Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ viết

Cơ sở lý luận

 Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo 5 tuổi khi bước vào trường tiểu học là một bước ngoặt lớn và khó khăn đối với trẻ. Bởi vì ở mẫu giáo trẻ đang quen với vui chơi là hoạt động chủ đạo, nhưng khi trẻ vào tiểu học thì học tập lại là vai trò chủ đạo nên việc cho trẻ làm quen với chữ viết ở trẻ mẫu giáo không phải là đưa chương trình tiếng việt của lớp 1 vào dạy mà ở đây trẻ mẫu giáo 5 tuổi được sử dụng các yếu tố vui chơi và các nhiệm vụ học tập sáng tạo thông qua các hoạt động học tập. Bản thân tôi là một giáo viên được nhà trường phân công công tác giảng dạy trẻ ở độ tuổi 5-6 tuổi. Qua những năm trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy rằng trẻ làm quen với chữ viết không phải là việc dễ làm, nó đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, chịu khó biết vận dụng những linh hoạt, sáng tạo trong quá trình lên lớp để trẻ lĩnh hội đầy đủ kiến thức của bộ môn chữ viết.

 Quá trình trưởng thành của đứa trẻ bên cạnh thể chất và phần quan trọng không thể thiếu chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập và vui chơi những hoạt động chủ yếu của trường mầm non. Ngôn ngữ được sử dụng trong tất cả các loại hình giáo dục, ở mọi nơi, mọi lúc. Như vậy, ngôn ngữ cần cho tất cả các hoạt động và ngược lại mọi hoạt động tạo cơ hội cho ngôn ngữ trẻ phát triển.

 Vậy bộ môn làm quen với chữ viết là một phần, một bộ phận của việc phát triển ngôn ngữ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi, do đó làm quen với chữ viết nó có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.Trước hết làm quen với chữ viết là rèn luyện khả năng nghe, khả năng phát âm, khả năng hiểu ngôn ngữ tiếng việt.

Thông qua việc làm quen với chữ viết cung cấp thêm vốn từ về thế giới xung quanh. Cho trẻ làm quen với chữ viết còn giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết, trẻ hiểu thế nào là đọc và viết sau này ở trường phổ thông, thông qua viêc tìm kiếm các chữ khác nhau ở các vị trí khác nhau của từ giúp trẻ phát triển óc quan sát, ghi nhớ có chủ định

Làm quen với chữ viết còn giáo dục tình cảm, mở rộng hiểu biết cho trẻ, chuẩn bị tích cực cho trẻ vào trường tiểu học

Bắt nguồn từ những tầm quan trọng trên, nên là một giáo viên mầm non tôi luôn tìm tòi đưa ra những phương pháp giảng dạy sao cho lượng kiến thức trẻ tiếp thu được đạt kết quả cao, trẻ hứng thú, sôi nổi tích hợp được nhiều nội dung vào giảng dạy để giờ học phong phú hơn, tạo sự lôi cuốn đối với trẻ và phù hợp với điều kiện trường mình đang công tác. Đối với trẻ mầm non hoạt động làm quen với chữ viết là một trong những hoạt động quan trọng trong việc phát triển toàn diện của trẻ, nó có tầm quan trọng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, phát triển ngôn ngữ, khả năng phát âm-đọc chuẩn chữ, tiếng mẹ đẻ, để phát triển các giác quan và hoàn thiện các nhân cách cho trẻ.

 

doc 17 trang Thảo Phương 15/05/2023 14060
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ viết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ viết

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ viết
PHẦN I:PHẦN MỞ ĐẦU 
1.Lý do chọn đề tài
 Bác Hồ vị lãnh tụ thiên tài - vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam cho rằng : “Đứa trẻ hiền lành hay độc ác không phải do bản chất vốn có của trẻ mà chính là do sự giáo dục của người lớn” .
“ Hiền dữ đâu phải là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
 Thấm nhuần lời dạy của Bác, công tác giáo dục đào tạo thế hệ mầm non - những người chủ tương lai của đất nước đã, đang và vẫn là chủ trương lớn của toàn Đảng, toàn dân. Để thực hiện tốt mục đích giáo dục mà Bác đã mong đợi bậc học mầm non đã có những bước chuyển lớn nhằm góp phần đặt nền móng đào tạo con người phát triển toàn diện - có đủ sức khoẻ, đủ trí tuệ, tài năng là những chủ nhân tương lai của đất nước. 
