SKKN Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt tại Trường Tiểu học số 2 Liên Thủy
Môn Tiếng Việt cấp tiểu học có tầm quan trọng đặc biệt, mục tiêu của môn học là: nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (Nghe, nói, đọc, viết.) để giúp các em học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy học môn Tiếng Việt góp phần rèn luyện cho học sinh các kỹ năng, thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp.). Đồng thời cung cấp cho học sinh kiến thức về Tiếng Việt và những hiểu biết cơ bản về xã hội, tự nhiên, con người, văn hóa, văn học Việt Nam và nước ngoài. Đồng thời bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong thực tiễn đã khẳng định những nét tính cách chính của con người đều được hình thành từ trước và đầu tuổi đi học. Để thực hiện mục tiêu của cấp học nói chung, môn Tiếng Việt nói riêng đạt hiệu quả cao, điều đặc biệt quan trọng là mồi thầy giáo, cô giáo cần xác định đúng vai trò, trách nhiệm của mình . Giáo viên là người thiết kế, là người cố vấn, trọng tài, là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Chính vì lẽ đó, trong dạy học đòi hỏi luôn nhiệt tình, tâm huyết đào sâu suy nghĩ để nắm bắt vững vàng về hệ thống kiến thứcTiếng Việt, thực sự coi trọng việc đổi mới phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học làm thế nào để tập trung rèn luyện cho học sinh tính năng động và sáng tạo theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, lấy học sinh làm nhân vật trung tâm.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt tại Trường Tiểu học số 2 Liên Thủy

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT TẠI TRƯỜNG TH SỐ 2 LIÊN THỦY Họ và tên: đặng thị Lan P.Hiệu trưởng Tiểu học số 2 Liên Thủy Phần thứ nhất : mở đầu Môn Tiếng Việt cấp tiểu học có tầm quan trọng đặc biệt, mục tiêu của môn học là: nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (Nghe, nói, đọc, viết...) để giúp các em học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy học môn Tiếng Việt góp phần rèn luyện cho học sinh các kỹ năng, thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp..). Đồng thời cung cấp cho học sinh kiến thức về Tiếng Việt và những hiểu biết cơ bản về xã hội, tự nhiên, con người, văn hóa, văn học Việt Nam và nước ngoài. Đồng thời bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong thực tiễn đã khẳng định những nét tính cách chính của con người đều được hình thành từ trước và đầu tuổi đi học. Để thực hiện mục tiêu của cấp học nói chung, môn Tiếng Việt nói riêng đạt hiệu quả cao, điều đặc biệt quan trọng là mồi thầy giáo, cô giáo cần xác định đúng vai trò, trách nhiệm của mình . Giáo viên là người thiết kế, là người cố vấn, trọng tài, là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Chính vì lẽ đó, trong dạy học đòi hỏi luôn nhiệt tình, tâm huyết đào sâu suy nghĩ để nắm bắt vững vàng về hệ thống kiến thứcTiếng Việt, thực sự coi trọng việc đổi mới phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học làm thế nào để tập trung rèn luyện cho học sinh tính năng động và sáng tạo theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, lấy học sinh làm nhân vật trung tâm.Trong dạy học người thầy có quan tâm vào hoạt động của người học mới có điều kiện rèn luyện cho trẻ em những năng lực cần thiết đáp ứng với yêu cầu đổi mới của đất nước, phù hợp với xu thế giáo dục của khu vực thế giới. Hiện nay, trong đổi mới giáo dục phổ thông thay sách giáo khoa mới thể hiện rất rõ về mục đích dạy học. Con đường đạt đến mục đích hoàn toàn khác với phương pháp dạy học cũ. Mục đích giờ học hiện nay không phải giáo viên truyền thụ lời giảng của mình, học sinh nghe, ghi nhớ một cách thụ động, máy móc, không được quyền đánh giá mình, đánh giá bạn với phương pháp cũ, mục đích cao nhất của phương pháp mới là làm sao để chủ thể HS , dưới