SKKN Một số biện pháp giúp học sinh thực hiện những bài tập trong Phân môn Tập Làm Văn
Môn Tiếng Việt ở Trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động
ngôn ngữ cho học sinh. Tiếng Việt ở Trường Tiểu học được dạy và học thông qua 7
phân môn: Học vần, Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập
làm văn. Trong đó phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc dạy
và học Tiếng Việt. Phân môn Tập làm văn tận dụng những hiểu biết, kĩ năng về Tiếng
Việt do các phân môn khác cung cấp đồng thời hoàn thiện chúng.
Để làm được bài văn nói hoặc viết người làm phải hoàn thiện bốn kĩ năng( nghe,
nói, đọc, viết ) phải vận dụng những kiến thức về Tiếng Việt. Phân môn Tập làm văn
rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sản sinh văn bản (nói và viết). Đồng thời nó góp
phần thực hiện hóa mục tiêu quan trọng bậc nhất của việc dạy và học Tiếng Việt là
dạy học sinh cách sử dụng Tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt, trong quá trình lĩnh
hội tri thức khoa học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp học sinh thực hiện những bài tập trong Phân môn Tập Làm Văn

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO BÌNH SƠN TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 BÌNH CHƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH THỰC HIỆN NHỮNG BÀI TẬP TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN Người viết : Huỳnh Thị Tiền Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Trường TH số 2 Bình Chương MỤC LỤC MỞ ĐẦU CHƯƠNG I 1. Lời mở đầu 2. Lý do chọn đề tài 3. Mục tiêu nghiên cứu 4. Đối tượng nghiên cứu 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 6. Phương pháp nghiên cứu CHƯƠNG II I. NGUYÊN NHÂN, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 1. Nguyên nhân 2. Thực trạng 3. Giải pháp II. KẾT LUẬN MỞ ĐẦU CHƯƠNG I 1. Lời mở đầu Môn Tiếng Việt ở Trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Tiếng Việt ở Trường Tiểu học được dạy và học thông qua 7 phân môn: Học vần, Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. Trong đó phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc dạy và học Tiếng Việt. Phân môn Tập làm văn tận dụng những hiểu biết, kĩ năng về Tiếng Việt do các phân môn khác cung cấp đồng thời hoàn thiện chúng. Để làm được bài văn nói hoặc viết người làm phải hoàn thiện bốn kĩ năng( nghe, nói, đọc, viết ) phải vận dụng những kiến thức về Tiếng Việt. Phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sản sinh văn bản (nói và viết). Đồng thời nó góp phần thực hiện hóa mục tiêu quan trọng bậc nhất của việc dạy và học Tiếng Việt là dạy học sinh cách sử dụng Tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt, trong quá trình lĩnh hội tri thức khoa học. 2. Lý do chọn đề tài Để viết được một bài văn,học sinh phải kết hợp nhiều kĩ năng ngoài kĩ năng nghe, nói,đọc,viết Tiếng Việt, kĩ năng dùng từ đặt câu đó là kĩ năng phân tích đề, tìm ý và lựa chọn ý, kĩ năng lập dàn ý viết đoạn văn và liên kết đoạn. Cho nên phân môn Tập làm văn có nhiệm vụ là giúp học sinh sau một quá trình luyện tập lâu dài và có ý thức dần dần nắm được cách viết các bài văn theo nhiều loại phong cách khác nhau. ở Tiểu học phân môn Tập làm văn còn góp phần rèn luyện tư duy hình tượng, từ óc quan sát tới trí tưởng tượng, có khả năng tái hiện những điều quan sát được. Thông qua phân môn Tập làm văn giúp học sinh mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ và hình thành nhân cách cho học sinh. Để dạy tốt Tập làm văn ở Trường Tiểu học người giáo viên không những quan tâm đến việc bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc và nâng cao vốn hiểu biết cho học sinh. Nhưng trong thực tế giảng dạy Tập làm văn còn rất nhiều vấn đề khó