 	Để thực hiện tốt được mục tiêu đó đòi hỏi người giáo viên mầm non phải có tấm lòng yêu nghề mến trẻ một cách thực sự, bằng tất cả những kiến thức, kỹ năng mình đã được đào tạo chuyên ngành và cùng với lương tâm nghề nghiệp, để đầu tư trí tuệ, công sức lên mỗi trang giáo án.
 Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp trong năm học vừa qua tôi luôn tìm tòi áp dụng mọi hình thức đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Như chúng ta đã biết, đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là " dễ nhớ dễ quên". Vì vậy, các kiến thức mới cung cấp cho trẻ, nếu không thường xuyên ôn luyện trẻ sẽ nhanh chóng quên ngay khi lĩnh hội kiến thức khác.
Đặc biệt là trong môn học làm quen với chữ viết, bởi vì môn học này có vai trò rất quan trọng, nó là một phương tiện hỗ trợ cho trẻ lĩnh hội kiến thức sau này.
 Việc hướng dẫn cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi “Làm quen chữ viết ” là cơ hội tốt để sớm hình thành ở trẻ những năng lực hoạt động ngôn ngữ, thái độ, phát triển trí tuệ và kỹ năng làm quen với chữ viết và đặc biệt là phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 tuổi. Chuẩn bị cho trẻ một hành trang “Tiếng việt” vững chắc để trẻ bước vào lớp 1, những tác động lên giác quan của trẻ để nhớ các chữ các từ lâu và chính xác mà còn giúp cho hoạt động có chủ đích phát triển ngôn ngữ làm quen với chữ viết được ôn luyện củng cố một cách thoải mái nhẹ nhàng.
 Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ viết ”.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
 Các biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5-6 Trường mầm non Hương Mai Huyện Việt Yên – Tỉnh Bắc Giang làm quen chữ viết
Nghiên cứu những biện pháp dạy trẻ làm quen với chữ viết cho trẻ 5-6 tuổi Trường mầm non Hương Mai, nhằm giúp trẻ hứng thú và khắc sâu với hoạt động làm quen chữ viết một cách tốt nhất 
3. Mục đích nghiên cứu:
a. Mục đích nghiên cứu.
“Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen chữ viết”
 b. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Nghiên cứu về cơ sở lý luận
Nghiên cứu về giải pháp dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen chữ viết
Nghiên cứu tình hình thực tế trẻ ở trường 
Từ các vấn đề nêu trên để đưa ra một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với chữ viết
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nhóm phương pháp lý luận: Đọc tài liệu, tạp trí giáo dục mầm non ,báo giáo dục thời đại, tài liệu bồi dưỡng hè, chương trình giáo dục mầm non, cập nhật các thông tin giáo dục trên mạng 
- Nhóm phương pháp thực hiện: Thông qua khảo sát chất lượng trẻ 
- Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ: Tích hợp lồng ghép vào các hoạt động trong ngày 
PHẦN II. NỘI DUNG
 	 1. Cơ sở lý luận 
 Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo 5 tuổi khi bước vào trường tiểu học là một bước ngoặt lớn và khó khăn đối với trẻ. Bởi vì ở mẫu giáo trẻ đang quen với vui chơi là hoạt động chủ đạo, nhưng khi trẻ vào tiểu học thì học tập lại là vai trò chủ đạo nên việc cho trẻ làm quen với chữ viết ở trẻ mẫu giáo không phải là đưa chương trình tiếng việt của lớp 1 vào dạy mà ở đây trẻ mẫu giáo 5 tuổi được sử dụng các yếu tố vui chơi và các nhiệm vụ học tập sáng tạo thông qua các hoạt động học tập. Bản thân tôi là một giáo viên được nhà trường phân công công tác giảng dạy trẻ ở độ tuổi 5-6 tuổi. Qua những năm trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy rằng trẻ làm quen với chữ viết không phải là việc dễ làm, nó đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, chịu khó biết vận dụng những linh hoạt, sáng tạo trong quá trình lên lớp để trẻ lĩnh hội đầy đủ kiến thức của bộ môn chữ viết.
 Quá trình trưởng thành của đứa trẻ bên cạnh thể chất và phần quan trọng không thể thiếu chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập và vui chơi những hoạt động chủ yếu của trường mầm non. Ngôn ngữ được sử dụng trong tất cả các loại hình giáo dục, ở mọi nơi, mọi lúc. Như vậy, ngôn ngữ cần cho tất cả các hoạt động và ngược lại mọi hoạt động tạo cơ hội cho ngôn ngữ trẻ phát triển.
 Vậy bộ môn làm quen với chữ viết là một phần, một bộ phận của việc phát triển ngôn ngữ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi, do đó làm quen với chữ viết nó có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.Trước hết làm quen với chữ viết là rèn luyện khả năng nghe, khả năng phát âm, khả năng hiểu ngôn ngữ tiếng việt.
Thông qua việc làm quen với chữ viết cung cấp thêm vốn từ về thế giới xung quanh. Cho trẻ làm quen với chữ viết còn giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết, trẻ hiểu thế nào là đọc và viết sau này ở trường phổ thông, thông qua viêc tìm kiếm các chữ khác nhau ở các vị trí khác nhau của từ giúp trẻ phát triển óc quan sát, ghi nhớ có chủ định
Làm quen với chữ viết còn giáo dục tình cảm, mở rộng hiểu biết cho trẻ, chuẩn bị tích cực cho trẻ vào trường tiểu học
Bắt nguồn từ những tầm quan trọng trên, nên là một giáo viên mầm non tôi luôn tìm tòi đưa ra những phương pháp giảng dạy sao cho lượng kiến thức trẻ tiếp thu được đạt kết quả cao, trẻ hứng thú, sôi nổi tích hợp được nhiều nội dung vào giảng dạy để giờ học phong phú hơn, tạo sự lôi cuốn đối với trẻ và phù hợp với điều kiện trường mình đang công tác. Đối với trẻ mầm non hoạt động làm quen với chữ viết là một trong những hoạt động quan trọng trong việc phát triển toàn diện của trẻ, nó có tầm quan trọng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, phát triển ngôn ngữ, khả năng phát âm-đọc chuẩn chữ, tiếng mẹ đẻ, để phát triển các giác quan và hoàn thiện các nhân cách cho trẻ.
Thấy được tầm quan trọng của hoạt động làm quen với chữ viết. Bản thân tôi đã cố gắng thực hiện tốt chuyên đề học hỏi kinh nghiệm ở các đồng nghiệp, nghiên cứu các biện pháp hữu hiệu nhất nhằm truyền thụ đến trẻ sao cho trẻ lĩnh hội một cách nhẹ nhàng thoải mái hơn tránh được sự gò bó. Và tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ viết ”.
2. Thực trạng của vấn đề
a.Thuận lợi
Trường có số trẻ ăn bán trú 100% tại trường 
Bản thân luôn cập nhật những cái mới và nắm vững các nội dung chăm sóc giáo dục trẻ
Trường có 1điểm chính và một khu lẻ đều khang trang sạch đep, thoáng mát, đảm bảo diện tích, có nhiều cây cảnh, cây xanh phù hợp với môi trường sư phạm
Trường đã đạt chuẩn Quốc gia lần 2
Cơ sở vật chất đầy đủ phong học khang trang sạch sẽ có đầy đủ đồ dùng thuận lợi cho việc chăm sóc giáo dục trẻ
Trường luôn có sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương 
b.Khó khăn
 Trong thực tế ở trường Mầm Non để thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới thì hầu như các giáo viên đang còn bị vướng mắc giữa cái mới và cái cũ, chưa thiết kế cho mình được tiết dạy thực sự đổi mới và khoa học mà đang còn bắt chước nhau. Do đó còn lúng túng trong cách lựa chọn các hình thức cho tiết học, bên cạnh đó là cách sử dụng đồ dùng trực quan thì chưa phát huy được công dụng của đồ dùng sẵn có trong thực tế, chưa ứng dụng được nhiều công nghệ thông tin, giáo án điện tử vào bài dạy, vì vậy mà tiết học còn nhiều hạn chế, có thể nói nội dung của tiết học còn nghèo nàn, dụng cụ học tập chưa sinh động, giờ học trở nên khô khan, cứng nhắc, do đó kiến thức, kỹ năng mà trẻ thu được trên tiết học còn chưa đáp ứng được với yêu cầu kiến thức cô đặt ra cho trẻ.
