Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế trò chơi trong dạy học môn Toán Lớp 3

Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay nhất là ở bậc tiểu học. Ở lứa tuổi này các em còn mang đậm bản sắc hồn nhiên, sự chú ý chưa cao. Bên cạnh hoạt động học là chủ đạo thì nhu cầu chơi, giao tiếp với bạn bè vẫn tồn tại, cần được thoả mãn. Nếu người giáo viên biết phối hợp nhịp nhàng giữa nhiệm vụ của hoạt động học với sự thỏa mãn nhu cầu chơi, giao tiếp của các em "Học mà chơi, chơi mà học" thì các em sẽ hăng hái say mê học tập và tất yếu kết quả của việc dạy học cũng học tập của các em đạt tới điểm đỉnh. Đây cũng là đặc thù của phương pháp dạy học: “ Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trên cơ sở khai thác triệt để đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học.”

Dạy học bằng phương pháp tổ chức trò chơi là đưa học sinh đến với các hoạt động vui chơi giải trí nhưng có nội dung gắn liền với bài học. Trò chơi trong học tập có tác dụng giúp học sinh hăng say vào học tập, chống mệt mỏi không làm cho tiết học nặng nề nhàm chán. Tăng cường khả năng thực hành kiến thức của bài học. Phát huy hứng thú, tạo thói quen độc lập, chủ động và sự sáng tạo của học sinh lôi cuốn các em vào những hoạt động học tập. Là một giáo viên tôi luôn trăn trở làm sao để giờ học Toán đạt hiệu quả cao nhất? Các em không còn thấy tiết học toán nặng nề, nhàm chán chỉ học và làm bài mà thôi. Xuất phát từ lý do trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài:" Thiết kế các trò chơi trong giờ học toán lớp 3" nhằm nâng cao chất lượng môn toán của lớp. Mong các thầy cô góp ý kiến cho tôi ngày một hoàn thiện hơn, giảng dạy có chất lượng hơn.

pdf 10 trang Huy Quân 29/03/2025 200
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế trò chơi trong dạy học môn Toán Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế trò chơi trong dạy học môn Toán Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế trò chơi trong dạy học môn Toán Lớp 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
THIẾT KẾ TRÒ CHƠI 
TRONG DẠY HỌC MÔN 
TOÁN LỚP 3 
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
 Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề cấp thiết trong giai 
đoạn hiện nay nhất là ở bậc tiểu học. Ở lứa tuổi này các em còn mang đậm bản sắc hồn 
nhiên, sự chú ý chưa cao. Bên cạnh hoạt động học là chủ đạo thì nhu cầu chơi, giao 
tiếp với bạn bè vẫn tồn tại, cần được thoả mãn. Nếu người giáo viên biết phối hợp nhịp 
nhàng giữa nhiệm vụ của hoạt động học với sự thỏa mãn nhu cầu chơi, giao tiếp của 
các em "Học mà chơi, chơi mà học" thì các em sẽ hăng hái say mê học tập và tất yếu 
kết quả của việc dạy học cũng học tập của các em đạt tới điểm đỉnh. Đây cũng là đặc 
thù của phương pháp dạy học: “ Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học 
sinh trên cơ sở khai thác triệt để đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học.” 
Dạy học bằng phương pháp tổ chức trò chơi là đưa học sinh đến với các hoạt 
động vui chơi giải trí nhưng có nội dung gắn liền với bài học. Trò chơi trong học tập có 
tác dụng giúp học sinh hăng say vào học tập, chống mệt mỏi không làm cho tiết học 
nặng nề nhàm chán. Tăng cường khả năng thực hành kiến thức của bài học. Phát huy 
hứng thú, tạo thói quen độc lập, chủ động và sự sáng tạo của học sinh lôi cuốn các em 
vào những hoạt động học tập. 
