Sáng kiến kinh nghiệm Dạy kĩ năng đọc hiểu cho học sinh môn tiếng anh cấp THPT

IV. Các kĩ năng đọc hiểu và các dạng câu hỏi thường gặp trong bài đọc hiểu môn Tiếng Anh THPT

4.1. Các kĩ năng đọc hiểu

Để đảm bảo cho học sinh có được các kỹ năng đọc hiểu thông thạo, khi đọc người đọc cần có các kỹ năng khác như:

 - Kỹ năng đọc để tìm ra những thông tin cần thiết (scanning)

 - Kỹ năng đọc lướt tổng quát để lấy nội dung chính (skimming)

 - Kỹ năng đọc phán đoán trước khi đọc.

 - Kỹ năng đoán từ chưa biết trong ngữ cảnh.

 - Kỹ năng sử dụng từ điển.

Ta có thể xác định được rằng: mục tiêu cuối cùng phải đạt được của việc đọc là hiểu được văn bản, lấy được và sở lý được những thông tin cần thiết cho mục đích riêng của mình. Để phương pháp dạy đọc đạt được hiệu quả tối đa, giáo viên cần giúp người học phân biệt được những loại đọc cơ bản và mục đích của từng loại. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về các loại đọc cơ bản, nhưng nếu dựa trên tiêu chí cách thức đọc người ta phân thành các loại như sau:

4.1.1. Đọc nhanh để hiểu ý tổng quát. ( Skimming for gist).

Là cách đọc lướt tổng quát để nắm ý chính và nắm được nội dung chính của đoạn văn từ đó tìm ra một tựa đề phù hợp với nội dung của đoạn văn trong một thời gian nhất định.

4.1.2. Đọc lướt để tìm thông tin cụ thể. ( Scanning for specific information )

Là cách đọc lướt để lấy thông tin cần thiết trong một thời gian nhất định; là cách đặt câu hỏi về một thông tin cụ thể có trong đoạn văn; là những trò chơi tìm thông tin trong thời gian ngắn nhất.

4.1.3.Hiểu mối liên quan giữa các câu và mệnh đề. (Understading the relationship between sentences and clauses)

Là cách sắp xếp lại câu hay đoạn văn, tìm những yếu tố có chức năng nối kết với những yếu tố khác trong văn bản (Ví dụ: từ nối, đại từ, động từ thay thế do, does, did.); cung cấp từ nối cho một văn bản; đoán trước dòng tiếp theo từ nối trong một văn bản là gì.

4.1.4. Đọc thêm (Extensive reading)

Là cách sử dụng cho các bài đọc trong các bài ôn tập hoặc đọc thêm hoặc qua các truyện ngắn được viết lại phù hợp với trình độ của học sinh.

4.1.5. Đọc sâu (Intensive reading)

Là các dạng bài tập chuyển dịch thông tin; ghi lại diễn tiến sự việc xảy ra trong văn bản; trả lời câu hỏi đúng - sai. (True-False question); đọc để bổ sung cho nhau (Jigsaw reading). Ngoài các kỹ năng trên khi dạy đọc hiểu giáo viên cần quan tâm một số loại đọc khác như: kỹ năng đọc to thành lời để rèn phát âm, kỹ năng phán đoán để xác định nội dung chính, kỹ năng đoán từ chưa biết qua ngữ cảnh của bài đọc, kỹ năng sử dụng từ điển.

 

