SKKN Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán ở Trường Tiểu học

Nâng cao chất lượng giáo dục là vấn đề không chỉ của ngành giáo dục mà còn được toàn xã hội quan tâm. Chính vì lẽ đó mà nó là một phần quan trọng trong chủ đề của nhiều năm học. Để nâng cao chất lượng giáo dục cần đầu tư nâng cao chất lượng đại trà bằng nhiều phương pháp, song đầu tư cho chất lượng mũi nhọn để phát hiện, chọn lựa và bồi dưỡng học sinh giỏi cũng là một vấn đề hết sức quan trọng. Người xưa đã từng nói: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Vì vậy, việc bồi dưỡng học sinh giỏi là bước đi đầu tiên để tạo nên nhân tài cho đất nước và là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục Việt Nam nói chung, giáo dục phổ thông và đặc biệt là các trường Tiểu học nói riêng - nơi ươm mầm trồng người cho tương lai. Ở lứa tuổi tiểu học, học sinh lớp 4, lớp 5 tư duy của các em khá phát triển.

Một số em khá, giỏi thích tìm tòi khám phá những cái mới. Đặc biệt, các bài toán khó thường rất hấp dẫn với các em. Các em dễ nhàm chán hoặc không hứng thú với những bài toán dễ và đơn giản. Mặt khác, để có được học sinh giỏi đạt giải cao trong các kì thi còn do nhiều yếu tố: Tố chất của học sinh, sự quan tâm của gia đình, việc bồi dưỡng của giáo viên. và không ngoại trừ yếu tố may mắn. Tuy nhiên chúng ta không chỉ chờ đợi và cầu mong ở sự may mắn. Theo tôi, điều quan trọng hơn cả là phải trang bị cho các em vững vàng kiến thức trước khi đi thi. Song, bồi dưỡng học sinh giỏi những nội dung gì? Bồi dưỡng như thế nào cho đạt hiệu quả? Điều đó qủa là một vấn đề còn nan giải.

pdf 27 trang Huy Quân 28/03/2025 361
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán ở Trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán ở Trường Tiểu học

