SKKN Một vài kinh nghiệm trong công tác thanh tra hoạt động sư phạm giáo viên ở các Trường Trung học Phổ thông tỉnh Kiên Giang

Như chúng ta đã biết hoạt động thanh tra giáo dục có 3 nội dung chính: Thanh tra chuyên môn, thanh tra quản lý và thanh tra khiếu nại tố cáo. Nhưng hiện nay, cái khó khăn lớn nhất khi thanh tra toàn diện một cơ sở giáo dục là thanh tra chuyên môn và thanh tra quản lý vì đây là nơi có nhiều biến động đổi thay, lực lượng quản lý cơ sở đang còn nhiều bất cập so với yêu cầu thực tiễn của giáo dục tỉnh nhà, đó là năng lực của một số cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông chưa đủ tầm, có mặt hạn chế. Một bộ phận giáo viên, nhất là ở các trường vùng sâu, vùng xa còn thiếu đồng bộ, đào tạo từ nhiều nguồn, năng lực giảng dạy còn hạn chế.

Xét cho cùng một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác thanh tra chuyên môn là góp phần thúc đẩy các nhà trường “dạy tốt, học tốt”. Chính vì vậy, trong việc thanh tra toàn diện ở một trường trung học phổ thông(THPT), thanh tra hoạt động sư phạm giáo viên là một trong những nội dung quan trọng của công tác thanh tra chuyên môn; nó chiếm một thời lượng khá lớn trong bước tiến hành thanh tra một cơ sở giáo dục.

Trên cơ sở nhận thức sâu sắc về chức năng nhiệm vụ và nội dung thanh tra chuyên môn một cơ sở giáo dục cũng như thanh tra hoạt động sư phạm giáo viên (GV) đã được các văn bản pháp quy của Nhà nước xác định, kết hợp với những kinh nghiệm thanh tra chuyên môn ở các trường THPT và thanh tra hoạt động sư phạm của GV trên địa bàn tỉnh trong các năm công tác ở Phòng Giáo dục Trung học và Thường xuyên(GDTrH-TX); cũng như công tác tại Thanh tra Sở hiện nay, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: " Một vài kinh nghiệm trong công tác thanh tra hoạt động sư phạm giáo viên ở các trường trung học phổ thông tỉnh Kiên Giang” để trình bày vài kinh nghiệm nhỏ, kiến giải của mình hầu mong góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng của một hoạt động rất phức tạp, khó khăn và vô cùng cần thiết là việc thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên một trong những nội dung chủ yếu của công tác thanh tra toàn diện một trường THPT.

pdf 21 trang Huy Quân 28/03/2025 200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một vài kinh nghiệm trong công tác thanh tra hoạt động sư phạm giáo viên ở các Trường Trung học Phổ thông tỉnh Kiên Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một vài kinh nghiệm trong công tác thanh tra hoạt động sư phạm giáo viên ở các Trường Trung học Phổ thông tỉnh Kiên Giang

SKKN Một vài kinh nghiệm trong công tác thanh tra hoạt động sư phạm giáo viên ở các Trường Trung học Phổ thông tỉnh Kiên Giang
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG 
CÔNG TÁC THANH TRA HOẠT 
ĐỘNG SƯ PHẠM GIÁO VIÊN Ở CÁC 
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
TỈNH KIÊN GIANG 
 I. PHẦN MỞ ĐẦU: 
1. Lý do chọn đề tài đề 
Như chúng ta đã biết hoạt động thanh tra giáo dục có 3 nội dung chính: 
Thanh tra chuyên môn, thanh tra quản lý và thanh tra khiếu nại tố cáo. Nhưng hiện 
nay, cái khó khăn lớn nhất khi thanh tra toàn diện một cơ sở giáo dục là thanh tra 
chuyên môn và thanh tra quản lý vì đây là nơi có nhiều biến động đổi thay, lực 
lượng quản lý cơ sở đang còn nhiều bất cập so với yêu cầu thực tiễn của giáo dục 
tỉnh nhà, đó là năng lực của một số cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông 
chưa đủ tầm, có mặt hạn chế. Một bộ phận giáo viên, nhất là ở các trường vùng 
sâu, vùng xa còn thiếu đồng bộ, đào tạo từ nhiều nguồn, năng lực giảng dạy còn 
hạn chế. 
