêu cầu vô cùng cần thiết mà các nhà quản lý giáo dục cần có 
những biện pháp chỉ đạo , quản lý tốt để đảm bảo chất lượng dạy và học. 
Trong những năm qua , Giáo dục tiểu học đã đạt được nhiều thành 
tựu to lớn, rất đáng tự hào trong sự nghiệp phát triển giáo dục. Song bên 
cạnh đó chất lượng đào tạo vẫn còn thấp, có nhiều nguyên nhân dẫn đến 
sự mất cân đối vì: Đội ngũ giáo viên chưa đều, đa số tuổi đời cao cho 
nên sự nhiệt tình năng nỗ còn hạn chế dẫn đến việc giảng dạy không theo 
kịp với phương pháp đổi mới làm hạn chế sự phát triển tư duy của học 
sinh, các em tiếp thu chậm dẫn đến chất lượng giảng dạy thấp. Đặc biệt 
vấn đề đáng quan tâm hiện nay mà các cấp, các ngành đều bức xúc và 
trăn trở đó là chất lượng giáo dục đúng thực chất . 
 Xuất phát từ những vấn đề trên, là người cán bộ quản lí trường 
học, bản thân tôi muốn phát huy hơn nữa về vai trò, nhiệm vụ của mình 
là đồn bẫy thúc đẩy đồng bộ các hoạt động giáo dục trong nhà trường mà 
trọng tâm là hoạt động dạy học. Đồng thời phải có trách nhiệm hạn chế 
những tồn tại, làm cho thực trạng dạy học từng bước nâng cao. Do đó, 
tôi chọn đề tài "Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng 
dạy học ở trường tiểu học Bình Dương " nhằm góp phần nâng cao chất 
lượng dạy và học đúng thực chất ở bậc tiểu học của chúng ta hiện nay . 
II/ MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: 
1/ Mục đích nghiên cứu: 
- Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích tìm ra những biện pháp giúp 
cho công tác quản lý dạy và học của nhà trường tiểu học đạt hiệu quả cao 
hơn. 
 - Đưa ra một số biện pháp hữu hiệu để quản lý tốt nhằm nâng cao 
chất lượng dạy và học ở trường tiểu học hiện nay. 
2/ Nhiệm vụ nghiên cứu: 
- Nghiên cứu tìm hiểu một số văn bản để làm cơ sở lý luận về quản 
lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học và các lý luận liên quan đến đề 
tài . 
- Khảo sát thực trạng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học 
hiện nay ở trường tiểu học Bình Dương. 
- Vận dụng những kiến thức đã học về quản lý trường học của hiệu 
trưởng để đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng và 
hiệu quả dạy học. 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 
3.1 Đối tượng nghiên cứu: 
 Các hoạt động, các biện pháp quản lý của hiệu trưởng để nâng cao 
chất lượng dạy và học đúng thực chất ở trường tiểu học Bình Dương. 
 3.2 Phạm vi nghiên cứu: 
 - Nghiên cứu trong phạm vi hoạt động dạy và học ở trường tiểu 
học Bình Dương. 
 - Thời gian hai năm : 2008-2009; 2009-2010 
 -Tìm hiểu một số biện pháp quản lý chỉ đạo nhằm nâng cao chất 
lượng dạy và học đúng thực chất của trường trong năm học 2009-
2010.để đối chiếu với năm học trước. 
4. Phương pháp nghiên cứu: 
Trong quá trình điều tra nghiên cứu đề tài chúng tôi sử dụng một 
số phương pháp nghiên cứu sau: 
4.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: 
Nghiên cứu các tài liệu, văn bản có liên quan đến vấn đề quản lý 
nâng cao chất lượng dạy học. 
4.2 Phương pháp điều tra phỏng vấn: 
Tìm hiểu ghi nhận những vấn đề có liên quan đến nội dung đề tài. 
Cụ thể là trao đổi bàn bạc với tổ khối chuyên môn, giáo viên dạy giỏi, 
giáo viên dạy ở mức độ đạt yêu cầu. 
Liên hệ với giáo viên chủ nhiệm lớp, tìm hiểu chất lượng học sinh 
học tập trong lớp: Đối tượng học sinh khá giỏi, học sinh trung bình, yếu, 
cá biệt, để nắm bắt cụ thể, từ đó tạo động cơ giáo dục thái độ học tập cho 
các em. 
Điều tra kết quả giảng dạy của giáo viên tại đơn vị trong 2 năm 
học liền nhau: Năm học 2008 - 2009; 2009 - 2010; kết quả kiểm tra hồ 
sơ giáo án, giờ lên lớp của giáo viên; khảo sát chất lượng từng giai đoạn, 
học kỳ của học sinh trong năm học. 
4.3 Phương pháp quan sát: 
Tập trung quan sát hoạt động dạy của giáo viên bằng cách trực tiếp 
dự giờ, thăm lớp để nắm bắt được chất lượng giảng dạy của giáo viên, 
song song quan sát hoạt động học của học sinh thông qua kết quả kiểm 
tra bài tập của học sinh qua từng giai đoạn, từng thời điểm với nhiều 
hình thức khác nhau. 
