SKKN Cán bộ quản lí với công tác kiểm tra, đánh giá giờ lên lớp của giáo viên

Với tầm quan trọng và ý nghía trên tôi xác định rằng việc thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá trong nội bộ trường học là một trong những chức năng cơ bản của người quản lí . Nêú người cán bộ quản lí không thực hiện chức năng kiểm tra hoặc ít kiểm tra hoặc kiểm tra thiếu kế hoạch sẽ gây tác hại to lớn đối với phong trào đó là:

+ Đối tượng quản lí là con người làm nên phong trào sẽ làm việc đối phó, hình thức chiếu lệ dẫn đến chất lượng, hiệu quả công tác của đội ngũ về thực hiện các nhiệm vụ được giao không đáp ứng yêu cầu đề ra và quan điểm chỉ đạo.

+ Việc đánh giá của nhà trường đối với cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh, đánh giá các phong trào thi đua sẽ chung chung “ Hoà cả làng” do vậy không phát huy được sức mạnh của tập thể sư phạm, tập thể học sinh; không khai thác, phát huy được các nhân tố tích cực trong đội ngũ để tham gia xây dựng các phong trào thi đua.

Vì thế, cán bộ quản lí trường học cần coi trọng chức năng kiểm tra, đánh giá trong nội bộ trường học. Điều 22 chương IV của quy chế về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục có ghi “ Hiệu trưởng các trường, thủ trưởng các cơ sở giáo dục đào tạo trong ngành có trách nhiệm sử dụng bộ máy quản lí và các cán bộ trong đơn vị để kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ kế hoạch của cá nhân và các bộ phận thuộc quyền quản lí.”

pdf 13 trang Huy Quân 29/03/2025 240
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Cán bộ quản lí với công tác kiểm tra, đánh giá giờ lên lớp của giáo viên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Cán bộ quản lí với công tác kiểm tra, đánh giá giờ lên lớp của giáo viên

