SKKN Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả xã hội hóa giáo dục ở Trường Tiểu học Mỹ Thuỷ

Trong sự nghiệp GD - ĐT để nâng cao thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc thì Gia đình - XH đóng vai trò quan trọng cần thiết. Chính vì thế, Hội nghị lần thứ II BCH Trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng định: “ Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của nhà nước và mỗi cộng đồng, của từng gia đình và mỗi công dân”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng tầng nói: “ Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu sự giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”. Xuất phát từ vị trí, vai trò của quần chúng, để nâng cao chất lượng giáo dục, bên cạnh việc phát huy sức mạnh nội lực, người cán bộ quản lý ở các bậc học nói chung, bậc Tiểu học nói riêng cần có những biện pháp huy động sức mạnh cộng đồng tham gia xây dựng, phát triển nhà trường để tạo điều kiện giáo dục trẻ tốt nhất góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ngay từ bậc là bậc học nền tảng này nhằm phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

pdf 14 trang Huy Quân 31/03/2025 120
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả xã hội hóa giáo dục ở Trường Tiểu học Mỹ Thuỷ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả xã hội hóa giáo dục ở Trường Tiểu học Mỹ Thuỷ

SKKN Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả xã hội hóa giáo dục ở Trường Tiểu học Mỹ Thuỷ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO 
HIỆU QUẢ XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở 
TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ THUỶ 
A. Lý do chọn đề tài: 
Trong sự nghiệp GD - ĐT để nâng cao thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo 
con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và 
nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình 
thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu 
xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc thì Gia đình - XH đóng vai trò quan trọng cần thiết. 
Chính vì thế, Hội nghị lần thứ II BCH Trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng định: “ 
Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của nhà nước và mỗi cộng đồng, của 
từng gia đình và mỗi công dân”. 
 Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng tầng nói: “ Giáo dục trong nhà trường chỉ là một 
phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình. Giáo dục trong nhà 
trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu sự giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết 
quả cũng không hoàn toàn”. 
Xuất phát từ vị trí, vai trò của quần chúng, để nâng cao chất lượng giáo dục, 
bên cạnh việc phát huy sức mạnh nội lực, người cán bộ quản lý ở các bậc học nói 
chung, bậc Tiểu học nói riêng cần có những biện pháp huy động sức mạnh cộng 
đồng tham gia xây dựng, phát triển nhà trường để tạo điều kiện giáo dục trẻ tốt nhất 
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu đào tạo nhân 
lực, bồi dưỡng nhân tài ngay từ bậc là bậc học nền tảng này nhằm phục vụ công 
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 
Thực tế ở Mỹ Thuỷ, trong những năm vừa qua, phong trào XHHGD ngày càng 
được phát triển, đã đóng góp nhiều nguồn lực cùng nhà trường để xây dựng cơ sở vật 
chất; tôn tạo khuôn viên; đẩy mạnh các phong trào thi đua nhằm nâng cao chất lượng 
giáo dục. Tuy vậy, với một vùng quê thuộc vùng bán sơn địa, nguồn thu nhập chủ 
yếu của người dân từ nông nghiệp và làm vườn. Đời sống kinh tế xã hội tuy đã có 
nhiều cải thiện nhưng vẫn chưa thoát khỏi nghèo thiếu. Trình độ văn hoá không đồng 
đều. Bên cạnh khó của địa phương, về phía nhà trường, trong những năm qua, nguồn 
kinh phí đầu tư còn cho các hoạt động dạy học còn nhiều nghèo thiếu. Nếu không có 
 lực lượng hỗ trợ, giúp sức của các cộng đồng và toàn thể nhân dân thì địa phương và 
nhà trường không thể đủ sức để tạo đà, tạo thế cho giáo dục nhà trường phát triển 
được. 
Xác định rõ vai trò của công tác XHHGD, trước thực trạng còn khó khăn nhiều 
bề, giải pháp tối ưu, có tính chất đột phá mà bản thân tôi đã sử dụng trong nhiều năm 
qua đưa lại hiệu quả thiết thực là phải đẩy mạnh công tác XHHGD để tạo đà, tạo thế 
cho phong trào giáo dục trường Tiểu học Mỹ Thuỷ vững bước tiến lên. Đây cũng 
chính là lí do tôi chọn đè tài “ Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả xã hội hóa 
giáo dục ở trường tiểu học Mỹ Thủy”. 
 B. Cơ sở lý luận của đề tài: 
 I. Khái niệm về XHHGD: 
 - Xét về góc độ chính trị: Xã hội hoá giáo dục là “huy động toàn xã hội làm 
giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân đóng góp công sức xây dựng nền giáo dục 
quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước”. 
