Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để giờ sinh hoạt tập thể đạt hiệu quả cao

Theo bạn giờ sinh hoạt tập thể (SHTT) là gì ? Vậy bạn đã làm những gì trong giờ sinh hoạt của lớp mình ? Theo tôi, giờ SHTT là giờ thầy và trò cùng nhau trò chuyện, chia sẻ những vướng mắc, khó khăn mà HS gặp phải trong tuần và từ đó cả thầy và trò cùng nhau đưa ra cách khắc phục . Bên cạnh đó giờ SHTT còn là giờ mà GV và HS có thể quên đi những hình thức rập khuôn, một bức tường ngăn cách thầy trò để tạo nên sự gần gũi, vui vẻ. Nắm được điều đó nên các Ban ngành giáo dục đã phân phối chương trình cho chúng ta có 1 giờ SHTT với mục đích là giúp giáo viên (GV) có thời gian trò chuyện, nắm bắt được tình hình học sinh của lớp mình. Giúp các em nhìn lại những ưu khuyết điểm của mình trong tuần qua và luôn có thái độ cố gắng khắc phục những khuyết điểm đó.

Thế nhưng, hiện nay hầu như GV chúng ta đều xem nhẹ giờ SHCN. Hoặc giả có thực hiện nhưng chỉ là qua loa. Giờ SHCN chỉ là giờ thầy, trò nhận xét tình hình của lớp trong 1 tuần và GV thông báo các việc thực hiện trong tuần tới. Thời lượng chỉ từ 5 phút đến 10 phút. Hơn thế nữa, hiện nay lại thực hiện chương trình chuyên sâu thì càng làm cho giáo viên chủ nhiệm ( GVCN ) và HS ít có thời gian gần gũi nhau hơn.

pdf 16 trang Huy Quân 28/03/2025 660
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để giờ sinh hoạt tập thể đạt hiệu quả cao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để giờ sinh hoạt tập thể đạt hiệu quả cao

Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để giờ sinh hoạt tập thể đạt hiệu quả cao
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Người thực hiện: Huỳnh Thị Thanh Nhã 
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TÂN PHÚ 
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN QUÝ 
ĐỀ TÀI: 
CÁC VẤN ĐỀ ĐƯỢC NÊU TRONG ĐỀ TÀI 
* 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA LỚP TRONG GIỜ SHTT 
III. MỘT SỐ NỘI DUNG THỰC HIỆN TRONG GIỜ SHTT 
A. Trò chơi tập thể 
1. Trò chơi đơn giản cho HS lớp 1 – 2. 
2. Trò chơi cao hơn cho HS lớp 3 – 4 – 5. 
B. Bài hát tập thể 
C. Một số trò chơi phạt vui lí thú 
D. Xem phim 
E. Giáo dục các ngày lễ qua giờ SHTT 
F. Thực hiện dạy lồng ghép các nội dung 
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI ĐÃ THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN VỪA QUA 
V. NHẬN XÉT ƯU KHUYẾT ĐIỂM CỦA ĐỀ TÀI 
VI. PHẠM VI VẬN DỤNG 
VII. LỜI KẾT 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Theo bạn giờ sinh hoạt tập thể ( SHTT ) là gì ? Vậy bạn đã làm những gì trong 
giờ sinh hoạt của lớp mình ? Theo tôi, giờ SHTT là giờ thầy và trò cùng nhau trò 
chuyện, chia sẻ những vướng mắc, khó khăn mà HS gặp phải trong tuần và từ đó 
cả thầy và trò cùng nhau đưa ra cách khắc phục . Bên cạnh đó giờ SHTT còn là giờ 
mà GV và HS có thể quên đi những hình thức rập khuôn, một bức tường ngăn cách 
thầy trò để tạo nên sự gần gũi, vui vẻ. 
 Nắm được điều đó nên các Ban ngành giáo dục đã phân phối chương trình cho 
chúng ta có 1 giờ SHTT với mục đích là giúp giáo viên ( GV ) có thời gian trò 
chuyện, nắm bắt được tình hình học sinh của lớp mình. Giúp các em nhìn lại những 
ưu khuyết điểm của mình trong tuần qua và luôn có thái độ cố gắng khắc phục 
những khuyết điểm đó. 