 Mặt khác trẻ ở trường tôi phần đa là con em nông nghiệp, xã miền núi tuy cùng một độ tuổi nhưng nhận thức của trẻ cũng chưa được đồng đều.
Để biết được chính xác khả năng học tập của trẻ về môn chữ viết ngay từ đầu năm tôi đã làm khảo sát lớp tôi chủ nhiệm gồm 22 cháu như sau : 
TT
Nội dung
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Số trẻ
Tỉ lệ
%
Số trẻ
Tỉ lệ
%
Số trẻ
Tỉ lệ
%
Số trẻ
Tỉ lệ
%
1
- Trẻ nhận biết, nhớ đúng mặt chữ đã học 
5
23
5
23
7
31
5
23
2
-Trẻ phát âm chữ rõ ràng chính xác.
4
18
5
23
8
36
5
23
3
Tô viết trùng khít lên chấm mờ hoàn thành vở tập tô sạch sẽ.
5
23
5
23
7
31
5
23
4
Kỷ năng tô viết, tư thế ngồi ,cách cầm bút
4
18
5
23
6
27
7
31
 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Để trẻ có hứng thú và khắc sâu hoạt động làm quen chữ viết tôi đã thực hiện 1 số giải pháp sau .
a. Giáo dục cá nhân trẻ và phối kết hợp với phụ huynh.
 Ở lứa tuổi mẫu giáo việc giáo dục cá nhân là rất cần thiết, có tác dụng tốt đến trẻ và đặc biệt là đối với hoạt động làm quen với chữ viết, bởi vì trẻ có thuộc chữ trẻ mới có thể đọc và viết.Trong quá trình dạy trẻ làm quen với chữ viết tôi luôn tìm hiểu khả năng, đặc điểm tâm lý của từng trẻ .Từ đó xây dựng các biện pháp giáo dục cho phù hợp.Trong lớp tôi có khoản 15% số trẻ chưa mạnh dạn, tự tin vào bản thân, ít giơ tay phát biểu, nói nhỏ, trẻ thường ít cơ hội trả lời các câu hỏi của cô. Chính vì vậy tôi đã tìm ra biện pháp sau :
Tôi thường xuyên gần gũi, quan tâm đến trẻ nhút nhát, đặc biệt trong giờ học tôi hay khen trẻ trước cả lớp mạc dù cháu làm chưa đúng lắm, động viên khích lệ trẻ khi trẻ gặp khó khăn trong học tập. Đầu tiên tôi cho trẻ những câu hỏi dễ , sau đó mức độ khó tăng dần, cho trẻ được nói nhiều hơn.
 Kết quả thu được : Trẻ mạnh dạn hơn và tích cực tham gia vào các hoạt động làm quen với chữ viết và cũng như các hoạt động khác .
 Để làm tốt được công tác giảng dạy mà đặc biệt là hoạt động học làm quen với chữ viết đạt hiệu quả cao đó là tôi luôn phối kết hợp với phụ huynh
 Ngoài giờ học trên lớp, các kiến thức kỹ năng về chữ phải được ôn luyện ở nhà.Vậy làm thể nào để tuyên truyền với phụ huynh một cách thuyết phục, đạt kết quả cao, phối két hợp thật tốt ?Đây cũng là vấn đề ... i và cho trẻ làm quen 2 chữ u và ư
 Và các chữ khác cũng vậy tôi thường sử dụng thơ ca hò vè câu đố đề gây hứng thú. Ví du: chữ V	 
 Quả gì tên gọi dịu êm
	Như dòng sữa mẹ nuôi em thủa nào
 (Quả vú sữa)
Thơ ca hò vè dễ nhớ, dễ đọc rất gây sự hứng thú cho trẻ như bài “ Gánh gánh gồng gồng” “Rềnh rềnh ràng ràng” “Vè con cua” “ Cây đào” hay một số bài thơ cô tự sáng tác.
