Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao năng lực cảm thụ văn ở học sinh Lớp 6

Cùng với sự đi lên đổi mới và hội nhập của cả nước trong lĩnh vực giáo dục đổi mới phương pháp dạy và học đối với học sinh là một vấn đề được đề cập từ nhiều năm nay và được bàn luận rất sôi nổi. Đặc biệt theo tinh thần của Nghị quyết 40 của Quốc hội từ năm học 2002-2003 chương trình SGK mới được đưa vào sử dụng đại trà trên phạm vi toàn quốc từ lớp 6. Trên cơ sở kiến thức truyền thống đổi mới tích hợp và tích cực hoá hoạt động dạy học.

Trong đó việc học tập tích cực của học sinh dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên, học sinh phải tự giác tìm tòi, phát hiện giải quyết nhiệm vụ nhận thức và có ý thức vận dụng linh hoạt sáng tạo các kiến thức kỹ năng đã thu nhận được. Nhưng những định hướng này mới chỉ đến với giáo viên qua các kỳ BDTX - tập huấn, hội thảo - chuyên đề . và hơn thế mà mang nặng tính lý thuyết còn nghèo tính thực tế thực hành. Vì vậy khi áp dụng vào dạy học cho học sinh nói chung và học sinh lớp 6 nói riêng gặp rất nhiều khó khăn.

pdf 15 trang Huy Quân 29/03/2025 260
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao năng lực cảm thụ văn ở học sinh Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao năng lực cảm thụ văn ở học sinh Lớp 6

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao năng lực cảm thụ văn ở học sinh Lớp 6
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẢM 
THỤ VĂN Ở HỌC SINH LỚP 6 
I. Phần mở đầu 
I.1. Lý do chọn đề tài 
Cùng với sự đi lên đổi mới và hội nhập của cả nước trong lĩnh vực 
giáo dục đổi mới phương pháp dạy và học đối với học sinh là một vấn đề 
được đề cập từ nhiều năm nay và được bàn luận rất sôi nổi. Đặc biệt theo 
tinh thần của Nghị quyết 40 của Quốc hội từ năm học 2002-2003 
chương trình SGK mới được đưa vào sử dụng đại trà trên phạm vi toàn 
quốc từ lớp 6. Trên cơ sở kiến thức truyền thống đổi mới tích hợp và 
tích cực hoá hoạt động dạy học. Trong đó việc học tập tích cực của học 
sinh dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên, học sinh phải tự giác tìm 
tòi, phát hiện giải quyết nhiệm vụ nhận thức và có ý thức vận dụng linh 
hoạt sáng tạo các kiến thức kỹ năng đã thu nhận được. Nhưng những 
định hướng này mới chỉ đến với giáo viên qua các kỳ BDTX - tập huấn, 
hội thảo - chuyên đề ... và hơn thế mà mang nặng tính lý thuyết còn 
nghèo tính thực tế thực hành. Vì vậy khi áp dụng vào dạy học cho học 
sinh nói chung và học sinh lớp 6 nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. 
Thứ hai: là người giáo viên chúng ta cần phải hiểu rằng hoạt động 
tiếp thu tri thức thực chất là hoạt động ghái, đáp diễn ra liên tục thông 
qua nhận thức của người học. Và muốn làm được điều đó người thầy 
phải lựa chọn phương pháp truyền thụ một cách hợp lý nhất để đạt được 
mục tiêu môn học - đối tượng học sinh. 
Thứ ba: Học sinh lớp 6 là học sinh đầu cấp THCS thoát ly gần như 
tuyệt đối chương trình cách học và chương trình ở bậc tiểu học. 
Từ tập đọc ở tiểu học các em phải đọc hiểu văn bản, học lý thuyết 
phải vận dụng thực hành, học tiếng Việt phải sử dụng khi nói - viết và 
câu hỏi là phải biết cảm thụ các tác phẩm văn học, cảm thụ cái hay, cái 
đẹp, cái giá trị chân thực của tác phẩm văn học, mà điều này. Mà điều 
này là học sinh lớp 6 là vấn đề vô cùng khó khăn. 