doc 50 trang camtu 34023
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy kĩ năng đọc hiểu cho học sinh môn tiếng anh cấp THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy kĩ năng đọc hiểu cho học sinh môn tiếng anh cấp THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy kĩ năng đọc hiểu cho học sinh môn tiếng anh cấp THPT
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT HỒNG QUANG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
DẠY KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH
MÔN TIẾNG ANH CẤP THPT
Tên tác giả	: Đoàn Thị Tuyết Nhung
Giáo viên môn	: Tiếng Anh
Tổ trưởng chuyên môn tổ Ngoại ngữ-Tin học
Năm học: 2017 – 2018
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.................
1
 I. Lý do chọn đề tài .............
1
 II. Mục đích của đề tài
2
 III. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu...........
3
 IV. Đề tài đưa ra giải pháp mới..................................
3
 V. Phạm vi nghiên cứu
5
 VI. Thời gian nghiên cứu
5
PHẦN NỘI DUNG..................
6
 I. Lịch sử vấn đề...............
6
 II. Cơ sở lý luận
6
 III. Cơ sở thực tiễn ..
 7
 IV. Các kĩ năng đọc hiểu và các dạng câu hỏi thường gặp trong bài đọc hiểu môn Tiếng Anh THPT ....
9
 4.1. Các kĩ năng đọc hiểu .
9
 4.2. Các dạng câu hỏi thường gặp trong bài đọc hiểu môn Tiếng Anh THPT ...
10
 V. Các bước tiến hành trong việc dạy kĩ năng đọc hiểu cho học sinh môn Tiếng Anh THPT 
14
 5.1. Các bước tiến hành trong 1 bài dạy đọc hiểu..
14
 5.2. Sử dụng các kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực 
16
 5.3. Lồng ghép các kiến thức liên môn
20
 5.4. Quy trình chuẩn bị một giờ học
21
 VI. Một số bài học minh họa và loại bài tập luyện tập đã được áp dụng khi giảng dạy cho học sinh trường THPT Hồng Quang.
22
 6.1. Một số bài dạy minh họa theo giáo trình SGK ..
22
 6.2. Một số bài luyện tập minh họa theo dạng bài thi THPT Quốc Gia 
34
 VII. Kết quả đạt được sau khi áp dụng SKKN..
42
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
44
 I. Kết luận....
44
 II. Kiến nghị
44
 1. Đối với giáo viên
44
 2. Đối với học sinh
45
 3. Đối với Ban giám hiệu nhà trường
45
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
47
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
48
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
 Trong những năm gần đây, việc học ngoại ngữ nói chung và môn tiếng Anh nói riêng ở các trường THPT đã được chú trọng hơn rất nhiều đặc biệt khi ngoại ngữ là môn thi bắt buộc trong kì thi THPT Quốc Gia. Khi tiếng Anh đã khẳng định vai trò và tầm quan trọng của nó trong các trường học và các cấp học, thì việc nâng cao chất lượng dạy và học là rất quan trọng. Vậy làm thế nào để nâng cao được hiệu quả của việc dạy và học là một nhu cầu thiết yếu không chỉ đối với người học, mà đặc biệt là đối với người đang trực tiếp giảng dạy bộ môn tiếng Anh. 
	Chúng ta đều biết rằng học tiếng Anh đơn thuần chỉ là học một ngôn ngữ. Muốn sử dụng thành thạo ngôn ngữ đó thì người học phải rèn luyện 4 kĩ năng cơ bản: Nghe, Nói, Đọc và Viết. Nếu các em học tốt bốn kĩ năng này, thì sẽ dễ dàng tiếp cận với tin học, khoa học công nghệ và rất thuận lợi trong việc giao tiếp. Đặc biệt kĩ năng đọc hiểu là một trong nhưng kĩ năng cơ bản được chú trọng trong quá trình dạy và học ngoại ngữ. Nó quyết định xem người học có hiểu nội dung của bài hay không. Vì vậy nếu học sinh có khả năng đọc hiểu tiếng Anh tốt thì các em có thể đọc hiểu được sách, báo, tài liệu được viết bằng tiếng Anh với những nội dung phù hợp với trình độ và lứa tuổi của học sinh, giúp học sinh có điều kiện nâng cao trình độ tiếng Anh. Trong một tiết đọc hiểu giáo viên không chỉ đơn thuần giúp học sinh hiểu được ngữ liệu trong mỗi đoạn văn, mà còn phải biết vận dụng một cách linh hoạt các thủ thuật sao cho phù hợp với nội dung cụ thể của từng bài để gây hứng thú cho học sinh và tạo ra những hoạt động luyện tập, giúp học sinh thực hành tốt hơn. 
