SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tập luyện ngoại khóa môn Giáo dục thể chất ở trường THPT Quỳ Hợp 2

Nội dung chương trình giáo dục thể chất trong các trường THPT được tiến hành trong cả quá trình học tập của học sinh trong nhà trường bằng các hình thức:

+ Giờ học thể dục chính khoá: Là hình thức cơ bản nhất của giáo dục thể chất được tiến hành trong kế hoạch học tập của nhà trường. Vì việc đào tạo cơ bản về thể chất, thể thao cho học sinh là nhiệm vụ cần thiết, nên trước hết phải có nội dung thích hợp để phát triển các tố chất thể lực và phối hợp vận động cho học sinh. Đồng thời, giúp các em có trình độ nhất định để tiếp thu được các kỹ thuật động tác TDTT.

Bản thân giờ học TDTT có ý nghĩa quan trọng nhiều mặt đối với việc quản lý và giáo dục con người trong xã hội. Việc học tập các bài tập thể dục, các kỹ

thuật động tác là điều kiện cần thiết để con người phát triển cơ thể một cách hài hoà, bảo vệ và củng cố sức khoẻ, hình thành năng lực chung và chuyên môn.

+ Giờ học ngoại khoá - tự tập: Là nhu cầu và ham thích của một bộ phận học sinh với mục đích và nhiệm vụ là góp phần phát triển năng lực, thể chất một cách toàn diện, đồng thời góp phần nâng cao thành tích thể thao của học sinh. Giờ học ngoại khoá nhằm củng cố và hoàn thiện các bài học chính khoá và được tiến hành vào giờ tự học của học sinh hay dưới sự hướng dẫn của giáo viên TDTT. Ngoài ra còn các hoạt động thể thao quần chúng ngoài giờ học bao gồm: Luyện tập trong các câu lạc bộ, các giải thi đấu trong và ngoài trường được tổ chức hàng năm, các bài tập thể dục vệ sinh chống mệt mỏi hàng ngày, cũng như giờ tự luyện tập của học sinh, phong trào tự tập luyện rèn luyện thân thể. Hoạt động ngoại khoá với chức năng là động viên lôi kéo nhiều người tham gia tập luyện các môn thể thao yêu thích, góp phần nâng cao sức khoẻ phục vụ học tập và sinh hoạt.

 

docx 41 trang Đoàn Chí Hoàng 05/09/2024 1740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tập luyện ngoại khóa môn Giáo dục thể chất ở trường THPT Quỳ Hợp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tập luyện ngoại khóa môn Giáo dục thể chất ở trường THPT Quỳ Hợp 2

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tập luyện ngoại khóa môn Giáo dục thể chất ở trường THPT Quỳ Hợp 2
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP 2
 	o0o 	
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TẬP LUYỆN NGOẠI KHÓA MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP 2
MÔN: THỂ DỤC
Lĩnh vực: GDTC
Tác giả: Đoàn Văn Hưng Tổ: Khoa học Xã hội Điện thoai: 0967838177
Tháng 4 năm 2022
MỤC LỤC
Mục lục
Nội dung
Trang

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1
I
Lý do chọn đề tài
1
II
Mục đích nghiên cứu
2
III
Nhiệm vụ nghiên cứu
2
IV
Thời gian nghiên cứu
3
V
Đối tượng nghiên cứu
3
VI
Phạm vi nghiên cứu
3

Phần II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3
I
Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
3

1
Những quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác tập luyện môn GDTC

3
2
Mục tiêu, công tác tập luyện ngoại khóa môn GDTC trong các trường THPT

6
3
Khái quát về hình thức và nội dung giờ học ngoại khóa môn GDTC trong trường THPT

7

4
Phong trào Tập luyện ngoại khóa môn GDTC của học sinh trong trường phổ thông

8
II
THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
9

1
Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu tổ chức hoạt động tập luyện ngoại khóa môn GDTC cho học sinh phổ thông

9

2
Đánh giá thực trạng công tác GDTC và các hoạt động TDTT ngoại khóa của HS trường THPT Quỳ Hợp 2 – Nghệ An

12

2.1
Thực trạng về chương trình giảng dạy môn GDTC cho học sinh Trường THPT Quỳ Hợp 2 – Nghệ An

12

2.2
Thực trạng đội ngũ giáo viên giảng dạy môn GDTC của trường THPT Quỳ Hợp 2

15

2.3.
Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy môn GDTC và hoạt động TDTT của trường THPT Quỳ Hợp 2

15

2.4
Thực trạng hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của học sinh Trường THPT Quỳ Hợp 2 – Nghệ An

15

2.5
Nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động TDTT ngoại khóa của HS trường THPT Quỳ Hợp 2 – Nghệ An

18

2.6
Nhu cầu tập luyện TDTT ngoại khóa của học sinh Trường THPT Quỳ Hơp 2 – Nghệ An

19

2.7
Thực trạng thể lực của học sinh Trường THPT Quỳ Hợp 2, Nghệ An

21

3
Lựa chọn biện pháp tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa nhằm nâng cao thể lực cho học sinh Trường THPT Quỳ Hợp 2 – Nghệ An.

