Phương pháp tiếp cận học qua chơi và ứng dụng STEAM trong tổ chức các hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non
Khám phá khoa học là phương tiện để giao tiếp và làm quen với môi
trường xung quanh, để giao lưu và bày tỏ nguyện vọng của mình hình thành và
nhận thức sự vật, hiện tượng xung quanh mà giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn
với thiên nhiên, với xã hội cho trẻ. Thông qua môn học này hình thành cho trẻ kỉ
năng quan sát, tư duy, phân tích tổng hợp khái quát. Khám phá khoa học mang
lại nguồn biểu tượng vô cùng phong phú, đa dạng, sinh động, đầy hấp dẫn với
trẻ thơ, từ môi trường tự nhiên (cỏ cây, hoa lá, chim .) đến môi trường xã hội
(công việc của mỗi người trong xã hội, mối quan hệ của con người với nhau )
chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích, so sánh,
tổng hợp nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ sẽ nhạy bén, chính xác, những
biểu tượng, kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn.
Qua những thí nghiệm nhỏ trẻ được tự mình thực hiện trong độ tuổi mầm non sẽ
hình thành ở trẻ những biểu tượng về tinh cam xã hội chính là cơ sở khoa học
sau này của trẻ khám phá tìm tòi. Vậy ứng dụng STEAM vào trong hoạt động12
này như thế nào để vừa đạt được hiệu quả vừa tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm
sáng tạo đó là những trăn trở của giáo viên như tôi.
Trong giờ học khám phá khoa học của trẻ, tôi tạo điều kiện để trẻ tri
giác, tìm tòi và khám phá đồng thời khéo léo áp dụng phương pháp STEAM vào
trong hoạt động như: sử dụng kính hiển vi để soi khám phá những bộ phận bên
trong của hoa, tìm và ghép những bộ phận của cây hoa vào đúng vị trí của nó, sử
dụng những cây hoa có sẵn vẽ hoặc xếp để tạo thành bức tranh của mình.
( Ảnh minh họa 9)
( Ảnh minh họa 10)
Tại trường chúng tôi khám phá khoa học là một trong những chiến lược
quan trọng giúp phát triển tư duy và năng lực của trẻ, các bé không chỉ là học
hỏi những kiến thức khoa học qua hình ảnh, lời kể mà còn trực tiếp trải nghiệm,
tìm tòi, khám phá những gì bé quan tâm, muốn tìm hiểu. Hoạt động khoa học
diễn ra đa dạng, như qua sách ảnh, video, thí nghiệm hóa học, thí nghiệm sinh
học, ứng dụng khoa học thực tiễn, khoa học thường thức Các cô giáo gợi ý,
giúp trẻ suy nghĩ nhiều hơn về những gì các bé nhìn thấy và đang làm, kích thích
trẻ quan sát, xem xét, phỏng đoán. và hình thành thói quen hiểu đúng, hiểu
chính xác về các hoạt động xung quanh. Các tiết học khoa học được thiết kế
theo chủ đề tuần, gồm có: Giờ học khám phá khoa học; Thí nghiệm khoa học;
Đọc sách khoa học, xem các video về các vấn đề khoa học và trẻ là người được
khám phá và trải nghiệm tìm hiểu vấn đề
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phương pháp tiếp cận học qua chơi và ứng dụng STEAM trong tổ chức các hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non
1 MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................02 2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................04 3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................04 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm...............................................................04 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu...............................................................04 6. