SKKN Kinh nghiệm về phương pháp rèn kỹ năng làm văn miêu tả cảnh cho học sinh giỏi Khối 6

Đối tượng học sinh ở bậc phổ thông trung học cơ sở (nói riêng) rất hồn nhiên trong trắng nh− vùng đất phù sa màu mỡ phì nhiêu. Giáo viên cùng toàn xã hội phải có trách nhiệm gieo trồng những hạt giống tốt để thu hoạch hoa thơm trái ngọt về cả tri thức và đạo đức. Với môn Ngữ văn thì hạt giống tốt về kiến thức văn học không chỉ riêng nội dung ý nghĩa sâu sắc từ mỗi bài học hay một khái niệm Tiếng Việt nào đó mà học sinh cần phải có được những kỹ năng quý để làm 1 bài văn một cách thành thạo.

Mặt khác văn học từ lâu đã là một bộ môn khoa học xã hội hay song lại là một môn học khiến nhiều học sinh ngại học, ngại viết. Vậy đối với giáo viên giảng dạy bé môn ngữ văn lớp 6 ngoài việc cung cấp nội dung bài dạy theo hướng dẫn của sách giáo khoa, sách giáo viên, chúng tôi còn phải rất quan tâm đến phương pháp rèn kỹ năng hành văn cho học sinh.

pdf 12 trang Huy Quân 29/03/2025 280
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm về phương pháp rèn kỹ năng làm văn miêu tả cảnh cho học sinh giỏi Khối 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Kinh nghiệm về phương pháp rèn kỹ năng làm văn miêu tả cảnh cho học sinh giỏi Khối 6

SKKN Kinh nghiệm về phương pháp rèn kỹ năng làm văn miêu tả cảnh cho học sinh giỏi Khối 6
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
KINH NGHIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP 
RÈN KỸ NĂNG LÀM VĂN MIÊU TẢ 
CẢNH CHO HỌC SINH GIỎI KHỐI 6 
1. Tên sáng kiến : “Kinh nghiệm về Phương pháp 
 rèn kỹ năng làm văn miêu tả cảnh cho học sinh giỏi khối 6 ” 
 1.Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hà 
2. Trình độ chuyên môn : §HSP chuyên ngành ngữ văn. 
3. Nơi công tác : Trường THCS Xuân Lâm 
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến : Trường THCS Xuân Lâm 
5. Giải pháp : giúp hoc sinh học tốt môn tập làm văn 
6.(1): Điều kiện , hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: 
- Đối tượng học sinh ở bậc phổ thông trung học cơ sở (nói riêng) rất hồn 
nhiên trong trắng nh− vùng đất phù sa màu mỡ phì nhiêu . Giáo viên cùng 
toàn xã hội phải có trách nhiệm gieo trồng những hạt giống tốt để thu hoạch 
hoa thơm trái ngọt về cả tri thức và đạo đức. Với môn Ngữ văn thì hạt giống 
tốt về kiến thức văn học không chỉ riêng nội dung ý nghĩa sâu sắc từ mỗi bài 
học hay một khái niệm Tiếng Việt nào đó mà học sinh cần phải có được 
những kỹ năng quý để làm 1 bài văn một cách thành thạo. Mặt khác văn học 
từ lâu đã là một bộ môn khoa học xã hội hay song lại là một môn học khiến 
nhiều học sinh ngại học, ngại viết. Vậy đối với giáo viên giảng dạy bé môn 
ngữ văn lớp 6 ngoài việc cung cấp nội dung bài dạy theo hướng dẫn của sách 
giáo khoa, sách giáo viên, chúng tôi còn phải rất quan tâm đến phương pháp 
rèn kỹ năng hành văn cho học sinh . Đặc biệt là đối tượng học sinh giỏi khối 
6. 
* Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm này. 