22
3.1
Cơ sở lý luận lựa chọn các biện pháp.
22
3.2
Cơ sở thực tiễn lựa chọn các biện pháp.
23

3.3
Xây dựng các biện pháp tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa nâng cao thể lực cho HS trường THPT Quỳ Hợp 2 – Nghệ An:

25

4
Đánh giá hiệu quả các biện pháp tổ chức tập luyện ngoại khóa.

30
4.1
Tổ chức thực nghiệm các biện pháp
30

4.2
Đánh giá hiệu quả các biện pháp tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa nâng cao thể lực cho HS Trường THPT Quỳ Hợp2
– Nghệ An.

30

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
37
1
Kết luận
37
2
Kiến nghị
37

TÀI LIỆU THAM KHẢO
38

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.
Lý do chọn đề tài
Giáo dục thể chất trong hệ thống giáo dục nói chung, giáo dục THPT nói riêng ở nước ta là môn học bắt buộc, được quy định cụ thể trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật, là một mặt giáo dục quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu: nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước. Cùng với sự phát triển chung của giáo dục đại học nước ta trong 70 năm qua, công tác GDTC đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống văn bản pháp luật, không ngừng đổi mới chương trình, biên soạn giáo trình tài liệu, đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học theo hướng hiện đại, từng bước tiếp cận trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực.
Về thực trạng của công tác GDTC hiện nay. Theo đánh giá của Bộ GD & ĐT: Nhiều trường THPT hiện nay chưa nghiêm túc thực chương trình môn thể dục ngoại khóa theo quy định, hiện tượng cắt giảm thời lượng chương trình còn phổ biến. Chất lượng dạy học ngoại khóa môn GDTC còn thấp, giờ dạy môn GDTC ngoại khóa còn đơn điệu, thiếu sinh động, thiếu sáng tạo; phương pháp dạy học còn nghèo nàn, chưa được tích cực đổi mới. Việc đầu tư nguồn lực, vật lực cho công tác dạy học và các hoạt động thể thao cho học sinh còn hạn chế, cơ sở vật chất sân bãi dụng cụ còn chưa tương xứng với sự phát triển về quy mô của các trường; đội ngũ giáo viên thể dục của các trường còn thiếu, chất lượng chưa cao, chưa được thường xuyên bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên đây là xuất phát từ nhận thức về vị trí, vai trò của môn GDTC còn nhiều hạn chế trong các cấp giáo dục và cơ sở trường, chưa coi đây là mặt giáo dục quan trọng trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao có tri thức, sức khỏe và trách nhiệm với nghề nghiệp tương lai của thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh trong các trường THPT.
Trong thời gian gần đây, trước yêu cầu đổi mới đồng bộ, toàn diện của ngành Giáo dục và Đào tạo, Trường THPT Quỳ Hợp 2 xác định mục tiêu trước mắt phải xây dựng thành công trường chuẩn quốc gia. Được sự ủng hộ của chính quyền các cấp, của Sở GD&ĐT, sự đồng thuận của phụ huynh học sinh, BGH nhà trường đã mạnh dạn đưa ra những chủ trương, những chính sách đột phá có tính chiến lược đó là phát triển phong trào học tập ngoại khóa bằng các hình thức câu lạc bộ, trong đó có nội dung học tập ngoại khóa môn GDTC cho học sinh.
Từ năm họ ... sức 5 phút (m)
747.7
5
38.449
778.7
7
41.424
0.36
4.06
747.7
1
40.18
2
875.2
9
75.84
2
4.46
15.72

