SKKN Một vài kinh nghiệm trong việc duy trì sĩ số học sinh trong nhà trường

Trường THPT Ba Hòn – Huyện Kiên Lương thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục cho học sinh bậc THCS – THPT trên địa bàn Thị trấn và một số học sinh thuộc địa bàn lân cận như xã Bình An – xã Dương Hòa – Xã Bình Trị và Sơn Hải. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt của nhà trường đó là: huy động tối đa học sinh trong độ tuổi đến trường; duy trì sĩ số học sinh trong suốt năm học đạt chỉ tiêu đề ra, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tạo tiền đề quan trọng trong việc duy trì và nâng cao các tiêu chí PCGD THCS của nhà trường và của Thị trấn hàng năm.

Trường có 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn, trong đó trên chuẩn là 51,2% khối THCS , các tổ chức đoàn thể đạt vững mạnh xuất sắc. Chi bộ luôn được công nhận là chi bộ trong sạch vững mạnh nhiều năm liền. Đó là cơ sở tạo nên sự nhận thức khá đồng đều về vai trò, nhiệm vụ và sứ mệnh cao cả của người giáo viên trong giai đoạn mới. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, hầu hết cán bộ, giáo viên luôn đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, chấp hành nghiêm sự phân công của tổ chức, thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

pdf 20 trang Huy Quân 28/03/2025 280
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài kinh nghiệm trong việc duy trì sĩ số học sinh trong nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một vài kinh nghiệm trong việc duy trì sĩ số học sinh trong nhà trường

