SKKN Một số biện pháp giúp cho trẻ hứng thú trong giờ làm quen chữ viết

Được sự chỉ đạo của phòng giáo dục, kể từ tháng 1 năm 2010 trường tôi bắt đầu thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới. Trong chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới, bộ môn nào cũng quan trọng, môn này thúc đẩy và làm nền tảng cho môn học kia, nếu cô giáo chỉ tổ chức một tiết dạy bình thường trên lớp không có sự sáng tạo cho tiết dạy của mình thì kết quả giảng dạy chỉ ở mức bình thường không thu hút được trẻ vào tiết học. Vì vậy đòi hỏi sự sáng tạo của cô trong tiết dạy, giúp trẻ dễ nhớ, khắc sâu kiến thức và phát triển trí tuệ, tư duy óc sáng tạo đó là sự cốt yếu, song song với các môn học khác bộ môn làm quen chữ viết đã góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi về nhận thức và nhân cách đặc biệt trong việc chuẩn bị cho trẻ học lớp 1

Mục tiêu của giáo dục Mầm Non là nuôi dạy chăm sóc và giáo dục trẻ phát triển toàn diện theo 5 lĩnh vực. Trong đó hoạt động làm quen chữ viết là một trong những hoạt động đóng vai trò hết sức quan trọng. Cho trẻ làm quen với chữ viết là chuẩn bị các kỹ năng tiền biếtđọc, biết viết cho trẻ. Đây chính là một trong các lĩnh vực chuyên biệt cần phải chuẩn bị cho trẻ trước khi vào lớp một. - Giáo dục Mầm Non của chúng ta đã có những đổi mới, những chuyển biến mới trong việc nuôi dạy trẻ. Cùng với sự đổi mới của giáo dục Mầm Non nói chung, hoạt động làm quen chữ viết cũng có những đổi mới đáng kể. Để dạy tốt hoạt động này theo chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay đòi hỏi người giáo viên Mầm Non phải tự suy nghĩ để tìm tòi ra biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi.

pdf 14 trang Huy Quân 28/03/2025 360
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp cho trẻ hứng thú trong giờ làm quen chữ viết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp cho trẻ hứng thú trong giờ làm quen chữ viết

SKKN Một số biện pháp giúp cho trẻ hứng thú trong giờ làm quen chữ viết
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP CHO TRẺ HỨNG 
THÚ TRONG GIỜ LÀM QUEN CHỮ VIẾT 
A. PHẦN MỞ ĐẦU 
I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI: 
- Được sự chỉ đạo của phòng giáo dục, kể từ tháng 1 năm 2010 trường tôi 
bắt đầu thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới. Trong chương trình 
chăm sóc giáo dục mầm non mới, bộ môn nào cũng quan trọng, môn này thúc đẩy và 
làm nền tảng cho môn học kia, nếu cô giáo chỉ tổ chức một tiết dạy bình thường trên 
lớp không có sự sáng tạo cho tiết dạy của mình thì kết quả giảng dạy chỉ ở mức bình 
thường không thu hút được trẻ vào tiết học. Vì vậy đòi hỏi sự sáng tạo của cô trong 
tiết dạy, giúp trẻ dễ nhớ, khắc sâu kiến thức và phát triển trí tuệ, tư duy óc sáng tạo đó 
là sự cốt yếu, song song với các môn học khác bộ môn làm quen chữ viết đã góp 
phần phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi về nhận thức và nhân cách đặc biệt 
trong việc chuẩn bị cho trẻ học lớp 1 
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
- Mục tiêu của giáo dục Mầm Non là nuôi dạy chăm sóc và giáo dục trẻ 
phát triển toàn diện theo 5 lĩnh vực. Trong đó hoạt động làm quen chữ viết là một 
trong những hoạt động đóng vai trò hết sức quan trọng. 
