SKKN Biện pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám

Nhà trường có một vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, vì đó là nơi truyền thụ và phổ cập kiến thức, là nơi tổ chức quá trình Dạy - Học, giáo dục con người trở thành những công dân có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực để làm việc đáp ứng theo yêu cầu của xã hội. Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ này, mỗi giáo viên trong trường phổ thông giữ một vai trò quyết định.

Hiện nay các nước trên Thế giới nói chung và nước ta nói riêng đều rất coi trọng giáo dục và đã đặt ra những yêu cầu mới nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đát nước. Đảng và nhà nước ta coi trọng giáo dục cùng với khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu và đã Quán triệt Kết luận số 242/KL/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020; Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục; trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc nâng cao chất lượng giáo dục. Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã nhấn mạnh “Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đổi mới phương pháp dạy và học thực hiện chuẩn hoá- hiện đại hoá- xã hội hoá. Chấn hưng nền giáo dục Việt Nam”.

pdf 19 trang Huy Quân 29/03/2025 280
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám

SKKN Biện pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT 
LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA 
TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG HOA 
THÁM 
I. PHẦN MỞ ĐẦU 
1. Lý do chọn đề tài: 
 Nhà trường có một vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống giáo dục 
quốc dân, vì đó là nơi truyền thụ và phổ cập kiến thức, là nơi tổ chức quá trình 
Dạy- Học, giáo dục con người trở thành những công dân có đủ phẩm chất, 
trình độ, năng lực để làm việc đáp ứng theo yêu cầu của xã hội. Muốn hoàn 
thành tốt nhiệm vụ này, mỗi giáo viên trong trường phổ thông giữ một vai trò 
quyết định. 
Hiện nay các nước trên Thế giới nói chung và nước ta nói riêng đều rất 
coi trọng giáo dục và đã đặt ra những yêu cầu mới nhằm nâng cao chất lượng 
công tác giáo dục, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu Công nghiệp 
hoá- Hiện đại hoá đát nước. Đảng và nhà nước ta coi trọng giáo dục cùng với 
khoa học- công nghệ là quốc sách hàng đầu và đã Quán triệt Kết luận số 
242/KL/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 
Trung ương 2 (khoá VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến 
năm 2020; Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính 
phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục; trong đó 
đặc biệt nhấn mạnh đến việc nâng cao chất lượng giáo dục. Trong báo cáo 
chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá IX tại Đại hội đại biểu 
toàn quốc lần thứ X của Đảng đã nhấn mạnh “Đổi mới toàn diện giáo dục và 
đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đổi mới phương pháp dạy 
và học thực hiện chuẩn hoá- hiện đại hoá- xã hội hoá. Chấn hưng nền giáo dục 
Việt Nam”.. 
Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, xã Ea Tóh, huyện Krông Năng 
đang thực hiện chỉ đạo của ngành “Đổi mới công tác quản lí, nâng cao chất 
lượng đội ngũ, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí và giảng 
dạy”. Thế nhưng trình độ chuyên môn của giáo viên còn hạn chế, nhất là việc 
ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi 
mới giáo dục hiện nay vì: Nhiều giáo viên lâu năm rất ngại khó khi thay đổi 
cái cũ tiếp thu cái mới, Còn các giáo viên trẻ thì chủ quan chưa có nhiều kinh 
nghiệm. Hoạt động bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên ở các tổ chuyên 
môn còn nặng tính hình thức, chưa đồng bộ, việc áp dụng công nghệ thông tin 
vào giảng dạy còn nhiều hạn chế. Công tác giáo dục trong nhà trường vẫn 
chưa được các phụ huynh thực sự yên tâm, vẫn còn có sự phản ảnh của phụ 