 Trong chương trình tiếng Anh, một bài đọc thường có rất nhiều từ và cấu trúc mới mà học sinh chưa được tiếp cận hoặc đã quên. Vì vậy, việc phát triển kỹ năng đọc hiểu cho HS là một nhiệm vụ thiết yếu để cho các em có khả năng không chỉ đọc, hiểu những bài trong chương trình mà còn có thể tự đọc ở nhà để mở mang vốn kiến thức. Tuy nhiên, phần lớn học sinh rất ngại luyện tập. Nguyên nhân chủ yếu là do tiếng Anh hoàn toàn khác với tiếng mẹ đẻ, khó học, khó nhớ. Hơn nữa, các em rất lười học từ nên vốn từ vựng của các em quá ít, chuẩn bị bài mới sơ sài, học theo kiểu đối phó, nhất là những em học yếu. Các em luôn sợ nói sai dẫn đến ngại phát biểu làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của bộ môn. 
 Kỹ năng đọc hiểu là một trong bốn kỹ năng hết sức quan trọng trong quá trình dạy và học tiếng Anh: nghe, nói, đọc, viết. Thành thạo kỹ năng đọc hiểu còn giúp cho việc phát triển tư duy, sáng tạo, tính độc lập tự chủ của các em, phục vụ cho quá trình học tiếng Anh nói chung, với mục đích biến tiếng Anh thành ngôn ngữ của chính bản thân mình trong giao tiếp, sử dụng nó như một chiếc chìa khoá vàng mở ra kho tàng tri thức quí báu, vô tận của nhân loại. Để có thể giúp các em tiếp cận với các bài đọc trong chương trình tiếng Anh một cách dễ dàng, khoa học và tích cực hơn, tôi xin trình bày một số ý kiến về đổi mới phương pháp trong quá trình dạy đọc hiểu. Đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm của mình là "Dạy kĩ năng đọc hiểu cho học sinh môn Tiếng Anh cấp THPT" để làm báo cáo, cùng đồng nghiệp nghiên cứu, thảo luận để góp phần nâng cao hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao chất lượng đào tạo của môn học.
II. Mục đích của đề tài
	- Tổng hợp những kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực học sinh theo yêu cầu mới, phù hợp với sự thay đổi của xã hội.
	+ Chuẩn bị, tổ chức các hoạt động học tập kĩ năng đọc hiểu một cách hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh khi học tiếng Anh, từ đó học sinh tích cực tham gia, tự giác vào các hoạt động học và tiếp thu bài tốt hơn, ghi nhớ bài học gắn với ngữ cảnh giao tiếp thực tế, nâng cao khả năng tự học hỏi, làm giàu vốn kiến thức của mình và tự tin trong giao tiếp ngoài xã hội.
	+ Nâng cao chất lượng học tập của bộ môn.
 - Tổng hợp các dạng bài tập để luyện tập từ vựng có hiệu quả, giúp học sinh nắm vững kiến thức, nhớ từ và có thể sử dụng trong giao tiếp.
Nói tóm lại, SKKN hướng đến mục đích cuối cùng là cải tiến phương pháp dạy học, tạo thêm hứng thú cho học sinh, giúp học sinh tích cực, chủ động tiếp nhận tri thức và hình thành kỹ năng, phát triển nhân cách, phát triển năng lực giao tiếp và bồi dưỡng các phẩm chất và năng lực chung khác.
III. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu 
- Các bài học trong chương trình tiếng Anh THPT và việc đổi mới phương pháp giảng dạy tại trường THPT Hồng Quang là ngữ liệu cơ bản của sáng kiến.
	- Các kĩ thuật dạy học tích cực.
	- Các phương pháp dạy học tích cực.
	- Thực tế giảng dạy môn tiếng Anh tại trường THPT Hồng Quang từ năm học 2015 - 2016 đến nay.
	- Khách thể trợ giúp nghiên cứu: Các đồng nghiệp cùng chuyên môn trong và ngoài trường, cùng trao đổi, dự giờ, học hỏi kinh nghiệm.
3.2. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp quan sát.
Phương pháp điều tra thực tiễn.
Phương pháp nghiên cứu và thực hành.
Phương pháp tổng hợp.
IV. Đề tài đưa ra giải pháp mới
Đọc là kỹ năng cơ bản được chú trọng trong quá trình dạy và học ngoại
ngữ, tuy nhiên thực tế giảng dạy kỹ năng đọc chưa thực sự đạt được hiệu quả tối
ưu do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân chủ yếu đó là giáo
viên chưa có phương pháp dạy đọc đúng.
Bởi vậy, đề tài SKKN“Dạy kĩ năng đọc hiểu cho học sinh môn Tiếng Anh cấp THPT” đã đưa ra giải pháp giảng dạy hiệu quả, tích cực, phù hợp với từng bài, từng đối tượng học sinh, kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh THPT nói riêng kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh nói chung: Đó chính là dạy kỹ năng đọc hiểu với khung ba giai đoạn, ở mỗi giai đoạn tác giả đề cập đến mục đích và gợi ý một số giải pháp, giúp người dạy thiết kế được các hoạt động phù hợp với từng đối tượng học sinh, không chỉ kích thích được hứng thú của học sinh, mà còn giải quyết được các vấn đề về ngôn ngữ thông qua các bài tập và các câu hỏi được đưa ra một cách hiệu quả hơn, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình dạy kỹ năng này.
