Báo cáo biện pháp Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức thông qua sự kết hợp ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường, xã hội
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc, đời sống nhân dân được nâng lên. Công tác giáo dục càng được Đảng và Nhà nước quan tâm chăm lo. Các tổ chức Đoàn thể đã có nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức học sinh, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao như: số lượng và chất lượng học sinh giỏi, tỉ lệ học sinh chăm ngoan ngày càng tăng đã góp phần tạo nên những thành tích quan trọng trong thực hiện mục tiêu “Nâng cao dân trí – Đào tạo nhân lực – Bồi dưỡng nhân tài” cho quê hương đất nước.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đã ảnh hưởng đến lối sống, đạo đức của một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ của Việt Nam nói chung và các em học sinh trong các trường học nói riêng. Một số hành vi lệch chuẩn về mặt đạo đức như: sống hưởng thụ, chạy theo đồng tiền, xa hoa, lãng phí, lười lao động và học tập, thiếu ý thức rèn luyện, không dám đấu tranh với cái sai, thiếu tinh thần học tập Điều đó đặt ra cho xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng vấn đề đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường phổ thông.
Nguyên nhân của sự sa sút đạo đức học sinh: Phần đông học sinh chưa ngoan đều có hoàn cảnh gia đình đáng thương. Các em sống trong mối bất hoà của cha mẹ, hoặc chịu cảnh cha mẹ li hôn, phải sống nhờ vào sự cưu mang của ông bà hoặc vì kinh tế khó khăn cha mẹ phải xa nhà kiếm sống. Số ít các em hư hỏng là do cha mẹ quá nuông chiều, cung phụng quá mức, dẫn đến lối sống đua đòi, chuộng vật chất. Nhìn chung các em thiếu sự quan tâm của gia đình.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức thông qua sự kết hợp ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường, xã hội
CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC THÔNG QUA SỰ KẾT HỢP BA MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC GIA ĐÌNH – NHÀ TRƯỜNG – XÃ HỘI Người báo cáo: Lưu Trí Dũng Hiệu trưởng trường tiểu học Long Mỹ xã Long Mỹ huyện Mang Thít tỉnh Vĩnh Long. I. Thực trạng của đạo đức học sinh hiện nay Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc, đời sống nhân dân được nâng lên. Công tác giáo dục càng được Đảng và Nhà nước quan tâm chăm lo. Các tổ chức Đoàn thể đã có nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức học sinh, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao như: số lượng và chất lượng học sinh giỏi, tỉ lệ học sinh chăm ngoan ngày càng tăngđã góp phần tạo nên những thành tích quan trọng trong thực hiện mục tiêu “Nâng cao dân trí – Đào tạo nhân lực – Bồi dưỡng nhân tài” cho quê hương đất nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đã ảnh hưởng đến lối sống, đạo đức của một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ của Việt Nam nói chung và các em học sinh trong các trường học nói riêng. Một số hành vi lệch chuẩn về mặt đạo đức như: sống hưởng thụ, chạy theo đồng tiền, xa hoa, lãng phí, lười lao động và học tập, thiếu ý thức rèn luyện, không dám đấu tranh với cái sai, thiếu tinh thần học tập Điều đó đặt ra cho xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng vấn đề đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường phổ thông. Nguyên nhân của sự sa sút đạo đức học sinh: Phần đông học sinh chưa ngoan đều có hoàn cảnh gia đình đáng thương. Các em sống trong mối bất hoà của cha mẹ, hoặc chịu cảnh cha mẹ li hôn, phải sống nhờ vào sự cưu mang của ông bà hoặc vì kinh tế khó khăn cha mẹ phải xa nhà kiếm sống. Số ít các em hư hỏng là do cha mẹ quá nuông chiều, cung phụng quá mức, dẫn đến lối sống đua đòi, chuộng vật chất. Nhìn chung các em thiếu sự quan tâm của gia đình. Trong học đường, tiêu cực trong thi cử, trong dạy thêm học thêm phần nào làm học sinh mất niềm tin vào hình ảnh người thầy. Môi trường xã hội đã có những tác động không nhỏ đến việc hình thành nhân cách học sinh: trò chơi game bạo lực, phim ảnh, lối sống thực dụng, xa hoa, II. Biện pháp thực hiện Kết hợp ba môi trường giáo dục: Gia đình – Nhà trường – Xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh: Gia đình luôn là một mái ấm ấp ủ và ươm mầm cho những ước mơ hoài bảo, là trường học đầu tiên hình thành nhân cách của mỗi con người. Nhà trường góp phần trong việc giáo dục tri thức và dần hoàn thiện nhân cách học sinh. Xã hội luôn là môi trường tác động lớn đến nhận thức và suy nghĩ của học sinh. Chúng ta cần làm gì để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường phổ thông qua sự kết hợp ba môi trường giáo dục: 1. Tích cực tuyên truyền để thay đổi nhận thức của mọi người về giáo dục đạo đức học sinh Gia đình phải thực sự là tổ ấm, nơi yêu thương của mỗi người. Cha mẹ cần quan tâm dạy dỗ con cái, không “khoáng trắng” cho nhà trường trong giáo dục đạo đức học sinh. Cha mẹ nên là người bạn đồng hành cùng con vượt qua những khó khăn trong cuộc đời, không nên nuông