 Là một giáo viên tôi luôn trăn trở làm sao để giờ học Toán đạt hiệu quả cao 
nhất? Các em không còn thấy tiết học toán nặng nề, nhàm chán chỉ học và làm bài mà 
thôi. Xuất phát từ lý do trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài:" Thiết kế các trò chơi trong 
giờ học toán lớp 3" nhằm nâng cao chất lượng môn toán của lớp. Mong các thầy cô 
góp ý kiến cho tôi ngày một hoàn thiện hơn, giảng dạy có chất lượng hơn. 
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 
 1. Cơ sở lý luận: 
 Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học:" Học sinh Tiểu học 
luôn luôn hiếu động, ham chơi thích cái mới lạ nhưng lại chóng chán". Đối với trẻ trò 
chơi là một phát hiện mới, kích thích tò mò, muốn tìm hiểu, khám phá. Do vậy quan 
điểm:“ Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập” là phù hợp với 
học sinh trường tiểu học . 
 Trò chơi toán học nhằm mục đích là thông qua trò chơi để củng cố kiến thức 
của bài học, luyện tập lại kiến thức của bài mới, phát hiện ra kiến thức mới của bài học. 
Thông qua trò chơi học sinh nắm được kiến thức của bài học một cách nhẹ nhàng. 
Trong quá trình học toán ở tiểu học, sử dụng trò chơi toán học có nhiều tác dụng như 
sau: 
 - Giúp học sinh thay đổi loại hình hoạt động trong giờ học, làm cho giờ học bớt 
căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. Học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, học 
sinh ham học và gây hứng thú trong học tập . 
 - Kích thính sự tìm tòi, tạo cơ hội để học sinh tự thể hiện mình . 
 Thông qua trò chơi, học sinh vận dụng kiến thức năng nổ, hoạt bát, kích thích trí 
tưởng tượng, trí nhớ. Từ đó phát triển tư duy mềm dẻo, học tập cách xử lý thông minh 
trong những tình huống phức tạp tăng cường khả năng vận dụng trong cuộc sống để dễ 
dàng thích nghi với điều kiện mới của xã hội. Vì vậy trò chơi toán học rất cần thiết 
trong giờ học toán ở tiểu học. 
 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 
2.1 Nguyên tắc thiết kế trò chơi 
 a. Nguyên tắc vừa sức, dễ thực hiện : 
 - Mỗi trò chơi phải củng cố được một nội dung toán học cụ thể trong chương 
trình (Có thể là kiến thức cần kiểm tra bài cũ, kiến thức bài mới, kiến thức thực hành, 
luyện tập) 
 - Chương trình toán 3 được chia thành 5 mạch kiến thức : Số học và yếu tố đại 
số, đại lượng và đo đại lượng, yếu tố hình học, yếu tố thống kê, các dạng toán giải. Các 
trò chơi được xây dựng từ các dạng bài tập có chọn lọc của các tiết học trong 5 mạch 
kiến thức trên, nhưng có thể mang những cái tên gợi cảm, gây hứng thú, góp phần hình 
thành, củng cố hoặc hệ thống kiến thức . 
 - Các trò chơi phải giúp học sinh rèn luyện kỹ năng toán học, phát huy trí tuệ, 
óc phân tích, tư duy sáng tạo . 
 - Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian (Sử dụng trong giờ học từ 5 đến 10 
phút ), thích hợp với môi trường học tập. 
 - Trò chơi có sức hấp dẫn, thu hút được sự chú ý, tham gia của học sinh, tạo 
không khí vui vẻ, thoải mái . 
 - Trò chơi cần phải gần gũi, sát thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 
3. Tổ chức trò chơi không quá cầu kỳ, phức tạp. 
b. Nguyên tắc khai thác và thực hành 
 - Sử dụng triệt để yêu cầu, nội dung kiến thức cơ bản, củng như đồ dùng, 
phương tiện có sẵn của môn học ( ở thư viện , đồ dùng của giáo viên, học sinh). 
 - Các đồ dùng tự làm của giáo viên khai thác từ những vật liệu gần gũi xung 
quanh ( Từ các phế liệu như: Vỏ hộp bánh kẹo, đầu gỗ, đầu nứa, nắp chai, giấy bìa) 
Sao cho đồ dùng vừa đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, tính thẩm mỹ nhưng ít tốn 
kém. 
