SKKN Bồi dưỡng đội ngũ giải pháp nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học

Sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Trong những năm qua, ngành giáo dục đã và đang tích cực thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện về chương trình và sách giáo khoa. Mỗi một người thầy giáo phải tích cực tự bồi dưỡng đề nâng cao kĩ năng sư phạm nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới. Bậc Trung học cơ sở là một bộ phận hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này, bởi đây là bậc học mang tính bản lề về kiến thức, nhận thức cho học sinh sau này để các em học lên Trung học phổ thông và các trường chuyên nghiệp.

Để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới giáo dục phổ thông, công tác bồi dưỡng đội ngũ là rất quan trọng. Đây là một giải pháp thiết thực nhất nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên và kết quả học tập của học sinh. Bồi dưỡng đội ngũ là cái gốc của đổi mới phương pháp dạy học. Việc bồi dưỡng cho đội ngũ tốt sẽ giúp cho giáo viên đủ điều kiện để thực hiện đổi mới phương pháp. Đây là yêu cầu quan trọng và bức xúc của toàn ngành giáo dục và là yêu cầu cần thiết đối với mỗi cán bộ quản lý ở trường Trung học cơ sở. Nói đến bồi dưỡng đội ngũ là một phạm vi rất rộng đòi hỏi ở người quản lý giáo dục cần có một tâm huyết nghề nghiệp, nắm chắc “cái thần” của sự đổi mới để từ đó lập kế hoạch bồi dưỡng giúp cho đội ngũ một cách thường xuyên để người đứng lớp chắt lọc, điều chỉnh và vững vàng trong đổi mới phương pháp dạy học. Trong bài viết này, tôi sẽ đề cập đến 2 vấn đề trọng tâm trong hoạt động bồi dưỡng, đó là: bồi dưỡng cho đội ngũ về phương pháp dạy học và đổi mới cách kiểm tra đánh giá học sinh.

pdf 11 trang Huy Quân 28/03/2025 140
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Bồi dưỡng đội ngũ giải pháp nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Bồi dưỡng đội ngũ giải pháp nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học

SKKN Bồi dưỡng đội ngũ giải pháp nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
“BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ” GIẢI 
PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỔI 
MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 
I/ Đặt vấn đề: 
 Sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt 
quan tâm. Trong những năm qua, ngành giáo dục đã và đang tích cực 
thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện về chương trình và sách giáo 
khoa. Mỗi một người thầy giáo phải tích cực tự bồi dưỡng đề nâng cao 
kĩ năng sư phạm nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới. 
 Bậc Trung học cơ sở là một bộ phận hết sức quan trọng trong quá 
trình thực hiện nhiệm vụ này, bởi đây là bậc học mang tính bản lề về 
kiến thức, nhận thức cho học sinh sau này để các em học lên Trung học 
phổ thông và các trường chuyên nghiệp. 
 Để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới giáo dục phổ thông, 
công tác bồi dưỡng đội ngũ là rất quan trọng. Đây là một giải pháp thiết 
thực nhất nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên và kết quả 
học tập của học sinh. Bồi dưỡng đội ngũ là cái gốc của đổi mới phương 
pháp dạy học. Việc bồi dưỡng cho đội ngũ tốt sẽ giúp cho giáo viên đủ 
điều kiện để thực hiện đổi mới phương pháp. Đây là yêu cầu quan trọng 
và bức xúc của toàn ngành giáo dục và là yêu cầu cần thiết đối với mỗi 
cán bộ quản lý ở trường Trung học cơ sở. 
 Nói đến bồi dưỡng đội ngũ là một phạm vi rất rộng đòi hỏi ở người 
quản lý giáo dục cần có một tâm huyết nghề nghiệp, nắm chắc “cái 
thần” của sự đổi mới để từ đó lập kế hoạch bồi dưỡng giúp cho đội ngũ 
một cách thường xuyên để người đứng lớp chắt lọc, điều chỉnh và vững 
vàng trong đổi mới phương pháp dạy học. Trong bài viết này, tôi sẽ đề 
cập đến 2 vấn đề trọng tâm trong hoạt động bồi dưỡng, đó là: bồi dưỡng 
cho đội ngũ về phương pháp dạy học và đổi mới cách kiểm tra đánh giá 
học sinh. 