SKKN Cán bộ quản lí với công tác kiểm tra, đánh giá giờ lên lớp của giáo viên
. 
Phòng Gd&ĐT Lệ Thủy Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam Trường 
Tiểu học Mai Thủy Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. 
 ---------------------- ------------------------ 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
CÁN BỘ QUẢN LÍ VỚI CÔNG TÁC 
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỜ LÊN 
LỚP CỦA GIÁO VIÊN 
Họ và tên: trương thị hoan 
Hiệu trưởng Tiểu học Mai Thủy 
I.Đặt vấn đề : 
 Như chúng ta đã biết công tác kiểm tra đánh giá vừa là điều tra xem 
xét đánh giá một quá trình hoạt động sư phạm vừa là tự kiểm tra đánh giá 
các quyết định của của người cán bộ quản lí. Chức năng kiểm tra không 
phải chỉ tiến tới xếp loại bình bầu mà còn xác định phương hướng mục 
tiêu, điều chỉnh kế hoạch cho một quyết định mới. 
 Công tác kiểm tra là theo dõi, giám sát phát hiện các hoạt động sư 
phạm ở mặt đúng, mặt sai nhằm động viên giúp đỡ giáo viên ,học sinh thực 
hiện hoàn thành các nhiệm vụ được giao. 
 Thông qua công tác kiểm tra đánh giá xác định được kết quả giáo 
dục có phù hợp với mục tiêu, nội dung kế hoạch quy chế đề ra về thực hiện 
nhiệm vụ năm học. 
 Với tầm quan trọng và ý nghía trên tôi xác định rằng việc thực hiện 
công tác kiểm tra, đánh giá trong nội bộ trường học là một trong những 
chức năng cơ bản của người quản lí . Nêú người cán bộ quản lí không thực 
hiện chức năng kiểm tra hoặc ít kiểm tra hoặc kiểm tra thiếu kế hoạch sẽ 
gây tác hại to lớn đối với phong trào đó là: 
 + Đối tượng quản lí là con người làm nên phong trào sẽ làm việc đối 
phó, hình thức chiếu lệ dẫn đến chất lượng, hiệu quả công tác của đội ngũ 
về thực hiện các nhiệm vụ được giao không đáp ứng yêu cầu đề ra và quan 
điểm chỉ đạo. 
 + Việc đánh giá của nhà trường đối với cán bộ giáo viên, nhân viên, 
học sinh, đánh giá các phong trào thi đua sẽ chung chung “ Hoà cả làng” do 
vậy không phát huy được sức mạnh của tập thể sư phạm, tập thể học sinh; 
không khai thác, phát huy được các nhân tố tích cực trong đội ngũ để tham 
gia xây dựng các phong trào thi đua. 
 Vì thế, cán bộ quản lí trường học cần coi trọng chức năng kiểm tra, 
đánh giá trong nội bộ trường học. Điều 22 chương IV của quy chế về tổ 
chức và hoạt động của thanh tra giáo dục có ghi “ Hiệu trưởng các trường, 
thủ trưởng các cơ sở giáo dục đào tạo trong ngành có trách nhiệm sử dụng 
bộ máy quản lí và các cán bộ trong đơn vị để kiểm tra việc thực hiện chính 
sách, pháp luật , nhiệm vụ kế hoạch của cá nhân và các bộ phận thuộc 
quyền quản lí..” 
Tổ chức kiểm tra đánh giá một cách khoa học sẽ giúp người quản lí 
nắm bắt được những thông tin từ đội ngũ, biết được thực chất công tác dạy 
và học của giáo viên, từ đó mà yêu cầu phát huy ưu điểm hoặc bổ sung, 
điều chỉnh những lệch lạc, tồn tại để thúc đẩy các hoạt động tích cực, nâng 
cao chất lượng dạy học trong nhà trường. 
Thấy được vai trò quan trọng của việc tổ chức kiểm tra nội bộ trường 
học trong quá trình chỉ đạo trường Tiểu học thực hiện mục tiêu chính của 
bậc học, của ngành Giáo dục - Đào tạo, tôi đi sâu vào nghiên cứu, tìm 
hiểu, tổ chức thực hiện, từ đó rút ra những kinh nghiệm, những bài học để 
tiếp tục vận dụng trong quá trình chỉ đạo. 
 Công tác tổ chức kiểm tra nội bộ trường học của cán bộ quản lí 
trường Tiểu học bao hàm nhiều nội dung, nhiều vấn đề. ở đây, tôi chỉ đi sâu 
vào nghiên cứu, tìm hiểu một vấn đề, một khía cạnh, đó là: “Công tác kiểm 
tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên”. 
Kiểm tra đánh giá giờ lên lớp là một trong những biện pháp có hiệu 
quả nhất để nâng cao chất lượng dạy học và chất lượng quản lý trong nhà 
trường Tiểu học. Kiểm tra đánh giá giờ lên lớp đúng đắn giúp người người 
quản lí nắm được những thông tin chính xác về trình độ nghiệp vụ, năng 
lực chuyên môn của mỗi giáo viên, chất lượng học tập của học sinh. Từ đó 
để nhà trường lập kế hoạch chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên 
môn cho đội ngũ. Kiểm tra đánh giá đúng đắn giờ lên lớp giúp cho đội ngũ 
giáo viên tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ 
dạy và học, làm cho giờ dạy trên lớp nhẹ nhàng, tự nhiên, chất lượng và 
hiệu quả, kích thích sự tích cực hoạt động, hứng thú trong học tập của học 
sinh, góp phần nâng cao chất lượng học tập, chất lượng giáo dục toàn diện 
trong nhà trường. 
Việc kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên là một việc làm 
thường xuyên trong quá trình lãnh đạo của người quản lí . Hiệu quả của 
việc làm này đã thực sự có nhiều đóng góp trong quá trình đi lên của mỗi 
nhà trường. Hiện nay, bậc Tiểu học đang thực hiện đổi mới chương trình và 
sách giáo khoa để đáp ứng yêu cầu đào tạo con người của xã hội mới. 
Muốn thực hiện tốt công cuộc đổi mới trong giáo dục, cái quan trọng, cái 
cốt lõi nhất là đổi mới phương pháp dạy học – là linh hồn –là xương sống 
của quá trình dạy học.Việc đổi mới được thể hiện rõ nhất trong các giờ lên 
lớp của giáo viên. Vì thế công tác kiểm tra đánh giá giờ lên lớp sẽ giúp giáo 
viên ngày càng thực hiện tốt khâu đột phá này trong dạy học, nâng cao 
trình độ và chất lượng đội ngũ. 