Kết quả bảng 3.4 cho thấy: Ở tất cả các test đề tài tiến hành kiểm tra ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng sau 8 tháng thực nghiệm đã có sự tăng trưởng. Tuy nhiên sự tăng trưởng diễn ra không đồng đều giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng ở cả nam và nữ. Nhóm thực nghiệm có sự tăng trưởng tốt hơn nhóm đối chứng, sự khác biệt của 2 nhóm có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p < 0.05. Điều này cho thấy tính hiệu quả của đề tài áp dụng vào nhóm thực nghiệm có sự tác động đến sự phát triển thể lực của học sinh. Cụ thể nhịp tăng trưởng thể lực của hai nhóm ở 6 test như sau:
Lực bóp tay thuận nhịp tăng trưởng của nhóm thực nghiệm đạt được (nam: 12.37%; nữ: 8.13%) cao hơn nhóm đối chứng (nam: 3.06%; nữ: 3.12%).
Nằm ngửa gập bụng nhịp tăng trưởng của nhóm thực nghiệm đạt được (nam: 27.02%; nữ: 27.36% cao hơn nhóm đối chứng (nam: 13.60%; nữ: 7.35%).
Bật xa tại chỗ nhịp tăng trưởng của nhóm thực nghiệm đạt được (nam: 20.96%; nữ: 6.72%) cao hơn nhóm đối chứng (nam: 5.767%; nữ: 4.082%).
Chạy 30m XPC nhịp tăng trưởng của nhóm thực nghiệm đạt được (nam: - 19.77%; nữ: - 14.51%) cao hơn nhóm đối chứng (nam: - 5.1%; nữ: - 4.49%).
Chạy con thoi 4x10m nhịp tăng trưởng của nhóm thực nghiệm đạt được (nam: - 18.67%; nữ: - 16.51%) cao hơn nhóm đối chứng (nam: - 6.2%; nữ: - 15.74%).
Chạy 5 phút tùy sức nhịp tăng trưởng của nhóm thực nghiệm đạt được (nam: 24.76%; nữ: 15.82%) cao hơn nhóm đối chứng (nam: 5.93%; nữ: 4.06%).
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Từ kết quả nghiên cứu đề tài, cho phép rút ra một số kết luận sau:
Công tác TDTT ngoại khóa của học sinh Trường THPT Quỳ Hợp 2 – Nghệ An
đã có sự quan tâm và đầu tư tốt hơn. Tuy nhiên công tác này còn một số tồn tại như:
Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDTC và các hoạt động ngoại khóa còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu tập luyện của cán bộ, giáo viên và học sinh.
Giáo viên chuyên môn tham gia hướng dẫn tập luyện TDTT ngoại khóa còn ít và yếu về năng lực tổ chức. Chưa có nhiều hình thức tập luyện TDTT phong phú, hấp dẫn học sinh tham gia tập luyện.
Thể lực học sinh còn hạn chế chưa đáp ứng được tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo. Số lượng HS có kết quả kiểm tra đạt loại tốt còn ít, số lượng HS có kết quả kiểm tra không đạt còn cao.
Quá trình nghiên cứu, dựa trên cơ sở khoa học, cơ sở lý luận, nguyên tắc lựa chọn, kết quả phỏng vấn và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn đề tài đã lựa chọn ra được 5 biện pháp tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa góp phần nâng cao thể lực cho học sinh trường THPT Quỳ Hợp 2 – Nghệ An.
Kiến nghị:
BGH trường THPT Quỳ Hợp 2 – Nghệ An cho phép ứng dụng các biện pháp đã nghiên cứu của đề tài trong quá trình tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa cho học sinh.
Các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An có thể sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài như một tài liệu tham khảo, góp phần nâng cao thể thể lực cho học sinh.
Mở rộng nghiên cứu sang đối tượng khác, cấp học khác trên địa bàn để có hệ thống biện pháp toàn diện trong tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong các cấp học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ban Bí thư TW Đảng (2004), Chỉ thị số 40 CT/TW ngày 15-6-2004 về việc xây dựng và nâng cao đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, NXB Giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Tuyển tập nghiên cứu khoa học GDTC, sức khoẻ trong trường học các cấp (Hội nghị khoa học GDTC, sức khoẻ ngành giáo dục và đào tạo lần thứ II), NXB TDTT
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Quyết định số 14/2001/QĐ.BGD - ĐT ngày 3/5/2011 V/v “Quy chế GDTC và y tế trường học”.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Luật giáo dục, NXB Giáo dục
Bộ Giáo dục và Đào tạo(2008), Quyết định số 53/2008/QĐ- BGDĐT, ngày 18/9/2008 về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quy định tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa cho HSSV ban hành kèm theo Quyết định số 72/2008QĐ-BGD&ĐT
Chỉ thị số 112CT/TW (1989), Của chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về công tác TDTT trong những năm trước mắt
Chỉ thị 36/CT TW( 1994), Của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác TDTT trong giai đoạn mới
Nguyễn Thị Huyền (2013) Nghiên cứu tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa nhằm phát triển thể lực cho HS Trường THPT Trung Văn – Hà Nội- Luận văn thạc sĩ thể dục thể thao.
Hoàng Thị Huyền (2014), Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng GDTC của HS Trường THPT Lê Văn Thịnh – Bắc Ninh. Luận văn thạc sỹ thể dục thể thao- Luận văn thạc sĩ thể dục thể thao.
Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (1995), Sinh lý học TDTT, NXB TDTT.
Lời kêu gọi toàn dân tập luyện thể dục của Bác Hồ, Đảng nhà nước với TDTT (2004). Nxb TDTT.
Nguyễn Xuân Sinh (1999), Phương pháp NCKH TDTT, Giáo trình dành cho sinh viên đại học TDTT, NXB TDTT.
Vũ Đức Thu và các tác giả (1998), Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác GDTC và phát triển TDTT trong nhà trường các cấp, Tuyển tập nghiên cứu khoa học GDTC, sức khoẻ trong lĩnh vực các cấp. Hội nghị khoa học lần thứ II,, NXB TDTT.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_tap_luyen_ngoai_khoa.docx
  • pdfÐOÀN VAN HUNG - THPT QÙY HỢP 2- GDTC.pdf