* Tích hợp hoạt động tạo hình
Trong mỗi tiết học của trẻ thường xen kẽ động và tĩnh mà trong tiết học trẻ được hoạt động nhiều rồi thì hoạt động tạo hình rất phù hợp với trạng thái tĩnh. Tôi cho trẻ cắt dán tô màu chữ theo yêu cầu của cô để làm tranh dán vào góc tạo hình.
* Tích hợp hoạt động khám phá
Một trong những bộ môn được tích hợp nhiều nhất là môn môi trường xung quanh. Mà môn chữ viết muốn cho trẻ làm quen chữ viết một cách hiệu quả phải có tranh ảnh, mô hình vật thật có chứa các chữ mà cô sẽ cho trẻ làm quen .
Ví dụ: Khi dạy một tiết chữ cái i, t, c. chủ đề “ Thế giới động vật”Tôi cho trẻ tìm hiểu chữ t qua từ “Con Tôm” trẻ được quan sát con Tôm và sẽ biết thêm về đặc điểm bên ngoài của con tôm từ đó làm tăng thêm hứng thú cho trẻ . 
Hoặc trò chơi “Thi gắn chữ ” nếu trẻ cầm một thẻ chữ nào đó lên bảng gắn các hoa quả, hoa lá, hay các con vật hoặc phương tiện giao thông phù hợp chữ đó tăng thêm sự hiểu biết vừa nhớ được chữ cái vừa khắc sâu được hình ảnh về thế giới xung quanh.
* Tích hợp hoạt động làm quen với toán
 Với trẻ học phải đi đôi với hành và khi kết hợp lồng ghép môn toán với tiết chữ viết tôi thường đưa vào trò chơi như: “Thi đội nào nhanh” trẻ thi đua nhau gắn chứa đó đếm số lượng và cùng kiểm tra kết quả đội nào nhiều hơn, nhiều hơn là mấy . Cô cùng trẻ đọc chữ và đếm xem gạch được bao nhiêu chữ 
 h. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ làm quen với chữ viết
 Mục đích: Trẻ được làm quen và nhận biết, phát âm các chữ. Được tham gia vào các trò chơi trên máy tính như sử dụng chuột bấm chuột di chuột để chọn chữ. Kết hợp với những âm thanh sống động kích thích trẻ tham gia vào hoạt động tốt nhất .Vì vậy khi tiếp cận với máy tính trẻ rất thích.Vì thế ngoài tiết dạy theo kiểu truyền thống tôi còn sử dụng máy tính để soạn giáo án điện tử đề dạy trẻ.Tuỳ từng bài tôi có thể sử dụng phần mềm giáo án điện tử đã có sẵn. Nhưng có bài tôi không thể dùng được phần mềm có sẵn tôi soạn giáo án điện tử bằng các cách như sau:
 + Dùng máy chụp hình hoặc Scan hình ảnh từ ngoài vào dùng phần mềm Photoshop để cắt xén,chỉnh sửa.
 + Tạo hiệu ứng cho các nhân vật cử động.
 + Đi quay phim lấy những hình ảnh sống động đưa vào chương trình Powerpoint để trình chiếu.
 	 Ví dụ: Khi dạy trẻ tiết chữ u,ư trong chủ điểm ngành nghề.
- Tôi lựa chọn nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức sau đó kết hợp với phần mềm tin học đã được cài đặt sẵn trong máy cùng với khai thác tài liệu trên mạng Internet để lựa chọn hình ảnh, phông nền, kiểu chữ cho phù hợp với chủ đề và nội dung bài dạy
 - Xây dựng bài giảng điện tử bằng cách tạo ra các sile trình chiếu và kết hợp với hình ảnh, hiệu ứng âm thanh phù hợp với từng sile chiếu hình.
 - Cho trẻ xem hình ảnh, chơi trò chơi tìm hình ảnh qua ô chữ để trẻ được ôn chữ viết đã học. Sau khi mở hết ô chữ thì hình ảnh xuất hiện 
 - Trẻ nhận xét tranh sau đó đọc từ dưới tranh cùng cô. Trẻ được tri giác chữ mới bằng hiệu ứng cho chữ xuất hiện .
 - Phần luyện tập: Trẻ được cô giáo hướng dẫn theo nhóm sử dụng máy tính qua trò chơi, ghép nét chữ, tạo ra chữ viết và tìm chữ còn thiếu trong từ dưới tranh. 