 - Từ cơ sở lý luận nêu trên, chúng ta có thể hiểu XHHGD là quá trình huy 
động cộng đồng các cá nhân và tập thể có nhu cầu, nguyện vọng và ích lợi muốn 
được chia sẽ với giáo dục và sự phát triển của sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở từng cơ 
sở và từng địa phương, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục. 
 II. Các thành tố của XHHGD: 
 1. Nội dung của XHHGD: 
 - Nội dung chính của XHHGD là tạo ra các nguồn lực cả vật chất và tinh thần 
để phục vụ một môi trường tốt nhất, để có điều kiện chăm lo cho việc dạy trẻ cả trên 
2 phương diện kiến thức và đào tạo con người. 
 2. Đối tượng huy động cộng đồng (XHHGD): 
 - Lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp: Đây là lực lượng quan trọng quyết định 
sự đầu tư CSVC cho nhà trường Tiểu học và cũng là lực lượng tạo cơ chế cho việc 
huy động cộng đồng ở địa phương, tạo điều kiện cho việc HĐCĐ triển khai thuận lợi. 
 - Gia đình, hội cha mẹ học sinh, là lực lượng có nhu cầu, nguyện vọng lợi ích 
trực tiếp cùng chia sẽ với nhà trường, một đối tác trong việc HĐCĐ của nhà trường 
 và cũng là lực lượng quan trọng góp phần nâng cao chất lượng toàn diện đối với học 
sinh. 
 - Các cơ quan, ban ngành trước hết là ngành có chức năng, có trách nhiệm đối 
với trường Tiểu học như: Công An, Ytế , Uỷ ban chăm sóc trẻ em Các tổ chức 
đoàn thể như: Mặt trận Tổ Quốc, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên. và các tổ 
chức từ thiện. Tất cả các tổ chức này tạo nên một lực lượng đông đảo, đa dạng để nhà 
trường vận động trong quá trình triển khai nhiệm vụ giáo dục. 
 - Các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ: đây là một lực lượng hỗ trợ quan 
trọng trong việc huy động các nguồn lực vật chất. 
 - Bản thân nhà trường, ngành GD - ĐT cũng là một đối tượng để huy động 
cộng đồng. 
 - Các cá nhân có uy tín, các nhà hảo tâm cũng là một đối tượng huy động. 
 3. Chủ thể huy động cộng đồng “ người đứng ra làm nhiệm vụ XHHGD: 
 - Ngành GD-ĐT là lực lượng nồng cốt trong việc triển khai công tác XHHGD 
trong đó bản thân nhà trường, CBQL giáo dục cùng tập thể sư phạm, đội ngũ giáo 
viên giữ vai trò quan trọng trong quá trình giảng dạy và giáo dục trẻ. 
 - Lãnh đạo Đảng và chính quuyền địa phương giữ vai trò quan trọng trong 
cuộc vận động XHHGD. 
 - Ban đại diện cha mẹ học sinh cũng là một chủ thể HĐCĐ. 
 C. Thực trạng công tác XHHGD ở trường Tiểu học Mỹ Thuỷ. 
 Xã Mỹ Thuỷ thuộc cụm phía trước của huyện Lệ Thuỷ, là vùng bản sơn địa. 
Toàn xã có 4 thôn, dân số gần 7000 người, nguồn thu nhập chủ yếu là dựa vào nông 
nghiệp nên mức sống vào loại trung bình. Số hộ nghèo chiếm tỷ lệ khá lớn so với 
toàn huyện. Xuất phát từ đặc điểm tình hình xã nhà nên công tác XHHGD có những 
thuận lợi, khó khăn nhất định. 
 I. Thuận lợi: 
- Lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương xác định đúng đắn vị trí, vai trò, 
nhiệm vụ công tác XHHGD nên đã thường xuyên chỉ đạo và tạo cơ hội pháp lý để 
nhà trường huy động cộng đồng thuận lợi. 
 - Trong những năm qua, trường Tiểu học Mỹ Thuỷ chất lượng giáo dục đạt 
cao, các phong trào thi đua, chất lượng các mũi nhọn dành nhiều đỉnh cao nên đã tạo 
được lòng tin trong các cấp lãnh đạo, phụ huynh, nhân dân. Đây là yếu tố kích thích 
các lực lượng cộng đồng nhiệt tình đóng góp nguồn lực xây dựng nhà trường. 
- Lãnh đạo địa phương- Nhà trường- Hội cha mẹ học sinh là những chủ thể 
trong công tác XHHDG thường xuyên phối kết hợp chặt chẽ tạo sự thống nhất trong 
chỉ đạo thực hiện. 
