SKKN Hướng dẫn học sinh cách tìm hiểu đề, tìm ý, chọn và sắp xếp ý khi làm một bài Tập Làm Văn

Ngày nay khi đất nước phát triển môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng được giáo dục quan tâm và đầu tư đúng mức. Tiếng Việt không chỉ để học làm ngôn ngữ giao tiếp mà Tiếng Việt còn là nơi cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, tăng cường khả năng diễn đạt, trang bị một số hiểu biết ban đầu về tác phẩm văn học và góp phần rèn luyện nhân cách con người

cho học sinh.

Đối với học sinh lớp 4+5 là giai đoạn tiếp thu kiến thức khá cao, yêu cầu của môn Tiếng việt hết sức quan trọng, trong đó phân môn Tập làm văn đóng vai trò chủ chốt nên giáo viên cần chú ý quan tâm đến việc rèn luyện các kỹ năng cơ bản từ đó tiếp tục bồi dưỡng cho học sinh tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chính vì thế mục tiêu của đề tài là hướng dẫn học sinh cách tìm hiểu đề, tìm ý, chọn lọc và sắp xếp ý khi làm một bài Tập làm văn. Dựa vào việc tìm hiểu thực trạng của việc giảng dạy và học tập giờ tìm hiểu đề, quan sát tìm ý cho bài Tập làm văn hiện nay, tôi có một số suy nghĩ về việc hướng dẫn học sinh biết cách tìm hiểu đề, quan sát, tìm ý một cách tích cực có hiệu quả tiến tới học sinh có khả năng nói và viết tốt hơn.

pdf 29 trang Huy Quân 29/03/2025 100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh cách tìm hiểu đề, tìm ý, chọn và sắp xếp ý khi làm một bài Tập Làm Văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Hướng dẫn học sinh cách tìm hiểu đề, tìm ý, chọn và sắp xếp ý khi làm một bài Tập Làm Văn