 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
 Sau khi tiến hành các biện pháp trên. Bản thân tôi thấy các cháu lớp tôi ngày càng hứng thú say mê học môn làm quen với chữ cái, khả năng nhận biết và phát âm đúng, chuẩn các chữ cái là khá cao mà còn đọc đúng, đọc chuẩn, viết đúng, ngồi đúng tư thế. Khoảng 87% trẻ trong lớp mạnh dạn ,năng động, sáng 	tạo và tự tin trong tiết học chữ cái nói riêng và tất cả cá môn học khác nói chung. Kết quả khảo sát cuối năm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi lớp tôi phụ trách đạt được như sau:
TT
Nội dung
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Số trẻ
Tỉ lệ
%
Số trẻ
Tỉ lệ
%
Số trẻ
Tỉ lệ
%
Số trẻ
Tỉ lệ
%
1
- Trẻ nhận biết, nhớ đúng mặt chữ đã học 
9
41
12`
55
1
4
2
-Trẻ phát âm chữ rõ ràng chính xác.
9
41
11
50
2
9
3
Tô viết trùng khít lên chữ chấm mờ hoàn thành vở tập tô sạch sẽ.
8
36
11
50
3
14
4
Kỷ năng tô viết, tư thế ngồi, cách cầm bút
8
36
10
45
4
19
PHẦN KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm: 
 Để tổ chức hướng dẫn trẻ làm quen với chữ đạt kết quả như trên trong quá trình thực hiện tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm như sau:
- Giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề, say sưa học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu tài liệu để nắm chắc mục đích yêu cầu, nội dung nhiệm vụ của bộ môn.
- Chuẩn bị chu đáo giáo trình giảng dạy trước khi lên lớp.
 	- Có tâm thế tốt trước khi lên lớp để tạo giờ học vui vẻ, thoải mái, xử lý tình huống kịp thời.
- Tạo đồ dùng phù hợp, hấp dẫn và sử dụng linh hoạt, hợp lý tạo bất ngờ, hứng thú cho trẻ.
 - Lựa chọn, ứng dụng các trò chơi hay, phù hợp, hấp dẫn vào tiết học tạo hứng thú, phát huy trí thông minh cho trẻ.
 - Cô giáo sử dụng ngôn ngữ sư phạm mẫu mực, phát âm, sử dụng từ ngữ chuẩn.
 - Tạo môi trường chữ viết phong phú, đa dạng để kích thích trẻ làm quen với chữ say mê.
 - Bám vào nội dung yêu cầu dạy trẻ đúng trọng tâm của bài dạy ,tích hợp các môn học khác vào tiết học một cách hợp lý nhằm đem lại kết quả cao, ngôn ngữ diễn đạt của cô ngắn gọn cụ thể, cô phát âm mẫu chính xác rõ ràng, lời giới thiệu bài, bước chuyển tiếp linh hoạt gây được sự chú ý của trẻ và đặc biệt cô giáo phải nắm vững yêu cầu phương pháp bộ môn.
- Cần quan tâm gần gũi trẻ khuyến khích để trẻ chủ động phát huy tính độc lập trong bộ môn và tập luyện bồi dưỡng thêm cho trẻ.
- Cho trẻ ôn luyện làm quen chữ viết ở mọi nơi, cho trẻ.
- Cần làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh và Ban giám hiệu nhà trường hỗ trợ cơ sở vật chất.
 - Không ngừng bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để học hỏi, trao dồi kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp để đưa ra những hình thức tổ chức mới, sáng tạo áp dụng trong công tác chăm sóc và giảng dạy được tốt.