I.2. Mục đích nghiên cứu 
Từ cơ sở lý luận và thực tế việc dạy học ngữ văn đối với học sinh 
lớp 6 tôi nhận thấy cần phải thư nghiệm - đúc rút kinh nghiệm dù ít ỏi 
trong việc nâng cao năng lực cảm thụ Văn học cho học sinh lớp 6. 
I.3. Thời gian - địa điểm 
- Năm học 2008-2009 
- Địa điểm: Học sinh lớp 6AB trường THCS Đức Chính. 
I.4 Đóng góp về mặt lÝ luận và thực tiễn 
I.4.1. Về mặt lí luận 
- Học sinh lớp 6 là học sinh đầu cấp THCS, mọi đơn vị kiến thức và 
các en hoàn toàn mới lạ nên ngay từ những giờ đầu của chương trình 
giáo viên phải xây dựng ngay cho mình một kế hoạch dạy học bộ môn 
sát với đối tượng học sinh. 
Giáo viên dạy văn 6 phải xác định mục tiêu bộ môn và mục tiêu bậc 
học, bởi môn Văn là một môn học thuộc nhãn KHXH - điều này cho 
thấy tầm quan trọng của môn học trong việc giáo dục, quan điểm, tư 
tưởng tình cảm cho học sinh. 
Bên cạnh đó môn Ngữ văn còn là môn học công vụ có tác dụng kết nối 
cách diễn đạt ở các môn học khác. Học tốt môn Ngữ văn sẽ có tác dụng kết 
nối cách diễn đạt, tác động đến kết quả học tập các môn học khác và ngược 
lại. 
- Môn Ngữ văn vai trò góp phần hình thành những con người có 
trình độ học vấn PTCS, những con người có ý thức du dưỡng, biết 
thương yêu, quý trọng gia đình, bè bạn, có lòng yêu nước, yêu CNXH, 
biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh 
thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là 
những con người biết rèn luyện, có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, có 
năng lực cảm thụ các giá trị chân - thiện - mĩ - có năng lực thực hành và 
sử dụng tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp.... 
I.4.2 Về mặt thực tiễn 
Môn Ngữ văn ở lớp 6 giúp các em có được những kiến thức cơ bản 
nòng cốt của bậc THCS. 
Chẳng hạn: 
- Hiểu đúng nghĩa của từ 
- Hiểu nghĩa gốc, nghĩa chuyển 
- Phân biệt từ tiếng Việt - từ mượn 
- Từ đơn - từ ghép, cụm từ 
- Nắm được kiểu văn bản thường dùng: tự sự miêu tả thuyết minh.... 
- Phải nắm được một số thao tác phân tích tác phẩm văn học 
- Hiểu đượcsơ giản nhất về thi pháp - LSVH VN... 
- Kĩ năng nghe - nói - đọc - viết tiếng Việt thành thạo đúng ngữ 
pháp. 
- Biết phát hiện lỗi sai khi dùng từ 
- Vận dụng nói - viết đúng ngữ pháp, đúng văn cảnh trong các bài làm 
văn. 
Qua một văn bản văn học, học sinh phải cảm nhận được cái sâu xa 
mà tác giả muốn gửi gắm qua tác phẩm: 
VD1: Học truyện "Thạch Sanh"( tiết 21-22 ) => học sinh biết yêu 
quý những con người lao động hiền hành, biết căm thù kẻ ác - x©ó (Lý 
Thông). 
VD2: "Em bé thông minh" ( tiết25-26) => hiểu được cái dí dỏm qua 
lời giải đố của em bé thông minh ,từ đó kích thích tư duy trí tuệ, khả 
năng ứng xử linh hoạt của học sinh. trong học tập cũng như trong giao 
tiếp cuộc sống. 