SKKN Hướng dẫn học sinh cách tìm hiểu đề, tìm ý, chọn và sắp xếp ý khi làm một bài Tập Làm Văn
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
HƯỚNG DẪN HỌC SINH CÁCH TÌM 
HIỂU ĐỀ, TÌM Ý, CHỌN VÀ SẮP XẾP 
Ý KHI LÀM MỘT BÀI TẬP LÀM VĂN 
I. PHẦN MỞ ĐẦU: 
I.1.Lí do chọn đề tài: 
 Hoà chung với nhịp độ đi lên của đất nước đang trên đường tiến vào 
thế kỉ XXI. Một thế kỉ công nghiệp hoá – hiện đại hoá ( CNH- HĐH). 
Mục tiêu của Giáo dục hiện nay là: “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, 
bồi dưỡng nhân tài”. Đó là một nhiệm vụ hết sức vinh quang nhưng cũng 
không kém phần nặng nề của ngành Giáo dục. Như Nghị quyết đại hội 
Đảng lần thứ VIII của Ban chấp hành TW đã khẳng định đẩy mạnh CNH-
HĐH đất nước nhằm mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng , 
dân chủ và văn minh, đất nước vững bước đi lên CNXH. “Giáo dục & 
Đào tạo là quốc sách hàng đầu.”Theo định hướng đó thì bậc tiểu học là 
nền tảng. Mục tiêu giáo dục là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, 
nhằm đào tạo một thế hệ trẻ vừa “ hồng” vừa “chuyên”, có đầy đủ” Đức- 
Trí- Mĩ- Duc”; có kiến thức văn hoá, khoa học, có kĩ năng nghề nhiệp, lao 
động tự chủ, sáng tạo, có kĩ thuật, giàu lòng yêu nước, yêu Chủ nghĩa xã 
hội, sống lành mạnh, đáp ứng với nhu cầu phát triển của đất nước trong 
những năm 2012-2020 và trong tương lai. Mỗi một môn học ở bậc tiểu 
học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ ; cung cấp 
cho trẻ những trí thức cần thiết. Đặc biệt môn Tập làm văn là một phân 
môn hết sức quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng nói và viết cho trẻ. 
Vì vậy dạy cho học sinh biết tìm hiểu đề ,quan sát tìm ý  để hình thành 
một thói quen chuẩn bị tốt trước khi làm một bài Tập làm văn là một yêu 
cầu hết sức quan trọng. Muốn tìm hiểu đề tốt, học sinh cần nắm được cách 
đặt các câu hỏi tìm trọng tâm của đề một cách chính xác và những yêu cầu 
để làm tốt một bài Tập làm văn. 
 Đối với cả giáo viên và học sinh đều chưa nhận thức được hết tầm 
quan trọng của giờ hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài, quan sát, tìm ý , 
chọn lọc ý và sắp xếp ý nên chất lượng giờ dạy còn hạn chế. Từ thực tế 
trên, qua quá trình giảng dạy, khi thấy học sinh thường sai đề một cách 
đáng tiếc.Với mong muốn có một đóng góp nhỏ bé trong việc giáo dục 
học sinh phát triển toàn diện; nâng cao năng lực sư phạm cho bản thân. 
Xuất phát từ những suy nghĩ trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài : “ Hướng 
dẫn học sinh tìm hiểu đề, tìm ý, chọn lọc và sắp xếp ý khi làm một bài 
Tập làm văn.” 
I.2. Mục đích, nhiệm vụ đề tài: 
Ngày nay khi đất nước phát triển môn Tiếng Việt nói chung và phân 
môn Tập làm văn nói riêng được giáo dục quan tâm và đầu tư đúng mức. 
Tiếng Việt không chỉ để học làm ngôn ngữ giao tiếp mà Tiếng Việt còn là 
nơi cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người, 
cung cấp vốn từ, tăng cường khả năng diễn đạt, trang bị một số hiểu biết 
ban đầu về tác phẩm văn học và góp phần rèn luyện nhân cách con người 
cho học sinh. 
 Đối với học sinh lớp 4+5 là giai đoạn tiếp thu kiến thức khá cao, yêu 
cầu của môn Tiếng việt hết sức quan trọng, trong đó phân môn Tập làm 
văn đóng vai trò chủ chốt nên giáo viên cần chú ý quan tâm đến việc rèn 
luyện các kỹ năng cơ bản từ đó tiếp tục bồi dưỡng cho học sinh tình yêu 
Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của 
Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội 
