Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng dạy – học bằng phương pháp điều tra ở Tiểu học
Để hình thành nhân cách cho HS thì điều kiện cần thiết là phải phát triển trí tuệ & trau dồi học vấn cho các em, trước tiên là các em học sinh Tiểu học. Việc trau dồi & nâng cao học vấn cho HS cũng như việc phát triển trí tuệ được tiến hành bằng nhiều cách, nhiều hình thức khác nhau như: nghe máy thu thanh, xem truyền hình, đọc sách báo, tham quan Song với tất cả các hình thức trên mà thiếu quá trình Dạy - Học thì sẽ
không thu được kết quả cao, nhất là đối với học sinh Tiểu học.
Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội cùng với sự phát triển của loài người, đòi hỏi người lao động phải đa năng. Vì vậy nhà trường không chỉ thưc hiện chức năng truyền thụ, cung cấp kiến thức mà điều quan trọng hơn là hình thành cho các em học sinh phương pháp tự học, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. Tức là phát triển ở học sinh khả năng, năng lực để các em trở thành con người có khả năng hành động, có khả năng giải quyết vấn đề do cuộc sống đặt ra.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng dạy – học bằng phương pháp điều tra ở Tiểu học

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ÁP DỤNG DẠY – HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA Ở TIỂU HỌC A. PHAÀN MÔÛ ÑAÀU I/ LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. Để hình thành nhân cách cho HS thì điều kiện cần thiết là phải phát triển trí tuệ & trau dồi học vấn cho các em, trước tiên là các em học sinh Tiểu học. Việc trau dồi & nâng cao học vấn cho HS cũng như việc phát triển trí tuệ được tiến hành bằng nhiều cách, nhiều hình thức khác nhau như: nghe máy thu thanh, xem truyền hình, đọc sách báo, tham quan Song với tất cả các hình thức trên mà thiếu quá trình Dạy - Học thì sẽ không thu được kết quả cao, nhất là đối với học sinh Tiểu học. Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội cùng với sự phát triển của loài người, đòi hỏi người lao động phải đa năng. Vì vậy nhà trường không chỉ thưc hiện chức năng truyền thụ, cung cấp kiến thức mà điều quan trọng hơn là hình thành cho các em học sinh phương pháp tự học, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. Tức là phát triển ở học sinh khả năng, năng lực để các em trở thành con người có khả năng hành động, có khả năng giải quyết vấn đề do cuộc sống đặt ra. Chính vì vậy .để giúp các em có những kiến thức vững chắc làm hành trang cho các em bước vào đời thì nhà giáo dục nói chung và một giáo viên nói riêng cần phải có những phương pháp cũng như các giải pháp sao cho phù hợp để học sinh có thể tiếp thu tri thức một cách có hiệu quả cao ở tất cả các môn học. Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung Ương Đảng CSVN Khóa VIII đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp Giáo dục - Đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thói quen, nếp sống, tư duy sáng tạo ở người học”. Thực hiện chủ trương này trong những năm gần đây các nhà trường nói chung và Trường Tiểu học nói riêng đã và đang triển khai mạnh mẽ đổi mới phương pháp Dạy - Học. Định hướng của Đổi mới phương pháp Dạy – Học là: - Tăng cường tính chủ động nhận thức của người học, Giáo dục học sinh thành những người có năng lực thực hành, có khả năng tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề. - Không phủ nhận phương pháp Dạy – Học truyền thống nhưng phải sử dụng với tinh thần mới luôn kích thích tính chủ động học tập của học sinh. - Bổ sung thêm một số phương pháp dạy học mới như: thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi, điều tra, bàn tay nặn bột, đóng vai, truyền đạt, - Đổi mới các thiết bị Dạy – Học, tận dụng không gian trong lớp học để xây dựng góc bộ môn nhằm trưng