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................04 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận.............................................................................................05 2. Thực trạng vấn đề......................................................................................07 3. Các biện pháp thực hiện............................................................................09 4. Hiệu quả SKKN........................................................................................14 PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.............................................................16 PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................27 2 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực của trẻ, bởi trẻ bẩm sinh đã có khả năng tiếp thu học tập, não bộ đã được lập trình để tiếp nhận các thông tin cảm quan và sử dụng để hình thành hiểu biết và giao tiếp với thế giới. Giáo dục mầm non sẽ chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng như tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ ràng, đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trường ở bậc tiếp theo là giáo dục tiểu học, tăng khả năng sẵn sàng để bước vào giai đoạn giáo dục phổ thông. Ở giai đoạn mẫu giáo hầu hết các trẻ đều tò mò, hoạt động nhiều, có nhu cầu ham học hỏi, thích tự làm việc và luôn mong muốn được khám phá thế giới rộng lớn muôn màu sắc. Áp dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến, tạo cơ hội cho trẻ chủ động học tâp, rèn luyện kỹ năng theo trình độ khả năng của mỗi cá nhân trẻ là một trong những tiêu trí của đổi mới chương trình giáo dục hiện nay. Chính vì vậy STEAM đã bắt đầu trong vài năm qua và đang tiến lên như một phương thức tiếp cận giáo dục mới nhằm đáp ứng nhu cầu của một nền kinh tế thế kỷ 21. STEAM tận dụng lợi ích của STEM, thông qua nghệ thuật, đưa STEM lên một tầm cao mới bằng việc cho phép trẻ em ở lứa tuổi mầm non cũng có thể tiếp cận và phát triển toàn diện. Giáo dục STEM tập trung vào những yếu tố quan trọng như: Science (Khoa học),Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Math (Toán học) vừa là nội dung vừa là cách tiếp cận giáo dục xuyên suốt cho cả mầm non lên đến các bậc học cao hơn trên thế giới. Theo đó, mô hình giáo dục STEM là quá trình tích hợp kiến thức giữa các môn khoa học, kỹ thuật, toán học, công nghệ, qua đó xây dựng cho học sinh các kỹ năng được kết hợp hài hòa từ kiến thức của các bộ môn nói trên để sử dụng khi làm việc trong thế giới công nghệ ngày nay. Nhắc đến khoa học chúng ta thường nghĩ tới những vấn đề thật cao siêu như cấu tạo trái đất ra sao hay sóng thần hình thành như thế nào? Thực tế khoa học chỉ là quan sát những sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh nhằm phân tích, giải thích cách thức hoạt động, sự tồn tại của sự vật hiện tượng đó. Dưới đôi mắt trẻ thơ, khái niệm khoa học vô cùng đơn giản và là cả một bầu trời kiến thức thú vị cần khám phá. 3 Thực hiện công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giáo viên được lựa chọn các nội dung, hình thức mà không áp đặt trẻ, trong đó tích hợp các nội dung, hình thức và chú trọng đến hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Trong chương trình Giáo dục mầm non, các lĩnh vực phát triển cho trẻ được tổ chức theo các hoạt động học với 7 môn học như sau: làm quen với toán, tạo hình, khám phá khoa học/khám phá xã hội, âm nhạc, làm quen văn học, làm quen chữ cái, giáo dục thể chất. Ngoài ra các chuyên đề ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và các chương trình cho trẻ làm quen máy tính đã được các trường ứng dụng,sử dụng hiệu quả trong những năm qua. Với giáo dục mầm non, STEAM có thể hiểu là tích hợp nội dung theo chủ đề với các môn như :khoa học, công nghệ, chế tạo( xây dựng, lắp ráp), nghệ thuật ( tạo hình), toán trong cùng một hoạt động. Chính vì vậy, trường tôi đã xây dưng kế hoạch và triển khai nhiều nội dung cũng như hoạt đông thiết thực nhằm thực hiện có hiệu quả chuyên đề. Trong đó việc áp dụng những phương pháp giáo dục tiên tiến là một trong những nội dung được nhà trường