B. nội dung 
 I. Những cơ sở lý luận và thực trạng tình hình. 
1. Cơ sở lý luận: 
+ Chất lượng dạy học ở nhà trường được phản ánh qua chất lượng 
mỗi giờ lên lớp bởi nó thể hiện rõ năng lực của giáo viên và kết quả học tập 
của học sinh. 
Lý luận và thực tiễn dạy – học đã chỉ ra rằng: Bất kỳ một nhà trường 
nào, ở đâu, trong mọi hoạt động lịch sử cũng đều có hoạt động trung tâm là 
quá trình dạy học. Hai hoạt động này xảy ra trong cùng một thời điểm và 
thống nhất một cách bchặt chẽ. Như vậy, kiểm tra đánh giá chất lượng của 
nhà trường không thể tách rời đánh giá quá trình dạy học mà cốt lõi của nó 
là kiểm tra đánh giá hiệu quả giờ lên lớp. 
Giờ lên lớp phản ánh một cách khách quan, trung thực, chính xác 
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm của mỗi giáo viên, là 
điều kiện cần và đủ để mỗi giáo viên thể hiện mình. 
+ Giờ lên lớp vừa là một hoạt động khoa học vừa là một hoạt động 
nghệ thuật. 
 Quá trình dạy học là quá trình người thầy tác động đến học sinh, 
giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng cơ bản, hình thành nhân cách 
theo yêu cầu của xã hội. Quá trình này có mục đích, nội dung, phương 
pháp, hình thức dạy – học và phải tuân theo một hệ thống nguyên tắc dạy – 
học nhất định. 
Quá trình dạy học đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên 
môn nghiệp vụ vững vàng, phải tuân thủ các quy chế chuyên môn. Bên 
cạnh đó, người giáo viên phải hiểu sâu sắc đối tượng dạy học của mình, 
biết linh hoạt sáng tạo trong việc lựa chọn, kết hợp các phương pháp, biết 
sử dụng ngôn ngữ giao tiếp một cách thích hợp, biết xử lý tất cả các tình 
huống đa dạng của thực tế dạy – học... Đây chính là nghệ thuật, là năng lực 
sư phạm của mỗi giáo viên. Thực hiện được như vậy mới thực sự nâng cao 
chất lượng dạy và học. 
 Để đáp ứng những yêu cầu của khoa học dạy - học, những biện 
pháp tác động của người quản lí đem lại hiệu quả rõ rệt. Đó là cách bố trí 
đúng người, đúng việc nhằm phát huy cao nhất những mặt mạnh trong 
chuyên môn của mỗi người. Các biện pháp giúp đỡ giáo viên nâng cao tay 
nghề như : kiểm tra đánh giá giờ dạy, bồi dưỡng theo chuyên đề, hội thảo... 
Trong đó kiểm tra đánh giá giờ lên lớp có vai trò to lớn trong việc nâng cao 
chất lượng dạy và học. 
+Kiểm tra đánh giá là một chức năng của người quản lý nhà trường: 
Trong một năm học, quản lý nhà trường theo một chu trình mà kiểm 
tra, đánh giá là chức năng cơ bản của chu trình đó. 
Đánh giá là công cụ của hệ thống điều khiển giúp cho người quản lý 
xác định được mức độ thực trạng, từ đó mà có kế hoạch điều chỉnh. 
- Có kiểm tra đánh giá thì người quản lý mới biết được kế hoạch của 
nhà trường đã diễn ra như thế nào và thực hiện đến đâu. Từ đó tìm ra 
những biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn nắn, điều chỉnh sao cho mọi hoạt 
động của nhà trường có hiệu quả hơn, đạt mục tiêu đề ra. 
- Ngược lại, nếu không có kiểm tra đánh giá, buông xuôi mọi hoạt 
động thì không thể biết nắm bắt được thông tin đang hàng ngày hàng giờ 
diễn ra trong nhà trường. 
Kiểm tra đánh giá không những là chức năng của người quản lý mà 
còn là khâu quan trọng, quyết định, là nhiệm vụ hàng đầu của người quản 
lý. 
+ Kiểm tra đánh giá là trách nhiệm, quyền hạn của người quản lý : 
- Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm toàn bộ 
hoạt động của nhà trường, quyết định những vấn đề quan trọng nhất của 
kiểm tra đánh giá, là người đưa ra kết luận cuối cùng và chịu trách nhiệm 
về những quyết định đó. 
- Kiểm tra đánh giá giờ lên lớp là một nội dung chính trong công tác 
kiểm tra đánh giá của người quản lý : 
 Qua kiểm tra đánh giá giờ lên lớp, người quản lí có được những 
thông tin ngược chiều từ các đối tượng quản lý của mình. Qua đó, nắm bắt 
được các hoạt động dạy – học diễn ra như thế nào, chất lượng của nó ra 
sao, những chỗ nào phù hợp, chỗ nào còn sơ hở, lệch lạc ... để có kế hoạch 
điều chỉnh, bổ sung. 
- Kiểm tra giờ lên lớp là một hoạt động phức tạp, đối tượng chủ yếu 
là con người. Vì vậy, người quản lí không thể kiểm tra một cách tùy tiện 
mà phải tuân theo một hệ thống nguyên tắc theo 3 khâu sau: 
 + Chuẩn bị lên lớp của giáo viên. 
 + Dự giờ trên lớp. 
 + Kiểm tra hiệu quả của giờ lên lớp. 
Sau khi kiểm tra cần tiến hành đánh giá giờ lên lớp. Đánh giá là khâu 
cuối cùng của quá trình kiểm tra . 
2. Cơ sở thực tiễn: 
 Trong những năm trước đây công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp đã có 
sự chú ý, 100% cán bộ giáo viên đều được kiểm tra. Song phương pháp , tổ 
chức kiểm tra còn lúng túng, chưa xây dựng quy trình và kế hoạch kiểm tra 
một cách cụ thể nên hiệu quả công tác kiểm trađạt kết quả chưa cao. Chất 
lượng dạy và học có chuyển biến nhưng chưa mạnh. Trong những năm học 
gần đây, việc kiểm tra nội bộ trường học, kiểm tra giờ lên lớp của người 
quản lí có những thuận lợi nhất định. Đó là đã có hệ thống các tài liệu 
hướng dẫn cách kiểm tra đánh giá, có các văn bản chỉ đạo công tác kiểm tra 
trường học của Bộ, Sở, Phòng giáo dục với các bậc học theo từng năm học. 
Nội dung các văn bản đã nêu rõ qua

File đính kèm:

  • pdfskkn_can_bo_quan_li_voi_cong_tac_kiem_tra_danh_gia_gio_len_l.pdf