VD3 Với văn bản :" Bài học đường đời đầu tiên" tiết 73-74 . Học 
xong văn bản này học sinh tự kiểm tra bản thân => mạnh dạn chỉ ra cái 
còn thiếu sót ,tự vạch ra tåm tại của chính mình và có hướng sửa chữa , 
vươn lên, từ đó giúp các em mạnh dạn học tập, phê và tự phê.trong hoạt 
động tập thể. 
II. Nội dung 
II.1. Chương 1: Tổng quan 
Nói chung việc dạy học môn Ngữ văn ở học sinh lớp 6 là cả một quá 
trình công phu, vừa có vai trò đặt nền móng cho môn học của cả cấp học 
- vừa phải thực hiện được mục tiêu môn học ở cả cấp học- mà sau này 
còn chi phối cách học tập của học sinh cả cấp học THCS thậm chí cấp 
THPT. 
- Đào tạo kỹ năng ở lớp 6 là: nghe - nói - đọc - viết tiếng Việt thành 
thạo, từ đó bưíc đầu có năng lực cảm nhận và bình giá tác phẩm văn học 
ở mức đơn giản 
 Ngoài ra Ngữ văn lớp 6 còn có nhiệm vô giáo dục học sinh nâng 
cao ý thức gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt - yêu quý các thành tựu 
văn học dân tộc - VH thế giới. Từ đó hướng cho các em bộc lộ năng lực 
hiểu , cảm thụ trân trọng tinh hoa văn học dân tộc, có ý thức kế thừa, 
phát huy sáng tạo các sản phẩm văn hoá tinh thần của dân tộc . 
II.2. Chương 2: Nội dung của vấn đề nghiên cứu 
II.2.1. Nghiên cứu lý luận chung của vấn đề nghiên cứu 
- Nghiên cứu cách xác định hệ thống chương trình. 
- Kế hoạch cho từng thể loại có trong chương trình 
- Phân loại học sinh - phân loại kiểu bài , dạng bài .... 
- Lựa chọn phương pháp dạy học và từng kiểu loại bài. cho phù hợp 
- Cách hướng dẫn học sinh học và soạn bài ở nhà. 
- Cách đọc - lựa chọn đơn vị kiến thức phục vụ nội dung bài học 
- Cách trả lời câu hỏi, các bước soạn bài. 
II.2.2 Thực trạng 
Bé môn Ngữ văn nói chung và Ngữ văn lớp 6 nói riêng có vị trí và 
vai trò rất quan trọng, nhưng thực tế để cho học sinh thực sự có năng 
lực cảm thụ bộ môn là điều không dễ làm. 
Cụ thể: 
- ở bậc Tiểu học các em học văn chỉ dùng ở mục trả lời các câu hỏi 
theo kiểu phát hiện, chọn điền từ... 
- Lực học của nhiều học sinh và năng lực cảm thụ của các em không 
đồng đều, một lớp 30 học sinh chỉ có khoảng 5-10 em là thực sự hiểu 
cách học văn hiểu yêu cầu bộ môn và diễn ®¹y tương đối mạch lạc Số 
còn lại tiếp thu chậm, hạn chế năng lực cảm thụ ..... 
- Thậm chí nhiều học sinh lớp 6 đọc chưa lưu loát ,ấp úng, sai chính 
tả ,....làm sao có thể nói tới việc cảm thụ 
- Có một số em không biết xác định yêu cầu câu hỏi, cách lựa chọn 
kiến thức có trong bài để trả lời câu hỏi. Thậm chí có những học sinh 
viết họ tên của chính mình trên giấy kiểm tra còn chưa chuẩn nói gì đến 
việc cảm nhận cái hay ,cái đẹp của tác phẩm văn học ... 