SKKN Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán ở Trường Tiểu học
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG HỌC 
SINH GIỎI MÔN TOÁN Ở 
TRƯỜNG TIỂU HỌC 
MỤC LỤC 
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trang 
1 
I. Lí do chọn đề tài 1 
II. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 
III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2 
IV. Phạm vi – giới hạn nghiên cứu: 2 
V. Phương pháp nghiên cứu 2 
PHẦN II: NỘI DUNG 3 
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 3 
I. Đặc điểm lứa tuổi học sinh cuối cấp Tiểu học 3 
II. Tạo hứng thú cho học sinh để “chuyển từ khó thành dễ” 5 
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC TIẾP THU CỦA HỌC SINH 8 
I. Thực trạng 8 
II. Nguyên nhân 8 
CHƯƠNG III: MỘT SỐ DẠNG BÀI VỀ DIỆN TÍCH HÌNH TAM 
GIÁC Ở LỚP 5 
8 
I. Dạng 1: Sử dụng các yếu tố về hình tam giac để giải 8 
II. Dạng 2: Giải thông qua tỉ số của các yếu tố 8 
III. Dạng 3: Giải bằng phương pháp chia hình 9 
CHƯƠNG IV: VẬN DỤNG HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI TOÁN 
I. Dạng 1: Sử dụng các yếu tố về hình tam giác để giải 9 
II. Dạng 2: Giải thông qua tỉ số của các yếu tố 14 
III. Dạng 3: Giải bằng phương pháp chia hình 18 
CHƯƠNG V: KHẢO SÁT KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH 19 
PHẦN III: KẾT LUẬN 20 
I. Kết luận chung 20 
II. Một số giải pháp cụ thể 20 
III. Kiến nghị đề xuất 22 
 KÍ HIỆU 
STT KÍ HIỆU TÊN 
1 TW Trung ương 
2 S Kí hiệu diện tích 
3 SGK Sách giáo khoa 
4 SGV Sách giáo viên 
5 HSG Học sinh giỏi 
6 NXB Nhà xuất bản 
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
 Nâng cao chất lượng giáo dục là vấn đề không chỉ của ngành giáo dục 
mà còn được toàn xã hội quan tâm. Chính vì lẽ đó mà nó là một phần quan 
trọng trong chủ đề của nhiều năm học. Để nâng cao chất lượng giáo dục cần 
đầu tư nâng cao chất lượng đại trà bằng nhiều phương pháp, song đầu tư cho 
chất lượng mũi nhọn để phát hiện, chọn lựa và bồi dưỡng học sinh giỏi cũng 
là một vấn đề hết sức quan trọng. Người xưa đã từng nói: “Hiền tài là nguyên 
khí quốc gia”. Vì vậy, việc bồi dưỡng học sinh giỏi là bước đi đầu tiên để tạo 
nên nhân tài cho đất nước và là một trong những nhiệm vụ quan trọng của 
ngành giáo dục Việt Nam nói chung, giáo dục phổ thông và đặc biệt là các 
trường Tiểu học nói riêng - nơi ươm mầm trồng người cho tương lai. 
 Ở lứa tuổi tiểu học, học sinh lớp 4, lớp 5 tư duy của các em khá phát 
triển. Một số em khá, giỏi thích tìm tòi khám phá những cái mới. Đặc biệt, các 
bài toán khó thường rất hấp dẫn với các em. Các em dễ nhàm chán hoặc 
không hứng thú với những bài toán dễ và đơn giản. Mặt khác, để có được học 
sinh giỏi đạt giải cao trong các kì thi còn do nhiều yếu tố: Tố chất của học 
sinh, sự quan tâm của gia đình, việc bồi dưỡng của giáo viên... và không ngoại 
trừ yếu tố may mắn. Tuy nhiên chúng ta không chỉ chờ đợi và cầu mong ở sự 
may mắn. Theo tôi, điều quan trọng hơn cả là phải trang bị cho các em vững 
vàng kiến thức trước khi đi thi. Song, bồi dưỡng học sinh giỏi những nội dung 
gì? Bồi dưỡng như thế nào cho đạt hiệu quả? Điều đó qủa là một vấn đề còn 
nan giải. 
1. Cơ sở lí luận. 
 - Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục trong thời kì đổi mới là 
nhằm xây dựng, đào tạo những con người, thế hệ có năng lực tiếp thu tốt 
những tinh hoa văn hoá của nhân loại. Phát huy tiềm năng, dân tộc và tính 
tích cực cá nhân, làm chủ tri thức, có khả năng thực hành giỏi, có tư duy sáng 
tạo có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỉ luật để thực hiện công nghiệp 
hoá, hiện đại hoá đất nước. 
 - Nghị quyết TW II chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục 
và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo 
của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, các phương 
tiện hiện đại vào quá trình học” 
2. Cơ sở thực tiễn. 
 Trong quá trình dạy học thực tế của bản thân, qua dự giờ và trao đổi 
cùng đồng nghiệp, tôi thấy rằng việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường tiểu 
học và đặc biệt là việc nâng cao các bài toán có nội dung về diện tích hình 
tam giác ở tiểu học gặp phải nhiều khó khăn. Những khó khăn đó đều từ hai 
chủ thể của quá trình dạy học - học sinh và giáo viên. Học sinh rất khó tiếp 
thu và vận dụng linh hoạt các kiến thức để giải toán dẫn đến tình trạng chỉ 
làm theo mẫu mà không hiểu nội dung yêu cầu của bài tập. Về phía giáo viên 
thì đa số chưa phân loại được các dạng bài cụ thể để từ đó có cái nhìn tổng 
quát và sâu về các bài toán có nội dung về diện tích hình tam giác nên hiệu 
quả giảng dạy chưa cao. 
II. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 
 - Nghiên cứu phương pháp dạy học môn Toán từ đó tìm ra cách giải một 
số bài toán khó về diện tích hình tam giác ở lớp 5. 
 - Nghiên cứu, phân loại các dạng bài tập về diện tích hình tam giác ở lớp 5. 
Đề xuất phương pháp giảng dạy phù hợp để nâng cao chất lượng bồi dưỡng 
học sinh giỏi lớp 5. 
III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 
a. Khách thể nghiên cứu: 
 Cách giải một số bài toán khó về diện tích hình tam giác ở lớp 5. 
 b. Đối tượng nghiên cứu: 
 Học sinh giỏi khối lớp 5 Trường Tiểu học Đại Tự. 
