SKKN Nâng cao công tác quản lý, chỉ đạo ở Trường Tiểu học Số 1 Sen Thuỷ
Ngày nay nước ta đang tiến hành cuộc đổi mới đẩy mạnh công nghiệp
hoá - hiện đại hoá đất nước. Giáo dục đào tạo phải thực sự trở thành quốc
sách hàng đầu. Vì vậy cần cải tiến chất lượng dạy và học, khắc phục những
tồn tại trong ngành giáo dục là một việc làm cần thiết.Trong đó đổi mới cách
quản lý, chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy và học, áp dụng những phương
pháp giáo dục hiện đại nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện xây
dựng những con người mới và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập và
chủ nghĩa xã hội: có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá của dân tộc, có năng
lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con
người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân,
làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ
năng thực hành giỏi, có tác phong công nghệ, có tính tổ chức và kỷ luật, có
sức khoẻ, là những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa
"chuyên" như lời căn dặn của Bác Hồ. Muốn thực hiện như vậy trước hết phải
có nguồn nhân lực có trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn do ngành giáo
dục đào tạo cung cấp. Muốn vậy con người phải đào tạo bắt đầu từ khi vào
ngưỡng cửa của nhà trường trong đó bậc tiểu học là bậc học nền tảng mà quan
trọng nhất là việc nâng cao chất lượng dạy và học. Tuy vậy, đội ngũ giáo viên
hiện nay trình độ không đồng đều, có nhiều giáo viên năng lực giảng dạy còn
hạn chế. Cho nên cần phải chăm lo đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao
chất lượng chuyên môn và năng lực sư phạm cho giáo viên. Quản lý có chất
lượng quá trình dạy học trên lớp của thầy(cô) cũng như đánh giá kết quả học
tập của học sinh là một việc làm có ý nghĩa chiến lược của người quản lý giáo
dục.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Nâng cao công tác quản lý, chỉ đạo ở Trường Tiểu học Số 1 Sen Thuỷ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 SEN THUỶ Phần I: mở đầu I. Lý do chọn đề tài: Ngày nay nước ta đang tiến hành cuộc đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Giáo dục đào tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu. Vì vậy cần cải tiến chất lượng dạy và học, khắc phục những tồn tại trong ngành giáo dục là một việc làm cần thiết.Trong đó đổi mới cách quản lý, chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy và học, áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện xây dựng những con người mới và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập và chủ nghĩa xã hội: có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghệ, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khoẻ, là những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên" như lời căn dặn của Bác Hồ. Muốn thực hiện như vậy trước hết phải có nguồn nhân lực có trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn do ngành giáo dục đào tạo cung cấp. Muốn vậy con người phải đào tạo bắt đầu từ khi vào ngưỡng cửa của nhà trường trong đó bậc tiểu học là bậc học nền tảng mà quan trọng nhất là việc nâng cao chất lượng dạy và học. Tuy vậy, đội ngũ giáo viên hiện nay trình độ không đồng đều, có nhiều giáo viên năng lực giảng dạy còn hạn chế. Cho nên cần phải chăm lo đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng chuyên môn và năng lực sư phạm cho giáo viên. Quản lý có chất lượng quá trình dạy học trên lớp của thầy(cô) cũng như đánh giá kết quả học tập của học sinh là một việc làm có ý nghĩa chiến lược của người quản lý giáo dục. Hiện nay sự nghiệp giáo dục đào tạo đang đứng trước một mâu thuẩn lớn: Giữa yêu cầu phát triển nhanh quy mô giáo duc - đào tạo, vừa phải tăng cường nâng cao chất lượng dạy và học. Trong khi khả năng và điều kiện đáp ứng yêu cầu còn hạn chế. Vẫn còn một số thiếu sót chủ quan nhất