Đề tài SKKN đã xác định và làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận phương pháp dạy học "Lấy học sinh làm trung tâm", kết hợp với việc vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp trong giảng dạy kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh THPT nói riêng và chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh nói chung.
* Hiệu quả áp dụng:
- Các tiết học trở nên hiệu quả, sôi nổi và sinh động hơn và phát huy được trí lực học trò.
- Học sinh đã hình thành các phẩm chât, kĩ năng, thái độ sau các bài học.
- Khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh của các em tăng lên rõ rệt.
- Các em học sinh yếu kém cũng đã tiến bộ hơn so với khả năng của các em. Các em tự tin hơn trong các tiết học.
V. Phạm vi nghiên cứu
	+ Chương trình tiếng Anh THPT.
 	+ Học sinh 2 khối lớp 11, 12 năm học 2015- 2016 và 2016 - 2017 tại trường THPT Hồng Quang.
VI. Thời gian nghiên cứu
 + Thời gian nghiên cứu: 
 Từ tháng 9 năm 2016 đến hết tháng 5 năm 2017.
 + Thời gian hoàn thành: 
 Ngày 30 tháng 12 năm 2017.
PHẦN NỘI DUNG
I. Lịch sử vấn đề
Từ trước đến nay, các tiết dạy đọc hiểu thường khá nặng nề và nhàm chán đối với cả giáo viên và học sinh. Học sinh thụ động tiếp cận bài và chủ yếu là nghe giáo viên giải thích đấp án. Kết quả là sau tiết học, học sinh hiểu bài lơ mơ, kiến thức và năng lực ngôn ngữ không được cải thiện nhiều. Vì vậy, ở SKKN này, tôi tập trung vào tổng hợp các phương pháp, kĩ năng và một số kinh nghiệm nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong việc dạy đọc hiểu - một tiêu chí quan trọng trong việc học ngoại ngữ.
II. Cơ sở lý luận
	Đã từ lâu, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục, chú trọng đến việc dạy và học tiếng Anh một cách đúng mức. Mục tiêu giáo dục phổ thông của chúng ta là “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực các nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nghiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Nói tóm lại chúng ta phải giáo dục học sinh một cách toàn diện, ứng dụng phương pháp dạy học hiện đại, đổi mới phương pháp dạy h ... today, particularly in the two most industrialized areas, North America and Europe, recycling is big news. People are talking about it, practicing it, and discovering new ways to be sensitive to the environment. Recycling means finding was to use products a second time. The motto of the recycling movement is "Reduce, Reuse, Recycle".
The first step is to reduce garbage. In stores, a shopper has to buy products in blister packs, boxes and expensive plastic wrappings. A hamburger from a fast food restaurant comes in lots of packaging: usually paper, a box, and a bag. All that packaging is wasted resources. People should try to buy things that are wrapped simply, and to reuse cups and utensils. Another way to reduce waste is to buy high-quality products. When low quality appliances break, many customers throw them away and buy new ones - a loss of more resources and more energy. For example. if a customer buys a high-quality appliance that can be easily repaired, the manufacturer receives an important message. In the same way, if a customer chooses a product with less packaging, that customer sends an important message to the manufacturers. To reduce garbage, the throwaway must stop.
The second step is to reuse. It is better to buy juices and soft drinks in returnable bottles. After customers empty the bottles, they return them to the store. The manufacturers of the drinks collect the bottles, wash them, and then fill them again. The energy that is necessary to make new bottles is saved. In some parts of the world, returning bottles for money is a common practice. In those places, the garbage dumps have relatively little glass and plastic from throwaway bottles.
The third step is being environmentally sensitive is to recycle. Spent motor oil can be cleaned and used again. Aluminum cans are expensive to make. It takes the same amount of energy to make one aluminum can as it does to run a color TV set for three hours. When people collect and recycle aluminum (for new cans), they help save one of the world's precious resources.
