SKKN Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên về việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa ở Trường Tiểu học

Đội ngũ giáo viên là một lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp giáo dục đào tạo, có tính quyết định sự thành bại của một nhà trường. Đội ngũ giáo viên trong trường TH là lực lượng chủ yếu giữ vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch đào tạo, có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục. Thực tiễn giáo dục đã khẳng định điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng giáo dục là chất lượng và động lực dạy học của đội ngũ giáo viên.

Chất lượng giáo dục phụ thuộc trước hết vào tay nghề và ý thức trách nhiệm của lực lượng giáo viên. Muốn làm tốt công tác chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục TH nói riêng phải có đội ngũ giáo viên có tay nghề vững, nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm cao trong công tác. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “ Không có giáo viên tốt thì không có chất lượng cao”. Để có đội ngũ giáo viên tốt, người cán bộ quản lý phải biết sử dụng và có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên một cách cụ thể, thiết thực.

pdf 11 trang Huy Quân 29/03/2025 400
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên về việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa ở Trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên về việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa ở Trường Tiểu học

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên về việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa ở Trường Tiểu học
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC 
BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN VỀ VIỆC ĐỔI 
MỚI CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO 
KHOA Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 
A. Đặt vấn đề: 
Đội ngũ giáo viên là một lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp giáo 
dục đào tạo, có tính quyết định sự thành bại của một nhà trường. Đội ngũ 
giáo viên trong trường TH là lực lượng chủ yếu giữ vai trò rất quan trọng 
trong việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch đào tạo, có ảnh hưởng rất lớn đến 
chất lượng giáo dục. 
Thực tiễn giáo dục đã khẳng định điều kiện tiên quyết để nâng cao 
chất lượng giáo dục là chất lượng và động lực dạy học của đội ngũ giáo 
viên. Chất lượng giáo dục phụ thuộc trước hết vào tay nghề và ý thức 
trách nhiệm của lực lượng giáo viên. Muốn làm tốt công tác chất lượng 
giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục TH nói riêng phải có đội ngũ 
giáo viên có tay nghề vững, nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm cao trong 
công tác. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “ Không có giáo 
viên tốt thì không có chất lượng cao”. Để có đội ngũ giáo viên tốt, người 
cán bộ quản lý phải biết sử dụng và có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo 
viên một cách cụ thể, thiết thực. 
Thực tế đội ngũ giáo viên tiểu học hiện nay là sản phẩm của nhiều 
loại hình đạo tạo “ Một số giáo viên chưa hiểu thấu đáo nội dung SGK, 
yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng các môn học nên trong giảng dạy còn 
lúng túng, đôi khi còn sai lạc” . 
Có thể nói rằng, đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng với yêu cầu đổi 
mới giáo dục phổ thông. Vì vậy, vấn đề cấp bách đặt ra cho giáo dục là 
phải xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ như thế nào để tạo được sức mạnh tổng 
hợp để gánh vác trọng trách của mình mà Đảng và nhân dân giao phó. 
Là một cán bộ quản lý trường TH, nhận thức được vai trò vô cùng 
quan trọng của đội ngũ giáo viên trong sự nghiệp giáo dục, thực hiện công 
cuộc đổi mới giáo dục phổ thông, thấy được thực tế chất lượng đội ngũ 
giáo viên hiện nay, tôi luôn trăn trở với việc: Làm thế nào để có thể bồi 
dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ làm cơ sở để nâng cao 
chất lượng giáo dục trong nhà trường? Tôi đã thực hiện một số biện pháp 
 để bồi dưỡng đội ngũ và bước đầu có kết quả đáng khích lệ nhất là trong 
năm học:2006- 2007. 
B. Quá trình thực hiện việc bồi dưỡng đội ngũ. 
I. Khảo sát chất lượng đội ngũ, lập kế hoạch bồi dưỡng. 
 -Công việc khảo sát điều tra tình hình đội ngũ giáo viên được tiến 
hành từ đầu năm học để phân loại chất lượng đội ngũ và có kế hoạch bồi 
dưỡng sát với từng đối tượng. Đội ngũ giáo viên trường TH Mai Thủy 
gồm 25 người, trình độ đào tạo:Đại học: 2; CĐSP: 12; THSP: 11. Số giáo 
viên dạy được toàn cấp: 18 đ/c. Xếp loại năng lực sư phạm: Tốt:10 đ/c ; 
Khá:9 đ/c ; Đạt yêu cầu: 6 đ/c. Số giáo viên đạt GV dạy giỏi cấp huyện 
qua các năm học: 7 đồng chí. 