sự hướng dẫn của giáo viên chiếm lĩnh được tri thức, hình thành phát triển kỹ năng, tạo ra được sự phát triển toàn diện về tri tuệ, tâm hồn, nhân cách, năng lực. Con đường đạt đến hiệu quả tự phát triển là sự vận động tự thân của mỗi chủ thể sinh (Học sinh tích cực tham gia các hoạt động, đào sâu suy nghĩ, nghe, nói, đọc, viết.....dưới sự hướng dẫn, điều hành của thầy giáo). Mọi phương pháp, biện pháp hình thức hoạt động của thầy và trò đều nhằm thúc đẩy trí tuệ từng học sinh . Tất cả các hoạt động đó không thể có bằng những hình thức tác động từ bên ngoài mà phải bằng một hệ thống những thao tác, biện pháp cho hoạt động được vật chất hóa. Phương pháp dạy học phải vật chất hóa hoạt động bên trong của học sinh, tạo được sự hoạt động và phát triển bên trong của học sinh, làm cho người học linh hoạt, sáng tạo, tự tìm tòi, phát hiện, chiếm lĩnh kiến thức, vận dụng kiến thức thành thạo trở thành kỹ năng, kỹ xảo tạo thành hệ thống tri thức và kỹ năng thực hành, hình thành nhân cách người học. Mục tiêu đặt ra là như vậy, nhưng trong thực tế giảng dạy ở trường tiểu học số 2 Liên thủy còn gặp không ít khó khăn, so với đích cần đạt thì nó có sự cách biệt bởi lẽ: năng lực đội ngũ còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Khả năng tiếp nhận cái mới còn chậm, còn nặng về phương pháp dạy học theo lối cải cách giáo dục. Kỹ năng sư phạm tổ chức dạy học trên lớp thiếu linh hoạt ở một số khâu quan trọng như : khâu giao việc, hướng dẫn, tiếp sức, kiểm soát hoặc tiếp cận các đối tượng học sinh, kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học nhằm bổ trợ cho thực hiên đổi mới phương pháp dạy học hạn chế, dẫn đến nhiều giờ dạy các phân môn Tiếng Việt chưa nhẹ nhàng, chưa tự nhiên, hiệu quả chưa thật cao. Xuất phát từ nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của môn Tiếng Việt cấp Tiểu học và tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học. Xuất phát từ thực tế giảng dạy ở trường, là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tôi đã băn khoăn, trăn trở, suy nghĩ và mạnh dạn đưa ra một số biện pháp chỉ đạo thực hiện, rút kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt cấp Tiểu học. Trong phạm vi bài viết này tôi chỉ đi sâu vào ba phân môn đó là : Tập đọc; Luyện từ và câu và Tập làm văn. Phần thứ hai : nội dung I - Những cơ sở thực tiễn và lý luận đổi mới cách thực hiện PHương pháp dạy học (PPDH) 1- Cơ sở lý luận Thực hiện đổi mới PPDH trước hết cần phải nhận thức sâu sắc về cơ sở lí luận dạy học. Từ cơ sở lý luận dạy học để vận dụng soi rọi vào quá trình dạy học. Nói đến cơ sở lý luận dạy học trước hết chúng ta phải tiếp cận hệ thống, tiếp cận nhân cách, tiếp cận hoạt động và công nghệ dạy học. Tiếp cận hệ thống là cách thức nghiên cứu đối tượng như một hệ thống toàn vẹn, phát triển tự động, tự sinh thành và phát triển thông quan việc giải quyết mưu thuẫn nội tại do sự tương tác hợp quy luật của các thành tố tạo ra. Qua đó phát hiện ra yếu tố sinh thành, yếu tố bản chất tất yếu và lô gic phát triển của đối tượng trở thành hệ toàn vẹn, tích hợp mang chất lượng mới. Ví dụ: Quá trình dạy học được coi là một hệ thống, nó bao gồm nhiều thành tố và các thành tố này có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, ảnh hưởng qua lại với nhau, quyết định chất lượng của nhau ... Mối quan hệ giữa thầy, trò, phương tiện và điều kiện dạy học, mục đích, nội dung và PPDH với quá trình kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học có những quan hệ phụ thuộc nhau. Toàn bộ quá trình dạy học này chịu sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế - xã hội . Trong quá trình dạy học, thầy và trò cũng là chủ thể có mối quan hệ. Quá trình dạy học muốn kiến tạo và phát triển nhân cách phải thông qua sự thống nhất ba mặt đó là : + Tính riêng biệt, độc đáo của cá nhân: Dạy học phải