 Từ các nguyên tắc trên, tôi đã căn cứ vào nội dung kiến thức trong sách giáo 
khoa, căn cứ vào thời gian, mục tiêu đề ra ở mỗi tiết học cũng như đối tượng học sinh, 
môi trường học tập ở đơn vị trường vùng sâu vùng xa như trường Tiểu học Xuân 
Đường, nơi tôi đang công tác để thiết kế các trò chơi sử dụng trong giờ học toán lớp 3 
và cách vận dụng trò chơi vào trong các tiết dạy. 
 2.2 Quy trình tổ chức trò chơi 
Trò chơi toán học thông qua 5 bước : 
 - Giới thiệu tên trò chơi 
 - Phổ biến luật chơi 
 - Tiến hành chơi 
 - Thảo luận rút ra kiến thức 
 - Đánh giá kết luận . 
2.3 Thiết kế trò chơi dạy học toán lớp 3 
A. Trò chơi có nội dung số học và yếu tố đại số 
Trong các năm giảng dạy lớp 3 tôi thấy học sinh thường sai về mảng kiến thức 
so sánh và gấp (giảm) một số đi nhiểu lần cũng như một số đơn vị bên cạnh đó kỹ năng 
cộng, trừ, nhân chia các số tròn chục trăm.... còn chậm. Do đó tôi đã thiết kế một số trò 
chơi có nội dung số học và yếu tố đại số này. 
1. Trò chơi thứ 1: Xếp hàng thứ tự 
 * Mục đích chơi : Giúp học sinh củng cố cách so sánh và sắp xếp các số theo 
thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại . 
 * Thời gian chơi : 5 phút 
 * Chuẩn bị chơi : 
- Giáo viên – chuẩn bị 2 lá cờ hiệu ( Cờ giấy nhỏ, 2 lá có màu khác nhau ) 
- Một số tấm thẻ từ ghi các số 
 Học sinh – mỗi đội 5 tấm thẻ 
Ví dụ: Tiết 1: Đọc, viết và so sánh các số có 3 chữ số bài tập số 4,5 trang 3 SGK 
.Khi tổ chức trò chơi giáo viên có thể chuẩn bị nội dung ghi trong bìa: 537; 162; 573; 
621;126. 
 * Chọn đội chơi : Mỗi đội 5 Em; các em tự đặt tên cho đội mình ( Ví dụ : tên 
gọi tương ứng với màu sắc của cờ hiệu như đội Xanh, đội Đỏ ) 
 * Cách chơi : Hai đội trưởng lên thẻ của tổ và phát cho mỗi bạn ở đội mình. 
Giáo viên yêu cầu hai đội quan sát, tự so sánh các số vừa nhận trong nhóm với nhau 
(trong 1, 2 phút ) 
 * Quy ước : Khi cô giáo hô hiệu lệnh và giơ 2 lá cờ trên 2 tay về hai phía ( sang 
ngang ) yêu cầu các em nghe, giơ thẻ lên cao và xếp mỗi đội một hàng ngang, bắt đầu 
từ cô giáo. Khi cô đưa 2 lá cờ song song về phía trước các em tập hợp hàng dọc. 
 * Giáo viên bắt đầu hô các cách khác nhau như : “ Tập hợp theo thứ tự từ bé đến 
lớn”; “ Tập hợp theo thứ tự từ lớn đến bé ” sau hai 
 * Ban thư ký ghi kết quả và tổng hợp điểm. Mỗi lần xếp hàng đúng thứ tự, 
nhanh, không ồn ào, xô lấn, làm lộn xộn, cho 10 điểm . Xếp chậm, không thẳng hàng, 
mất trật tự trừ 2 điểm . Đội nào xếp sai không ghi điểm. Sau 5 phút kết thúc trò chơi 
đội nào nhiều điểm sẽ thắng cuộc . 