 - Cho trẻ làm quen với chữ viết là chuẩn bị các kỹ năng tiền biếtđọc, biết 
viết cho trẻ. Đây chính là một trong các lĩnh vực chuyên biệt cần phải chuẩn bị cho 
trẻ trước khi vào lớp một. 
- Giáo dục Mầm Non của chúng ta đã có những đổi mới, những chuyển 
biến mới trong việc nuôi dạy trẻ. Cùng với sự đổi mới của giáo dục Mầm Non nói 
chung, hoạt động làm quen chữ viết cũng có những đổi mới đáng kể. Để dạy tốt hoạt 
động này theo chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay đòi hỏi người giáo viên 
Mầm Non phải tự suy nghĩ để tìm tòi ra biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động làm 
quen chữ viết cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi. 
III. PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được sử dụng trong giáo dục môn làm 
quen chữ viết cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi. 
- Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp giúp cho trẻ hứng thú trong giờ làm 
quen chữ viết. 
IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 
- Thông qua quá trình nghiên cứu, tôi muốn tìm ra một số biện pháp giúp 
cho trẻ hứng thú trong giờ làm quen chữ viết để dạy trẻ học ở tiết 1 nhằm giúp trẻ dễ 
nhớ, khắc sâu kiến thức và phát triển trí tuệ, tư duy óc sáng tạo. Ngoài ra, tôi viết 
sáng kiến kinh nghiệm này nhằm mục đích giúp tôi mạnh dạn, sáng tạo hơn trong 
việc giảng dạy. 
V. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 
- Giáo viên cần nghiên cứu chứng tỏ rằng, để thực hiện các phương pháp 
trên trong giảng dạy một cách có hệ thống, những cách thức tiến hành cụ thể, chi tiết 
trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu một cách có hiệu quả. 
- Tất nhiên đây là một công việc đòi hỏi chúng ta phải quán triệt được 
mục đích nghiên cứu, tính chất đề ra giả thuyết khoa học các nhiệm vụ nghiên cứu, 
hoàn cảnh và điều kiện nghiên cứu cũng như đặc điểm của từng phương pháp đổi mới 
trong giáo dục. 
B. PHẦN NỘI DUNG 
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 
- Như chúng ta đã biết việc cho trẻ làm quen với 29 chữ cái còn mang tính 
chất hoạt động biệt lập, chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non 
trong tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với việc đọc và việc viết nhằm chuẩn bị 
cho trẻ học lớp một. 
 - Làm quen chữ viết theo quan điểm tích hợp trong giáo dục mầm non 
mới phải được tiến hành một cách tự nhiên, bắt đầu từ những hoạt động gần gũi và có 
ý nghĩa đối với trẻ. Để dạy trẻ làm quen với chữ viết, cần có sự thay đổi cách tổ chức 
các hoạt động trong môi trường chữ viết và ngôn ngữ nói một cách phong phú. 
 - Được sự chỉ đạo tiếp tục thực hiện chuyên đề làm quen chữ viết của 
Bộ- Sở và phòng giáo dục và tham khảo tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện chương 
trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non mới. Cùng với các tiết dạy mẫu do phòng giáo 
dục tổ chức. Tôi càng thấy rõ hoạt động làm quen chữ viết có vị trí quan trọng trong 
việc giáo dục trẻ phát triển toàn diện. Do đó, để dạy tốt hoạt động này giáo viên phải 
đạt được những mục tiêu như: 
- Nắm vững nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen 
chữ viết. 
- Biết thiết kế và tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với chữ viết theo 
chủ đề để phát triển các kỹ năng cần thiết chuẩn bị cho việc đọc, viết trước khi vào 
học lớp một. 
- Tự tin và có ý thức sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ làm 
quen với chữ viết theo chủ điểm. 
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: 
- Năm học này tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi. 
Tôi đã nhận thấy những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong việc cho trẻ làm quen 
chữ viết như sau ở lớp tôi như sau: 
1/ Thuận lợi: 
 - Phòng học rộng rãi, thoáng mát, có đủ ánh sáng cho trẻ hoạt động. 
 - Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng trong quá trình tự học, tự rèn, biết 
sử dụng vi tính. 
 - Các cháu có cùng độ tuổi, trẻ hứng thú và thích học chữ cái 
2/ Khó khăn: 
 - Lớp mẫu giáo tôi dạy ở ngay chợ của xã. Tuy vậy, đời sống của nhân 
dân rất khó khăn. Ba mẹ các cháu đa số là những người dân làm vườn, đi làm thuê ở 
xa nên họ ít có thời gian quan tâm đến con. 
- Bên cạnh đó, tổng số trẻ lớp tôi chủ nhiệm thì 1/3 số cháu chưa học qua 
các lớp mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ. Vì vậy sự tiếp thu của các cháu chưa đồng đều, 
còn nhiều hạn chế. 
- Có 60% số trẻ nhận thức nhanh, 30% số trẻ nhận thức trung bình, số trẻ 
nhận thức chậm chiếm 10% 
- Có 60% số trẻ nhanh nhẹn linh hoạt, 40% số trẻ nhút nhát. 
Từ những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi đã suy nghĩ tập trung 
nghiên cứu để làm thế nào dạy được cho trẻ những giờ học làm quen chữ viết hay và 
hấp dẫn 
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 
1/ Gây hứng thú phần giới thiệu bài: 
- Trình tự các tiết dạy môn làm quen chữ viết ở các nhóm chữ đều như 
nhau, vì vậy muốn tổ chức giờ học làm quen chữ viết hấp dẫn, sôi nổi, tôi thấy việc 
đầu tiên là phải đầu tư vào bài soạn của mình, xác định đúng yêu cầu của bài đề ra thì 
mới có sự định hướng dẫn trẻ tiếp thu bài cho tốt. 
- Trong tiết dạy, việc sử dụng lời nói đầu, dẫn dắt trò chuyện vào bài có 
phong phú thì mới thu hút sự chú ý, ghi nhớ của trẻ làm cho trẻ hứng thú khi học. 
Ví dụ: Dạy trẻ làm quen chữ u, ư (chủ đề nhánh “Nghề sản xuất” - chủ đề 
“Một số nghề” ) cô giới thiệu về chú thợ mộc và dẫn cháu đi xem mô hình khu làm 
việc của chú thợ mộc. Bằng hình thức này không những cháu biết công việc của chú 
thợ mộc mà cháu còn biết được các sản phẩm làm ra của nghề mộc. Qua đó cháu biết 
quý trọng chú thợ mộc và giữ gìn các loại đồ dùng cẩn thận, dùng xong để ngăn nắp 
gọn gàng. Như vậy, tiết học hứng thú hơn khi trẻ bắt đầu tiết học. 
- Trẻ độ tuổi này rất hiếu động, thích tìm tòi, khám phá và thích mới lạ. 
Chính vì vậy để tiết học hấp dẫn đối với trẻ, tôi luôn thay đổi cách trò chuyện, giới 
thiệu bài. 
Ví dụ: Để giới thiệu vào bài làm quen chữ h, k (chủ đề Tết và mùa xuân) 
tôi cho cháu quan sát tranh vẽ khu hoa kiểng. Sau đó cô cho cháu ghép từ giống từ 
trong tranh, cô mời cháu lên tìm chữ cái chưa học và cho lớp đọc những chữ cái đã 
học. Qua đó cô dẫn dắt và giới thiệu chữ cái mới mà cô sẽ dạy cho cháu. 
2/ Tạo sự hấp dẫn trẻ khi làm quen chữ cái mới: 
- Do đặc điểm của lóp tôi trình độ nhận thức của các cháu không đồng 
đều, tôi đã đề ra mục tiêu: Tất cả các cháu đề nắm được cấu tạo của các chữ cái và 
cách phát âm chính xác các chữ cái đó. Vì vậy tôi sử dụng nhiều hình thức khác nhau 
để cháu luôn hứng thú khi hoạt động. 