2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
Trong những năm gần đây,bậc học mầm non đang tiến hành đổi mới chương trình giáo dục trẻ mầm non trong đó đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt động phù hợp với sự phát triển của từng cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động một cách chủ động, tích cực, hồn nhiên vui tươi; Đồng thời tạo cơ hội cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ một cách linh hoạt, thực hiện phương châm “Học mà chơi, chơi mà học”. Đáp ứng mục tiêu phát triển một cách toàn diện về mọi mặt sáng kiến “ “Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ viết ” được viết nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động làm quen chữ viết thuộc lĩnh vực phát triển ngôn ngữ. Sáng kiến vừa đơn giản dễ thực hiện để áp dụng vào giảng dạy tạo sự hứng thú với trẻ. Giáo viên có thể lựa chọn những hoạt động phù hợp với lứa tuôi của trẻ, từ đó lên kế hoạch tích hợp vào các hoạt động đó, lúc đầu lựa chọn một số ít hoạt động vào làm thử. Khi đã có kinh nghiệm có thể lựa chọn nhiều hoạt động hơn. Chọn từ các lĩnh vực khác nhau và đưa vào các thời điểm thích hợp của chế độ sinh hoạt trong ngày 
- Trong mỗi hoạt động cần phải chú trọng sự giao tiếp trực tiếp giữa giáo viên với từng trẻ thể hiện qua lời nói, cử chỉ. Giáo viên sử dụng câu hỏi khích lệ trẻ hoạt động một cách tích cực và hướng dẫn trẻ chứ không làm thay trẻ để trẻ phát huy trí tò mò, tưởng tượng sáng tạo và tính độc lập của trẻ.
- Sáng kiến này có thể giúp phụ huynh tổ chức cho trẻ được học chữ viết ở gia đình một cách nhẹ nhàng tự nhiên và phối hợp với nhà trường để tạo cho trẻ một môi trường học chữ viết phong phú . 
- Tạo điều kiện cho trẻ được thường xuyên tiếp xúc với môi trường chữ viết
- Củng cố những tri thức trẻ đã lĩnh hội được đặc biệt là về chữ viết
- Mở rộng sự hiểu biết của trẻ 
3. Khả năng ứng dụng, triển khai:
- Sáng kiến kinh nghiệm này được thử nghiệm và ứng dụng vào trong thực tế giảng dạy ở trường/ lớp mà tôi đang công tác.
- Được tích hợp vào các hoạt động hằng ngày của trẻ và trong sinh hoạt thường ngày ở gia đình trẻ 
Ví dụ:Trong hoạt động cho trẻ làm quen văn học 
 Cô kể chuyện cho trẻ nghe câu chuyện “Sự tích Hồ Gươm” qua việc trẻ được nghe cô kể chuyện theo tranh ảnh và hiểu nội dung của truyện, cô khắc sâu cho trẻ những chữ mà trẻ đã được làm quen qua tên của truyện “Sự tích Hồ Gươm” 
 Hay trong giờ ăn cô có thể giới thiệu các món ăn thông qua các chữ trẻ đã được làm quen như món cá có các chữ “ c, a” món rau có các chữ “r, a ,u”
- Dùng để cho giáo ciên trong trường tham khảo và áp dụng vào thực tế 
- Được ứng dụng để phát triển nhận biết chữ ở mọi lúc mọi nơi 
Ví dụ: Môi trường chữ viết ở ngoài sân vườn cổ tích, vườn cây, cây cảnh 
-Các giải pháp được ừng dụng làm cho hoạt động giảng dạy của giáo viên cuốn hút trẻ và có hiệu quả cao về chất lượng đối với trẻ
4. Kiến nghị, đề xuất:
 Từ thực tế trên tôi có một số ý kiến đề xuất như sau:
 Ban giám hiệu tham mưu với các cấp lãnh đạo để nhà trường có máy tính nối mạng intơnet, màn hình trình chiếu để giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế bài giảng điện tử, thực hành giảng dạy và tổ chức các hoạt động bằng công nghệ thông tin cho trẻ.
 Bổ sung các loại tài liệu để giáo viên tham khảo, nghiên cứu, tìm ra những biện pháp có hiệu quả giúp trẻ lĩnh hội kiến thức làm quen với chữ viết đạt kết quả cao nhất. 
 -Tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên đi thăm quan các trường trọng điểm để giáo viên học hỏi kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
 - Phòng giáo dục thường xuyên mở các lớp chuyên đề bồi dưỡng giúp giáo viên tổ chức có hiệu quả hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ.
 Trên đây là một số biện pháp hữu ích nhằm giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen chữ viết.Tôi rất mong được sự ủng hộ của các đồng nghiệp và của các cấp lãnh đạo.
 Tôi xin chân thành cảm ơn !
Nguyễn Thị Hằng

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_tre_5_6_tuoi_lam.doc