- Việc rèn kỹ năng làm văn miêu tả cảnh này trước hết rất thiết thực cho phần 
làm văn miêu tả cảnh nằm trong công tác học kỳ II ngữ văn 6 và một phần 
nâng cao chất lượng bộ môn cho học sinh .Đặc biệt việc rèn kỹ năng làm văn 
miêu tả cảnh cho học sinh theo tôi còn là việc tháo gỡ những vướng mắc, xoá 
đi mặc cảm ngại học văn của một số học sinh. Từ đó xây dựng và phát triển 
tình yêu với môn văn học trong nhà trường cho học sinh. Giúp các em có 
được tình yêu với những cảnh vật bình thường như: dòng sông, cánh đồng, 
mái trường rộng hơn là tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn các em 
học sinh . 
 Lý do trên đây khiến tôi mạnh dạn đưa ra một kinh nghiệm rèn kỹ năng 
miêu tả cảnh cho học sinh giỏi khối 6 nói riêng . 
* Đối tượng áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này. 
- Tôi nghĩ rằng việc rèn kỹ năng miêu tả cảnh cho học sinh giỏi khối 6, trước 
hết là áp dụng cho học sinh có lực học khá của khối. Song người giáo viên 
cũng có thể vận dụng được kinh nghiệm này ở góc độ hẹp hơn, sơ lược hơn 
cho đối tượng là học sinh lớp 6 đại trà vào những buổi phụ đạo. Tuỳ cơ ứng 
biến, tôi còn có thể sử dụng kinh nghiệm này một cách tỉ mỉ, kiên trì cho đối 
tượng là những học sinh ngại học văn, chưa có tình cảm với thể loại văn miêu 
tả cảnh. 
* Nhiệm vụ của sáng kiến kinh nghiệm . 
- Từ những đối tượng đưa ra ở trên, giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn 6 sẽ 
phải thật linh hoạt trong việc rèn kỹ năng cho học sinh. Sau đây là những 
nhiệm vụ của sáng kiến kinh nghiệm này . 
 + Giúp học sinh biết cách xác định đúng yêu cầu của đề bài để xây dựng 
hướng làm bài . 
 + Hướng dẫn học sinh cách tìm ý cho bài văn tả cảnh . 
 + Rèn kỹ năng diễn đạt trong văn miêu tả cảnh cho học sinh . 
 + Rèn kỹ năng dựng đoạn trong văn tả cảnh . 
 + Luyện lời văn chuyển cảnh, liên kết đoạn cho bài văn tả cảnh. 
 + Luyện viết mở bài và kết bài cho bài văn tả cảnh. 
* Cơ sở nảy sinh sáng kiến 
 a. Cơ sở lý luận: 
Văn học là một bộ môn nghệ thuật sáng tạo ngôn từ đầy giá trị. Có thể coi mỗi 
một tác phẩm văn học là một viên ngọc trong cuộc sống, nó bay bổng tạo nên 
những khúc nhạc làm cho cuộc sống đời thường thêm chất thơ. Vậy làm thế 
nào cho học sinh mình cảm nhận được chất thơ của cuộc sống đời thường 
cũng như có thể sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật “ bé con” giá trị ? 
Tôi nghĩ đó là một việc làm mà mọi giáo viên đang tìm cách đi nhẹ nhàng 
nhất và có hiệu quả nhất. 
 Nhìn nhận vấn đề một cách cụ thể hơn chúng ta thấy:chương trình ngữ văn 
lớp 6 so với chương trình tiểu học mà các em đã làm quen và có nhiều những 
khái niệm trừu tượng. Riêng làm văn, đòi hỏi các em phải có cách viết già dặn 
hơn, sinh động hơn và đặc biệt trong văn miêu tả cảnh phải có hình ảnh sống 
động,thuyết phục lòng người. điều đó không thÓ đi từ lý thuyết sang thực 
hành ngay được, bởi tư duy của lứa tuổi các em học sinh lớp 6 còn là tư duy 
cụ thể, chưa tiếp nhận ngay được những kiến thức trừu tượng. Cảm quan của 
các em còn thô sơ chưa có nhiều tính hình ảnh, sáng tạo nghệ thuật. 