IV. PHẠM VI - GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU: 
 - Sáng kiến kinh nghiệm “Cách giải một số bài toán khó về diện tích 
hình tam giác ở lớp 5” được tiến hành triển khai trong 2 năm học 2011-2012 
và 2012 - 2013 tại trường Tiểu học Đại Tự. 
+ Giai đoạn I: Nghiên cứu thực trạng việc tiếp thu các bài toán nâng cao về 
diện tích hình tam giác của học sinh giỏi lớp 5; nghiên cứu các phương pháp 
giải Toán (đặc biệt là các phương pháp giải toán ở cấp Tiểu học). 
+ Giai đoạn II: Từ thực trạng việc tiếp thu các bài toán nâng cao về diện tích 
hình tam giác của học sinh giỏi lớp 5; từ việc nghiên cứu các phương pháp 
giải Toán tiến hành hướng dẫn học sinh tự giải các bài toán khó về diện tích 
hình tam giác. 
+ Giai đoạn III: Qua thực tiễn giảng dạy các bài toán nâng cao về diện tích 
hình tam giác của học sinh giỏi lớp 5 đề ra các giải pháp nhằm cải thiện thực 
trạng việc dạy học nội dung về diện tích hình tam giác nói riêng và góp phần 
nâng cao chất lượng học sinh giỏi lớp 5 của nhà trường. 
 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết. 
- Phương pháp phân tích tổng hợp. 
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 
PHẦN II: NỘI DUNG 
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 
I. ĐẶC ĐIỂM LỨA TUỔI HỌC SINH CUỐI BẬC TIỂU HỌC 
1. Hoạt động nhận thức của học sinh 
 Với học sinh tiểu học, nhận thức của các em còn mang đậm màu sắc 
cảm tính trực quan. Sự nhận thức này luôn gắn liền với các vật thật, các hình 
ảnh cụ thể gần gũi với cuộc sống thường ngày của các em. Song, quá trình 
nhận thức của học sinh tiểu học cũng thay đổi theo đặc điểm lứa tuổi và đặc 
điểm cá nhân học sinh. Mỗi học sinh là một thực thể riêng biệt có những 
phẩm chất năng lực và hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau nhưng đều mang trong 
mình một tâm hồn nhạy cảm. 
 Ở cuối bậc Tiểu học nhận thức lí tính và tư duy trừu tượng bắt đầu 
xuất hiện và định hình. Các em có sự ghi nhớ lôgic, ghi nhớ khoa họcVì 
vậy, hoạt động học tập của học sinh cũng khác nhiều so với giai đoạn đầu bậc 
học.Việc học của học sinh cũng giống như việc ăn uống và hít thở khí trời của 
mỗi con người, không ai có thể làm thay. Trong hoạt động học, mỗi học sinh 
làm việc theo sự tổ chức, hướng dẫn của thầy giáo để lĩnh hội tri thức và trên 
cơ sở đó hình thành kĩ năng, kĩ xảo nhờ vậy mà trí tuệ các em phát triển, tâm 
hồn các em phong phú. Nhà trường có nhiệm vụ tổ chức quá trình phát triển 
của trẻ bằng cách tổ chức cho các em tiến hành hoạt động lĩnh hội vốn kinh 
nghiệm của thế hệ trước để lại. Trong giáo dục người thầy là người tổ chức 
cho các em hoạt động để các em tự làm ra các sản phẩm giáo dục, cần nuôi 
dưỡng và phát triển nhu cầu học tập của trẻ làm cho các em có hứng thú học 
tập. 
2. Đặc điểm về tư duy của học sinh 
 Tư duy của học sinh là quá trình tâm lí, nhờ đó mà các em hiểu được, 
phản ánh được bản chất của đối tượng, bản chất của các sự vật, hiện tượng 
được học sinh nghiên cứu, xem xét trong quá trình học tập. Tư duy của học 
sinh được các nhà nghiên cứu chia ra thành các loại hình, các kiểu khác nhau, 
đáng chú ý là kiểu phân biệt tư duy thành tư duy kinh nghiệm, tư duy tái tạo, 
tư duy khoa học, tư duy sáng tạo. 
 Tư duy kinh nghiệm có ở các em từ trước lúc các em tới trường. Đó là 
kiểu tư duy hình thành và phát triển trên cơ sở vốn kinh nghiệm mà mỗi em 
tích luỹ được nhờ cuộc sống hàng ngày và quá trình học tập mang lại. Kiểu tư 
duy này chủ yếu dựa vào việc so sánh, đối chiếu đối tượng đang xem xét, 
nhiệm vụ cần giải quyết với những cái tương tự. Nó được sử dụng và phát 
triển trong quá trình học tập của học sinh. Bên cạnh đó thì kiểu tư duy khoa 
học cũng được hình thành dần ở các em. Đây là kiểu tư duy chủ yếu dựa vào 
việc phân tích các mối quan hệ bên trong theo những dấu hiệu chuẩn của đối 
tượng nhờ đó mà các em phát hiện được, hiểu và nắm vững bản chất của đối 
tượng cần nghiên cứu, xem xét. Việc dạy học ở tiểu học cần phải hình thành 
kiểu tư duy này cho các em. 
 Tư duy tái tạo là kiểu suy nghĩ và giải quyết vấn đề đặt ra theo khuôn 
mẫu có sẵn. Đối lập với nó là tư duy sáng tạo. Tư duy sáng tạo là quá trình 
tìm tòi phát hiện ra cái mới, phương pháp mới giải quyết vấn đề. Xuất phát từ 
đặc điểm các loại tư duy nói trên nên việc tổ chức dạy học trong nhà trường 
tiểu học hiện nay là phải hình thành ở các em kiểu tư duy khoa học, tư duy 
sáng tạo chứ không phải hình thành ở các em tư duy tái tạo, tư duy kinh 
nghiệm. 
3. Đặc điểm về chú ý của học sinh 
 Ở học sinh tiểu học có hai loại chú ý: chú ý có chủ định và chú ý không 
chủ định. Chú ý không chủ định là loại chú ý không có dự định trước, không 
cần có một sự cố gắng hoặc áp đặt nào cả. Loại chú ý này đặc trưng cho lứa 
tuổi trẻ trước tuổi đi học. Chú ý có chủ định của học sinh tiểu học thể hiện rõ 
trong quá trình học tập của các em, đó là loại chú ý có chủ ý trước và cần có 
sự tham gia của ý chí. Đến nhà trường tiểu học, học sinh được rèn luyện loại 
chú ý có chủ định, khả năng này của học sinh tăng dần từ lớp 1 đến lớp 
5.Trong quá trình học tập, trẻ em không chỉ làm tăng vốn hiểu biết của mình 
mà trong các em c

File đính kèm:

  • pdfskkn_kinh_nghiem_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_toan_o_truong_t.pdf