II-2-3 : Giải pháp 
Từ thực trạng của việc học văn trên khi tiếp nhận học sinh lớp 6 đầu 
cấp tôi đã tiến hành một số công việc cho là cần thiết trước khi lựa chọn 
phương pháp dạy học 
1. Lập danh sách học sinh đưa từ tiểu học lên với học lực bộ môn cụ 
thể 
2 .Trực tiếp gặp gỡ giáo viên dạy ở tiểu học để xác minh đánh giá 
học lực của từng em. 
3 .Tiến hành khảo sát chất lượng ngay từ tuần học đầu năm để phân 
loại học sinh vê ưu điểm, tồn tại đại trà, đặc biệt có danh sách kèm 
theovµ nhận xét đánh giá ban đầu. 
4 . Tiến hành kiểm tra sách giáo khoa, sách bài tập , các loại vở 
ghi,vở soạn của học sinh đúng với yêu cầu môn học 
5 . Sau đó giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học với từng loại văn 
bản có trong phân phối chương trình. 
Ví dụ : Truyện truyền thuyết,truyện cổ tích ,truyện cười ,truyện 
trung đại ,truyện hiện đại, tác phẩm thơ ..... 
6. Ngay từ đầu năm học mỗi giờ chấp nhận bỏ ra từ 5 đến 7 phút 
hướng dẫn học sinh cách soạn bài từ cách đọc văn bản, cách xác định 
câu hỏi, xác định nội dung cần trả lời (kiên quyết yêu cầu học sinh đọc 
văn bản từ 10-15 lần trước khi soạn bài). 
7. Sau khi học sinh đã tiếp cận văn bản ở dạng sơ lược là đọc, giáo 
viên giúp học sinh xác định các yêu cầu cao hơn sau mỗi bài học. Cần 
thiết (tuỳ bài) giáo viên lập sẵn hệ thống câu hỏi soạn đã được chia nhỏ 
để học sinh không bị choáng ngợp trước những kiến thức lớn, dài (là học 
sinh lớp 6). 
8. Hướng dẫn các em trả lời câu hỏi. Những tiết đầu năm giáo viên 
trả lời mẫu cho học sinh trả lời lại, giáo viên sửa chữa cho đến lúc đạt 
yêu cầu phục vụ bài học. 
9. Tận dụng lớp học buổi 2 để củng cố việc chuẩn bị bài của học 
sinh: khoảng 1,5 - 2 tháng đầu năm, giáo viên chấp nhận tự hỏi, tự trả lời 
để học sinh làm quen cách học và đảm bảo yêu cầu tiết học diễn ra đúng 
ý đồ của giáo án. 
10. Giáo viên bộ môn hợp tác cùng giáo viên chủ nhiệm, cán bộ lớp, 
cán sự môn, tổ trưởng và các đôi bạn học để kiểm tra học sinh trước giờ 
học (có thể là 15 phút truy bài đầu giờ), có ghi chép, nhận xét cách soạn, 
chuẩn bị bài của học sinh để có kế hoạch bổ sung cho những học sinh 
khá, giúp học sinh trung bình, yếu theo kịp các bạn. 
Tuy nhiên, việc dạy học văn ở học sinh lớp 6 có nhiều điểm khác với 
học sinh 6, 7, 8 trong cùng bậc học, bởi lẽ: với học sinh lớp 6 cảm thụ 
chỉ ở mức thấp, đơn giản, không phải là những cái quá ý vị sâu xa, hay 
phải nâng lên thành quan điểm triết lý như ở: văn bản "Bến quê" - 
Nguyễn Minh Châu; "Làng" - Kim Lân; "Lặng lẽ Sa Pa" - Nguyễn 
Thành Long; hay "ánh trăng" - Nguyễn Duy, ở chương trình lớp 9. 
Cảm thụ với học sinh lớp 6, tôi thiết nghĩ phải là cái gì cụ thể, rõ 
ràng, gần gũi gắn với nội 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_nang_luc_cam_thu_van_o_hoc_si.pdf