Ví dụ: Trong tiết dạy làm quen chữ i, t, c. Sau khi luyện cho cháu phát âm 
và so sánh đặc điểm của chữ cái xong, tôi cho cháu đọc nhanh chữ cái theo que chỉ, 
tiếp theo tôi cho cháu dùng các bộ phận trên cơ thể của mình đề tạo ra chữ cái vừa 
học theo yêu cầu của cô như chữ c cháu cong ngón cái và ngón trỏ tạo thành chữ c, 
chữ t thì cháu đưa ngón trỏ tay trái thẳng đứng và ngón trỏ tay phải thẳng ngang ở 
trên 
3/ Gây hứng thú phần tổ chức trò chơi chữ cái cho trẻ: 
- Trong tiết học, trò chơi chữ cái chính là công cụ nhằm ôn luyện và củng 
cố kiến thức ở trẻ, giúp khắc sâu kiến thức, qua trò chơi trẻ có cảm giác thoải mái nhẹ 
nhàng nhưng dễ hiểu. Chính vì vậy tôi luôn tìm tòi những trò chơi động- tĩnh xen kẽ 
nhau để tạo cho trẻ thoải mái chống mệt mỏi. 
Ví dụ: Để chơi trò chơi “Tìm chữ cái trong tranh” thay cho hình thức cô 
đưa từng tranh ra giới thiệu từ sau đó cô cho cháu tìm chữ cái vừa học. Tôi đã để vài 
tranh xung quanh lớp để cháu đi tìm và nói tranh vẽ gì? có chữ cái gì vừa học cho bạn 
xem đúng hay sai. 
- Tôi thấy đồ dùng dạy học, những trò chơi mới lạ là vấn đề cần thiết 
trong tiết học. Ngoài ra những câu hò, vè, câu đố cũng sẽ tạo cho trẻ sự tư duy suy 
nghĩ giúp cho trẻ không nhàm chán, trẻ tích cực tham gia hoạt động và tiếp thu bài 
nhanh. 
Ví dụ: Cô đọc câu đố về con cua (con cua- c) kết hợp với gõ phách tre 
cho cháu trả lời sau đó cháu đưa phách tre có chữ c lên và đọc làm cho tiết học sinh 
động hơn 
 - Nhưng đối với trẻ thay đổi trò chơi vẫn chưa đủ mà trẻ còn cần những 
lời nói dịu dàng, truyền cảm của cô. Chính vì vậy khi tổ chức các trò chơi cô phải nhẹ 
nhàng, gần gũi với trẻ, đôi khi pha chút vẻ bí mật cộng với động tác tay của cô sẽ gây 
được hứng thú 
Ví dụ: khi làm quen chữ u, ư. Tôi vẽ bức tranh tổng hợp về các dụng cụ 
của chú thợ mộc như: cái búa (u), cái cưa (ư), gỗ dừa (ư), cái đục (u) Tôi cho cháu 
chơi trò chơi “Ai nhanh tay hơn” 
Cách chơi: Cô cho cháu đi đến bức tranh và giới thiệu về hình từng vẽ 
trong tranh, cô giới thiệu từ và chữ cái vừa học có trong từ,sau đó cháu chơi trò chơi 
“Trời tối trời sáng” (cô lây chữ cái vừa học cất vào và đố cháu chuyện gì vừa xảy ra). 
Cô cho cháu thi nhau tìm chữ thiếu gắn vào gắn vào và gắn chấm tròn đỏ vào dưới 
chữ u, chấm tròn xanh vào dưới chữ ư (trong lúc bạn thực hiện, cô cho cháu đọc thơ, 
hoặc hát các bài có nội dung theo chủ đề) 
- Bằng hình thức trên tôi thấy lớp tôi rất hứng thú tham gia trò chơi và giờ 
học vô cùng sôi nổi, đạt kết quả. 
* Ngoài ra, tôi còn l

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_giup_cho_tre_hung_thu_trong_gio_lam_qu.pdf