Trò chơi có thể sử dụng ở các tiết : So sánh các số trong phạm vi 10 000 bài tập 
số 2 trang 101 . So sánh các số trong phạm vi 100 000 bài tập số 4 trang 147. 
@Lưu ý: Đối với trò chơi Xếp hàng thứ tự này giáo viên có thể biến tấu và vận 
dụng qua các bài có nội dung phân tích một số dưới dạng tổng. 
Ví dụ: Khi dạy bài:" Các số có bốn chữ số trang 96." Trong hoạt động 1 bài mới 
hay bài tập 2 ở hoạt động 2 
Phần chuẩn bị giáo viên chuẩn bị một số bộ thẻ từ ghi sẵn các số như: 
- Chia thành các nhóm, mỗi nhóm 5 em, nhóm trưởng lên nhận bộ thẻ của nhóm 
mình. Sau đó phát mỗi em một thẻ trong vòng 15 giây các em phải thực hiện đúng theo 
yêu cầu. 
2. Trò chơi thứ 2: Kết bạn 
 * Mục dích yêu cầu : 
 - Rèn luyện, củng cố kỹ năng tính nhẩm nhanh các phép tính cộng, trừ hoặc nhân, 
chia ( số tròn chục, tròn trăm ). 
- Luyện tác phong nhanh nhẹn, tinh mắt . 
 * Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị 10 đến 15 tấm bìa hình chữ nhật kích thước 10 
x15 cm ; có dây đeo . Mỗi tấm đều ghi một phép tính hoặc kết quả tương ứng . 
 Ví dụ : Tiết cộng trừ các số có 3 chữ số ( không nhớ ) bài tập số 1 trang 4. 
Nội dung ghi trong thẻ như sau : 
300 + 400 500 + 40 300 504 
537 162 573 621 126
1537 =
1000 + 30 + 500 + 7
700 + 400 700 540 124 
100 + 20 + 4 500 + 4 700-200-20 480 
 * Thời gian: từ 5 đến 7 phút. 
 * Cách chơi : Học sinh xung phong lên rút thẻ của mình, sau đó tất cả đội tập 
hợp thành vòng tròn, các em đeo thẻ trước ngực, mỗi em tự quan sát số thẻ của mình 
đứng trước và sau số thẻ của bạn nào trong nhóm mình. Tự tính nhẩm kết quả hoặc 
phép tính tương ứng với kết quả hoặc phép tính ghi trên thẻ của mình. 
 * Yêu cầu cả đội lặc cò cò, vừa hát vừa vỗ tay cùng cả lớp: “ Lặc cò cò cho cái 
giò nó khoẻ, đi xen kẽ cho nó khoẻ cái giò ”Khi giáo viên hô “ Tìm bạn! Tìm bạn !” 
Các em phải nhanh chóng tìm và chạy về với bạn đeo thẻ có kết quả hoặc phép tính 
tương ứng với thẻ của mình. Những ai tìm đúng, tìm nhanh bạn mình nhất thì ghi được 
10 điểm. Bạn nào tìm sai thì phải tự nhẩm lại để tìm đúng bạn mình. Sau một lượt giáo 
viên đổi thẻ lẫn lộn, sau đó cho các em tiếp tục chơi hoặc nhóm khác chơi . 
 Trò chơi có thể áp dụng cho tiết luyện tập bài số 2 trang 103 SGK, tiết luyện tập 
bài số 3 trang 148 SGK, tiết ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100000 đặc biệt là các 
bài tập tính nhẩm. 
 @Lưu ý: Đối với trò chơi Kết bạn này giáo viên có thể thay đổi hình thức chơi 
khác như trò chơi Đố bạn. 
 - Mục đích chơi: Rèn luyện, củng cố kỹ năng tính nhẩm nhanh các phép tính 
cộng, trừ hoặc nhân, chia ( số tròn chục, tròn trăm). 
 - Cách chơi: Cá nhân, Lớp trưởng hay một bạn nào khác là người khởi xướng 
hô: 800

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_tro_choi_trong_day_hoc_mon_to.pdf