chủ nghĩa. Chính vì thế mục tiêu của đề tài là hướng dẫn học sinh cách 
tìm hiểu đề, tìm ý, chọn lọc và sắp xếp ý khi làm một bài Tập làm văn. 
Dựa vào việc tìm hiểu thực trạng của việc giảng dạy và học tập giờ tìm 
hiểu đề, quan sát tìm ý cho bài Tập làm văn hiện nay, tôi có một số suy 
nghĩ về việc hướng dẫn học sinh biết cách tìm hiểu đề, quan sát, tìm ý 
một cách tích cực có hiệu quả tiến tới học sinh có khả năng nói và viết tốt 
hơn. 
 Với những mục đích, nội dung nghiên cứu của đề tài trên và những 
kiến thức thu nhặt được từ quá trình giảng dạy, kết hợp với tham khảo 
qua sách báo, tài liệu, bản thân tôi đã tìm hiểu tình hình học tập phân môn 
Tập làm văn lớp 4+5 ở Trường tiểu học Phú Lộc qua việc rèn luyện hình 
thành các kĩ năng của học sinh. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng học 
tập phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 4+5. 
I.3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu: 
Vì thời gian nghiên cứu có hạn nên đối tượng nghiên cứu của đề tài 
là các em học sinh lớp 4+5 Trường Tiểu Học Phú Lộc. 
I.4.Giới hạn phạm vi nghiên cứu: 
 Từ thực tế trên, qua quá trình giảng dạy, khi thấy học sinh thường sai 
đề một cách đáng tiếc. Với mong muốn có một đóng góp nhỏ bé trong 
việc giáo dục học sinh phát triển toàn diện; nâng cao năng lực sư phạm 
cho bản thân. Tôi đã tìm hiểu nguyên nhân và bổ cứu trong cách dạy của 
mình. Sau đây là những bước nhằm giúp học sinh làm bài một cách có 
chất lượng qua “Tìm hiểu đề, tìm ý, chọn lọc và sắp xếp ý” trước khi làm 
một bài Tập làm văn hoàn chỉnh của lớp 4+5. 
I.5. Phương pháp nghiên cứu: 
 Dùng phương pháp tổng kết kinh nghiệm, ngoài ra còn sử dụng một số 
phương pháp sau: 
- Phương pháp điều tra. 
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm ( Nghiên cứu bài làm của các em). 
- Phương pháp trò chuyện. 
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc, tham khảo tài liệu qua sách 
báo,... 
- Khảo sát tình hình thực tế, dự giờ thăm lớp. 
- Phương pháp thực hành, so sánh đối chiếu,. 
II. PHẦN NỘI DUNG : 
II.1. Cơ sở lí luận: 
 Trong thực tế bài làm của học sinh thường không xuất sắc vì rơi vào 
các trường hợp sau: sai đề hoàn toàn; bài làm dàn trãi, không thể hiện 
được trọng tâm yêu cầu của đề ra; bài làm phiến diện, thiếu cân đối (ý 
trọng tâm thì lướt qua còn ý phụ lại đi sâu hơn); bài làm đúng yêu cầu 
nhưng ý nghèo, nông cạn, Nguyên nhân chính của những sai sót này là 
do học sinh không chịu tìm hiểu kỹ đề, tìm và chọn lọc ý mà chỉ đọc qua 
quýt rồi làm bài trực tiếp chứ không thông qua làm nháp. Không chỉ do 
học sinh lười tìm hiểu đề mà thực chất do giáo viên chúng ta không chú 
trọng đến khâu này, không trực tiếp hướng dẫn và kiểm tra một cách 
nghiêm túc, chặt chẽ đối với học sinh cho nên các em không có thói quen 
tìm hiểu đề, tìm ý. Thậm chí, một số giáo viên có ý thức chú trọng khâu 
này nhưng lại lúng túng chưa tìm ra biện pháp hướng dẫn cho học sinh 
xâm nhập đề ra nên đã bỏ qua bước quan trọng bậc nhất này. Tìm hiểu 
đề, tìm ý, chọn và sắp xếp ý khi làm một bài văn là khâu đầu tiên quan 
trọng nhất quyết định đúng sai trong quá trình làm bài. Đặc biệt, đối với 
học sinh tiểu học khâu này lại càng cần thiết vì các em còn nhỏ, ngây thơ 
trong cách học, cách hiểu, cách làm bài. 
II.2. Thực trạng: 
a/ Thuận lợi - Khó khăn: 
* Thuận lợi: 
+ Về phía giáo viên: 
- Trong quá trình dạy học bản thân cũng như các giáo viên khác luôn được 