Xét cho cùng một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác thanh tra 
chuyên môn là góp phần thúc đẩy các nhà trường “dạy tốt, học tốt”. Chính vì vậy, 
trong việc thanh tra toàn diện ở một trường trung học phổ thông(THPT), thanh tra 
hoạt động sư phạm giáo viên là một trong những nội dung quan trọng của công tác 
thanh tra chuyên môn; nó chiếm một thời lượng khá lớn trong bước tiến hành 
thanh tra một cơ sở giáo dục. 
Trên cơ sở nhận thức sâu sắc về chức năng nhiệm vụ và nội dung thanh tra 
chuyên môn một cơ sở giáo dục cũng như thanh tra hoạt động sư phạm giáo viên( 
GV) đã được các văn bản pháp quy của Nhà nước xác định, kết hợp với những 
kinh nghiệm thanh tra chuyên môn ở các trường THPT và thanh tra hoạt động sư 
phạm của GV trên địa bàn tỉnh trong các năm công tác ở Phòng Giáo dục Trung 
học và Thường xuyên(GDTrH-TX); cũng như công tác tại Thanh tra Sở hiện nay, 
chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: " Một vài kinh nghiệm trong công tác thanh 
tra hoạt động sư phạm giáo viên ở các trường trung học phổ thông tỉnh 
Kiên Giang” để trình bày vài kinh nghiệm nhỏ, kiến giải của mình hầu mong 
góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng của một hoạt động rất 
phức tạp, khó khăn và vô cùng cần thiết là việc thanh tra hoạt động sư phạm của 
giáo viên một trong những nội dung chủ yếu của công tác thanh tra toàn diện một 
trường THPT. 
 2. Phạm vi và đối tượng của đề tài: 
Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Bộ Giáo 
dục và Đào tạo hướng dẫn “thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo là xem 
xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục và các công tác khác 
của nhà giáo theo quy định của Luật giáo dục, Điều lệ nhà trường; Quy chế tổ 
chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và 
Đào tạo ban hành và những quy định khác có liên quan” . 
 Theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra năm học 2011-2012 của 
Thanh tra Bộ GDĐT( Công văn số 5859/BGD-ĐT ngày 5/9/2011 của Bộ 
 GD&ĐT), Thanh tra Sở GD & ĐT Kiên Giang đã xây dựng kế hoạch số 02/KH-
TTr ngày 09/09/2011 về thực hiện nhiệm vụ thanh tra năm học 2011-2012 đã 
được Lãnh đạo Sở phê duyệt theo đó năm học này sẽ thanh tra toàn diện 10/51 
trường Trung học phổ thông( chiếm tỷ lệ 19,6%). Thanh tra hoạt động sư phạm 
15% giáo viên thuộc thẩm quyền tiến hành trong các cuộc thanh tra trường học và 
cơ sở giáo dục khác. 
Để thực hiện đạt các chỉ tiêu thanh tra, kiểm tra nêu trên trong một năm học 
là một việc không dễ dàng, điều ấy đòi hỏi trưởng đoàn thanh tra toàn diện một 
trường THPT, thanh tra hoạt động sư phạm GV phải đảm bảo đúng quy trình và 
thời gian thanh tra không quá 5 ngày đối với một cơ sở giáo dục. 
 3. Mục đích của đề tài: 
Mục đích nghiên cứu của đề tài của chúng tôi là nêu lên các kinh nghiệm, đề 
xuất một số biện pháp hữu hiệu để thực hiện công tác thanh tra hoạt động sư phạm 
của giáo viên ở các trường THPT của tỉnh Kiên Giang. 