 Thế nhưng, hiện nay hầu như GV chúng ta đều xem nhẹ giờ SHCN.Hoặc giả có 
thực hiện nhưng chỉ là qua loa. Giờ SHCN chỉ là giờ thầy, trò nhận xét tình hình của 
lớp trong 1 tuần và GV thông báo các việc thực hiện trong tuần tới. Thời lượng chỉ 
từ 5 phút đến 10 phút. Hơn thế nữa, hiện nay lại thực hiện chương trình chuyên sâu 
thì càng làm cho giáo viên chủ nhiệm ( GVCN ) và HS ít có thời gian gần gũi nhau 
hơn. 
 $ Nguyên nhân: 
- Vì sao GV thường lấy giờ SHTT làm giờ ôn tập cho HS ? 
Có rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất và xét cho cùng là vì 
GV lo cho HS của mình. GV tự nhận thấy trong tuần đó có 1 số kiến thức cơ bản và 
khó thực hiện mà HS của mình ít có thời gian luyện tập thêm ( nhất là các em yếu ). 
Do đo,ù GV lấy giờ SHTT nhằm rèn thêm những kiến thức, khắc sâu hơn nội dung 
quan trọng và cũng để rèn HS yếu của mình. Mặt khác, 1 số GV lại tâm sự “ Nhiều 
khi cũng muốn thực hiện nhưng không biết làm gì trong giờ đó ”. Nghĩa là GV mình 
không biết phải làm gì sau khi đã nhận xét tình hình học tập. 
Nắm được tình hình này nên tôi xin mạn phép đưa ra 1 số phương pháp, nội 
dung, hình thức nhằm giúp các thầy cô tham khảo để giờ SHTT của chúng ta được 
sinh động hơn, tạo được mối quan hệ gần gũi hơn giữa thầy và trò, tạo được sự thoải 
mái cho HS. 
II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA LỚP TRONG GIỜ SHTT 
Giờ sinh hoạt thường thực hiện theo chủ điểm của trường, Phòng đề ra và thực 
hiện theo từng thời gian cụ thể. 
• Giữa HKI: Thường là thời gian cho GV và HS tìm hiểu nhau. GV nắm bắt 
về hoàn cảnh gia đình của từng em. Từ đó tạo cho HS sự gần gũi với GV mình. GV còn 
tạo điều kiện cho HS được chia sẻ giao lưu với nhau. Đó là 2 mục đích cao nhất trong 
giờ SHTT. 
• Cuối HKI: GV đã tạo được sự gần gũi với HS của mình thì GV cho HS 
tham gia 1 số trò chơi tập thể diễn ra trong lớp học. Qua các trò chơi giúp cho HS vận 
động, rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn, trí nhớ và óc quan sát tốt. Bên cạnh đó 1 số trò 
chơi còn giúp chúng ta phần nào cung cấp cho HS những vốn từ, những câu ca dao, tục 
ngữ. 
• Giữa HKII: Thường lồng ghép dạy cho HS những kiến thức về Quyền trẻ 
em, Giáo dục Môi Trường. 
• Cuối HKII: Dạy cho HS về An Toàn Giao Thông. 
• Tuy nhiên thời gian này không phải là phần cứng của mỗi GV, tuỳ theo 
tình hình lớp mình mà GV đưa những nội dung phù hợp trong giờ SHTT. Dĩ nhiên là 
không thể thiếu việc giáo dục cho các em ý nghĩa của các ngày lễ trong năm qua các 
hình thức vẽ tranh, trưng bày tranh ảnh ( Mục E. Giáo dục các ngày lễ qua giờ SHTT 
được nêu trong đề tài ) 
• Một số khó khăn trong quá trình thực hiện. 
Khó khăn thường gặp Biện pháp giải quyết 
- GV luôn ôm đồm, muốn HS chiếm lĩnh 
cả kiến thức văn hoá trong giờ SHTT. 
- GV không chọn được những trò chơi cho 
HS thực hiện 
- GV lớn tuổi ngại tham gia trò chơi cùng 
HS. 
- BGH nhà trường cần yêu cầu GV nêu rõ 
nội dung thực hiện giờ SHTT trong kế 
hoạch giảng dạy hằng tuần. 
- Họp khối để tìm ra nội dung trò chơi. 
- BGH và khối trưởng cần nêu rõ mục đích 
và lợi ích của giờ SHTT để GV nhận thức. 