khăn như chương trình mới, trình độ học sinh không đều Từ những nguyên nhân trên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh thực hiện những bài tập trong phân môn Tập làm văn” 3. Mục đích nghiên cứu: Đề ra một số biện pháp để quan tâm đến các trình độ học sinh đặc biệt là học sinh trung bình, yếu giúp các em được học tập tích cực chủ động được phát triển lời nói 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu a. Sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu tham khảo về bài văn tả cảnh. b. Thực tiển dạy Tập làm văn ở địa phương kiểu bài Tả cảnh 5. Nhiệm vụ nghiên cứu a. Tìm hiểu nguyên nhân dạy học Tiếng Việt (chú ý đến trình độ học sinh, tìm hiểu khảo sát trình độ học sinh ở lớp, trường Những khó khăn của các em trong học tập phân môn Tập làm văn) b. Tìm hiểu nội dung dạy Tập làm văn kiểu bài tả cảnh ở phân môn Tập làm văn lớp 5. Những khó khăn trong việc triển khai nội dung dạy học kiểu bài Tả cảnh đối với học sinh khá, giỏi, trung bình, yếu . 6. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp quan sát, khảo sát b. Phương pháp phân tích c. Phương pháp tổng hợp d. Phương pháp thực nghiệm 7. Giả thuyết khoa học Giữa hệ thống kĩ năng làm văn với cấu trúc của hành vi nói năng có mối liên quan. Xem xét mối liên quan này giúp chúng ta giải quyết được nhiều vấn đề đang đặt ra cho việc dạy Tập làm văn. Sau đây là bảng hệ thống mối liên quan trên Cấu trúc hoạt động lời nói Hệ thống kĩ năng làm văn 1. Định hướng 1. Kĩ năng xác định đề bài, yêu cầu, và giới hạn của bài viết (kĩ năng tìm hiểu đề) 2. Kĩ năng xác định tư tưởng cơ bản của bài viết 2. Lập chương trình nội dung biểu đạt 3. Kĩ năng tìm ý ( thu thập tài liệu cho bài viết) 4. Kĩ năng lập dàn ý ( hệ thống hóa, lựa chọn tài liệu) 3. Thực hiện hóa chương trình 5. Kĩ năng diễn đạt (dùng từ đặt câu) thể hiện chính xác, đúng đắn, hợp với phong cách bài văn, tư tưởng bài văn. 6. K năng viết đoạn, viết bài theo các phong cách khác nhau (miêu tả, tự sự, viết thư 4. Kiểm tra 7. Kĩ năng hoàn thiện bài viết (phát hiện và sửa chữa lỗi) Bảng hệ thống hóa cho ta kết luận: Hệ thống kĩ năng làm bài tập làm văn hiện nay, về cơ bản là phù hợp với các phát hiện của lí thuyết hoạt động lời nói. Song một số người cho rằng nếu đi sâu vào phân tích các giai đoạn định hướng, hiện nay chúng ta thiếu các kĩ năng tương ứng với một số khâu quan trọng trong giai đoạn này. Khâu liên kết hành động nói năng với hoạt động giao tiếp của người nói. Hành động nói năng không được đưa vào hoạt động giao tiếp của người nói. Hành động nói năng không được đưa vào hoạt động giao tiếp là tự cô lập mình, là thủ tiêu ý nghĩa sinh động của mình và trở thành giả tạo. Lúc đó giờ học tách rời tình huống giao tiếp tự nhiên của ngôn ngữ. Biện pháp giải quyết là “phải tạo nhu cầu giao tiếp cho học sinh”. Muốn vậy phải tạo ra tình huống giao tiếp. Do đó một hệ thống đề Tập làm văn trong đó có đề cập tình huống nói năng, làm sinh sản nhu cầu nói năng của học sinh còn là niềm mon ước của những người dạy Tập làm văn. Trên cơ sở các hiểu biết về hoạt động lời nói chúng ta cần đi sâu nghiên cứu hơn nữa kĩ năng làm văn, xác định các thao tác, xây dựng các đề bài gắn với tình huống nói năng, tổ chức các tiết Tập làm văn trong đó học sinh tự cảm thấy có nhu cầu nói năng, nhu cầu giao tiếp. Đây còn là khoảng trống cho những ai mê nghiên cứu phương pháp dạy Tập làm văn. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Khái niệm liên quan Đoạn văn miêu tả thường thấy trong các văn bản miêu tả, tự sự. Đoạn văn miêu tả mang chức năng chủ yếu là tả cảnh vật, nhân vật, hiện tượng nà môi trường tự nhiên xung quanh chúng ta. Đặc điểm của đoạn văn bản bài này là sự có mặt của các từ ngữ miêu tả phù hợp vói các đối tượng miêu tả. Các đoạn văn miêu tả cảnh vật thường được sử dụng các từ ngữ, các thành phần trạng ngữ chỉ ý nghĩa không gian như: Trên, dưới, cao thấp, bên trái, bên phải, phía trước, phía sau sử dụng các tính từ cụ thể miêu tả quan cảnh như sắc màu, chiều dài, chiều rộng Một đặc điểm khác cần chú ý nữa là văn miêu tả thường không có tiến trính phát triển (không chú ý về trật tự thời gian). Đoạn văn miêu tả thay thế cho sự vật ở thời điểm nhất định. Trung tâm chú ý của người miêu tả không phải là sự diễn biến mà là các đặc điểm, các yếu tố của nó được thể hiện tức thời như thế nào. Như vậy, đoạn văn miêu tả trong khi xem nhẹ diễn tiến về thời gian, lại rất nhấn mạnh vào sự quan sát, miêu tả nổi bật sự bài trí sự vật về không gian, về trật tự sắp xếp giữa các yếu tố tạo nên đối tượng miêu tả. Thí dụ: Tả cảnh vật Trước mắt chúng tôi, giữa hai dãy núi là nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìn xuống cánh đồng có đủ các màu xanh: xanh pha vàng của ruộng lúa, xanh rất mượt mà của lúa chiêm đang thì con gái, xanh đậm của rặng tre, đây đó một vài cây phi lao xanh biếc và rất nhiều màu xanh khác nữa. Cả cánh đồng thu gọn trong tầm mắt, làng nối làng, ruộng nối ruộng. Dạy học các kiểu bài tả cảnh: Muốn dạy tốt các kiểu bài văn tả cảnh cần nắm cả hai mặt: đặc điểm của thể loại và cách tổ chức dạy. Đặc điểm của văn miêu tả: Miêu tả là “Lấy nét vẽ hoặc câu văn để biểu hiện các chân tướng của sự vật ra” (Đào Duy Anh – Hán Việt từ điển). Văn miêu tả giúp người đọc hình dung một cách cụ thể của sự vật thông qua các nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc thể hiện cảm xúc thẩm mĩ của người viết. Văn miêu tả có các đặc điểm sau: Mang tính thông báo thẩm mĩ, chứa đựng tình cảm của người viết, sinh động và tạo hình, ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh. Đi vào nhà trường văn miêu tả được chia làm các kiểu bài khác nhau căn cứ vào đối tượng miêu tả. Ở Tiểu học văn miêu tả được học kĩ, chiếm nhiều thời gian. Các bài văn miêu tả ở Tiểu học gồm: tả đồ vật, tả cây cối, tả cảnh, tả loài vật, tả cảnh sinh hoạt 2. Cơ sở lí luận Sự vận dụng nguyên tắc chú ý đến trình độ học sinh, khi dạy Tiếng Việt cụ thể môn Tập làm văn với tư cách là tiếng mẹ đẻ và với tư cách là ngôn ngữ thú hai có khác nhau. Đối với học sinh Tiếng Việt với tư cách là tiếng mẹ đẻ. Khi dạy giáo viên cần phải đưa ra, nắm vững vốn Tiếng Việt của học sinh thao từng lớp, từng vùng khác nhau để hoạch định nội dung, kế hoạch và phương pháp dạy học. Giáo viên cần phải phát huy tính tích cực chủ động của học sinh và phương pháp trong giờ Tập làm văn, hạn chế xóa bỏ tiêu cực của học sinh trong quá trình học Tập làm văn. Đối với học sinh học Tiếng Việt vói tư cách là ngôn ngữ thứ hai: Việc vận dụng nguyên tắc chú ý đến trình độ học sinh cũng rất quan trọng, nếu tiếng mẹ đẻ có đặc điểm giống Tiếng Việt thì cho học sinh cần sử dụng kinh nghiệm nói năng sang Tiếng Việt, còn những điểm nào không giống xem như cản trở. 3. Cơ sở thực tiễn 3.1 Nội dung dạy học kiểu bài tả cảnh ở lớp 5 3.2 Yêu cầu kiến thức kĩ năng * Trang bị các kiến thức và kĩ năng làm văn a. Các kiến thức làm bài văn: Kiến thức lớp 5 được trang bị thông qua các bài luyện tập thực hành. Nội dung các bài thực hành trong Sgk lớp 5 giúp học sinh hoàn thiện những hiểu biết ban đầu về văn tả cảnh. Ngoài việc cung cấp một số kiến thức mới, nội dung dạy học kiểu bài văn tả cảnh còn các bài ôn tập nhằm củng cố, hệ thống hóa những kiến thức đã học. b. Các kĩ năng làm văn: nội dung các kĩ năng Tập làm văn cần trau dồi cho học sinh lớp 5 cũng được xây dựng trên cơ sở quy trình sản sinh ngôn ngữ tương tự như lớp 4 cụ thể -
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_thuc_hien_nhung_bai_tap.pdf