- Đội ngũ giáo viên nhìn chung có phẩm chất chính trị tốt, có năng 
lực chuyên môn khá vững, nhiệt tình công tác yêu nghề mến trẻ, có ý thức 
tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Một số giáo 
viên đã nắm bắt và thực hiện tốt việc đổi mới PPDH, đổi mới cách tổ chức 
các hoạt động dạy học cho học sinh. Vì vậy nhiều tiết dạy đạt hiệu quả 
cao. 
Điều kiện kinh tế của giáo viên nhìn chung ổn định, bố mẹ, chồng 
con đều tạo điều kiện cho chị em công tác. 
Bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại cần phải điều chỉnh. Đội ngũ 
giáo viên là sản phẩm của nhiều loại hình đào tạo nên năng lực sư phạm 
không đồng đều.Một số đồng chí chưa theo kịp tinh thần đổi mới GDPT, 
chưa có khả năng dạy toàn cấp. Năng lực dạy các môn chuyên biệt : Âm 
nhạc, Mỹ thuật, Kĩ thuật, Thể dục của giáo viên rất hạn chế. Một vài đồng 
chí tỏ ra bất cập trong giảng dạy. 
Trên cơ sở thực tế chất lượng đội ngũ, qua khảo sát như nhận thức 
chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực tổ chức,hoàn 
cảnh sống... 
tôi xây dựng chương trình và lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 
theo từng tháng, kỳ, năm... với các nội dung bồi dưỡng như: 
 + Bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức, lý tưởng nghề 
nghiệp. 
 + Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm. 
 + Bồi dưỡng khả năng hoạt động và giao tiếp. 
 + Bồi dưỡng kỹ năng và nghệ thuật tiếp cận cá biệt và ứng xử 
tình huống sư phạm ... 
+ Lập kế hoạch bồi dưỡng dài hạn nâng chuẩn trình độ cho giáo viên ( 
Hiện nay 
trường có 5 giáo viên đang theo học các lớp CĐSP ) 
II. Bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức cho đội ngũ 
 - Bồi dưỡng cho giáo viên có lòng yêu nghề mến trẻ có “Kỷ cương, tình 
thương, trách nhiệm” cao, thầy, cô giáo phải là tấm gương sáng để học 
sinh noi theo. 
- Giáo viên Tiểu học tiếp xúc với trẻ từ 6 đến 14 tuổi nên đòi hỏi giáo viên 
phải có lòng thương yêu học sinh, tính kiên nhẫn và tinh thần lạc quan sư 
phạm thì kết quả dạy học mới cao và lôi cuốn được tình cảm học sinh đối 
với thầy cô giáo. Vì vậy, việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho giáo viên 
là bồi dưỡng những vấn đề sau: 
+ Hiểu biết về đường lối chủ trương của Đảng và pháp luật Nhà 
nước. 
+ Tuyên truyền và vận động gia đình và nhân dân thực hiện quan 
điểm, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước. 
+ Tự giác học tập để không ngừng nâng cao kiến thức và năng lực 
chuyên môn nghiệp vụ. 
+ Giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong đơn vị.Thực hiện tốt quy 
chế dân chủ. 
+ Có lối sống lành mạnh, trong sáng, dám đấu tranh chống lại các 
hành vi sai trái có hại đến uy tín của nhà trường và người thầy giáo. 
+ Việc bồi dưỡng phẩm chất chính trị được tiến hành trong suốt 
năm học 
 * Vào đầu năm học nhà trường tổ chức cho giáo viên học tập các văn bản 
về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, học tập nhiệm vụ năm 
học của Bộ, Sở, Phòng GD, học tập luật giáo dục, quy chế dân chủ trường 
học để giáo viên nắm chắc và thực hiện tốt trong quá trình giảng dạy. Sau 
đó, trong năm học, trong các buổi họp HĐSP, họp tổ chuyên môn, nhà 
trường luôn dành thời gian chuyển tải đến cán bộ giáo viên tất cả cácvăn 
bản, các công văn hướng dẫn những vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hoá, 
về chuyên môn nghiệp vụ để giáo viên nắm bắt kịp thời, hiểu và vận dụng 
tốt. Bên cạnh, nhà trường còn dành thời gian vào chiều thứ năm hàng tuần 
để giáo viên cùng đọc thêm sách báo, tài liệu nhằm nâng cao kiến thức, 
hiểu biết, vốn sống ... Việc làm này đã thành nền nếp thói quen của mọi 
người. Để giúp thực hiện tốt việc này, nhà trường đã cho mua 5 loại báo, 
mua thêm các loại sách, tài liệu cần thiết bổ sung trong thư viện nhà 
trường. Vì vậy mà các văn bản như: Luật Giáo dục, Các chế độ đối với 
cán bộ công chức, các tác phẩm: Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Mãi mãi tuổi 
hai mươi, các tập san, báo... đều đến được với mỗi cán bộ giáo viên, có 
tác dụng thiết thực trong việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối 
sống cho đội ngũ. 