Nhà trường quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ cho công tác dạy học. Đội ngũ 
giáo viên Nhà trường có tay nghề cao là điều kiện thuận lợi để giáo viên 
dự giờ học hỏi kinh nghiệm. Học sinh có đầy đủ SGK và Giáo viên có đầy 
đủ sách hướng dẫn , được học về cách sử dụng các phương tiện dạy học 
hiện đại. Bản thân giáo viên yêu nghề, có năng lực sư phạm. 
- Giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với công việc giảng dạy, hết lòng yêu 
thương trẻ. Quan tâm và hiểu tâm lí của từng học sinh trong lớp, nắm 
được sức học của từng em để từ đó có hướng rèn luyện đúng đắn, tạo 
hứng thú học văn cho các em. 
- Giáo viên nắm rõ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp một cách cơ 
bản, việc sử dụng đồ dùng dạy học tương đối có hiệu quả. 
- Sự chỉ đạo của chuyên môn PGD, trường, tổ khối có vai trò tích cực 
giúp giáo viên đi đúng nội dung, chương trình phân môn Tập làm văn. 
- Qua các tiết dạy mẫu, các cuộc thi, hội thao đã có nhiều giáo viên thành 
công khi dạy Tập làm văn. 
- Qua các phương tiện thông tin đại chúng, ti vi, đài, sách báo giáo viên 
tiếp cận với phương pháp đổi mới Tập làm văn thường xuyên hơn. 
- Tài liệu giảng dạy của thư viện nhà trường phong phú, phù hợp với từng 
đối tượng học sinh. 
+ Về phía học sinh: 
- Đa số học sinh được sự quan tâm chăm sóc của gia đình. Được giáo 
dục trong môi trường lành mạnh, trong xã hội tiến bộ và phát triển. Các 
em đều có động cơ học tập đúng đắn, luôn muốn tìm tòi, khám phá thế 
giới muôn màu, muôn vẻ xung quanh. Sự quan tâm của phụ huynh học 
sinh cũng góp phần nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn nói riêng 
và môn Tiếng việt nói chung. 
- Học sinh lớp 4+5 phần lớn đã đọc thông viết thạo, có cố gắng trong quá 
trình tiếp thu bài cũng như hình thành và rèn luyện kĩ năng cho mình. Một 
số học sinh có khả năng tiếp thu nhanh kiến thức, ý thức tốt trong việc tìm 
hiểu đề kĩ, quan sát, tìm và chọn lọc ý khi làm một bài văn. 
- Các em rất giàu tư duy sáng tạo, mỗi em đều có những sở trường riêng. 
Ở lứa tuổi các em rất thích tỏ ra mình là một người lớn, biết vâng lời, luôn 
luôn lắng nghe, ham học hỏi,say mê tìm tòi,hồn nhiên, ngây thơ, trong 
sáng. Các em thường thể hiện nét ngộ nghĩnh đáng yêu và cảm nhận thế 
giới xung quanh theo từng cách riêng với trí tưởng tượng không giống 
nhau. 
- Các em học sinh đều được học 2 buổi/ngày. Buổi sáng học lý thuyết và 
buổi chiều được luyện tập củng cố để khắc sâu kiến thức. Từ đó giúp các 
em có khả năng sử dụng thành thạo các bài tập thực hành và áp dụng linh 
hoạt vào các phân môn khác. 
 * Khó khăn: 
- Do đặc điểm lứa tuổi học sinh giai đoạn này thường tiếp thu tốt nhưng 
cũng nhanh quên; các em còn ngại khó, hễ gặp vấn đề hơi khó là muốn 
dừng lại mà phân môn Tập làm văn lại là môn đòi hỏi tính cần cù, nhẫn 
nại cao. 
- Trong trường có học sinh của ba dân tộc khác nhau, nhìn chung khả 
năng tiếp thu không đồng đều, một số học sinh vốn ngôn ngữ Tiếng việt 
hạn chế nên đã ảnh hưởng nhiều đến khả năng tạo lập văn bản của các em. 
- Đối với học sinh vùng sâu, vùng xa điều kiện để các em phát triển về 
giao tiếp còn hạn chế không được mở rộng như thành thị, học sinh chưa 
nhạy bén trong va chạm, vốn sống của các em chưa thật phong phú. 
- Ý thức học tập của một số em còn hạn chế. Bên cạnh đó học sinh với lối 
tư duy cụ thể, khả năng tư duy trừu tượng chưa cao, chưa có ý

File đính kèm:

  • pdfskkn_huong_dan_hoc_sinh_cach_tim_hieu_de_tim_y_chon_va_sap_x.pdf