triển khai. Tuy nhiên qua tìm hiểu tại trường tôi thấy việc tích hợp phương pháp giáo dục STEAM vào các hoạt động giáo dục tại các lớp học trong trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Các học liệu, đồ dùng có sẵn nhưng chưa được sử dụng một cách hiệu quả gây lãng phí và không phát huy được tính sáng tạo của trẻ trong hoạt động. Bên cạnh đó, với mô hình nhà trường là mô hình trường chất lượng cao nên đòi hỏi giáo viên phải luôn đổi mới môi trường học tập, phương pháp, nội dung dạy học, tổ chức các hoạt động gây hứng thú cho trẻ và đặc biệt là với việc thực hiện chuyên đề “xây dựng môi trường học lấy trẻ làm trung tâm” thì việc áp dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến là rất quan trọng. Từ đó thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho trẻ về thể chất lẫn tinh thần đáp ứng với mô hình trường chất lượng cao, luôn luôn thay đổi từng ngày, từng giờ phù hợp với xu hướng đổi mới của đất nước. Là một giáo viên được tham gia vào lớp bồi dưỡng chuyên đề “ Phương pháp tiếp cận học qua chơi và ứng dụng STEAM trong tổ chức các hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non” do Sở Giáo Dục và Đào Tạo tổ chức, bản thân tôi luôn ao ước đem phương pháp mới này tới cho trẻ của mình cũng như các trẻ trong nhà trường bởi tính ưu việt, hiệu quả của phương pháp mang lại . Tôi cũng như các giáo viên trong nhà trường luôn đào sâu suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi, quan sát để nắm được những nhu cầu, mong muốn của trẻ từ đó nghiên cứu, áp dụng những phương pháp giáo dục vào trong trường mình một cách hợp lí và hiệu quả. Giáo viên luôn luôn nâng cao ý thức trách nhiệm của 4 mình đưa các hình thức, nội dung mới trong việc giáo dục nhằm tạo môi trường thân thiện, gần gũi trong cuộc sống của trẻ và giúp trẻ trở thành những người công dân toàn cầu trong tương lai. 2. Mục đích nghiên cứu: Tích hợp phương pháp giáo dục STEAM trong hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo nhỡ nhằm giúp trẻ phát huy tính sáng tạo, tò mò, ham hiểu biết về thế giới xung quanh và mạnh dạn tự tin trong các hoạt động 3. Đối tượng nghiên cứu: Tích hợp phương pháp giáo dục tiên tiến STEAM trong thiết kế và tổ chức một số hoạt động khám phá, trò chơi học tập cho trẻ mẫu giáo. 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm: Khảo sát hiệu quả việc ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM trong thiết kế và tổ chức một số hoạt động, trò chơi học tập cho trẻ ở trường mầm non. Kế hoạch các hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non. 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: Nghiên cứu tại lớp mẫu giáo nhỡ 3 và khối lớp mẫu giáo nhỡ của trường mầm non 20/10 số 40 Thợ Nhuộm – Hoàn Kiếm – Hà Nội. Trong năm học 2019 - 2020 6. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu, các báo cáo ; phân tích, tổng hợp, sưu tầm các tài liệu, hoạt động liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phương pháp phỏng vấn và đàm thoại: Trao đổi, lấy ý kiến của một số giáo viên về việc ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM trong thiết kế hoạt động khám phá và tổ chức một số trò chơi học tập cho trẻ ở trường mầm non. Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động của trẻ một ngày ở trường mầm non. Phương pháp điều tra: Điều tra đối với giáo viên việc thiết kế hoạt động khám phá và tổ chức các trò chơi học tập cho trẻ Phương pháp thống kê: Xử lý các kết quả thu được. 5 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận: Tầm quan trọng của việc tích hợp phương pháp giáo dục STEAM với trẻ mẫu giáo: Giáo dục mầm non là một khoa học và là một nghệ thuật. Khoa học này dạy trẻ không ngừng phát triển. Do vậy đòi hỏi làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ phải có năng lực toàn diện, có những phẩm chất cần thiết mới hoàn thành được nhiệm vụ giao phó, nhiệm vụ đó là đào tạo cho thế hệ trẻ dưới 0-6 tuổi phát triển một cách toàn diện. Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là việc các nhà giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách thụ động mà các nhà giáo dục tạo ra các điều kiện, các cơ hội để mọi đứa trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực hoạt động, tự chiếm lĩnh kiến thức và kinh nghiệm. Để đạt được điều này, các nhà giáo dục (giáo viên) cần nắm được hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ. Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần đảm bảo: Hứng thú, nhu cầu, kỹ năng, thế mạnh của mỗi trẻ đều được hiểu, đánh giá đúng và được tôn trọng. Mỗi đứa trẻ đều có cơ hội tốt nhất để thành công. Để giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được thực hiện một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất thì đổi mới và áp dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến là việc làm rất cần thiết và không thể thiếu. Căn cứ vào công văn của Bộ giáo dục và đào tạo về việc hướng dẫn chuyên môn Giáo dục mầm non, trong đó quy định về việc đổi mới phương pháp giáo dục cho trẻ hoạt động ... rường sống - Vai trò của động vật đối với con người SK: Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 4 Chất liệu 5 tuần - Tính chất của một số chất liệu. - Chất liệu liên quan đến sản phẩm của một số nghề. - Sự thay đổi của các chất liệu - Sk: đón Noel-chào năm mới 5 Thực vật 5 tuần - Vòng đời phát triển của cây - Sự nảy mầm của cây từ hạt 18 - Vai trò của cây đối với đời sống con người - SK: Tết Nguyên Đán - SK: Ngày 8/3 6 Nước và HTTN 5 tuần - Nước sạch, nước bẩn, nước ô nhiễm - Bảo vệ nguồn nước - Vòng tuần hoàn của nước - Sự chuyển động của nước - Ảnh hưởng của nước đối với cuộc sống (ích lợi, thiên tai) 7 Những chuyến đi 5 tuần - Những chuyến đi của bé (tên, địa danh) - Mục đích của những chuyến đi - Chuẩn bị cho những chuyến đi. - PTGT phù hợp với mỗi chuyến đi. - Ấn tượng về những chuyến đi (suy nghĩ và cảm xúc) - Một số loại hình nghệ thuật dân gian gần gũi của VN và các nước trong khu vực SK: Mừng SN Bác Phát sinh 2 tuần Thực hiện dự án phát sinh dựa trên nhu cầu của trẻ Bảng kế hoạch lựa chọn chủ đề áp dụng hoạt động STEAM Chủ đề Hoạt động STEAM Gia đình Làm nhà 2 tầng Chất liệu Làm bàn có thể đứng được Thực vật Làm bình tưới cây nhiều vòi Nước và các hiện tượng tự nhiên Làm thuyền nổi trên mặt nước Ví dụ: Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên Hoạt động khám phá : Vật chìm- vật nổi 19 Hoạt động STEAM: Làm thuyền nổi trên mặt nước Kỹ năng: Làm việc cá nhân Bước 1: Khám phá về tàu thủy: Cho trẻ quan sát tàu thủy, thuyền buồm qua các hình ảnh (máy tính, tranh đồ chơi mô phỏng..) Tàu thủy trông như thế nào? Tàu thủy có những bộ phận gì? Cột buồm làm bằng gì? Có hình gì? Cánh buồm được làm bằng gì? Có hình gì? Cánh buồm và cột buồm có tác dụng gì? ( người ta căng lá buồm lên cột buồm nhờ vào hệ thống dây kéo và dòng dọc) Các con nhìn thấy tàu thủy chạy ở đâu? Vì sao nó chạy được trên mặt nước? Làm thế nào để nó chở được người, hàng hóa mà không bị đổ? Giời thiệu đầu bài: Làm thuyền nổi được trên nước. Hoạt động cá nhân Bước 2: Tưởng tượng và thảo luận Các con xẽ chọn vật liệu nào để làm? Con sẽ làm tàu thủy như thế nào? Tàu thủy có những bộ phận gì? Thân tàu thủy con làm như thế nào? Cánh buồm con làm bằng hình gì? Làm bằng chất liệu gì? Cột buồm con làm bằng gì? Và làm như thế nào? Bước 3: Thiết kế Mỗi trẻ sẽ tự vẽ 1 bản thiết kế theo sự tưởng tượng của riêng mình: trẻ vẽ thuyền, thuyền buồm Bước 4: Trẻ thực hiện Giáo viên giới thiệu nguyên liệu và nơi để, trẻ lấy và thực hiện. Trong quá trình trẻ thực hiện giáo viên chụp lại ảnh và quan sát gợi ý thêm nếu cần Bước 5: Đánh giá Quan sát tàu, thuyền của các con đã làm, các con đã làm được gì? So với bản thiết kế các con thấy có thiếu gì không? Có cần bổ sung thêm gì không? Con đã làm thế nào để tàu nổi được trên mặt nước? Tàu thủy của các con đã đủ các bộ phận chưa? Nếu muốn thay nguyên vật liệu, con sẽ thay bằng nguyên vật liệu gì? 20 Một số hoạt động STEAM sưu tầm: * Làm giường ngủ hình chữ nhật có 4 chân bằng gỗ Bước 1: Khám phá: giới thiệu nghề thợ mộc. Các dụng cụ và sản phẩm của nghề. Dẫn dắt trẻ sang dự án STEAM - Thảo luận, chốt bài: trò chuyện, cho trẻ xem hình ảnh ( qua máy tính,ipad, tranh) giới thiệu giường ngủ, các loại giường khác nhau. Xem tham khảo bằng hình ảnh thật, bằng hình mẫu của cô (lego, xếp hình que, que đè lưỡi) - Khám phá về cấu tạo của chiếc giường: + Thành giường để làm gì? Có đặc điểm gì?được đặt như thế nào so với mặt giường? + Để nằm lên được thì mặt giường như thế nào? Có dạng hình gì? Phẳng hay gồ ghề? + Chân giường; có mấy chân giường? Các chân giường như thế nào với nhau? + Làm thế nào để giường có thể đứng được? các chân giường như thế nào với nhau? + Đầu giường như thế nào?có đặc điểm gì? Chốt bài: hôm nay chúng ta sẽ làm giường ngủ có 4 chân đứng được với mặt giường hình chữ nhật - Chia nhóm để trò chuyện với từng loại chất liệu khác nhau - Kỹ năng chú trọng: kĩ năng làm việc độc lập ( mỗi trẻ làm một sản phẩm) Bước 2: Thảo luận, tưởng tượng, lên kế hoạch - Học sinh tưởng tượng giường sẽ có màu sắc gì? trông giống như thế nào? có những phần nào? (thành giường, chân giường, mặt giường) - Chiếc giường của con làm bằng nguyên liệu gì? - Đầu giường con làm như thế nào? Hình gì? - Mặt giường con làm bằng gì? Làm như thế nào? Chân giường và mặt giường như thế nào với nhau? Làm thế nào để giường đứng vững? Bước 3: Trẻ vẽ thêm 4 chân giường để hoàn thành bản thiết kế và xât dựng từ đó. Bước 4: Thực hiện: trong quá trình thực hiện giáo viên có thể hỗ trợ trẻ thực hiện các ý tưởng. bổ sung nguyên liệu nếu cần thay thế; gợi ý cho trẻ các cách làm việc nếu trẻ gặp khó khăn. Bao quát trẻ thực hiện chung. Bước 5: Đánh giá: Giáo viên đặt câu hỏi, dựa vào yêu cầu của đầu bài để hỏi trẻ: - Cho trẻ nói về sản phẩm mà trẻ vừa làm - Giường có hình chữ nhật và có đủ 4 chân không? Có đứng được không? Tại sao lại không đứng được - Chỉnh sửa: con muốn chỉnh sửa phần nào trong sản phẩm của con không? 21 * Làm gara ô tô 3 tầng Bước 1: Khám phá gara đỗ xe ô tô - Cho trẻ xem video về gara ô tô - Thảo luận: Gara ô tô có cấu tạo như thế nào? Nó có mấy tầng? Vì sao nó đứng được? Các con đoán gara ô tô được xây bằng nguyên liệu gì? + Để đỗ được nhiều xe cho thành phố, các con sẽ làm như thế nào?( xây gara nhiều tầng) + Để xe lên xuống được các tầng thì gara phải như thế nào? ( có lối lên, xuống) Bước 2: Tưởng tượng, lên kế hoạch và ý tưởng - Con sẽ chọn nguyên liệu gì để làm gara ô tô? - Con định làm mấy tầng? - Làm thế nào để tạo ra các tầng của gara? Các cột đỡ của gara phải như thế nào với nhau?( phải cao bằng nhau, phải cách đều nhau) - Làm thế nào để các phần của gara dính được với nhau? Các chỗ đỗ xe phải như thế nào để xe ô tô đỗ ở đó? Muốn mỗi xe có 1 chỗ đỗ các con phải làm như thế nào? Bước 3: Thiết kế: Mỗi trẻ tự lựa chọn và quyết định để vẽ 1 bản thiết kế của mình sau đó lựa chọn trong nhóm thống nhất làm theo bản thiết kế của ai. Bước 4: Trẻ thực hiện: Cho trẻ lựa chọn nguyên liệu để trẻ làm gara ô tô, giáo viên quan sát lắng nghe cách trẻ sẽ làm và gợi ý cho trẻ nếu trẻ thấy khó khăn. Giáo viên lưu ý hướng dẫn trẻ cách dặt vị trí các cột trụ đều nhau và lựa chọn các ván đặt dốc phù hợp. Bước 5: Đánh giá: Giáo viên đặt câu hỏi, dựa