SKKN Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho học sinh Trung học Phổ thông

Để đất nước ta có nguồn lực lượng lao động đảm bảo sức khoẻ, đạt chuẩn về trình độ kiến thức, có kĩ thuật tay nghề cao, đó là mục tiêu của sự nghiệp giáo dục hiện nay và giáo dục thể chất nói riêng để xây dựng con người phát triển một cách cân đối và toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước. Vì vậy, muốn đạt được mục đích của giáo dục thể chất thì cần phải làm cho môn học thể dục trở thành môn học yêu thích của học sinh. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy giáo dục thể chất còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn về trang thiết bị dạy học và sân bãi học tập, một số thiết bị dạy học thì đã cũ kỉ, hư hỏng, giáo viên chủ yếu giảng dạy trong điều kiện thiếu thốn và học sinh tự trang bị cho mình những thiết bị học tập, những khó khăn, thiếu thốn đó chủ yếu ở các trường xa trung tâm và các trường ở miền núi càng khó khăn hơn so với các trường ở thành phố. Bên cạch đó, một tiết học thể dục thường đan xen hai hay ba nội dung học tập lại càng thêm khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động ở học sinh và đa phần học sinh còn xem nhẹ môn học thể dục và coi thể dục là môn học phụ, còn e ngại, tự đánh giá quá cao bản thân mình và lười biếng trong tập luyện. Nhiều khi các em muốn đốt cháy giai đoạn, nôn nóng trong tập luyện chính vì thế chất lượng của giáo dục thể chất vẫn chưa cao, hiệu quả còn tương đối thấp so với một số môn văn hoá khác.

docx 34 trang Đoàn Chí Hoàng 05/09/2024 1600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho học sinh Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho học sinh Trung học Phổ thông

SKKN Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho học sinh Trung học Phổ thông
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT HOÀNG MAI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM NÂNG CAO KỸ THUẬT CHUYỀN BÓNG CAO TAY CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
MÔN: THỂ DỤC
Năm học: 2021 - 2022
1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT HOÀNG MAI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM NÂNG CAO KỸ THUẬT CHUYỀN BÓNG CAO TAY CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Họ và tên tác giả:	Nguyễn Đình Lâm
Trịnh Thị Ngân
Môn: Thể dục
Điện thoại: 0838 328 678 - 0975800809
Năm học: 2021 - 2022
2
MỤC LỤC
TT
Danh mục
Trang
1
PHẦN I.	ĐẶT VẤN ĐỀ
5
2
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
5
3
II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN NỘI DUNG ĐỀ
TÀI
7
4
III. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
8
5
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
9
6
V. THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM – TRANG THIẾT BỊ NGHIÊN
CỨU
10
7
PHẦN II.	NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
11
8
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI:
11
9
II. NỘI DUNG
14
10
III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM:
30
11
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
32
12
I. KẾT LUẬN
32
13
II. KIẾN NGHỊ:
32

DANH MỤC VIẾT TẮT
TT
Chữ cái viết tắt/ký hiệu
Cụm từ đầy đủ
1
ATP
Enzyme adenosine triphosphate
2
TDTT
Thể dục thể thao
3
GV
Giáo viên
4
HS
Học sinh
5
NT
Nhóm trưởng.
6
Đ
Đạt
7
CĐ
Chưa đạt