II/ Thực trạng đội ngũ: 
 Trường Trung học cơ sở Mỹ Thủy có 13 lớp với trên 500 học sinh 
từ khối 6 đến khối 9. Trong những năm đầu thực hiện đổi mới chương 
 trình, sách giáo khoa, nhiều giáo viên thực sự lúng túng trong phương 
pháp dạy học theo hướng đổi mới. Cùng với phương hướng bồi dưỡng 
chung của Sở giáo dục, Phòng giáo dục và công tác bồi dưỡng thường 
xuyên, nhà trường tiến hành khảo sát điều tra tình hình đội ngũ phục vụ 
cho yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa. Sau 4 năm thực hiện 
chương trình, sách giáo khoa mới cùng với phương pháp mới đã được 
bồi dưỡng, đầu năm học 2005-2006 nhà trường tiếp tục khảo sát thực tế 
từng đối tượng giáo viên theo bộ môn để nắm bắt yêu cầu đối với từng 
cá nhân. Trọng tâm của đợt khảo sát này là phương pháp dạy học phục 
vụ yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa. 
 Kết quả chất lượng đội ngũ ở một số môn được điều tra và đánh 
giá như sau: 
Môn dạy 
Số giáo viên 
được điều tra 
theo môn 
Số giao viên 
nắm bắt và thực 
hiện khá chắc 
chắn phương 
pháp dạy học 
mới 
Số giáo viên có 
tiếp cận phưong 
pháp mới nhưng 
chưa đáp ứng 
yêu cầu đổi mới 
Ngữ văn 
Toán 
Hóa học 
Sinh vật 
Địa lí 
Công nghệ 
6 
5 
2 
5 
2 
2 
4 
3 
1 
3 
1 
1 
2 
2 
1 
2 
1 
1 
 Điểm hạn chế của đa số giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu dạy học 
theo phương pháp mới trong các môn trên đó là phương pháp dạy học 
mới và đổi mới trong kiểm tra, đánh giá học sinh. 
 Nguyên nhân của việc chậm đổi mới trên có thể bắt nguồn từ 1 
trong hai khả năng sau: một là, do năng lực; hai là, do giáo viên chưa ý 
thức được ý nghĩa của đổi mới phương pháp. 
Trường là đơn vị có đội ngũ giáo viên tuổi trên 50 đông: 9/ 26 giáo 
viên. Số giáo viên này đã nhiều năm tiếp xúc với phương pháp dạy học 
cũ, nếp dạy cũ đã hằn sâu trong thao tác, trong ý thức. Khi được tiếp xúc 
làm quen với phương pháp mới, họ đã cố gắng nhưng sự chuyển biến 
chậm; chậm trong thao tác, trong phương pháp, trong tổ chức hoạt động 
học tập của học sinh 
Sự bảo thủ của một số giáo viên có “tên tuổi”. Trong những năm 
thực hiện cải cách giáo dục, họ là trụ cột chuyên môn của trường nhưng 
khi tiếp xúc với phương pháp mới trong chương trình thay sách, họ 
chuyển biến không kịp với yêu cầu tiết dạy theo nội dung mới. 
Một số giáo viên trẻ mới ra trường không được học bồi dưỡng thay 
sách tập trung, chỉ được bồi dưỡng ở trường, học đồng nghiệp, không 
được mở rộng nên chất lượng dạy học theo phương pháp mới còn hạn 
chế. 