là những yếu kém trong quản lý đã làm cho mâu thuẩn tăng lên.Vì vậy phương pháp quản lý - chỉ đạo phải thực hiện một cách nghiêm túc để giải quyết có hiệu quả mâu thuẩn đó. ở nhà trường tiểu học hiện nay cũng vậy, nếu chỉ đạo tốt xây dựng nề nếp dạy và học thì kết quả dạy học mới sẽ nâng lên về chất lượng. Đó là việc cải tiến nề nếp dạy của thầy từ việc soạn giảng, chuẩn bị hồ sơ giáo án, tổ chức sinh hoạt chuyên môn, hội thảo chuyên đề cũng như việc bồi dưỡng đội ngũ...Việc học tập của học sinh từ việc học bài ở lớp cũng như việc học bài , làm bài ở nhà..Có như vậy mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Với trường tiểu học số 1 Sen Thuỷ trong những năm lại đây phong trào giáo dục đã có những chuyển biến rỏ nét, cơ sở vật chất không ngừng tăng trưởng, chất lượng giáo dục được nâng cao và ổn định. Tuy vậy, vẫn phải nghiêm túc nhìn nhận đánh giá chất lượng giáo dục toàn diện chưa cao, trong đó quá trình quản lý chỉ đạo còn chưa thông nhất, chưa đông bộ. Hiệu quả quản lý của người hiệu trưởng phụ thuộc vào phẩm chất và năng lực của mình. Dù bất cứ ở điều kiện nào, môi trường giáo dục nào, người hiệu trưởng phải nắm chắc những yêu cầu về phẩm chất và năng lực, người quản lý biết tu dưỡng, rèn luyện và phát huy những năng lực đó thì sẽ đạt được hiệu quả quản lý cao nhất. Trong thực tế công tác quản lý nảy sinh nhiều tình huống đòi hỏi nhà quản lý phải xử lý linh hoạt hợp tình, hợp lý và phải đảm bảo tính nguyên tắc. Trong lĩnh vực quản lý rộng, nhiều vấn đề cần đề cập" Lý thuyết là màu xám" thực tế là vô cùng, hợp tác sẽ đenm lại hiệu quả công tác tốt. Bản thân tôi không đề cập hết mà chỉ nêu một số nhận thức, về yêu cầu, phẩm chất, năng lực của người hiệu trưởng, những việc làm thực tế như là trao đổi kinh nghiệm, để công tác quản lý đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ nhận thức trên là một cán bộ quản lý ở bậc tiểu học, để làm tốt công tác quản lý - chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở nhà trường tiểu học nói chung và trường tiểu học số 1 Sen Thuỷ nói riêng. Bản thân mạnh dạn chọn đề tài "Nâng cao chất lượng công tác quản lý, chỉ đạo ở trường tiểu học số 1 Sen Thuỷ". Phần II: nội dung nghiên cứu đề tài I. Những cơ sở lý luận và thực tiễn A. Cơ sở lý luận. Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng, tạo lập cơ sở ban đầu cho thế hệ công dân mới của thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì bậc học phải có chất lượng toàn diện, bền vững, phát triển mạnh. Tính chuẩn mực của bậc tiểu học thể hiện ở trên tất cả các lĩnh vực, các hoạt động giáo dục, các mặt đời sống nhà trường: Tiêu chuẩn về người thầy giáo, tiêu chuẩn về trường lớp, trang thiết bị, về chương trình sách giáo khoa, chất lượng giáo dục. Muốn thực hiện tốt công tác dạy và học ở trường tiểu học thì phải chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả quản lý chỉ đạo. Để quản lý tốt đơn vị người làm công tác quản lý chỉ đạo cần nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về quản lý giáo dục trên phương diện nâng cao chất lượng dạy học. Quản lý giáo dục là" Việc đảm bảo sự hoạt động của tổ chức trong điều kiện có sự biến đổi liên tục của hệ thống giáo dục và môi trường, làm cho hệ thống chuyển đổi một trạng thái mới thích ứng với hoàn cảnh mới". Chỉ đạo giáo dục là:" Việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch có sự theo giỏi và giám sat công việc để chỉ huy, ra lệnh cho các bộ phận và các hoạt động của nhà trường diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp được các lực lượng giáo dục trong một tổ chức và phối hợp tối ưu với nhau. Từ việc hiểu thế nào là quản lý, chỉ đạo, người làm công tác quản lý trường tiểu học càng phải hiểu rõ: nếu quản lý chỉ đạo tốt giáo dục ở nhà trường mà điểm mấu chốt là công tác dạy và học sẽ thực hiện tốt mục tiêu cơ bản của giáo dục. Nhằm xây dựng những con