What is the main topic of the passage?
A. how to reduce garbage disposal. 	
B. what people often understand about the term 'recycle'.
C. what is involved in the recycling movement. 	
D. how to live sensitively to the environment.
Which is described as one of the most industrialized areas?
A. Europe 	B. Asia 	C. Middle East 	D. South America
What does the word 'sensitive' in the phrase 'sensitive to the environment' mean?
A. cautious 	B. logical 	C. friendly	D. responding
People can do the following to reduce waste EXCEPT________________
 A. buy high-quality product 	 	B. buy simply-wrapped things 	
 C. reuse cups 	D. buy fewer hamburgers
Why is it a waste and customers buy low-quality products?
A. Because people will soon throw them away. 	 
B. Because they have to be repaired many times.
C. Because customers change their ideas all the time. 	
D. Because they produce less energy.
What does it mean 'Customers can vote with their wallets'?
A. they can choose the cheapest products 	
B. they can cast a lot to praise a producer.
C. they can ask people to choose products with less packaging
D. they can tell the producers which products are good for environment by buying them.
The word 'motto' is closest in meaning to_________
A. meaning 	B. value 	C. belief 	D. reference
What best describes the process of reuse?
A. The bottles are collected, washed, returned and filled again.
B. The bottles are filled again after being returned, collected and washed.
C. The bottles are washed, retuned, filled again and collected.
D. The bottles are collected, returned filled again and washed.
The garbage dumps in some areas have relatively little glass and plastic because____________
A. people are ordered to return bottles.	
B. returned bottles are few.
C. not many bottles are made of glass or plastic.	
D. each returned bottles is paid.
The word 'practice' is closest in meaning to_________
A. drill 	B. exercise 	C. deed 	D. belief
What are the two things mentioned as examples of recycling?
A. Aluminum cans and plastic wrappings. 	
B. Hamburger wrappings and spent motor oil.
C. Aluminum cans and spent motor oil. 	
D. TV sets and aluminum cans.
The energy used to make a can is________ the energy used to run a color TV set for 3 hours.
A. as much as 	B. less than	C. more than 	D. not worth being compared to
The word 'precious' is closest in meaning to_________
A. natural 	B. substantial 	C. first 	D. invaluable
VII. Kết quả đạt được sau khi áp dụng SKKN
	Với việc đổi mới giảng dạy thông qua những kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực như trên trình bày tôi nhận thấy các tiết học trở nên sôi nổi và sinh động hơn. Học sinh hứng thú tham gia vào quá trình học tự giác. Hầu hết các em kể cả những em yếu kém cũng đã chú ý hơn, cuốn hút vào bài và tham gia học tích cực, tiếp thu các kiến thức giáo viên cung cấp rất nhanh, dễ dàng. Nhiều em học sinh trước đây còn ngại và lười đọc do kiến thức còn hạn chế bây giờ đã tự tin hơn, tích cực đcọ bài hơn. Nhiều em học sinh học tập hào hứng và sôi nổi hơn. Vì thể kết quả học tập của bộ môn có sự chuyển biến rõ rệt.
Kết quả đạt được như sau:
*Chất lượng của môn Tiếng Anh 3 lớp 11 năm học 2015-2016 đã được cải thiện rõ rệt:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
T.bình
Yếu
Kém
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
11A1
42
04
9,5
10
23,8
24
57,2
4
9,5
0
0
11A3
40
01
2,5
06
15,0
18
45,0
15
37,5
05
12,5
11A4
37
0
0
04
10,8
17
45,9
13
35,2
03
8,1
Tổng
119
05
4,2
20
16,8
59
49,5
32
26,8
8
6,7
* Năm học 2016 - 2017, tại trường THPT Hồng Quang, kết quả trung bình môn tiếng Anh 3 lớp 12 là:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
T.bình
Yếu
Kém
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
11A1
42
07
16,7
17
40,4
18
42,9
0
0
0
0
11A3
40
04
10,0
13
32,5
18
45,0
05
12,5
0
0
11A4
37
02
5,4
10
27,0
22
59,5
03
8,1
0
0
Tổng
119
13
10,9
40
33,7
58
48,7
08
6,7
0
0
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