 Trước bức xúc của sự nghiệp đổi mới giáo dục, sự phát triển toàn 
ngành nói chung và của đơn vị nói riêng, chúng tôi đã nhận thấy vai trò 
của công tác đội ngũ là rất quan trọng và không thể thiếu trong hoạt 
động thường xuyên của nhà trường. Có bồi dưỡng đội ngũ thì số giáo 
viên chưa chắc chắn phương pháp dạy học mới có thể nâng cao tay nghề 
trong thực hiện yêu cầu bộ môn nói riêng và chất lượng dạy học nói 
chung. Vì vậy, năm học 2006-2007, chúng tôi tiếp tục đưa công tác bồi 
dưỡng làm nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong hoạt động cuả nhà 
trường. 
III/ GiảI pháp thực hiện: 
1- Xác định nội dung bồi dưỡng cho đội ngũ: 
Bồi dưỡng đội ngũ là yêu cầu hết sức quan trọng trong công tác chỉ 
đạo của người cán bộ quản lý trường học. 
 Nội dung bồi dưỡng đội ngũ rất phong phú. Song, qua khảo sát, 
chúng tôi nhận thấy điểm yếu ở một số giáo viên là đổi mới phương 
pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá học sinhchưa được thành 
thạo sau nhiều năm thực hiện chương trình sách giáo khoa mới. Vì vậy, 
trong phương hướng bồi dưỡng đội ngũ, chúng tôi hướng vào hai nội 
dung trọng tâm trong năm học 2006-2007 là: 
- Bồi dưỡng về đổi mới dạy học. 
- Bồi dưỡng về đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh. 
 Sau khi thống nhất nội dung bồi dưỡng trong đội ngũ quàn lí, chúng 
tôi tiến hành chọn các hình thức bồi dưỡng phù hợp cho giai đoạn này. 
2- Các hình thức bồi dưỡng: 
 2.1.Tự bồi dưỡng cá nhân: 
 Để đội ngũ có hướng tự bồi dưỡng có chất lượng, chúng tôi thường 
xuyên hướng dẫn giáo viên phương pháp tự bồi dưỡng cá nhân thông 
qua sinh hoạt tổ chuyên môn: 
 - Thông qua chương trình bồi dưỡng thường xuyên của từng môn, 
giáo viên tự nghiên cứu thực hiện đổi mới phương pháp cho bộ môn 
mình đảm nhận. Vận dụng những nội dung được bồi dưỡng trong những 
năm học thay sách từ lớp 6 đên lớp 9 để tự điều chỉnh phương pháp dạy 
học của mình phù hợp với yêu cầu đổi mới. 
 - Tự đúc rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy để dạy tốt hơn yêu cầu 
của bộ môn. 
 - Tự chủ động dự giờ đồng nghiệp để học thao tác tổ chức hoạt 
động sư phạm lên lớp cho học sinh, tổ chức trao đổi nhóm, thực hiện 
trên phiếu, cách thức sử dụng thiết bị dạy học, cách ra đề kiểm tra có tỷ 
lệ dề trắc nghiệm - tự luận 
2.2 Bồi dưỡng theo đơn vị tập thể: 
2.2.1. Bồi dưỡng theo nhóm chuyên môn: 
 - Để nâng cao chất lượng đồng đều của các giáo viên trong đổi mới 
phương pháp cho các bộ môn có giáo viên chưa chắc chắn về phương 
 pháp nêu trên, chúng tôi tiến hành thành lập các nhóm bộ môn theo chỉ 
đạo: 
 + Nhóm Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý. 
 + Nhóm Toán, Lý, Công nghệ. 
 + Nhóm Hóa, Sinh. 
Nhóm trưởng các nhóm bộ môn là những giáo viên nắm chắc 
phương pháp dạy học mới. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, hoạt 
động nhóm bộ môn được chú trọng nhiều nhất để: 
 + Thao giảng theo nhóm chuyên môn. 
 + Rút kinh nghiệm theo nhóm chuyên môn theo chuyên đề: Đổi 
mới phương pháp dạy học bộ môn và đổi mới cách ra đề, kiểm tra đánh 
giá học sinh. 