Hoạt động chỉ đạo, quản lý của phó Hiệu trưởng đối với hoạt động 
dạy học qua sự kiểm nghiệm và tổng kết có chọn lọc. 
4.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: 
Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ của giáo viên, sách vở của học sinh, 
bài kiểm tra theo định kỳ của học sinh để ghi nhận nội dung và phân tích 
những mặt mạnh, mặt yếu của chất lượng dạy và học. 
4.5 Phương pháp tổng hợp: 
 - Thống kê trình độ đào tạo của giáo viên. 
 -Thống kê kết quả xếp loại khảo sát giáo viên 
 - Thống kê chất lượng các kỳ kiểm tra của học sinh. 
 -Phân tích so sánh đối chiếu chất lượng giáo dục của trường trong 
2 năm 2008-2009; 2009-2010. 
4.6 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của đối tượng : 
- Xem vở học, vở tập, bài kiểm tra của học sinh 
- Kiểm tra hồ sơ, giáo án của giáo viên qua hình thức đột xuất, 
định kỳ. 
PHẦN THỨ II 
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
CHƯƠNG I : 
 NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 
I/ MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN: 
 1/ Nhà trường : 
Là một thiết chế xã hội trong đó diễn ra quá trình giáo dục và đào 
tạo, là nơi triển khai mô hình giáo dục nhất định, trong đó có sự tương 
tác qua lại giữa hoạt động của thầy và hoạt động của trò. 
Trường học là nơi tiến hành công tác giảng dạy đào tạo toàn diện 
hay về một lĩnh vực chuyên môn nào đó cho những tập thể học sinh. 
2/P. Hiệu trưởng: 
Là người giúp thủ trưởng, đại diện cho nhà trường về mặt pháp lý, 
là người có trách nhiệm về chuyên môn trong nhà trường. Là người chịu 
trách nhiệm với cấp trên về các mặt hoạt động chuyên môn trong nhà 
trường mà mình quản lý. 
 3/ Chất lượng dạy học: 
Chất lượng dạy học ở bậc tiểu học được phản ánh qua kết quả đánh 
giá của học sinh về hai mặt học lực - hạnh kiểm theo những tiêu chuẩn 
do Bộ Giáo dục quy định. 
4/ Hoạt động dạy học : 
4.1 -Hoạt động :Là tiến hành những việc làm có liên quan hệ với 
nhau chặt chẽ, nhằm một mục đích nhất định. Bản chất của nền tảng của 
hoạt động là tính có chủ thể và tính có đối tượng. Nếu không có chủ thể 
và không có đối tượng thì không thể hình thành nên hoạt động. Do vậy 
bất cứ hoạt động nào cũng phải có sự hiện diện của hai đối tượng chủ thể 
và khách thể, chủ thể và khách thể là hai đặc trưng bản chất của nền tảng 
hoạt động. 
4.2-Hoạt động dạy học : 
- Học là hoạt động có đối tượng, trong đó học sinh là chủ thể, khái 
niệm khoa học là đối tượng chiếm lĩnh. 
- Dạy học là sự điều khiển tối ưu quá trình học sinh chiếm lĩnh 
khái niệm khoa học , bằng cách đó phát triển và hình thành nhân cách 
cho học sinh. 
- Dạy và học có mục đích khác nhau: Nếu học nhằm vào chiếm 
lĩnh khoa học thì dạy nhằm vào mục đích điều khiển sự học tập. Tuy 
nhiên dạy và học xen kẽ nhau, thâm nhập vào nhau, sinh thành ra nhau, 
tương tác lẫn nhau. Sự thống nhất giữa dạy và học biểu hiện ở sự tương 
tác qua lại giữa chủ thể và đối tượng. Đó chính là hoạt động giữa dạy và 
học. 
- Dạy học còn có ý nghĩa đặc biệt trong công tác giáo dục, là một 
trong những con đường chủ yếu hình thành ở học sinh những định hướng 
giá trị, những phẩm chất đạo đức của con người thể hiện trong mối quan 
hệ: Với con người; xã hội và tự nhiên. 
 5. Quản lý hoạt động dạy học : 
 5.1 Khái niệm: 
Quản lý hoạt động dạy học là quản lý dạy của thầy và hoạt động 
học của trò với những điều kiện cơ sở vật chất và các phương tiện thiết 
bị dạy học nhất định. 
- Quản lý hoạt động dạy học cũng chính là quản lý quá trình dạy 
học. Mục đích và nhiệm vụ dạy học được thể hiện đồng thời thống nhất 
với nhau trong quá trình dạy của thầy và học của trò. 
Quản lý quá trình dạy học là một hệ thống cân bằng động gồm 
nhiều thành tố tác động qua lại lẫn nhau, chế ước lẫn nhau và tương tác 
với đời sống xã hội và môi trường giáo dục theo những quy luật và 
nguyên tắc nhất định, nhằm đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ dạy học tối 
ưu; quá trình dạy học đạt được chất lượng và hiệu quả so với mục tiêu 
chung của giáo dục. 
 * Quá trình dạy học được coi là hoạt động tr

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_nham_nang_cao_chat_luong_day_h.pdf