huynh học sinh về phương pháp dạy học của giáo viên trong nhà trường. Bên 
cạnh đó, trường có một số không ít học sinh là con em gia đình có hoàn cảnh 
khó khăn, nên việc học tập còn nhiều hạn chế dẫn đến tiếp thu kiến thức của 
các em không đồng đều. 
Là cán bộ quản lí bản thân tôi luôn băn khoăn làm sao để nâng cao tay 
nghề của đội ngũ giáo viên, làm sao để mỗi giáo viên thấy được cần có nhu 
cầu học tập, nhu cầu được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, hăng hái tham gia vào 
công cuộc đổi mới giáo dục trên cả nước. Bởi có chất lượng đội ngũ vững 
vàng sẽ có chất lượng đào tạo tốt. Chính vì lí do đó nên tôi chọn đề tài: “Biện 
pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của trường Tiểu học Hoàng 
Hoa Thám”. 
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: 
Nhằm tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng được những cơ hội và thách thức 
của đơn vị trường cũng như của đất nước về nhiều mặt trong giai đoạn hiện 
nay, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Dạy theo chuẩn kiến thức 
kĩ năng, kĩ năng sống, điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp theo tình hình 
thực tế của địa phương và yêu cầu của xã hội. Muốn làm được điều đó, mục 
tiêu của đề tài là đi sâu nghiên cứu thực trạng tình hình của đơn vị, để đề ra 
những giải pháp hợp lí, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ngoài 
phẩm chất đạo đức tốt cần phải có kiến thức và kĩ năng sư phạm chuẩn của 
bậc học yêu cầu để nâng cao chất lượng giáo dục. 
 3. Đối tượng nghiên cứu: 
Đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, xã EaTóh, Huyện 
Krông Năng, Tỉnh Đăk Lăk. 
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: 
 - Nghiên cứu các chỉ thị, thông tư, các văn bản chỉ đạo của ngành. Tiến 
hành nghiên cứu về thực trạng tình hình đơn vị trường Tiểu học Hoàng Hoa 
Thám; đánh giá thực trạng chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng 
học tập của học sinh. 
 - Nghiên cứu, đề ra những giải pháp quản lý có tính khả thi để nâng cao 
chất nguồn nhân lực trong trường tiểu học. 
5. Phương pháp nghiên cứu: 
 - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu các tài liệu có liên quan 
đến nội dung đề tài. 
 - Phương pháp nghiên cứu khảo sát thực tiễn: tìm hiểu thực trạng; khảo 
sát trình độ, tay nghề giáo viên qua chuyên môn, qua học sinh. 
 - Phương pháp thực nghiệm: áp dụng các giải pháp của đề tài để kiểm 
chứng kết quả. 
 - Phương pháp phân tích, xử lý số liệu. 
II. PHẦN NỘI DUNG 
1. Cơ sở lý luận: 
 Quá trình phát triển kinh tế- xã hội, con người đóng vai trò chủ động, là 
chủ thể sáng tạo và chi phối toàn bộ quá trình đó, hướng tới mục tiêu nhất 
định. Chính vì thế nguồn nhân lực không chỉ đơn thuần là số lao động sẵn có 
mà nó còn phải bao gồm tổng thể các yếu tố đức, trí, thể , mĩ, kĩ năng, phong 
cách và thái độ làm việc...các yếu tố đó đều thuộc về chất lượng đội ngũ và 
được đánh giá về chỉ tiêu tổng hợp. 
 Đối với nhà trường đơn vị trực tiếp quản lý và sử dụng nguôn nhân lực, 
thì công tác bồi dưỡng phải được nhận thức sâu sắc và tổ chức thực hiện tốt. 
Chúng ta đặc biệt chú trọng đến hoạt động bồi dưỡng của nhà trường vì vai 
trò, ý nghĩa lớn lao của công tác này. Việc bồi dưỡng giáo viên mang tính 
chiến lược, đây là công việc phải làm thường xuyên, liên tục và lâu dài để xây 
dựng một đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu và có chất 
lượng cao, phục vụ cho chiến lược phát triển lâu dài của nhà trường. Mặt 
khác, công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên còn mang tính cấp bách bởi nhà 
trường phải thực hiện ngay những yêu cầu của năm học, những chỉ đạo của 
ngành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, nhằm đảm bảo đổi mới phương 
pháp dạy học, dạy đúng chuẩn kiến thức kĩ năng, thực hiện giảm tải nội dung 
chương trình sách giáo khoa... 
 Chúng ta phải xác định được: Việc bồi dưỡng giáo viên là quyền lợi và 