b. Cơ sở thực tế: 
 Thực sự mà nói thì các em đã quá quen với việc thực hành viết văn dạng văn 
bản mẫu và tái tạo văn bản tương tự mẫu ở cấp tiểu học. Cho nên việc sáng 
tạo một văn bản nghệ thuật đối với các em học sinh lớp 6 là việc làm vô cùng 
khó khăn và không có hứng thú. Hơn nữa sự say mê đọc tư liệu văn học của 
các em học sinh ( thời nay) quả là ít ỏi, hầu nh− là không có bởi những thông 
tin hiện đại: hoạt hình, truyện tranh, đặc biệt là những dịch vụ In-tơ-nét tràn 
lan cuốn hút lòng trẻ. Điều đó đương nhiên làm nghèo nàn vốn ngôn từ nghệ 
thuật quý giá của văn học trong mỗi học sinh. 
 Từ những cơ sở trên chúng tôi thiết nghĩ :quá trình rèn kỹ năng làm văn 
miêu tả cảnh cho học sinh lớp 6 là một việc làm thiết thực nên làm và làm một 
cách cặn kẽ để có hiệu qña tốt nhất. 
6 (2) Các giải pháp thực hiện . 
Giải pháp cụ thể . 
a.Trước nhất giáo viên cần giúp học sinh biết cách xác định đúng yêu cầu 
của đề bài để xây dựng hướng làm bài. 
* Ví dụ: 
1/ Đề bài: miêu tả cảnh như sau: “Em hãy miêu tả quê hương em vào một buổi 
chiều nắng đẹp”. 
Giáo viên cho học sinh thấy: Trên đây là một đề bài dạng miêu tả cảnh tổng hợp. 
Vậy thế nào là cảnh tổng hợp? - Giáo viên chỉ rõ cho học sinh thấy ta xác định 
cảnh tổng hợp nhờ những từ ngữ nào. 
Ví dụ: Đề yêu cầu tả cảnh tổng hợp thường chứa những từ ngữ như: “một miền 
quê, quê hương em, cảnh vùng quê, hoặc cảnh nơi em ở..” cảnh tổng hợp là như 
thế nào?- là cảnh gồm nhiều cảnh nhỏ, cảnh lẻ. Những cảnh nhỏ, của quê hương 
hay miền quê thường là cảnh đồng, dòng sông, con đường làng, cây đa giếng 
nước sân đình, khu vườn nhà...sau đó giúp học sinh hình dung được cụ thể về 
cảnh miêu tả ở thời gian nào (mùa nào) ở không gian nào ( cảnh đó như thế nào) 
... Việc xác định được đúng yêu cầu của đề như ở ví dụ trên sẽ giúp các em rất 
nhiều trong việc định hình được đối tượng miêu tả. 
b.Hướng dẫn cách tìm ý cho bài văn tả cảnh. 
Khi học sinh đã xác định đúng yêu cầu của đề, xác định chính xác đối tượng miêu 
tả nhưng chắc chắn chưa thể định hình được hướng đi cho bài viết. Để giúp học 
sinh định hình được hướng đi của bài viết văn miêu tả cảnh tôi đã hướng dẫn học 
sinh bước tìm ý cho bài văn tả cảnh : 
- Nhất nhất phải theo một trình tự: Tìm ý bao quát không gian của cảnh chung sẽ 
tả, sau đó cụ thể sẽ có những cảnh nào? Cảnh như thế nào? 
- Bao quát không gian cảnh được coi là một thao tác sơ khoáng của bức tranh 
cảnh, rất quan trọng trong việc định hình tâm thế cũng như nhãn thế cho người 
thưởng thức bức tranh cảnh bằng ngôn từ. Vậy học sinh cần phải nắm được cách 
viết phần bao quát không gian cảnh như thế nào ? Thực tế tôi thấy học sinh 
thường viết một cách cộc lốc cụt lủn, có khi chỉ viết được một, hai câu cho phần 
tả bao quát. Nên dù không phải lĩnh vực tự nhiên, nhưng tôi đã đưa ra theo ý như 
một công thức rễ nhớ cho học sinh : 
 + Để tả bao quát cảnh, trước hết phải có câu xác định vị trí miêu tả khái quát. 