 Nhân các ngày lễ kỹ niệm như: 8/3; 20/10;20/11 nhà trường tổ chức 
giao lưu, kỷ niệm để giáo viên trao đổi những kinh nghiệm trong cuộc 
sống nhằm nâng cao kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử góp phần vào quá 
trình giáo dục học sinh. 
III. Bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên 
thông qua các hoạt động chuyên môn . 
1. Thực hiện nền nếp sinh hoạt chuyên môn. 
Tổ chuyên môn đóng vai trò hết sức quan trọng trong nhà trường. 
Do vậy, việc cải tiến nội dung sinh hoạt ở tổ chuyên môn đối với việc 
nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và chất lượng học sinh là điều đáng 
lưu tâm. Để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, trước hết chú 
trọng xây dựng lực lượng tổ trưởng. Tổ trưởng là người có năng lực 
chuyên môn vững chắc, có vai trò quan trọng giúp người cán bộ quản lý 
 chuyên môn ở tổ, khối mình phụ trách. Ngoài chức năng chỉ đạo thực hiện 
chương trình, kế hoạch dạy học từng khối lớp, tổ trưởng cần phải nắm 
chắc năng lực sư phạm từng thành viên trong tổ thông qua dự giờ, thăm 
lớp, kiểm tra giáo viên, học sinh ... để làm tốt công tác bồi dưỡng giáo 
viên tại tổ chuyên môn. 
Trường TH Mai Thủy có 3 tổ chuyên môn. Tổ 1, tổ 2,3 và tổ 4,5. 
Hàng tuần, các tổ sinh hoạt vào chiều thứ 4 và chiều thứ 6 với nội dung: 
Kiểm điểm lại hoạt động chuyên môn của tuần qua và triển khai kế hoạch 
tuần tới. Đồng thời thực hiện tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 
như sau: 
- Tổ chức ôn tập các chuyên đề: Dạy Toán, Tập đọc, Tự nhiên -xã 
hội, Đạo đức tiết 2 ; Ôn luyệnToán( Tiếng Việt) có phân hoá đối tượng... 
- Nắm chuẩn kiến thức về Toán, Tiếng việt theo 4 giai đoạn của 
năm học. 
- Phương pháp hình thức tổ chức dạy học các tiết bồi dưỡng học 
sinh năng khiếu và dạy học sinh yếu ở buổi học thứ 2. 
- Cách bắt lỗi trong bài viết chính tả, Tập làm văn ... 
- Hướng dẫn cách đánh giá, xếp loại học sinh theo thông tư 30. 
- Thông qua dự giờ, thao giảng để định hình, khắc sâu các phương 
pháp dạy học các môn. 
- Tổ chức dạy thể nghiệm một số tiết đã được bồi dưỡng theo từng 
chuyên đề nhằm thống nhất phương pháp dạy và phân công người dạy 
chuyên đề cho dạy tuần sau. 
Phải nói rằng, tổ chuyên môn thực sự là đơn vị bồi dưỡng tại chỗ 
tốt nhất, có hiệu quả cao nhất, bởi lẽ họ luôn gần gũi, hiểu biết lẫn nhau 
nên họ bổ sung, tháo gỡ cho nhau những khó khăn, những vướng mắc 
trong quá trình giảng dạy bằng trí tuệ tập thể. 
2. Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng – Coi trọng hình thức tự bồi 
dưỡng của giáo viên. 
Bên cạnh hình thức bồi dưỡng tập trung theo chuyên đề do Phòng 
tổ chức chúng tôi đã làm tốt công tác bồi dưỡng chuyển tiếp đến tận giáo 
 viên nhằm giúp cho họ nắm được nội dung điều chỉnh và đổi mới, nắm 
được ý đồ của SGK và PPDH nói chung và từng môn học nói riêng theo 
hướng lấy học sinh làm nhân vật trung tâm. 
Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên đi sâu nghiên cứu PP 
giảng dạy, nội dung, chương trình bài dạy của các môn học đồng thời cử 
giáo viên giỏi dạy mẫu các chuyên đề vừa được tiếp thu nhằm tạo cho 
giáo viên nắm bắt những thay đổi SGK và phương pháp tổ chức các hoạt 
động và kĩ thuật dạy học từng môn. 
 Song song với việc bồi dưỡng tại chỗ, trường luôn coi trọng và khích lệ 
công tác tự 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_cong_tac_boi_duong_giao_vien_v.pdf