 III.MỘT SỐ NỘI DUNG THỰC HIỆN TRONG GIỜ SHTT 
 ? Tiến trình thực hiện 1 giờ SHCN thường gồm: 
Thời gian đầu ( 10’ - 15’ ) 
 - Nhận xét tình hình của lớp trong tuần qua. 
 - GV thông báo các việc thực hiện trong tuần tới. 
Thời gian sau ( 20’ ) 
- Trò chơi tập thể. 
? Một số nội dung sinh hoạt cụ thể: 
A. Trò chơi tập thể 
1. Trò chơi đơn giản cho HS lớp 1, 2. 
Mục đích: Giúp HS khởi động tay, chân nhẹ nhàng. Rèn cho HS 1 số phản xạ 
nhanh nhẹn, óc quan sát, trí nhơ,ù ôn luyện các kiến thức toán HS đã học trong 
tuần 
Nội dung: 
a. 
 Cách chơi: 
- GV cho HS học thuộc bài hát “ Ta hát to, hát nhỏ, nhỏ, nhỏ. Rồi mình ngồi kể 
chuyện cho nhau nghe. ô! ố! ô. ô! ố! ồ. Ta vui ca hát, hát cho vui đời ta.” 
- HS hát theo nhịp và làm đúng động tác: 
+ Hát tiếng “ Ta” : 2 tay để ngay trên eo. 
+ Hát tiếng “ Hát to” : 2 tay để trên vai. 
+ Hát tiếng “ Hát nhỏ” : 2 tay để trên đầu. 
+ Hát tiếng “ Nhỏ,nhỏ” : 2 tay đưa lên trời cùng vỗ. 
Trò chơi- Hát to - hát nhỏ 
- Càng về sau càng hát nhanh và làm động tác đúng. Ai làm sai bị phạt. 
Tương tự: có thể thay lời bài hát bằøng “ Trán.. cằm. tay ” , “ Gái.... rồi. trai”. 
b. 
 Cách chơi: 
- GV hô “ Mắt đâu - Mắt đâu ” 
- HS làm động tác giơ tay ra phía trước và đáp “Mắt đây - Mắt đây ” 
- GV hô “ Mắt nhìn qua phải ” 
- HS làm động tác giơ 2 bàn tay về bên phải. 
- GV hô “ Mắt nhắm ” 
- HS làm động tác nắm tay lại. 
- GV hô “ Mắt mở ” 
- HS làm động tác xoè tay ra và nhấp nháy. 
c. 
 Cách chơi: 
- GV : vỗ tay 2 cái và nói “ Tôi không ” 
- HS : vỗ tay và nói “ chính bạn ” 
- GV : vỗ tay 2 cái và nói “không phải tôi ” 
- HS : vỗ tay và nói “ vậy là ai ” 
- GV : vỗ tay 2 cái và nói “chính bạn Mai là người đẹp nhất trong trò chơi này” 
- Bạn Mai thay cô và lặp lại bài hát từ đầu và tìm tên 1 bạn khác thế vào tên mình. 
 Hình phạt: nếu ai không đọc đúng nhịp và chậm sẽ bị phạt 
d. 
- GV hô “ Vi tính – Vi tính ” 
- HS: đưa 2 tay về trước, co duỗi các ngón tay thể hiện hình ảnh chớp nháy của 
đèn báo vi tính. 
- GV hô “ Vi tính – Vi tính ” 
- HS: tính mấy, tính mấy 
- GV hô: 2 x 3 – 4 
- HS: giơ kết quả bằng các ngón tay. Phải giơ cả 2 bàn tay. 
- GV lặp lại và thay đổi các phép tính. 
- HS giơ sai kết quả là bị phạt. 
e. 
 Cách chơi: 
- GV hô “ Đất đâu - Đấét đâu ” 
Trò chơi - Đôi mắt 
Trò chơi - Tìm người đẹp 
Trò chơi - Cục đất, cất cái đục 
Trò chơi - Vi tính 
- HS đáp: “ Đất đây - Đất đây ” làm động tác 2 tay đưa ra phía trước và làm 
động tác nắm lại. 
- GV hô “ Đục đâu - Đục đâu ” 
- HS đáp: “ Đục đây - Đục đây ” làm động tác 2 tay co lại. 
- GV hô “ Cục đất ” 
- HS đáp: “ Cục đất ” làm động tác đưa 2 tay ra 
- GV hô “ Cất cái đục ” 
- HS đáp “ Cất cái đục ” làm động tác co tay lại. 