bày các đồ dùng Dạy – Học, sản phẩm học tập của học sinh - Đổi mới các hình thức kiểm tra, đánh giá. Như vậy phương pháp Dạy - Học Điều tra là một trong những phương pháp Dạy - Học mới. Phương pháp Dạy - Học Điều tra có thể nói là một phương pháp Dạy - Học hay. Bản thân tôi rất tâm đắc với phương pháp Dạy - Học này. Nó là phương pháp Dạy – Học rất phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh Tiểu học. Nó giúp phát huy đầy đủ các yếu tố cần thiết ở người học như tính chủ động tìm tòi, tích cực, sáng tạođặc biệt là khả năng vận dụng tri thức đã học vào cuộc sống thực tế, khả năng giải quyết các tình huống trong đời sống thực tiễn. Tuy nhiên qua điều tra, tìm hiểu, tôi nhận thấy phương pháp Dạy - Học này ít được giáo viên quan tâm và sử dụng, thậm chí có một số giáo viên hoàn toàn chưa biết về phương pháp Dạy - Học này , hoặc có biết thì cũng còn rất lúng túng khi áp dụng. Chính vì lẽ đó nhân dịp viết “Sáng kiến kinh nghiệm” lần này, tôi xin trình bày một số ý kiến nhỏ của mình trong việc: “Ap dụng Dạy – Học bằng phương pháp điều tra ở Tiểu học” thể hiện trên một số giáo án nhằm góp phần nâng cao chất lượng Dạy - Học trong nhà trường Tiểu học. Rất mong sự góp ý của các đồng nghiệp. II - Nhiệm vụ mục đích của sáng kiến. Nhiệm vụ của sáng kiến này là giải quyết những nhiệm vụ sau: - Trình bày một số khái niệm lieân quan: Phương pháp dạy học, những phương hướng cụ thể về đổi mới phương pháp Dạy – Học ở Tiểu học, phöông phaùp daïy hoïc điều tra. - Trình bày một số hiểu biết và ý kiến của cá nhân về cách sử dụng phương pháp Dạy - Học điều tra ở Tiểu học nhằm giúp đỡ một số đồng nghiệp đang lúng túng. - Thiết kế một số giáo án thể hiện “Áp dụng Dạy - Học bằng phương pháp điều tra ở Tiểu học”. III- Phạm vi nghiên cứu. Học sinh , giáo viên các trường mình đã dạy như : - Trường Tiểu học Hoằng Lưu - Hoằng Hóa- Thanh Hóa (từ năm: 1997 -2002) - Trường Tiều học Hoằng Châu - Hoằng Hóa –Thanh Hóa (từ năm: 2002-2004) - Trường Tiểu học Mỹ Sơn A –Ninh Sơn - Ninh Thuận (từ năm: 2005-2009) - Trường Tiểu học Phước Mỹ 1 – TP. Phan Rang. Tháp Chàm- Ninh Thuận (từ năm: 2009 – nay) - Và một số trường lân cận. IV. Phương pháp nghiên cứu. 1. Phương pháp quan sát - trực quan: Ở đây tôi tiến hành quan sát thông qua việc dự giờ ở các khối lớp, chủ yếu là các khối 3, 4, 5 và bằng trực tiếp giảng dạy. 2. Phương pháp điều tra: - Trò chuyện trao đổi với giáo viên và học sinh về việc Dạy - Học bằng phương pháp Điều tra; những thuận lợi, khó khăn khi áp dụng Dạy - Học bằng phương pháp Điều tra. - Đối tượng được điều tra là giáo viên và các học sinh lớp 3,4,5 ở các trường đã nêu trên. 3.Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu đổi mới phương pháp dạy học, sách giáo khoa lớp 3,4,5 . CT hiện hành; sách thiết kế bài dạy và một số tài liệu tham khảo khác . 4 .Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành dạy thực nghiệm 2 tiết ở trường tiểu học Phước Mỹ I - Tiết 1: Đạo đức ( lớp 3 ) - Bài: Biết ơn thương binh - liệt sỹ. - Tiết 2 : Địa lý (lớp 4 ) - Bài: Người dân và hoạt động sản xuất ở Đồng bằng DHMT. 5.Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tích hợp nội dung, kết quả nghiên cứu thông qua các phương pháp nghiên cứu nói trên để rút ra kinh nghiệm. B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN I- Cơ sở lý luận. 1. Phương pháp dạy học: Phương pháp nói chung là một khái niệm rất trừu tượng, vì nó không mô tả những trạng thái, những tồn tại tính trong thế giới hiện thực mà chủ yếu mô tả phương pháp vận động trong quá trình nhận thức và hoạt động của thực tiễn con người. Như vậy phương pháp là cách thức, là con đường nhằm đạt được mục đích đề ra. Khái niệm chung này vận dụng vào việc xác định khái niệm phương pháp dạy học. Phương pháp dạy học là