SKKN Một vài kinh nghiệm trong việc duy trì sĩ số học sinh trong nhà trường
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG 
VIỆC DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH 
TRONG NHÀ TRƯỜNG 
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
1: Bối cảnh của đề tài 
Trường THPT Ba Hòn – Huyện Kiên Lương thực hiện nhiệm vụ giảng 
dạy và giáo dục cho học sinh bậc THCS – THPT trên địa bàn Thị trấn và một số 
học sinh thuộc địa bàn lân cận như xã Bình An – xã Dương Hòa – Xã Bình Trị 
và Sơn Hải. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt của nhà trường 
đó là: huy động tối đa học sinh trong độ tuổi đến trường; duy trì sĩ số học sinh 
trong suốt năm học đạt chỉ tiêu đề ra, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục 
toàn diện, tạo tiền đề quan trọng trong việc duy trì và nâng cao các tiêu chí 
PCGD THCS của nhà trường và của Thị trấn hàng năm. 
 Trường có 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn, trong đó trên chuẩn là 
51,2% khối THCS , các tổ chức đoàn thể đạt vững mạnh xuất sắc. Chi bộ luôn 
được công nhận là chi bộ trong sạch vững mạnh nhiều năm liền. Đó là cơ sở tạo 
nên sự nhận thức khá đồng đều về vai trò, nhiệm vụ và sứ mệnh cao cả của 
người giáo viên trong giai đoạn mới. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của 
mình, hầu hết cán bộ, giáo viên luôn đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, 
nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, chấp hành nghiêm sự phân công 
của tổ chức, thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 
2 : Lý do chọn đề tài 
Trong những năm qua, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của Thị trấn đã 
có những bước phát triển toàn diện. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không nhỏ 
nhân dân có trình độ nhận thức thấp, đời sống kinh tế khó khăn, số khác lo làm 
ăn buôn bán thiếu quan tâm giáo dục con em. Một số ít học sinh do sự quản lý, 
theo dõi và giáo dục của gia đình chưa chặt chẽ nên có những biểu hiện cá biệt 
như: Tụ tập chơi bời, gây gổ đánh lộn, trốn tiết, ham mê các trò chơi điện tử, đó 
là những nguy cơ dẫn đến tình trạng bỏ học cao. 
3 . Phạm vi đề tài 
Cùng với việc huy động tối đa học sinh trong độ tuổi đến trường hàng 
năm , thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh thì một vấn 
đề rất quan trọng khác là duy trì sĩ số học sinh trong năm học là một trong 
những mục tiêu trong kế hoạch năm học và tiêu chí thi đua của nhà trường và 
đối với giáo viên . Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, khi mà tình trạng học 
 sinh bỏ học đang có chiều hướng gia tăng hàng năm thì việc duy trì sĩ số lại 
càng quan trọng hơn bao giờ hết. 
Lấy thực tế tình hình học sinh bỏ học trong nhà trường 03 năm gần đây và 
tình hình chung về học sinh bỏ học của Huyện Kiên Lương minh chứng. 
4 Mục đích của đề tài 
Làm thế nào để hạn chế tình trạng học sinh bỏ học, duy trì được sĩ số học 
sinh? Đây là vấn đề bức xúc cho các nhà lãnh đạo các cấp, đặc biệt là những 
người làm công tác giáo dục, là vấn đề mà các nhà trường phải trăn trở, phải 
quan tâm. 
Là cán bộ quản lý giáo dục, trong điều kiện các trường Trung học đang 
tiếp tục thực hiện PCGD THCS tiến tới THPT , tôi hiểu rất rõ về tầm quan trọng 
của việc duy trì sĩ số và những khó khăn, thách thức khi phải đối mặt với công 
tác này. Đây là nguyên nhân để tôi viết đề tài này: “ Một vài kinh nghiệm 
trong việc duy trì sĩ số học sinh trong nhà trường” 
II. NỘI DUNG 
1 : Cở sở lý luận : 
Những học sinh bỏ học là mất đi quyền lợi trong học tập của bản thân, 
Các em sẽ không có đủ kiến thức cơ bản để bước vào cuộc sống với nền công 
nghiệp hóa hiện đại như hiện nay, nó còn ảnh hưởng lớn đến trình độ dân trí của 
từng gia đình , xã hội và đất nước sau này, có nguy cơ gây ra nhiều phiền toái 
trong cuộc sống như tảo hôn, lang thang , trộm cướp và các tệ nạn xã hội khác 
đang rình rập lôi kéo các em. Vì vậy việc học sinh đi học là nghĩa vụ của toàn 
dân và hệ thống tổ chức chính trị trong nhà nước cần thực hiện. 
2 .Về thực trạng: 
Trường THPT Ba Hòn là trường THCS thị trấn Kiên Lương 2 được nâng 
cấp tháng 01 năm 2011 gồm có hai cấp học THCS và THPT, hàng năm số học 
sinh THCS khoảng 790 em , học sinh THPT 350 em. 
Đóng trên địa bàn trung tâm của huyện Kiên Lương, là nơi tập trung các 
cơ quan hành chính đồng thời cũng là đầu mối giao lưu kinh tế - văn hoá - xã 
hội của cả huyện. Thị trấn Kiên Lương cũng là nơi năng động trong các hoạt 
động dịch vụ, thương mại, nhưng cũng là nơi chịu sự tác động của xã hội về di 
dân tự do, lượng người sống tạm trú tương đối nhiều sống bằng nhiều nghề 
 nghiệp khác nhau để thực hiện các dịch vụ thương mại, đó cũng là điều làm ảnh 
hưởng đến xã hội có nguy cơ học sinh bỏ học và sự phát triển và hình thành 
nhân cách của thế hệ trẻ từ những lệch lạc về ý nghĩa việc đi học và kiếm tiền 
sống gấp. 
Từ những thực tế về tình trạng học sinh bỏ học của những năm học gần 
đây, theo số liệu thống kê trong báo cáo tổng kết năm học ba năm liền kề trường 
THPT Ba Hòn Huyện Kiên Lương. 
Năm học 2008-2009 huy động 1052 học sinh, duy trì đến cuối năm học 
1016 học sinh. Tổng số học sinh bỏ học so với đầu năm học là 36 em. Trong đó 