Thường là một vị trí cao hơn, xa cảnh trung tâm để có thể chụp được toàn cảnh 
miêu tả vào nhãn quan của người quan xát một cách tương đối chọn vẹn. 
 + Sau câu văn giúp người đọc biết được vị trí của người quan xát là những lời 
văn nhận xét, đánh giá khái quát đầy nghệ thuật về cảnh chung đó. 
 Cũng không quên lưu ý với học sinh rằng : Lời văn nhận xét, đánh giá khái 
quát đầy nghệ thuật là những lời văn sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ sao 
cho cảnh tả nổi lên sống động, tự nhiên, hồn hậu, trong sáng...sát hợp với yêu cầu 
của đề mà phần (a) đã xác định và mang tính biểu cảm của người quan sát cảnh. 
* Một vài ví dụ cụ thể: 
Ví dụ: Tả bao quát cảnh quê hương em vào một buổi sáng mùa thu: 
Đứng trên đầu đê, ngắm nhìn toàn cảnh làng quê, tôi như đang đắm mình trong 
sắc thu vàng của trốn quê hương thanh bình, trù phú. 
Hay một ví dụ khác về cảnh quê hương vào sáng mùa xuân : 
 Đứng giữa cánh đồng giang rộng cánh tay mà cảm nhận về làng quê. Ôi ! quê 
hương tôi đẹp như một nàng tiên đang mỉm cười trước nhân gian. Thật ấm áp, 
thanh bình đầy sức sống,... 
- Những ý cốt yếu nhất của một dàn bài văn miêu tả cảnh còn là cụ thể những 
cảnh nào? ( Nếu là đề tổng hợp thì cảnh sẽ chia thành nhiều cảnh đơn, nếu là đề 
tả cảnh đơn thì cảnh đơn sẽ có có những điểm nổi bật gì? Như thế nào? ) 
 Học sinh phần lớn thường xa vào kiểu gặp đâu nói đó và không hề xác định 
được rằng mình đang tả cảnh có mục đích làm nổi lên diện mạo như thế nào, có 
làm bật lên được tư tưởng chủ đề mà mình đã xác định được ở đầu bài yêu cầu 
không. Để khắc phục được tình trạng này tôi cho học sinh luyện kỹ năng xác 
định, lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu của cảnh sẽ tả . 
Ví dụ: Cảnh khu vườn vào buổi sáng mùa thu thì có những đặc điểm gì nổi bật? 
 Đầu tiên giáo viên cho học sinh xác định chủ đề của cảnh sẽ dựng là một cảnh 
khu vườn tươi tốt, đầy hoa thơm trái ngọt, rất thanh bình, dân giã mà mang được 
vẻ trù phó của chèn quê hương yêu dấu, đặc biệt cảnh phải mang được dáng dấp 
của thời gian, không gian mà đề quy định ( có đặc trưng của mùa thu). Sau đó 
giáo viên hướng cho học sinh tái hiện từng hình ảnh của khu vườn theo trí tưởng 
tượng nhưng phải sát với hiện thực . 
Ví dụ: Cảnh giàn thiên lý trước sân nhà ngào ngạt dậy hương buổi sớm, hình ảnh 
cây cau cạnh bể nước với những tàu lá già giang rộng, đọt lá non cao vút; hình 
ảnh vườn hoa đua sắc vàng thu cùng ong b-ím; hình ảnh vườn rau tươi tốt cũng 
rất mang đặc trưng mùa thu:cải sen làm d-a đang lên ngồng đang trổ hoa

File đính kèm:

  • pdfskkn_kinh_nghiem_ve_phuong_phap_ren_ky_nang_lam_van_mieu_ta.pdf