vào yêu cầu của đầu bài để hỏi trẻ: - Cho trẻ nói về sản phẩm mà trẻ vừa làm - Có đạt được yêu cầu đưa ra không? - Chỉnh sửa: con muốn chỉnh sửa phần nào trong sản phẩm của con không? * Làm ngôi nhà 2 tầng Bước 1: Khám phá về các kiểu nhà - Cho trẻ kể về ngôi nhà trẻ đang ở ( nhà chung cư, nhà tầng) - Cho trẻ xem hình ảnh các kiểu nhà trên máy tính. Trò chuyện, đàm thoại các kiểu dáng nhà 9 hình dáng, vật liệunhà chung cư, nhà 2 tầng, nhà 3 tầng - Các câu hỏi đàm thoại + Ngôi nhà có dạng hình gì?mái nhà dạng hình gì? Nhà mấy tầng + Cửa sổ có dạng hình gì? Cửa chính? Cửa phụ? + Vì sao ngôi nhà đứng được mà không bị đổ? Vì sao các thân nhà nó gắn liền với nhau? 22 + Trước khi xây nhà người ta làm gì? Khi có bề mặt vững chắc thì làm gì tiếp theo? Làm thế nào để các bước tường gắn vào với nhau mà không bị đổ? Giáo viên cho trẻ xem hình ảnh qua ipad, tivi các ngôi nhà thật để thảo luận. Bước 2: Tưởng tượng, lên kế hoạch và ý tưởng - Trẻ thảo luận về chọn chất liệu, nguyên liệu sẽ làm, làm ngôi nhà đó như thế nào? Ngôi nhà có mấy tầng? Làm thế nào để ngôi nhà đứng vững và thân nhà được gắn vào nhau? Khi làm xong có cần thêm gì không? - Thân nhà có dạng hình gì? Mái nhà? Ngôi nhà có mấy tầng? Làm thế nào để tường bao bằng nhau và ngôi nhà có thế đứng vững Bước 3: Thiết kế: Các nhóm tự thảo luận và đưa ra ý tưởng thiết kế của nhóm mình. Trẻ vẽ, giáo viên gợi ý cho trẻ thêm các hoạt tiết, chi tiết của ngôi nhà. Kỹ năng tạo hình: vẽ phối hợp các nét thẳng, nét xiên, nét ngang. Cho trẻ lên chọn nguyên liệu về nhóm mình và thực hiện Bước 4: Trẻ thực hiện: Trẻ thực hiện: trong quá trình thực hiện giáo viên có thể hỗ trợ trẻ thực hiện các ý tưởng. bổ sung nguyên liệu nếu cần thay thế; gợi ý cho trẻ các cách làm việc nếu trẻ gặp khó khăn. Bao quát trẻ thực hiện chung. Bước 5: Đánh giá: Giáo viên đặt câu hỏi, dựa vào yêu cầu của đầu bài để hỏi trẻ: - Cho trẻ nói về sản phẩm mà trẻ vừa làm - Có đạt được yêu cầu đưa ra không? - Chỉnh sửa: con muốn chỉnh sửa phần nào trong sản phẩm của con không? 23 Ảnh 1 Ảnh 2 Ảnh 3 Ảnh 4 Ảnh 5 Ảnh 6 24 Ảnh 7 Ảnh 8 Ảnh 9 Ảnh 10 Ảnh 11 Ảnh 12 25 Ảnh 13 Ảnh 14 Ảnh 15 Ảnh 16 Ảnh 17 Ảnh 18 26 Ảnh 19 Ảnh 20 27 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Bé khám phá môi trường xung quanh( Các chủ đề) - NXB Giáo dục 2. Thiết kế chuyên đề: Phương pháp tiếp cận học qua chơi và ứng dụng STEAM trong tổ chức các hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non. 3. Công văn của Sở Giáo Dục và Đào tạo 4. Chương trình giáo dục mầm non – NXB Giáo dục Việt Nam (Ban hành theo Thông tư số 17/2009/TT – BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009). 28 UBND QUẬN HOÀN KIẾM TRƯỜNG MẦM NON 20-10 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: Một số kinh nghiệm tạo môi trường học tập giúp trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi hoạt động tích cực Lĩnh vực: Giáo dục mầm non Cấp học: Mầm non Họ và tên: Chu Thị Phượng Chức vụ: Giáo viên Điện thoại: 0975835265 Email: chuphuong2408@gmail.com Đơn vị công tác: Trường mầm non CLC 20-10 Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội UBND QUẬN HOÀN KIẾM TRƯỜNG MẦM NON 20-10 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số kinh nghiệm Tích hợp phương pháp giáo dục STEAM vào hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo nhỡ đáp ứng mô hình trường mầm non chất lượng cao Lĩnh vực/ Môn: Giáo dục mẫu giáo Cấp học: Mầm on Họ và tên tác giả: Chu Thị Phượng Chức vụ: Giáo viên Điện thoại: 0975835265 Email: chuphuong2408@gmail.com Đơn vị công tác: Trường mầm non CLC 20-10 Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội Hoàn Kiếm, tháng 2 năm 2020 29
File đính kèm:
- phuong_phap_tiep_can_hoc_qua_choi_va_ung_dung_steam_trong_to.pdf