 II. Khó khăn: 
- Nguồn thu nhập thấp, đời sống nhân dân còn nhiều thiếu thốn, một bộ phận 
nhân dân nhận thức chưa thật đúng đắn nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc huy động 
cộng đồng tham gia giáo dục. 
- Các phương tiện thông tin ở các thôn chưa đầy đủ, một số vùng dân cư sống 
thưa thướt nên công tác tuyên truyền, vận động còn nhiều khó khăn. 
- Kĩ năng truyền truyền, thuyết phục một số giáo viên còn hạn chế nên chưa 
khai thác hết sức mạnh của phụ huynh. 
 Trước thuận lợi, khó khăn nhất định và những bức thiết cần phải giải quyết để 
làm tốt công tác XHHGD, trong những năm qua, bản thân tôi đã trăn trở, tìm tòi và 
đã sử dụng những giải pháp sau để huy động cộng đồng đạt nhiều kết quả. 
 D. Một số giải pháp thực hiện đạt hiệu quả: 
 Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch. 
 Như chúng ta đã biết, kế hoạch hoá là một trong các chức năng quản lí mang 
tính chủ đạo trong quá trình quản lí của người Hiệu trưởng. Để huy động cộng đồng 
đạt hiệu quả, việc xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động là rất cần thiết. Kế 
hoạch chúng tôi được xây dựng trện một số yếu tố sau: 
 - Mục tiêu của việc huy động cộng đồng . 
 - Xác định đối tượng huy động. 
 - Thời gian thích hợp nhất cho tầng nội dung huy động. 
 - Chi tiết hoá kế hoạch và hệ thống giải pháp cụ thể. 
 - Sự phân công một số thành viên trong chủ thể huy động. 
 - Kết quả dự kiến đối với tầng đối tượng. 
 Để thể hiện rõ kế hoạch này, tôi xin đưa ra một mẫu kế hoạch mà chúng tôi đã 
thực hiện đạt hiệu quả: 
TT Đối tượng huy 
động 
Nội dung huy động Thời gian Người phụ 
trách 
Kết quả 
mong đợi 
1 Cấp uỷ và 
chính quyền 
địa phương 
Xin chủ trương 
cho Đoàn thanh 
niên xã lao động 
san sân khu trường 
Mỹ Trạch 
 1 ngày Hiệu trưởng Đồng ý chủ 
trương và 
huy động 
được đoàn 
viên tham 
gia san sân 
2 Hội người cao 
tuổi 
 Xin hộ trợ cây 
cảnh 
7 ngày Hiệu trưởng Hộ trợ được 
nhiều cây 
Giải pháp 2: Tổ chức tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho 
mội người. 
 Tuyên truyền là một chủ trương đúng đắn, là con đường chuyển tải làm cho 
mỗi một tổ chức, cá nhân thấm nhuần sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng, 
Nhà nước, các quy định, những đề nghị của nhà trường để họ tự giác thực hiện. 
Chúng tôi tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: Thông qua phương tiện 
thông tin đại chúng, liên hệ giữa lãnh đạo nhà trường và lãnh đạo địa phương, tổ 
chức các đại hội giáo dục, tuyên truyền trên các diễn đàn, các cuộc họp phụ huynh 
Để việc tuyên truyền đạt hiệu quả, trước hết, cần phải có một đội ngũ tuyên 
truyền viên tích cực. Lực lượng tuyên truyên viên của chúng tôi là đội ngũ cán bộ, 
giáo viên, nhân viên toàn trường đã không ngừng rèn luyện kĩ năng giao tiếp để trở 
thành những tuyên truyền viên xuất sắc. Trong các cuộc họp phụ huynh, các cuộc 
gặp gỡ thường ngày, đội ngũ nhà trường đã chủ động tạo cơ hội để chuyền tải những 
thông tin cần thiết đến tận từng phụ huynh, nhân dân làm cho họ nhận thức đúng đắn 
 từ đó họ tự giác sẵn sàng đóng góp công sức giúp nhà trường xây dựng, kiến thiết, 
giáo dục các em. 
Giải pháp 3: Tạo lập uy tín, niềm tin đối với phụ huynh, Cấp uỷ Đảng, chính 
quyền và cộng đồng địa phương, thông qua việc khẳng định uy tín, chất lượng của 
nhà trường. 
 Sự tạo lập uy tín phải bằng chính nội lực của mỗi nhà trường, sự phẩn đấu của mỗi 
thầy, cô giáo biến quá trình giảng dạy thành kết quả học tập của học sinh. Sử dụng 
hợp lí và có ích lợi các nguồn thu, các sự hộ trợ từ phía

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_de_nang_cao_hieu_qua_xa_hoi_hoa_giao_d.pdf