II. NỘI DUNG 
1. Cơ sở lý luận của vấn đế: 
Thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên nhằm đánh giá khách quan, toàn 
diện chất lượng hoạt động sư phạm của giáo viên để tư vấn biện pháp nâng cao 
hiệu quả hoạt động giảng dạy; đôn đốc việc tuân thủ qui chế chuyên môn; xác 
định một trong những căn cứ quan trọng phục vụ cho việc bố trí sử dụng, đào tạo 
bồi dưỡng và đãi ngộ giáo viên một cách hợp lý. 
 2. Thực trạng của vấn đề: 
 2.1.Thuận lợi: 
Công tác thanh tra chuyên môn các cơ sở giáo dục và thanh tra hoạt động sư 
phạm của giáo viên luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Sở GD&ĐT, 
hàng năm Lãnh đạo Sở đóng góp và phê duyệt kế hoạch thanh tra; luôn tạo mọi 
điều kiện để thanh tra Sở hoàn thành nhiệm vụ. 
Các cán bộ thanh tra Sở tuy chưa đủ biên chế như qui định nhưng luôn có 
tinh thần trách nhiệm trong thực hiện kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt. 
Đội ngũ cộng tác viên thanh tra có nhiều cố gắng trong việc thanh tra hoạt 
động sư phạm của giáo viên trong các nhà trường THPT khi được giao nhiệm vụ. 
 2.2.Khó khăn 
 a. Về đội ngũ cán bộ thanh tra: 
Năm học 2011-2012 Thanh tra Sở GD& ĐT Kiên Giang có 4 người (gồm 
Chánh thanh tra, 2 Phó Chánh thanh tra, 01TTV), như vậy so với biên chế cho 
phép thì Thanh tra Sở còn thiếu 02 cán bộ thanh tra về tài chính- tài sản và tiếp 
dân. Để tăng cường cho đội ngũ thanh tra đầu năm 2011, thanh tra Sở đã tham 
mưu Lãnh đạo Sở ra quyết định bổ nhiệm 214 cộng tác viên thanh tra thuộc Sở 
Gíao dục và Đào tạo Kiên Giang. 
Về số lượng có thể đáp ứng được yêu cầu của việc thanh tra hoạt động sư 
phạm của giáo viên của trên 2.000 giáo viên THPT trong tỉnh. Về mặt chất lượng 
 thì đội ngũ thanh tra viên(TTV) và cộng tác viên(CTV) thanh tra giáo dục ngành 
giáo dục Kiên Giang tuy có trình độ chuyên môn đủ chuẩn nhưng về nghiệp vụ 
thanh tra thì còn có phần hạn chế. Vì thực tế chỉ có 60% số TTV và 70% số CTV 
thanh tra đã được qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra. Đây là một điểm hạn 
chế của đôi ngũ cán bộ thanh tra nói chung và có thể là một trong những nguyên 
nhân dẫn đến hiệu quả thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên chưa đạt như 
mong muốn. 
 b. Về đối tượng, thời gian và vận dụng phương pháp thanh tra 
Hiện nay tỉnh ta có 51 trường THPT( 48 trường công lập, 3 trường Tư 
thục), 04 trường Phổ thông Dân tộc Nội trú cấp huyện đó là chưa kể các Trung 
tâm Giáo dục thường xuyên, đây cũng là áp lực không nhỏ trong công tác thanh 
tra của thanh tra Sở. 
Bên cạnh đó số lượng giáo viên trung học phổ thông ở các trường trực 
thuộc khá lớn trên 2300 người. Học sinh THPT năm học 2011-2012 có 34.105 
em. 
Về phương pháp, phương tiện thực hiện nhiệm vụ thanh tra cũng là một 
vấn đề khó khăn, không phải cán bộ thanh tra, cộng tác viên thanh tra nào cũng 
vận dụng suông sẻ, hiệu quả. 
c. Về nội dung thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên 
 Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Bộ Giáo 
dục và Đào tạo hướng dẫn nội dung thanh tra hoạt động sư phạm của GV bao gồm 
các mặt: 
* Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: 
- Nhận thức tư tưởng, chính trị; chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà 
nước; việc chấp hành quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị, đảm bảo 
số lượng, chất lượng ngày, giờ công lao động; 
- Đạo đức, nhân cách, lối sống, ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu 
cực; sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; tinh thần đoàn kết; 
tính trung thực trong công tác; quan hệ đồng nghiệp; thái độ phục vụ nhân dân và 
học sinh. 