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đất nước chúng ta bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển thì giáo dục thể chất trong nhà trường góp phần thực hiện mục tiêu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam.
“Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”. Bác kêu gọi “tôi muốn đồng bào ta ai cũng cố gắng tập thể dục” và “tự tôi ngày nào cũng tập”. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Xã hội chủ nghĩa thì con người là yếu tố quyết định mà sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Để có con người hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội thì giáo dục cần phải đáp ứng được hai yêu cầu phát triển trí lực và thể lực. Vì thế, trong công tác giáo dục hiện nay, ngoài việc trang bị cho học sinh về mặt tri thức thì việc giáo dục thể chất trong nhà trường đóng góp một vai trò quan trọng.
Bóng chuyền cũng là một trong những môn thể thao được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam quan tâm và phát triển cùng với các môn thể thao khác. Bóng chuyền là một môn thể thao ra đời ở Mĩ năm 1895.Chính vì sự hấp dẫn của nó nên được rất nhiều người trên toàn thế giới yêu thích và đón nhận, điều này đã tạo thuận lợi cho bóng chuyền phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Nó là một môn thể thao đồng đội đối kháng đòi hỏi mỗi VĐV phải có trình độ kĩ thuật cá nhân tốt, hoạt động với cường độ lớn, có thể lực tốt, sự khéo léo, linh hoạt, có tinh thần tập thể cao.
Hiện nay, môn học thể thao tự chọn là một nội dung được học tập xuyên suốt ở các cấp học với số tiết được phân bố ngày một nhiều hơn. Chính vì thế thể thao tự chọn là nội dung có tầm quan trọng trong quá trình giáo dục thể chất ở nhà trường. Thể thao tự chọn là một nội dung được giảng dạy nhằm đi sâu vào sự yêu thích của học sinh và phát triển năng khiếu cá nhân. Do đó, thể thao tự chọn được học sinh yêu thích và say mê tập luyện. Trong số các môn thể thao tự chọn như bóng chuyền, bóng đá, bóng rổ, bơi, đẩy tạ, thì môn bóng chuyền là môn thể thao được nhiều giáo viên lựa chọn để giảng day cho học sinh. Bởi vì môn bóng chuyền là môn thể thao được đa số học sinh yêu thích và phù hợp với điều kiện tập luyện của nhiều nhà trường. Môn thể thao tự chọn Bóng chuyền có ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của các em về mọi mặt Trí - Đức - Thể - Mỹ. Nếu trong tiết dạy thể thao tự chọn có chất lượng sẽ giúp cho học sinh nắm được kiến thức từ đó hình thành kỹ năng vận động, tạo ra những giờ học vui vẻ và bổ ích cho học sinh.Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã khẳng định, quá trình hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động dựa trên quá trình nhận thức “Từ
trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Như vậy, tính trực quan trong quá trình giảng dạy thể dục thể thao giữ một vai trò quan trọng. Vì hoạt động tiếp thu kiến thức động tác của học sinh về cơ bản là mang tính chất thực tiễn vận động phát triển các cơ quan cảm giác, từ đó học sinh hình thành thói quen vận động đúng.
Để xây dựng kỹ năng vận động được tiến hành không chỉ bằng thị phạm động tác, mà bằng cả lời nói và tư duy, tức là phải sử dụng các phương pháp dạy học thể dục trong việc xây dựng kỹ năng vận động cho người luyện tập thể dục thể thao mà đối tượng ở đây là học sinh trung học phổ thông, và người huấn luyện hướng dẫn đó là giáo viên dạy thể dục thể thao. Trong thời gian của một tiết dạy chỉ 45 phút mà có đến hai hay ba nội dung học khác nhau đan xen vào, giáo viên phải làm thế nào để truyền tải kiến thức giúp học sinh nhanh chóng hình thành kỹ năng vận động ... giá đạt kết quả cao hơn và có sự khác biệt hơn so với các lớp không được vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào học tập.
Kết quả đạt được như sau:
- Kết quả sau thực nghiệm một số bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt:
Lớp
Điểm
Lớp thực nghiệm 10A4
Lớp đối chứng 10A8
Đạt (Đ)
40
97,6%
23
58,9%
Chưa Đạt (CĐ)
1
2,4%
16
41,1%
Kết quả kiểm tra ở trên cho thấy kết quả của các em có sự thay đổi rõ rệt giữa hai lớp đối chứng và thực nghiệm tỷ lệ học sinh đạt ở nhóm thực