phương pháp được xây dựng và vận dụng vào một quá trình cụ thể - quá trình Dạy - Học. Đây là quá trình được đặc trưng ở tính chất hai mặt; nghĩa là bao gồm hai hoạt động - hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò; hai hoạt động này tồn tại và được tiến hành trong mối quan hệ biện chứng: hoạt động dạy đóng vai trò chủ đạo (tổ chức , điều khiển).Vì vậy phương pháp dạy học phải là tổng hợp những cách thức làm việc của thầy và trò.Trong quá trình thực hiện những cách thức đó, thầy phải giữ vai trò tích cực chủ động. Vậy phương pháp dạy học là gì ? Phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức, con đường hoạt động thống nhất giữa giáo viên và học sinh trong quá trình Dạy - Học nhằm giải quyết các nhiệm vụ ,các mục đích Dạy- Học . 2. Những phương hướng cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học Tiểu học: - Giúp học sinh không những nắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mà còn biết được cách thức học tập, cách thức tự học, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh tự thể hiện, tranh luận, thảo luận hợp tác với nhau giúp các em tự phát hiện ra những tri thức mới. - Kích thích, khuyến khích học sinh vận dụng những điều được học vào thực tiễn vào cuộc sống cộng đồng như giải quyết các hiện tượng , xây dựng và cải tạo cuộc sống xung quanh theo chiều hướng tốt đẹp hơn. - Tạo cơ hội cho học sinh tự nghiên cứu làm cho phương pháp học tập, tiếp cận với phương pháp nghiên cứu khoa học như: Làm thực nghiệm, tham gia các công tác khảo sát điều tra. - Giúp học sinh chủ động tự kiểm tra đối với việc học tập của mình , phát hiện ra những thiếu sót và tự sửa chữa, khắc phục. - Khai thác khả năng phong phú to lớn của phương tiện dạy học, đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học 3. Phương pháp dạy học điều tra: Khái niệm: Phương pháp dạy học điều tra là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu thực trạng của vấn đề liên quan đến bài học . - Phương pháp này giúp học sinh gắn bài học với đời sống xã hội ,với thực tiễn xung quanh,vận dụng tri thức được học để góp phần giải quyết các vấn đề thực tiễn. - Có thể tiến hành phương pháp này theo các bước như sau : + Bước 1: Giao nhiệm vụ điều tra cho học sinh , trong đó giúp học sinh hiểu rõ : · Điều tra cái gì ? · Sản phẩm ,kết quả cần đạt được là gì ? · Cách tiến hành, cách ghi chép như thế nào? · Điều tra ở đâu, khi nào? + Bước 2: Giáo viên phát phiếu điều tra cho học sinh + Bước 3: Học sinh thực hiện điều tra vào ngoài giờ lên lớp và ghi lại kết quả vào phiếu. + Bước 4: Kết quả , sản phẩm điều tra có thể nộp lại cho giáo viên hay trình bày, báo cáo trước lớp . II- Cơ sở thực tiễn. Tốt nghiệp ra trường, tôi được phân công giảng dạy ở trường Tiểu học Hoằng Lưu- Hoằng Hóa -Thanh Hóa (1997-2002 ).Tiếp đến là trường Tiểu học Hoằng Châu - Hoằng Hóa - Thanh Hóa (2002-2004 ), Trường Tiểu học Mỹ Sơn A - Ninh Sơn - Ninh Thuận (2005 - 2009), và hiện nay là trường Tiểu học Phước Mĩ I - Thành Phố Phan Rang. Tháp Chàm – Ninh Thuận. Đồng thời tôi cũng có may mắn được tham dự học lớp Đại học Sư Phạm Tiểu Học (hệ tại chức) do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đào tạo (khóa học 1999 – 2003). Trong Quá trình giảng dạy, học tập cùng với việc dự giờ một số giáo viên trong trường, tôi thấy việc “Áp dụng Dạy - Học bằng phương pháp Điều tra ở Tiểu học” còn hạn chế ở nhiều mặt. Một số giáo viên còn chưa nắm được cách tổ chức dạy học bằng phương pháp này, hoặc còn lúng túng khi thiết kế phiếu điều tra cho học sinh, giao nhiệm vụ cho học sinh. Một số giáo viên ngại học sinh không làm được dẫn đến việc ngại sử dụng phương pháp này, lựa chọn phương phá
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ap_dung_day_hoc_bang_phuong_phap_dieu.pdf