người và thế hệ trẻ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc. Vậy để nâng cao chất lượng dạy học ở bậc tiểu học thì người quản lý trực tiếp ở trường tiểu học phải nắm vững khái niệm quản lý trường tiểu học là: "Quản lý quá trình sư phạm diễn ra trong nhà trường bằng cách sử dụng có hiệu quả nhất các đầu vào, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực để đạt được kết quả đào tạo có chất lượng cao nhất". - Cơ sở pháp lý trong quản lý quá trình dạy học ở trường tiểu học. Bậc tiểu học có vị trí hết sức quan trọng:" Trường tiểu học là đơn vị cơ sở hệ thống giáo dục quốc dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trực tiếp đảm nhận việc giáo dục từ lớp 1 đến lớp 5 cho trẻ em từ 6 tuổi đến 11 tuổi, nhằm hình thành ở học sinh cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam" Trong mục tiêu kế hoạch giáo dục tiểu học ghi: Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Điều lệ trường tiểu học đã quy định rõ trường tiểu học phải thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau: + Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và tham gia xoá mù chữ trong phạm vi cộng đồng. + Thực hiện đầy đủ có chất lượng chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục theo quy định thống nhất của Bộ Giáo dục - Đào tạo. + Góp phần xây dựng môi trường giáo dục thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Như vậy quản lý quá trình dạy và học phải có tác dụng đặc biệt quan trọng vào việc thực hiện ba nhiệm vụ quan trọng này. Để thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ trên hơn ai hết người quản lý(Hiệu trưởng) phải nắm được những cơ sở cốt yếu của quản lý quá trình dạy và học. Nắm vững các văn bản pháp quy để xây dựng nội dung và triển khai thực hiện dạy học nâng cao hiệu quả chất lượng cao nhất. B. Cơ sở thực tiễn Trong những năm qua chất lượng dạy và học ở trường tiểu học được nâng cao. Nhưng đứng trước nhu cầu của thời kỳ đổi mới yêu cầu nguồn lực con người có trình độ cao đáp ứng đòi hỏi của công nghiệp hoá - hiện đại hoá.Vì vậy, giáo dục đào tạo đòi hỏi phải có quy mô, cơ cấu, chất lượng hiệu quả cao hơn. Nhiệm vụ của toàn Đảng toàn dân tập trung nâng cao hiệu quả giáo dục mà trước hết là nâng cao năng lực quản lý chỉ đạo ở nhà trường. Triệt để khắc phục cách quản lý giáo dục theo cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp. ở nhà trường người quản lý quan tâm chỉ đạo công tác dạy và học thì ở đó công tác giáo dục được tốt. Chính vì vậy người làm công tác quản lý phải giúp cho giáo viên hiểu: Để dạy tốt ở bậc tiểu học giáo viên phải không ngừng học tập, nâng cao sự hiểu biết của mình, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm để đạt được một trình độ cao hơn. Tri thức và hiểu biết của người giáo viên tiểu học được thực hiện thông qua quá trình dạy học. Giáo viên tiểu học là người thầy "tổng thể". Thông thường ở bậc tiểu học mỗi thầy ,cô giáo dạy một lớp, dạy gần hết các môn học, do đặc trưng này mà giáo viên tiểu học được coi như là một "thần tượng". Vì vậy trong nền văn hoá nhà trường giáo viên không thể dạy một cách tuỳ tiện mà phải theo tinh thần đổi mới. Kiến thức truyền thụ phải chính xác, đảm bảo yêu cầu cơ bản, phải tổ chức cho học sinh học tập một cách khoa học, xây dựng cho học sinh có tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong phát hiện và giải quyết vấn đề. Từ việc chiếm lĩnh tri thức mới giúp cho học sinh tự đánh giá năng lực của bản thân. Điều 27 của Luật giáo dục đã ghi rõ:" Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sợ phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ nằn cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở". Muốn vậy phải bắt đầu từ bậc tiểu học đặc biệt là công tác dạy và học,giáo viên phải tích cực hưởng ứng đổi mới phương
File đính kèm:
skkn_nang_cao_cong_tac_quan_ly_chi_dao_o_truong_tieu_hoc_so.pdf