nghiệm lớn hơn nhiều với lớp đối chứng. Các lớp không được áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào trong quá trình học tập thì không có sự chuyển biến và thay đổi về chất lượng và kết quả học tập không cao. Rõ ràng thành tích của lớp thực nghệm tốt hơn hẳn so với lớp đối chứng, chính là do tác động của nội dung bài tập mà tôi đã lựa chọn ở trên nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho học sinh trung học phổ thông.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Để đạt được mục đích giáo dục thể chất trong sự nghiệp giáo dục con người phát triển toàn diện, việc sử dụng những phương pháp giảng dạy nhằm nhanh chóng hoàn thiện kỹ năng vận động, góp phần nâng cao sức khoẻ cho học sinh là rất cần thiết, đặc biệt trong những tiết học có nhiều nội dung lồng ghép với nhiều kỹ thuật khác nhau. Vì vậy, vận dụng “Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho học sinh trung học phổ thông ” đã giúp các em nhanh chóng nhận thức được tính chất và yêu cầu động tác sớm hơn từ đó hoàn thiện được kỹ năng, kỹ xảo vận động. Bên cạch đó còn giúp cho giáo viên tích lũy thêm những phương pháp dạy học tích cực, biết vận dụng các phương pháp vào bài giảng một cách khoa học. Sẽ dẫn tới những tiết học thực sự sinh động sôi nổi, học sinh trở nên hứng thú hăng say học tập tích cực thêm mà không bị nhàm chán. Do đó, theo chúng tôi có thể áp dụng phương pháp này vào từng tiết dạy để giảng dạy cho học sinh. Những kinh nghiệm được trình bày trên đây là xuất phát từ thực tiễn mà bản thân tôi đã đúc rút trong quá trình giảng dạy. Bản thân chúng tôi công tác chưa lâu nên chắc chắn kinh nghiệm còn hạn chế và thiếu sót. Rất mong được sự quan tâm và đóng góp ý kiến chân thành từ các đồng chí, đồng nghiệp để tôi có thêm những kinh nghiệm quý báu. Ngày càng hoàn thiện hơn trong quá trình giảng dạy, đem lại kết quả cao hơn. Giáo dục thể chất là môn học rất có ý nghĩa, mang tính giáo dục cao, không chỉ tạo ra những con người khỏe mạnh về thể chất, mà thông qua đó còn giáo dục về đạo đức, ý chí, tính kiên trì, lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết. Vì vậy để đạt được ý nghĩa ấy của môn thể dục thì giáo viên phải có phương pháp để cho những giờ dạy đạt kết quả cao, giáo viên phải luôn bám sát từng khâu lên lớp, giảng dạy cần phải lựa chọn những phương pháp và hình thức đa dạng, hấp dẫn, tạo không khí sôi nổi, thoải mái, vui vẻ, lối cuốn học sinh, tạo sự hưng phấn khi tập luyện, làm cho học sinh hứng thú say mê trong khi học, hiểu được ý nghĩa của việc tập luyện.
KIẾN NGHỊ
Trên đây là nội dung đề tài của chúng tôi mặc dù đã được đầu tư nghiên cứu, song thời gian nghiên cứu chưa được nhiều, điều kiện phục vụ nghiên cứu có hạn. Hơn nữa điều kiện về sân bãi và dụng cụ tập luyện phục vụ cho việc học tập đang còn hạn chế, tài liệu nghiên cứu không được nhiều chắc rằng còn nhiều thiếu sót mong được các anh chị đồng nghiệp tiếp tục nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện thêm để có được những phương pháp dạy học hay để áp dụng vào giảng dạy gây sự kích thích, đam mê và hứng thú học tập cho học sinh, để đạt hiệu quả cao hơn và được nhân rộng nhiều hơn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ dạy và học môn thể dục.
Đề nghị Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện tổ chức nhiều hội khoẻ cấp trường, để các em có điều kiện giao lưu và học hỏi từ đó nâng cao về kỹ thuật bóng chuyền đã được học, cũng như trong vui chơi, giải trí.
Trên đây là một số kinh nghiệm tích luỹ được của bản thân chúng tôi trong quá trình giảng dạy, tuy chưa được đầy đủ song cũng là một phần đóng góp nhỏ cho công tác giáo dục thể chất, rất mong được sự góp ý, bổ sung của các đồng chí đồng nghiệp.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trong quá trình nghiên cứu và làm đề tài này tôi đã đọc và tham khảo một số tài liệu sau:
Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT môn Thể dục - NXB Giáo dục 7 -2007.
Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp 10 môn Thể dục
-NXB Giáo dục 7 - 2006.
4. Sách giáo viên Thể dục 10-NXB Giáo dục 6 - 2006.
Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Thể dục trung học phổ thông - NXB Giáo dục Việt Nam 2009.
Lí luận và phương pháp giáo dục thể chất.
Sinh lí học của BS Nguyễn Xuân Điền.
Báo giáo dục sức khoẻ và thể chất trong trường học.
101 Bài luyện tập môn Bóng chuyền - NXB Trẻ 12 - 2005.
Tôi yêu thể thao Bóng chuyền - NXB Mỹ thuật 3 - 2009.
Cùng một số tài liệu khác có liên quan.
Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục thể chất, y tế trường hoc-NXB TDTT Hà Nội năm 2006.

File đính kèm:

  • docxskkn_nghien_cuu_lua_chon_mot_so_bai_tap_nham_nang_cao_ky_thu.docx
  • pdfNguyễn Đình Lâm - Trịnh Thị Ngân- THPT Hoàng Mai, TX. Hoàng Mai, Nghệ an-Lĩnh vực GDTC.pdf