	Trong bối cảnh đổi mới và cải cách giáo dục ngày nay, "dạy kĩ năng đọc hiểu cho học sinh môn Tiếng Anh cấp THPT" có vai trò hết sức quan trọng, giúp học sinh hình thành và phát triển các năng lực chung cũng như năng lực chuyên biệt: năng lực giao tiếp bằng Tiếng Anh. Người giáo viên với vai trò của người hướng dẫn phải sử dụng những kỹ năng cho phù hợp trong quá trình dạy học để đạt được mục đích bài học đề ra và cũng phù hợp với đối tượng học sinh. Bài học cần phát huy hết trí lực học trò, giáo viên tổ chức các hoạt động học tập lôi cuốn học sinh. 
	SKKN có ý nghĩa quan trọng trong việc dạy học tiếng Anh, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, phát huy vai trò tích cực của học sinh, đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy, nâng cao chất lượng học tập bộ môn. Hơn nữa SKKN này có thể áp dụng và phát triển rộng rãi ở tất cả các khối lớp trong chương trình phổ thông.
II. Kiến nghị
1. Đối với giáo viên:
Phải có sự sáng tạo, lòng nhiệt huyết yêu nghề, yêu bộ môn mình đang giảng dạy. Có như vậy, mỗi thầy cô không ngừng tìm tòi, học hỏi các kinh nghiệm ở các đồng nghiệp và trong sách vở, đầu tư hơn nữa cho việc soạn giáo án, đặc biệt là lựa chọn kỹ năng, kỹ thuật phù hợp, chuẩn bị kĩ càng các lời dẫn gợi mở từ, các vận dụng cần thiết liên quan đến việc phát triển năng lực học sinh, các bài tập luyện tập dược thít kế phù hợp gây hứng thú đối với học sinh.
Ứng dụng công nghệ thông tin một cách thường xuyên và hiệu quả vào bài dạy.
Hướng dẫn học sinh tự chuẩn bị bài ở nhà và chủ động chiếm lĩnh kiến thức.
Khuyến khích học sinh đọc sách, tài liệu, báo chí và tin tưc bằng tiếng Anh.
2. Đối với học sinh:
Cần có thói quen tự học tập ở nhà, soạn bài, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
Tích cực tham gia các hoạt động do giáo viên thiết kế trong quá trình học tập.
Biết cách tự học hiệu quả. Chẳng hạn tự tìm hiểu về một chủ đề nào đó qua sách báo, Internet,... 
Về nhà làm bài tập, luyện tập các bài đọc hiểu từ dễ đến khó và cải thiện tốc độ đọc,........
3. Đối với Ban giám hiệu nhà trường:
Tăng cường tài liệu, sách vở tham khảo và đồ dùng dạy học để hỗ trợ cho việc dạy và học.
Hàng năm tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên được nâng cao kiến thức tiếp cận với các phương pháp giảng dạy mới, các thủ thuật mới trong dạy học.
Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên được đi dự giờ ở các trường bạn để học hỏi kinh nghiệm.
Trên đây đã trình bày và chia sẻ những việc tôi đã và đang làm trong việc " dạy kĩ năng đọc hiểu cho học sinh môn Tiếng Anh cấp THPT".
Kính mong sự đóng góp của Ban giám Hiệu nhà trường, các thầy cô giáo và đồng nghiệp để SKKN thực sự phát huy được hiệu quả, tôi xin chân thành cám ơn!
Lục Yên, ngày 20 tháng 1 năm 2017
 Người viết
 Đoàn Thị Tuyết Nhung
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách “Tiếng Anh 10, 11, 12” - NXB giáo dục.
2. “Teach English” - Adrian Doff chủ biên.
3. “Methodology Handbook” - (Ron Forseth; Carol Forseth; Tạ Tiến Hùng và Nguyễn Văn Độ)
4. “Dạy và học tích cực-Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học” 
 Bộ GD và ĐT – Dự án Việt–Bỉ
5. “Phương pháp dạy tiếng Anh trong trường phổ thông” Nguyễn Hạnh Dung - NXB Giáo Dục năm 1998
6. “English language Teacher Training Project” - NXB Giáo dục 
7. “English Language Teaching Methodology” - Ministry of Education and Training - Hue University , Ha noi 2003.
8. “Language Teaching Techniques’
- KhanhHoa Education & Training Services - June - 1996
	9. Website: www.thuvienbaigiang.violettructuyen
 10. Website: www.teachingenglish.org.uk
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
THPT: 	Trung học phổ thông
SKKN: 	Sáng kiến kinh nghiệm
Ss: 	students - học sinh
HS: 	học sinh
T: 	teacher – giáo viên
GV: 	 giáo viên
GD: 	giáo dục
CT: 	chương trình
T.U: 	Trung ương
KT: 	kiến thức
KN: 	kĩ năng
SGK:	sách giáo khoa
PPDH: 	phương pháp dạy học
TV: 	television – tivi
GS.TSKH: 	giáo sư tiến sĩ khoa học
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG THPT HỒNG QUANG
.
Tổng điểm: .. Xếp loại: 
T.M HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
HIỆU TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_ki_nang_doc_hieu_cho_hoc_sinh_mon.doc