- GV hô càng lúc càng nhanh để giảm sự tập trung của HS. 
2.Trò chơi cao hơn cho HS lớp 3, 4, 5. 
Mục đích: - Mở rộng cho HS 1 số từ ngữ, 1 số cậu ca dao, tục ngữ và luyện nói 
nhanh các từ theo vần, điệu với nhau. 
- Giúp HS biết chọn lựa các từ để tạo thành câu văn hoàn chỉnh. 
a. 
 Cách chơi: 
- Thi đua giữa 2 dãy. 
- GV bắt nhịp bài hát: năm – mười – mười lăm – hai mươi 
- HS cùng lặp lại. 
- Dãy A: Ví dầu cầu ván đung đưa 
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi 
- HS cùng lặp lại. 
- Dãy B: Nhiễu điều phủ lấy giá gương 
Người trong 1 nước phải thương nhau cùng. 
- Trò chơi cứ thế tiếp tục. 
 b. 
Cách chơi: 
- Chia thành 2 nhóm. Cho HS thuộc câu hát “ Con chim manh manh. Nó đậu 
cây chanh. Ai hỏi tôi con chim gì. Tôi nói con chim manh manh ” 
- Hai nhóm lần lượt thi hát với nhau bằng cách thay thế tên loài chim và tiếng 
có vần với tên loài chim đó. 
- Ví dụ: Con chim chích choè. Nó đậu sau hè. Ai hỏi tôi con chim gì. Tôi nói 
con chim chích choè. 
c. 
Trò chơi – Liên khúc 5-10 
Trò chơi – Hội chim 
Trò chơi – Hành văn cấp tốc 
Cách chơi: 
- Có thể chia thành nhiều nhóm. 
- GV đưa ra 1 bảng chữ cái: t, đ, t, v, l, v, đ, h, đ, n, s. 
- HS viết 1 câu có ý nghĩa với những chữ cái mà GV đưa ra. 
- Ví dụ: Tôi đi trại vui lắm và đêm học được nhiều sao. 
Tùng đến thăm vui lắm và đem hoa đến nhà Sang. 
d. 
Cách chơi: 
- GV đưa ra 1 chữ cái và các nhóm phải viết ra tên những thứ trái cây mà đầu 
chữ có chữ cái ấy. 
- Ví dụ + GV đưa chữ M 
+ HS viết các loại trái cây: Mít, Mơ, Mận, Mẵng Cầu 
4 Tương tự: -Yêu cầu viết về hoa, cá, tên các vị anh hùng. 
- Có thể thay đổi ỳim tên trái cây có 2 hoặc 3 tiếng. 
e. 
Cách chơi: 
- Chia làm 4 nhóm. HS có thể đối đáp với nhau hoặc viết lên bảng từ của nhóm 
mình. Mỗi em lần lượt nêu ( viết ) 1 tên 
- Ví dụ + GV đưa chữ P và yêu cầu HS nêu tên tỉnh, sông núi. 
+ HS viết: Phan Rang, Phú Quốc, Phan thiết 
- HS yêu thích ca hát. 
a. 
B. Bài hát tập thể 
Mục đích: 
- Giúp HS biết thêm 1 số bài hát để áp dụng vào các giờ nghỉ giữa tiết, đổi tiết 
trong buổi học. 
- heo điệu tự do. 
- GV hát “ Nếu có vui thì vỗ đôi tay, vỗ đôi tay. ” 
- HS: vỗ tay 2 cái. 
- GV hát “ Nếu có vui thì dậm đôi chân, dậm đôi chân. ” 
- HS: dậm chân 2 cái. 
- GV hát “ Nếu có vui thì bật thật kêu” 
- HS:bật ngón tay 2 cái. 
Trò chơi – Ra vườn hái quả 
Trò chơi – Số dách sử địa 
Bài hát “ Cùng vui ” 
- GV hát “ Nếu có vui thì làm cả ba” 
- HS lần lượt làm các động tác trên. 
b. 
- Lời bài hát “ Nhìn mặt nhau đi xem ai có giận hờn chi. Nhìn mặt nhau đi xem ai 
có giận hờn gì. Mình là anh em có chi đâu mà giận hờn. Nhìn mặt nhau đi hãy 
nhìn mặt nhau đi ”. 
- Có thể thay từ “ nh

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_lam_the_nao_de_gio_sinh_hoat_tap_the_d.pdf