chiều quá mức, chú ý nhiều đến hành vi, lối sống của con và thường xuyên liên hệ với nhà trường. Trước đây, chúng ta chú trọng đến “dạy chữ”, chú trọng đến thành tích học tập. Chỉ chú trọng đến mục tiêu “dạy chữ” chúng ta sẽ tạo ra những người có tài. Nhưng Bác Hồ có dạy “Có tài mà không có đức là người vô dụng”. Công tác giáo dục đạo đức học sinh phải được đặt ra và đưa vào kế hoạch hoạt động của trường, tổ chuyên môn, và từng trang giáo án, giáo viên bộ môn phải tạo những phút lắng lại để giáo dục đạo đức học sinh trong tiết học. Lời dạy của thầy cô về cách đối nhân xử thế, về tình bè bạn, nghĩa đồng bào, sẽ thấm dần theo thời gian tạo những chuẩn mực trong suy nghĩ và hành động của học sinh. Công tác này chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi có sự chỉ đạo phối hợp nhịp nhàng của các bộ phận đoàn thể trong nhà trường, phải bỏ suy nghĩ phiến diện rằng công tác giáo dục đạo đức là của giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm bên cạnh việc quản lí, tổ chức lớp thực hiện kế hoạch của nhà trường cũng phải quan tâm nhiều hơn quá trình rèn luyện nhân cánh của học sinh. Công tác giáo dục đạo đức không còn là trách nhiệm của ngành giáo dục mà cần có sự quan tâm của toàn xã hội, các ban ngành đoàn thể, cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp. Xã hội phải thật sự lành mạnh, những giá trị đạo đức giàu tính nhân văn phải được khẳng định và nhân rộng. Đó là môi trường tốt để nhân cách của con người được khẳng định và trở thành một công dân tốt cho xã hội. 2. Nhà trường giữ vai trò chủ động trong việc phối hợp ba môi trường giáo dục: Nhà trường phải phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm giữ mối quan hệ thường xuyên với Chi hội lớp. Nâng cao nhân thức cho phụ huynh học sinh: chính “nếp nhà” sẽ góp phần hình thành lối sống, đạo đức của con cái. Nhà trường cần chủ động tham mưu với chính quyền địa phương trong chỉ đạo phối hợp các tổ chức xã hội như: Hội khuyến học, Hội phụ nữ, Công an địa phương, Sự quan tâm kịp thời của Hội khuyến học trong việc hỗ trợ học sinh nghèo hiếu học sẽ rất cần thiết để các em không chệch hướng, sao nhãng việc học. Nuôi con khoẻ dạy con ngoan phải là nội dung được quan tâm của Hội phụ nữ các cấp, Môi trường xung quanh trường học phải an toàn, lành mạnh, hỗ trợ cho nhà trường trong việc ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhập học đường. 3. Xây dựng môi trường giáo dục đạo đức lành mạnh ở nhà trường phổ thông: 3.1. Tạo sự thân thiện, công bằng: Giáo dục đạo đức học sinh bằng kỷ luật tích cực: thay răn đe, trừng phạt bằng lắng nghe, cảm thông, bao dung, trân trọng những chuyển biến dù rất nhỏ để tạo cho các em có niềm tin sẽ thay đổi bản thân. Đẩy mạnh công tác tư vấn tâm lý, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong cuộc sống và học tập cho học sinh. Thay đổi không khí và phát huy hiệu quả tiết sinh hoạt cuối tuần. Xây dựng tiêu chí đánh giá khách quan công bằng trong học sinh toàn trường. 3.2. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Xây dựng hoạt động ngoại khoá vui chơi, lành mạnh, giúp các em rèn luyện kỹ năng sống: phát động phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác; tổ chức tham quan chăm sóc di tích văn hoá, di tích lịch sử địa phương, hội thi vẽ tranh biếm hoạ, viết thư pháp, tổ chức tốt Ngày hội hoạt động sân trường; toạ đàm; giao lưu, Từ những hoạt động trên sẽ hình thành những tình cảm đẹp: yêu trường lớp, gắn bó bạn bè, kính trọng thầy cô, giàu lòng nhân ái, giúp các em khoẻ về thể chất và tinh thần. Những kỹ năng sống sẽ giúp học sinh có đủ nghị lực, bình tĩnh, tự tin bước vào đời. 3.3. Từng bước hình thành giá trị sống Nhà trường giáo dục và giúp học sinh hình thành những phẩm chất: trung thực, khiêm tốn, trách nhiệm, khoan dung, đoàn kết, tôn trọng, yêu thương, Những giá trị sống sẽ được học sinh tự cảm nhận qua bài giảng, qua tác phong của chính người thầy trên bục giảng và cả cuộc sống đời thường. Nhà trường cần phát huy hiệu quả của cuộc vận động “Mỗi thầy giáo cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự hoạc và sáng tạo”. 4.4. Tích cực giáo dục đạo đức gắn với giáo dục pháp luật và hướng nghiệp: Ngay từ trên ghế nhà trường, học sinh phải được trang bị và tìm hiểu pháp luật để tự rèn luyện đạo đức, lối sống phù hợp với chuẩn mực xã hội. Học sinh có định hướng tốt cho tương lai sẽ biết phấn đấu trong học tập và rèn luyện, có ước mơ, hoài bão, sống có mục đích và ý nghĩa. III. Kết luận Chăm bồi và giáo dục thế hệ trẻ luôn là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó trường học giữ một vai trò rất quan trọng. Là nhà giáo chúng ta phải nhận thức được đây là trọng trách và cũng là vinh dự được Đảng, Nhà nước và xã hội tin tưởng giao phó. Hãy cùng yêu thương, đồng hành với thế hệ trẻ trong học tập và cuộc sống./. Long Mỹ, ngày 17 tháng 9 năm 2019 NGƯỜI BÁO CÁO Lưu Trí Dũng Hiệu trưởng trường tiểu học Long Mỹ
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_giao_duc_dao_du.docx