có khối THCS là 22 học sinh , khối THPT là 14 học sinh , tỷ lệ học sinh bỏ học 
là 3,4%. 
Năm học 2009-2010 huy động 1082 học sinh, duy trì đến cuối năm học 
còn 1051 học sinh. Tổng số học sinh bỏ học so với đầu năm học là 31 em, Trong 
đó 15 em khối THCS và 16 em khối THPT, tỷ lệ học sinh bỏ học là 2.86%. 
Năm học 2010-2011 huy động 1166 học sinh, duy trì đến cuối năm học là 
1136 học sinh; số học sinh bỏ học so với đầu năm học là 30 em; trong đó có 13 
học sinh khối THCS, 17 em khối THPT , tỷ lệ học sinh bỏ học là 2,57%. 
Nếu không xác định đúng nguyên nhân và không tìm ra được những giải 
pháp hữu hiệu để hạn chế tình trạng học sinh bỏ học, thì việc nâng cao dân trí , 
góp phần đào tạo nhân lực cho xã hội mai này gặp không ít khó khăn, đồng 
nghĩa với duy trì thành quả PCGD THCS hàng năm không tăng mà còn giảm . 
Từ tình hình học sinh nghỉ học trong Ba năm là 97 em, chưa tính những 
học sinh bỏ học trong hè, tháng 8/2010 nhà trường đã tổ chức hội nghị chuyên 
đề tập trung xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học, cùng bàn 
bạc thảo luận ra các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng này, những nguyên nhân 
nào thuộc về nhà trường , nguyên nhân do ảnh hưởng của môi trường xã hội, 
nguyên nhân thuộc về Phụ huynh học sinh. Trải qua hơn 30 năm làm công tác 
quản lý ở trường Trung học cơ sở, từ tình hình thực tế hiện nay tôi đã thực hiện 
một số biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học như sau; 
3 : Những biện pháp phối hợp giải quyết công tác duy trì sĩ số học sinh 
Tổ chức điều tra nắm hoàn cảnh của từng học sinh ngay từ đầu năm học: 
 Phân công những giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn và 
nhiệt tình trong công tác làm chủ nhiệm các lớp. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác 
bàn giao lớp chủ nhiệm cũ cho giáo viên nhận lớp mới, rà xoát những học sinh 
học yếu kém có nguy cơ bỏ học , tìm hiều hoàn cảnh sống của gia đình, công 
việc thường ngày của học sinh phải làm ở nhà và kinh tế gia đình  vv 
 ( Hình ảnh điều tra một số gia đình học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ ) 
Chẳng hạn năm học 2010 nhà trường có 43 học sinh thuộc diện khó khăn 
trong đó có 04 học nghèo và 07 hộ cận nghèo đã có sự hỗ trợ của nhà nước còn 
lại 32 em là những học sinh nghèo có nguy cơ bỏ học . 
Là Hiệu Trưởng nhà trường Tôi đã cùng giáo viên chủ nhiệm nắm bắt tình 
hình cụ thể ngay từ đầu năm để kịp thời tìm ra giải pháp, chỉ đạo giáo viên chủ 
nhiệm lớp kết hợp cùng các ban ngành đoàn thể trong khu phố tìm biện pháp 
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tham gia học tập và học tập tiến bộ 
 Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp xây dựng mối quan hệ với gia 
đình học sinh ngay từ đầu năm học, điều tra lập sổ theo dõi học sinh . 
Ngay từ đầu năm học mới trong những phiên họp hội đồng , họp chuyên 
môn của nhà trường Người Hiệu trưởng cần nhắc nhở giáo viên liên lạc thường 
xuyên với phụ huynh học sinh của lớp sẽ giúp cho chủ nhiệm nắm bắt rõ hơn về 
biểu hiện của học sinh về ý thức học tập hàng ngày ở trường , ở nhà, kiểm tra 
những trang bị cần thiết của học sinh cho học tập như : tập học, sách giáo khoa, 
cặp sách tối thiểu có hay không, đế báo lại cho nhà trường biết tìm biện pháp 
giải quyết kịp thời ; 
 ( Hình ảnh giáo viên đến thăm gia đình PHHS và giúp đỡ học sinh học nhóm tại nhà ) 
Một khi hiểu rõ học sinh của mình hơn thì giáo viên chủ nhiệm sẽ có 
nhiều giải pháp hơn để giúp học sinh của mình chuyên cần hơn trong việc học 
tập cũng như duy trì tính chuyên cần của các em. Khi có học sinh bỏ học thì 
giáo viên chủ nhiệm cần phải thông báo ngay cho Ban giám hiệu nhà trường 
đồng thời sắp xếp thời gian gặp trực tiếp phụ huynh để trao đổi các thông tin 
cùng nhau tìm các giải pháp phối hợp tốt hơn đưa học sinh trở lại trường. Từ đó 
học sinh sẽ trở nên chuyên cần khi đi học, tích cực trong học tập hơn nếu sự 
phối hợp giữa nhà trường và gia đình có hiệu quả đáng kể. 
Đối với những phụ huynh học sinh tích cực quan tâm đến tình hình học 
tập của con em học sinh sẽ tích cực ủng hộ nhà trường nhằm tìm giải pháp tốt 
nhất duy trì sĩ số học sinh trong nhà trường để góp phần nâng cao hiệu quả giáo 
dục. 
Một hình thức không thể thiếu được trong việc giúp học sinh có ý thức 
học tập tốt là xây dựng góc học tập cho học sinh ở nhà cho học sinh dù chỉ là 
những vật dụng đơn giản nhưng vẫn có chỗ yên tĩnh để các em học bài. 
 ( Hình ảnh góc học tập của học sinh ) 
Tổ chức cho học sinh học theo nhóm có hướng dẫn của giáo viên một số 
buổi trong tuần để giúp đỡ các em trong học tập, giúp các em gắn bó với nhau 
hơn tr ong học tập, có điều kiện trao đổi bài và giúp nhau cùng tiến ; 
 ( Hình ảnh tổ chức và hướng dẫn cho học sinh học nhóm của nhà trường tại nhà ) 
Trong các kỳ họp phụ huynh các lớp, bản thân tôi luôn xắp xếp thời gian 
dự họp với những lớp có học sinh bỏ học nhiều, học sinh học kém , học sinh cá 
biệt để nắm bắt nguyện vọng của phụ huynh , thông báo những chế độ chính 
sách cho phụ huynh hiểu, có kế hoạch kiến nghị lên cấp trên kịp thời những yêu 
cầu củ

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_vai_kinh_nghiem_trong_viec_duy_tri_si_so_hoc_sinh_t.pdf