 Lãnh đạo trường được phân công chỉ đạo trực tiếp các nhóm bộ 
môn sẽ trực tiếp bồi dưỡng cho đội ngũ sau khi thao giảng dự giờ về 
các nội dung triển khai theo chuyên đề. Với cách thức bồi dưỡng tại 
chỗ này, người dạy và người dự gìơ sẽ nhớ lâu, vận dụng nhanh vào các 
tiết dạy sau. 
2.2.2. Bồi dưỡng giáo viên thông qua sinh hoạt hoạt chuyên môn 
liên trường: 
 Sinh hoạt chuyên môn liên trường là hoạt động thường xuyên 
được diễn ra trong từng năm học, nhất là trong các năm học thực hiện 
chương trình, sách giáo khoa mới. Hoạt động này nhằm giúp cho đội 
ngũ nắm chắc hơn về phương pháp dạy học bộ môn, được mở rộng 
trong nhiều trường của cụm, được góp ý xây dựng nhiều ý kiến bổ sung 
cho phương pháp dạy học. 
 Trong sinh hoạt chuyên môn liên trường, chúng tôi cũng tham 
mưu cho cụm tổ chức thao giảng rít kinh nghiệm và hội thảo theo từng 
chuyên đề. Song, chuyên đề được quan tâm nhiều nhất vẫn là đổi mới 
phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá học 
sinh được thực hiện nhiều lần trong các năm học. 
*Với đổi mới phương pháp dạy học tập trung vào các nội dung: 
 - Sử dụng thiết bị dạy học cho từng bộ môn. 
 - Tổ chức hoạt động học tập học sinh. 
 * Với đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh tập trung vào các nội 
dung: 
- Đổi mới nội dung đề ra: đảm bảo tính trọng tâm của chương trình 
và tỷ lệ trắc nghiệm-tự luận/ đề ra. 
- Hình thức ra đề: Nhiều đề/ môn. 
 Vì vậy, để bồi dưỡng đội ngũ có hiệu quả thông qua sinh hoạt 
chuyên môn liên trường, ở đơn vị chúng tôicó bước chuẩn bị rất kỹ qua 
các công đoạn sau: 
 1-Chọn giáo viên dạy chuyên đề: 
 - Giáo viên dạy chuyên đề lần 1 là những giáo viên đã nắm chắc 
phương pháp đổi mới dạy thể hiện chuyên đề để giáo viên trong nhóm 
dự tự rút kinh nghiệm bổ sung cho mình. 
 - Giáo viên dạy lần 2 trở đI là những giáo viên chưa chắc chắn 
phương pháp mới. Với những giáo viên dạy lần 2, đối tượng này phải 
được quan tâm và điều chỉnh từ nội dung kiến thức đến phương pháp tổ 
chức, sử dụng thiết bị 
 - Nhóm bộ môn trong trường dự giờ, góp ý, xây dựng, thiết kế 
phương pháp tổ chứchọc sinh từng phần cho có hiệu quả. 
 - Giáo viên tự điều chỉnh và thể hiện cho giáo viên toàn cụm dự. 
2- Hội thảo sau thao giảng: 
 Các nhóm bộ môn trực tiếp rút ra những cái đã đổi mới trong 
phương pháp và những cái chưa được đổi mới và còn thiên về phương 
pháp dạy học cũ. Qua góp ý xây dựng sau dạy thử nghiệm, giáo viên tự 
hiểu được về sự khác nhau trong phương pháp dạy học mới và phương 
pháp dạy học truyền thống. 
 3-Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Hội đồng chuyên môn: 
 Cứ sau mỗi đợt sinh hoạt chuyên môn liên trường là một lần đội 
ngũ được bồi dưỡng một cách hữu ích về đổi mới phương pháp dạy học, 
đồng thời tháo gỡ được vướng mắc

File đính kèm:

  • pdfskkn_boi_duong_doi_ngu_giai_phap_nang_cao_chat_luong_doi_moi.pdf