SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở Trường Tiểu học

Sự nghiệp giáo dục có vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chế độ xã hội mà nhân dân ta lựa chọn và kiên trì xây dựng là chế độ xã hội chủ nghĩa. Bảng giá trị nhân cách mà sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo xây dựng cho thế hệ trẻ là bảng giá trị nhân cách xã hội chủ nghĩa. Sự nghiệp giáo dục có nhiệm vụ đào tạo các thế hệ công dân mới, đầy đủ tài năng, phẩm chất và bản lĩnh. Không thể thiết chế chiến lược con người nếu không đặt giáo dục vào đúng vị trí của nó trong đời sống xã hội hiện đại.

Kể từ năm 1986 khi Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước, Đảng thường xuyên quan tâm đến chiến lược phát triển con người. Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành TW Đảng khoá VII về việc “Tiếp tục đổi mới sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo” đã khẳng định phương hướng mục tiêu, điều kiện giải pháp thực hiện một số lĩnh vực nhằm phát triển con người. Trong khoảng 15 năm trở lại đây chúng ta có các văn bản mang tính chiến lược về phát triển Giáo dục - Đào tạo đó là: Nghị quyết TW khoá VII về tiếp tục đổi mới Giáo dục và Đào tạo, Nghị quyết TW 2 khoá VIII về định hướng phát triển Giáo dục – Đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá và chiến lược phát triển giáo dục 2010 – 2015.

pdf 26 trang Huy Quân 29/03/2025 140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở Trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở Trường Tiểu học

SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở Trường Tiểu học
 0 
PHÒNG GD-ĐT HUYỆN BÌNH SƠN 
TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 BÌNH CHÁNH 
ĐỀ TÀI: 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ 
 NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC 
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 
Người thực hiện: ĐOÀN THỊ TRÀ 
Chức vụ: Hiệu trưởng 
Đơn vị: Trường Tiểu học số 1 Bình Chánh 
Phòng GD-ĐT Bình Sơn 
THÁNG 12 NĂM 2011 
 1 
PHẦN THỨ NHẤT 
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 
 I – LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
 Sự nghiệp giáo dục có vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, 
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản 
Việt Nam, chế độ xã hội mà nhân dân ta lựa chọn và kiên trì xây dựng là chế độ xã hội 
chủ nghĩa. Bảng giá trị nhân cách mà sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo xây dựng cho thế hệ 
trẻ là bảng giá trị nhân cách xã hội chủ nghĩa. Sự nghiệp giáo dục có nhiệm vụ đào tạo 
các thế hệ công dân mới, đầy đủ tài năng, phẩm chất và bản lĩnh. Không thể thiết chế 
chiến lược con người nếu không đặt giáo dục vào đúng vị trí của nó trong đời sống xã 
hội hiện đại. 
 Kể từ năm 1986 khi Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước, 
Đảng thường xuyên quan tâm đến chiến lược phát triển con người. Nghị quyết Hội nghị 
lần thứ IV Ban chấp hành TW Đảng khoá VII về việc “Tiếp tục đổi mới sự nghiệp Giáo 
dục – Đào tạo” đã khẳng định phương hướng mục tiêu, điều kiện giải pháp thực hiện 
một số lĩnh vực nhằm phát triển con người. Trong khoảng 15 năm trở lại đây chúng ta 
có các văn bản mang tính chiến lược về phát triển Giáo dục - Đào tạo đó là: Nghị quyết 
TW khoá VII về tiếp tục đổi mới Giáo dục và Đào tạo, Nghị quyết TW 2 khoá VIII về 
định hướng phát triển Giáo dục – Đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá 
và chiến lược phát triển giáo dục 2010 – 2015. 
 Quan điểm của Đảng ta: khẳng định con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc 
của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, con người là nhân tố quyết 
định, chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hoá. Quan điểm của 
Đảng ta thể hiện trong chiến lược và các Nghị quyết của Đảng về Giáo dục – Đào tạo đã 
thổi một luồng sinh khí mạnh mẽ, trong lành vào nền giáo dục nước nhà. 
 Vì vậy Giáo dục – Đào tạo trong những năm qua đã đạt những thành tựu đáng kể 
trong điều kiện nguồn lực hết sức hạn chế. 
 Trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII khẳng định: “Cùng với khoa học công 
nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân 
lực, bồi dưỡng nhân tài.” Coi trọng cả ba mặt: mở rông quy mô, nâng cao chất lượng và 
hiệu quả”. 
 Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX cũng tiếp tục khẳng định: “Giáo dục đào tạo 
phải có sự đổi mới và nâng cao chất lượng toàn diện về nội dung, phương pháp dạy và 
học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục”. 
 Ngành giáo dục đào tạo giữ một vai trò quan trọng. trong đó tiểu học là cấp học 
nền tảng ban đầu cho sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người đặt nền 
tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông. Mặc dù nhiệm vụ giáo dục trẻ em được cả xã 
hội quan tâm nhưng quan trọng hơn cả vẫn là nhà trường, đặc biệt là trường Tiểu học. 
Có điều này bởi vì nhà trường nói chung và trường Tiểu học nói riêng là nơi kết tinh 
 2 
trình độ văn minh của xã hội trong công tác giáo dục trẻ em. Trường Tiểu học chân 
chính không chỉ là nơi trẻ tiếp thu kiến thức khoa học mà còn là nơi giáo dục các em trở 
thành người có ích cho xã hội. Vì vậy, trẻ em phải được giáo dục toàn diện. Bác Hồ đã 
nói “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó. Người có tài mà không có đức 
là người vô dụng”. Do đó, ở nhà trường Tiểu học nhiệm vụ dạy trẻ các tri thức khoa học 
và phẩm chất đạo đức là hai nhiệm vụ song song không thể thiếu được và việc đảm bảo 
chất lượng học tập cho học sinh tiểu học là nhu cầu cấp bách đối với nhà quản lý giáo 
dục. 
 Trong những năm gần đây chất lượng giáo dục còn nhiều bất cập. Nghị quyết TW 
2 khoá VIII đã chỉ rõ “Giáo dục và Đào tạo nước ta còn nhiều yếu kém, bất cập cả về 
quy mô, cơ cấu, chất lượng và hiệu quả chưa đáp ứng những đòi hỏi lớn ngày càng cao 
về nhân lực của công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực 
hiện Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước theo định hướng XHCN”. Một trong 
những nguyên nhân đã được chỉ rõ là: “Công tác quản lý đào tạo còn những mặt yếu 
kém bất cập, Cơ chế quản lý của ngành giáo dục đào tạo chưa hợp lý”. “Thiếu những 
biện pháp hữu hiệu để kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo”. Tuy nhiên vấn đề đáng 
quan tâm là các cấp các ngành, các nhà quản lý trăn trở, lo lắng là không ít các bài báo, 
phát thanh truyền hình đề cập đến chất lượng giáo dục nhất là bậc Tiểu học như “Bệnh 
thành tích”, “Ngồi nhầm lớp” Khiến cho những người làm công tác quản lý giáo dục 
và đông đảo giáo viên có tâm huyết với nghề bị xúc phạm, nhiều lúc cảm thấy bẻ bàng. 
 Năm học 2011– 2012là năm đầu tiên thực hiện NQ Đại hội XI của Đảngvề đổi mới 
căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa , hiện đại hóa , xã hội hóa , 