tạo được môi trường thuận lợi nhất cho mỗi cá nhân phát huy được tiềm năng để trở thành chính mình. + Hòa đồng các mối quan hệ liên nhân cách: Giúp người học tham gia vào các hoạt động và các mối quan hệ xã hội. + ảnh hưởng của nhân cách tới xã hội, cộng đồng: Giúp học sinh có thể đóng góp cống hiến sáng tạo cho xã hội, cộng đồng. Quá trình dạy học phải coi hoạt động là bản chất của mình có nghĩa là dạy học chính là quá trình tổ chức các hoạt động khác nhau để học sinh được hoạt động và lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo. Chuyển hóa vào thực tiễn dạy học những thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức....... Sử dụng tối đa phương tiện kĩ thuật hiện đại đa kênh, đa hình vào dạy học. Chú ý đến điều kiện xây dựng công nghệ dạy học. Dạy học phải theo hướng cộng tác, thầy có chức năng thiết kế , tổ chức chỉ đạo và kiểm tra quá trình học, không làm thay, hoc sinh tự điều chỉnh quá trình chiếm lĩnh tri thức của bản thân, tự thiết kế, tổ chức thi công, kiểm tra việc học của chính mình dưới sự hướng dẫn tổ chức, điều hành của giáo viên. Kiểu dạy học này là coi trọng quá trình học của học sinh, tập trung chú ý hình thành ở học sinh những kỹ năng " Học cách học" . Thầy giáo chỉ là trọng tài khoa học, cố vấn khoa học để các em chiếm lĩnh đối tượng ( bài học) một cách chuẩn xác lôgic và hợp lý, vai trò của giáo viên hoàn toàn không bị hạ thấp mà được nâng cao lên nhiều với những yêu cầu cao hơn. Như vậy, người giáo viên hình thành ở học sinh cách học đúng đắn nhờ đó mà phát triển ở các em những kỹ năng cơ sở của quan sát, thu nhập thông tin, đưa ra những suy luận, phán đoán và kết luận. Để làm được điều đó đòi hỏi người thầy không những có đủ tri thức mà phải có phương pháp, kinh nghiệm và đầy sáng tạo, phải hiểu được tâm lý đối tượng để lựa chọn và xây dựng những phương pháp phương tiện và hình thức dạy học phù hợp mang lại hiệu quả cao trong đổi mới PPDH. Dạy và học là một hoạt động song phương giữa thầy và trò. Dạy và học luôn gắn chặt với nhau, tồn tại với nhau, sinh thành ra nhau và thống nhất với nhau. Để đạt được mục tiêu dạy học rõ ràng người thầy phải “lao tâm, khổ tứ trăn trở, nghĩ suy” và thông qua nhiều con đường nhưng có lẽ PPDH, các thủ pháp sư phạm... là cách thức, là con đường, là phương tiện duy nhất. 2- Cơ sở thực tiễn Đổi mới giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang được toàn Dảng, Nhà nước đầu tư quan tâm, trong đó đổi mới cách thực hiện PPDH là linh hồn, cốt lõi, là vấn đề then chốt của chính sách đổi mới giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới cách thực hiện PPDH sẽ làm thay đổi tận gốc nếp nghĩ, nếp làm của bao thế hệ học trò, chủ nhân tương lai của đất nước. Như vậy đổi mới PPDH sẽ tác động vào mọi thành tố của quá trình giáo dục và đào tạo. Nó tạo ra sự hiện đại hóa của quá trình này. Đổi mới cách thực hiện PPDH là đổi mới cái gì? Đổi mới như thế nào?. Chúng ta cần nhấn mạnh rằng: không phải cái gì cũng tồi và cái gì cũng hoàn hảo. Hiệu quả hay không của PPDH là do người sử dụng, tiến hành nó như thế nào? Xét bản thân phương pháp thì không có phương pháp nào là phương pháp tồi, không có phương pháp nào là phương pháp tích cực hay thụ động, mà phương pháp ấy trở nên tồi, thụ động khi con người ta không khai thác hết tiềm năng của nó hoặc sử dụng nó không đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng, thực tế không có phương pháp nào tồn tại lại không có ý nghĩa nào đó. Đổi mới PPDH thực chất không phải thay thế các PPDH cũ bằng các loại PPDH mới. Như vậy đổi mới PPDH không phải là sự thay thế các phương pháp quen thuộc hiện có bằng phương pháp mới lạ. Thực chất chúng ta phải hiểu lại cho đúng cách làm, cách tiến hành các PPDH, cách linh hoạt sáng tạo trong khi sử dụng n
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_mo.pdf