nghĩa vụ của giáo viên. Công tác bồi dưỡng sẽ đẩy mạnh sự phát triển về 
chuyên môn, nghiệp vụ của tất cả giáo viên, nâng cao chất lượng hoạt động 
Dạy- Học trong nhà trường. Tham gia hoạt động bồi dưỡng sẽ giúp cho giáo 
viên thuận lợi khi làm việc với chương trình mới, có thái độ tích cực và thích 
ứng với những thay đổi nhanh và thách thức của thời đại. 
 Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện bằng nhiều hình thức 
phong phú, đặc biệt là hình thức bồi dưỡng tại cơ sở, tại trường góp phần xây 
dựng tinh thần cộng tác, làm việc theo tổ, nhóm trong nhà trường. Đẩy mạnh 
công tác đào tạo, bồi dưỡng sẽ khuyến khích giáo viên làm việc chăm chỉ, tích 
cực để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Khi tham gia bồi dưỡng thường 
xuyên sẽ góp phần nâng cao ý thức, phương pháp, kỹ năng, thói quen tự học 
của giáo viên. 
Công tác bồi dưỡng còn giúp giáo viên có cảm nhận, tự đánh giá tốt hơn 
khi họ hoàn thành công việc và có sự tiến bộ trong công tác. 
2. Thực trạng: 
 a. Thuận lợi- khó khăn: 
* Thuận lợi: 
 Trường TH Hoàng Hoa Thám có tổng số cán bộ- giáo viên- nhân viên là 
24đ/c, thuộc tốp trung bình của huyện Krông Năng. Trình độ đào tạo đã được 
đào tạo theo chuẩn. 
Trong đó: Quản lí: 2đ/c, giáo viên: 18đ/c, nhân viên: 4đ/c. 
Độ tuổi: Từ 20- 30 tuổi: 4 đồng chí, chiếm 16%; 
 Từ 31- 40 tuổi : 16 đồng chí, chiếm 66%; 
 Từ 41- 50 tuổi: 6 đồng chí, chiếm 25%. 
 Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và sự giúp đỡ của BGH nhà 
trường nên phong trào dạy học của thầy và trò trường Hoàng Hoa Thám ngày 
càng đạt hiệu quả cao. Cán bộ - giáo viên- nhân viên của trường đã tìm tòi và 
sáng tạo trong công việc. Trong những năm qua, trường đã đạt được nhiều 
thành công đáng ghi nhận trong quá trình day- học. 
* Khó khăn: 
 Trường TH Hoàng Hoa Thám tuy có lực lượng lao động đủ nhưng lực 
lượng nhân lực có trình độ đáp ứng với sự phát triển giáo dục hiện nay thực tế 
lại thiếu, đó là mâu thuẫn về quy mô của nguồn nhân lực của nhà trường, vừa 
thừa vừa thiếu nguồn nhân lực. 
 Đó còn là hạn chế về trình độ đạo tạo không đồng đều, số lượng giáo 
viên tuy được đào tạo chuẩn và trên chuẩn nhưng vẫn không đáp ứng được 
yêu cầu dạy học hiện nay. Số giáo viên dạy các môn đặc thù như: mĩ thuật, kĩ 
thuật, thể dục, chưa có giáo viên chuyên mà được rút ra từ giáo viên dạy 
Tiểu học. 
b. Thành công- hạn chế: 
* Thành công: 
Những mặt mạnh từ trước đến nay của tập thể nhà trường vẫn được 
nhắc đến là: có truyền thống lao động cần cù, có tinh thần vượt khó và đoàn 
kết cao, thông minh sáng tạo, có kinh nghiệm quản lý. Nhiều tấm gương các 
thầy cô giáo đã vượt qua khó khăn về đời thường để dạy tốt, nêu gương sáng 
cho học sinh noi theo; trường nhiều năm đạt danh hiệu trường tiên tiến. 
* Hạn chế: 
Hầu hết số cán bộ giáo viên nhân viên trong trường chưa được đào tạo tin 
học chính quy. Trong số người biết tin học, phần lớn chưa được đào tạo bài 
bản, chỉ biết làm qua học hỏi bạn bè đồng nghiệp, và chỉ thực hiện những nội 
dung cơ bản như: soạn giáo án máy tính và đánh văn bản, còn việc áp dụng để 
tính toán, soạn giáo án điện tử và sử dụng các phần mềm khác hầu như kiến 
thức còn hạn chế. 
Bên cạnh đó trong những năm gần đây, một bộ phận giáo viên kém say 
sưa với nghề, không tiếp cận kịp thời phương pháp giảng dạy mới. Nhận thức 
chưa đúng nhiệm vụ của người giáo viên tiểu học. 
c. Mặt mạnh- mặt yếu: 
* Mặt mạnh: 
Cán bộ, giáo viên, nhân viên phần lớn có lòng yêu nghề, sáng tạo trong 
lao động, ham học hỏi, cầu tiến bộ, có ý chí và tinh thần tự lực tự cường phát 
triển khá về trí lực, có tính cơ động cao có thể tiếp thu nhanh kiến thức khoa 
học công nghệ tiên tiến, hiện đại, có thể nói đây là một trong số các lợi thế để 
trường tiểu học Hoàng hoa Thám nâng cao hiệu quả đào tạo. 
Nhà trường có số lớp 

File đính kèm:

  • pdfskkn_bien_phap_de_nang_cao_chat_luong_nguon_nhan_luc_cua_tru.pdf