* Kết quả công tác được giao 
- Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của nhà giáo: 
+ Thực hiện quy chế chuyên môn: kiểm tra hồ sơ của nhà giáo và các hồ sơ 
khác có liên quan; 
+ Kiểm tra giờ lên lớp: dự giờ tối đa 3 tiết, nếu dự 2 tiết không xếp cùng 
loại thì dự tiết thứ 3; phân tích, đánh giá giờ dạy; 
+ Kết quả giảng dạy: điểm kiểm tra hoặc kết quả đánh giá môn học của học 
sinh, sinh viên từ đầu năm đến thời điểm thanh tra; kiểm tra khảo sát của cán bộ 
thanh tra; so sánh kết quả của các lớp do nhà giáo giảng dạy với các lớp khác 
trong cơ sở giáo dục tại thời điểm thanh tra (có tính đến đặc thù của đối tượng dạy 
học). 
 - Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao: thực hiện công tác chủ nhiệm, 
công tác kiêm nhiệm khác. 
Đó là những mặt đánh giá rất tiêu biểu của GV mà trong công tác thanh tra 
hoạt động sư phạm của nhà giáo các thanh tra viên phải am hiểu và biết cách kiểm 
tra, nhận xét, đánh giá để từ đó đưa ra các tư vấn nhằm giúp cho đối tượng được 
thanh tra phát triển nghiệp vụ của mình. Đây là một nhiệm vụ không dễ dàng chút 
nào, từ yêu cầu đó chúng tôi mạnh dạn nêu ra một số ý kiến và giải pháp như sau. 
 3. Các biện pháp thanh tra hoạt động sư phạm của GV: 
Từ hướng dẫn của Thông tư trên, việc thanh tra hoạt động sư phạm của giáo 
viên mà chúng tôi thường hướng dẫn thanh tra viên thanh tra các nội dung sau: 
 3.1. Thanh tra về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: 
- Ở nội dung này thanh tra viên chúng ta cần căn cứ vào phiếu nhận xét 
đánh giá của hiệu trưởng nhà trường để ghi vào biên bản thanh tra hoạt động sư 
phạm của giáo viên ở các khía cạnh của việc chấp hành chính sách, pháp luật của 
Nhà nước; việc chấp hành quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị, đảm 
bảo số lượng, chất lượng ngày, giờ công lao động; 
- Chúng ta tìm hiểu về uy tín nhà giáo qua sự trao đổi, tìm hiểu sự tín nhiệm 
trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; tinh thần đoàn kết; tính trung thực trong 
công tác; quan hệ đồng nghiệp; thái độ phục vụ nhân dân và học sinh của GV 
được thanh tra. 
 3.2. Thanh tra về trình độ nghiệp vụ sư phạm : gồm 2 nội dung cơ bản 
 - Thanh tra về trình độ nắm yêu cầu của nội dung chương trình, kiến thức, 
kĩ năng thái độ cần xây dựng cho học sinh. 
 - Thanh tra về trình độ vận dụng phương pháp giảng dạy và giáo dục. 
 Việc thanh tra các nội dung trên được tiến hành thông qua việc thanh tra 
viên dự các giờ lên lớp của giáo viên. Qua đó đánh giá xếp loại tiết giảng của giáo 
viên theo các tiêu chí của công văn số 10027/THPT ngày 11/9/2001 của Vụ Giáo 
dục Trung học về đánh giá giờ dạy của GV trung học theo 5 tiêu chí: Nội dung, 
phương pháp, phương tiện,

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_vai_kinh_nghiem_trong_cong_tac_thanh_tra_hoat_dong.pdf