dân chủ hóa và hội nhập Quốc tế. Toàn ngành tiếp tục thực hiện cuộc vận động: “Học 
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh”, cuộc vận động “ Mỗi thầy giáo , cô 
giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” , cuộc vận động “Nói không với tiêu 
cực trong thi cử, bệnh thành tích, vi phạm đạo đức nhà giáo và tình trạng cho học sinh 
không đạt chuẩn lên lớp” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện , học 
sinh tích cực”. Từ đây đặt ra cho người cán bộ quản lý trong trường học một nhiệm vụ 
hết sức nặng nề đó là nhiệm vụ đẩy mạnh các hoạt động của nhà trường nhằm giáo dục 
con người phát triển toàn diện. Trong các hoạt động đó thì hoạt động dạy và học là trọng 
tâm mà người cán bộ quản lý trường học cần phải quan tâm, có kế hoạch chỉ đạo thường 
xuyên nhằm nâng cao chất lượng dạy học để đáp ứng với yêu cầu mới. 
 Xuất phát từ vị trí của giáo dục tiểu học, từ vai trò, nhiệm vụ, chức năng của Hiệu 
trưởng trường Tiểu học tôi chọn đề tài “Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất 
lượng dạy học ở trường Tiểu học”. 
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: 
 Đề tài tập trung nghiên cứu giải quyết các vấn đề sau: 
 1. Mục đích nghiên cứu: 
 3 
 Nhằm tìm ra các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học, để chất lượng giáo 
dục thật sự chuyển biến đi vào chiều sâu trong các trường tiểu học hiện nay. 
 2. Nhiệm vụ nghiên cứu: 
 - Nhiệm vụ 1: Tập trung nghiên cứu các cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy- 
học. 
 - Nhiệm vụ 2: Đánh giá thực trạng và nguyên nhân về quản lý chất lượng dạy học 
ở Trường Tiểu học số 1 Bình Chánh. 
 - Nhiệm vụ 3: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề xuất một số biện pháp 
quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường tiểu học. 
 III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 
 1. Đối tượng nghiên cứu: 
 Các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy - học của Hiệu trưởng và các điều 
kiện, phương tiện cần thiết giúp Hiệu trưởng quản lý nâng cao chất lượng giáo dục. 
 2. Phạm vi nghiên cứu: 
 - Do điều kiện thời gian và khả năng nghiên cứu có hạn, nên đề tài chủ yếu nghiên 
cứu công tác quản lý nâng cao chất lượng dạy học của trường tiểu học. 
 - Thời gian nghiên cứu: Từ 01/8/2011 đến 22/12/2011 
 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 
 Để giải quyết các nhiệm vụ vừa nêu ở trên tôi đã sử dụng đồng bộ các phương 
pháp sau: 
 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 
 Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan tới việc quản lý dạy và 
học. 
 2. Phương pháp quan sát: 
 Dự giờ dạy, kiểm tra hồ sơ giáo án của giáo viên, kiểm tra chất lượng học tập của 
học sinh. 
 3. Phương pháp điều tra: 
 - Điều tra về giáo viên. 
 - Điều tra về học sinh. 
 4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của đối tượng: 
 Thông qua việc nghiên cứu giáo án, hồ sơ giảng dạy, đồ dùng dạy học, tiến hành 
giờ lên lớp của giáo viên, chất lượng học tập của học sinh để kiểm nghiệm sản phẩm đối 
tượng. 
 5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục tiên tiến. 
 4 
 6. Phương pháp phân tích các nhân tố tham gia vào quản lý để tìm ra các biện 
pháp quản lý phù hợp. 
 7. Phương pháp xây dựng mô hình quản lý giáo dục tối ưu. 
 8. Phương pháp thống kê toán học: 
 Nhằm xử lý các số liệu và kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu. 
 5 
 PHẦN THỨ HAI 
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
 CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 
 I. QUAN NIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC: 
 1. Chất lượng là gì: 
 Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê – Năm 2002 thì chất lượng là cái tạo nên 
sản phẩm, giá trị của một con người, sự vật, hiện tượng. 
 Theo SEAMEO – Năm 2002 chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu. 
 2. Chất lượng dạy học: 
 Chất lượng dạy học là sự phù hợp với mục tiêu dạy học, kết quả thực hiện đầy đủ 
các nhiệm vụ dạy học. 
 3. Chất lượng dạy học ở trường tiểu học: 
 Chất lượng dạy học ở trường tiểu học là: Đảm bảo 100% học sinh đạt chuẩn, kiến 
thức kỹ năng cơ bản. 
 4. Các thành tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng dạy học cần 
được quản lý: 
 Chất lượng đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả dạy 
học. Do vậy công tác chuẩn bị giờ lên lớp, chuẩn bị đồ dùng dạy học, thực hiện giờ lên 
lớp, sử dụng giáo cụ trực quan, phương pháp dạy học, hướng dẫn học sinh học tập ở lớp 
và ở nhà là cả một quá trình khoa học - nghệ thuật của người thầy. 
 Bên cạnh đó yếu tố tác động trực tiếp là chương trình, sách giáo khoa, cơ sở vật 
chất và thiết bị dạy học, trình độ quản lý giáo dục, quy chế chuyên môn, đánh giá xếp 
loại học sinh đúng quy định là hệ thống nguyên tắc sử dụng trong trình dạy học đúng 
hướng, đúng mục đích là nhiệm vụ của giáo dục. 
 Hoạt động của học sinh (trong giờ lên lớp và ngoài giờ lên lớp) là yếu tố thiết thực 
của quá trình dạy học, phản ánh một cách khách quan chất lượng học ở trường. Trong đó 
có các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học góp phần quan trọng trong việc 
nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. 
 II. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CHẤ

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_nham_nang_cao_chat_luong_day_h.pdf