SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn Trường Tiểu học số 2 Phong Thuỷ

Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng trong giáo dục Quốc dân. Đặt cơ sở

ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam, đồng

thời đặt nền tảng vững chắc cho GD phổ thông và toàn hệ thống GD Quốc dân.

Nghị quyết TW2 ngày 1 tháng 9 năm 2005, Đại hội đại biểu toàn quốc của

Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ IX đã khẳng định vấn đề chủ yếu" Phát triển

GD - ĐT là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công

nghiệp hoá - hiện đại hoá, là yếu tố cơ bản, điều kiện nguồn lực con người để

phát triển xã hội, tăng cường kinh tế nhanh và bền vững .". Để đáp ứng nhu cầu

đổi mới xã hội, thực hiện Nghị quyết T W2, nghàng GD đặt ra cho hệ thống GD

nói chung và bậc Tiểu học nói riêng, việc nâng cao chất lượng dạy học và chất

lượng GD toàn diện là một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho những nhà quản lí cũng

như mỗi người giáo viên.

Trong hoạt động chuyên môn của trường Tiểu học thì tổ chuyên môn là tổ

chức quan trong nhất, đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn của

nhà trường. Tổ chuyên môn tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá ban đầu về kết

qủa giảng dạy - học tập, phương pháp dạy học, đổi mới nội dung chương trình .

một cách sát thực nhất. Tổ chuyên môn còn là cầu nối giữa Ban giám hiệu nhà

trường với giáo viên và học sinh. Tổ trưởng phải theo sát từng giáo viên trong

khối để nắm bắt và khắc phục những điểm yếu kém về phương pháp giảng dạy -

học tập.

pdf 16 trang Huy Quân 31/03/2025 120
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn Trường Tiểu học số 2 Phong Thuỷ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn Trường Tiểu học số 2 Phong Thuỷ

SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn Trường Tiểu học số 2 Phong Thuỷ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU 
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN 
TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 PHONG THUỶ 
A. Phần mở đầu 
I. Lí do chọn đề tài 
 Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng trong giáo dục Quốc dân. Đặt cơ sở 
ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam, đồng 
thời đặt nền tảng vững chắc cho GD phổ thông và toàn hệ thống GD Quốc dân. 
 Nghị quyết TW2 ngày 1 tháng 9 năm 2005, Đại hội đại biểu toàn quốc của 
Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ IX đã khẳng định vấn đề chủ yếu" Phát triển 
GD - ĐT là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công 
nghiệp hoá - hiện đại hoá, là yếu tố cơ bản, điều kiện nguồn lực con người để 
phát triển xã hội, tăng cường kinh tế nhanh và bền vững ...". Để đáp ứng nhu cầu 
đổi mới xã hội, thực hiện Nghị quyết T W2, nghàng GD đặt ra cho hệ thống GD 
nói chung và bậc Tiểu học nói riêng, việc nâng cao chất lượng dạy học và chất 
lượng GD toàn diện là một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho những nhà quản lí cũng 
như mỗi người giáo viên. 
 Trong hoạt động chuyên môn của trường Tiểu học thì tổ chuyên môn là tổ 
chức quan trong nhất, đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn của 
nhà trường. Tổ chuyên môn tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá ban đầu về kết 
qủa giảng dạy - học tập, phương pháp dạy học, đổi mới nội dung chương trình ... 
một cách sát thực nhất. Tổ chuyên môn còn là cầu nối giữa Ban giám hiệu nhà 
trường với giáo viên và học sinh. Tổ trưởng phải theo sát từng giáo viên trong 
khối để nắm bắt và khắc phục những điểm yếu kém về phương pháp giảng dạy - 
học tập. 
 Vì vậy tổ chuyên môn có ý nghiã cực kì quan trọng trong quá trình hoàn 
thành nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. Thực tế cho thấy những trường có 
phong trào chuyên môn mạnh đều rất chú trọng đến việc sinh hoạt chuyên môn 
tổ khối. Bên cạnh đó vẫn còn một số tổ chuyên môn còn tồn tại như: tổ có sinh 
hoạt nhưng không đi sâu về chuyên môn, biện pháp giảng dạy, sử dụng phương 
phù với bài của phân nôn sắp dạy.... mà chỉ hoạt động qua loa "đối phó". Có 
nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng quan trọng nhất là nhận thức 
của các tổ trưởng. Nếu không có sự theo sát của Phó hiệu trưởng, và tổ trưởng 
không say mê chuyên môn chỉ sử dụng phương pháp quản lý chung chung 
không có kiểm tra đánh giá thì tổ chỉ hoạt động hình thức. Một nguyên nhân 
khác là do năng lực quản lý của tổ trưởng còn hạn chế. Nhiều tổ trưởng vẫn 
nhận thức được mối quan hệ chặt chẽ của tổ chuyên môn và việc nâng cao tay 
nghề của giáo viên, nâng cao chất lượng giảng dạy... nhưng không biết bắt dầu 
từ đâu để chỉ đạo tổ hoạt động nề nếp và có hiệu quả. Vì vậy tôi xin trình bày 
"Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn 
trường Tiểu học số 2 Phong Thuỷ." 
II. Mục đích nghiên cứu 
 Trên cơ sở lí luận và thực tiễn về đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn, đề 
xuất một số biện pháp của tổ trưởng về việc sinh hoạt chuyên môn góp phần 
nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục toàn diện ở nhà trường. 
III. Nhiệm vụ nghiên cứu 
 1. Điều tra thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn ở trường tiểu học. 
 2. Tìm hiểu nội dung và cách tiến hành một số biện pháp sinh hoạt tổ chuyên 
môn nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học. 
 3. Tổng kết những vấn đề lí luận về tổ chuyên môn nói chung và tổ trưởng 
chuyên môn nói riêng. 
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
 - Nghiên cứu biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chuyên môn nhằm 
nâng cao hiệu qủa dạy - học. 
 - Tổ chuyên môn 1,2,3 trường tiểu học số 2 Phong Thuỷ. 
 - Khách thể khảo sát: Giáo viên và học sinh tổ 1,2,3. 
V. Phương pháp nghiên cứu 
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc sách báo,sách tham khảo. 
 - Phương pháp quan sát: Thông qua tham dự, quan sát hoạt động của tổ. 
 - Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng sinh hoạt, hoạt động của tổ ở 
trường. 
 - Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức tổ CM hoạt động, nắm bắt các mặt khó 
khăn của năm trước để có sự điều chỉnh kịp thời từ đố có những đề xuất hợp lí 
cho đề tài. 
 - Phương pháp thống kê: Thống kê kết quả dạy và học của trong tổ về: hạnh 
kiểm, học lực môn của học sinh. Năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp 
giảng dạy của giáo viên. 
B. Phần nội dung 
Chương I: Cơ sở lí luận của đề tài 
 Trong thời đại hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển với tốc độ nhanh, thông 
tin khoa học ngày càng nhiều. Để theo kịp sự phát triển của xã hội và cung cấp 
cho học sinh những kiến thức mới nhất, đầy đủ nhất trong từng tiết học,việc đổi 
mới phương pháp dạy học là một vấn đề luôn được nhiều người và nhiều cấp 
lãnh đạo quan tâm. 
 Vai trò tổ chuyên môn có ý nghĩa cực kì quan trọng trong việc đổi mới 
phương pháp dạy học góp phần hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của nhà 
trường.Tổ chuyên tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá ban đầu về kết qủa 
giảng dạy - học tập, phương pháp dạy học, đổi mới nội dung chương trình ... 
một cách sát thực nhất. 
 Qua các hoạt động của tổ, tổ trưởng đưa ra nhận định tổng hợp về các dự kiện 
đo lường được thông qua các giờ lên lớp của giáo viên, các kì kiểm tra của học 
sinh... 
 Tổ tạo tâm lí cho tổ viên cùng nhau trao đổi những kinh nghiệm trong giảng 
dạy, tháo gỡ những khó khăn tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên trong tổ phát 
huy hết năng lực chuyên môn. 
Chương II 
Thực trạng của hoạt động tổ chuyên môn, Trường tiểu học số 2 phong thuỷ - lệ thuỷ - 
quảng bình. 
I. Đặc điểm tình hình: 
 Năm học 2009 - 2010 trường Tiểu học số 2 Phong Thuỷ có 10 lớp với 272 
học sinh. được chia làm 2 tổ CM. 
 + Tổ 1,2,3 gồm: khối lớp 1, khối lớp 2 và khối lớp 3. 
 + Tổ 4,5: gồm khối lớp 4 và khối lớp 5. 
 Việc sinh hoạt của tổ chuyên 1,2,3 có những thuận lợi và khó khăn sau: 
Thuận lợi: 
 - Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm và coi trọng chất lượng, hiệu quả 
hoạt động của tổ chuyên môn. 
 - Tổ trưởng có nhiều năm chỉ đạo tổ chuyên môn hoạt động nên đã học 
hỏi và đúc rút nhiều kinh nghiệm. 
 - Trình độ giáo viên trong tổ tương đối đồng đều, đa số giáo viên có trình 
độ trên chuẩn và đạt chuẩn. 
 - Nhiều giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, nhiệt tình và yêu 
thương học sinh. 
 - Đa số học sinh ngoan, chăm học, phụ huynh học sinh luôn quan tâm đến 
việc học tập của con em mình. 
 - Năm học tiếp tục thực hiện cuộc vận động "Hai không" với 4 nội dung, 
năm học "Xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực." 
Khó khăn: 
 - Tổ có nhiều giáo viên cao tuổi nên việc đổi mới phương pháp và ứng 
dụng công nghệ thông tin vào dạy học còn hạn chế và thiếu nhạy bén. 
 - Nhận thức về việc sinh hoạt tổ của giáo viên chưa cao. 
II. Kết quả đạt được năm học 2008 - 2009: 
1. Chất lượng đội ngũ: 
* Chất lượng đội ngũ: 
 - Năng lực sư phạm: 
 + Tốt: 5 đồng chí - 62,5 % 
 + Khá: 3 đồng chí - 37,5 % 
 - Giáo viên dạy giỏi cấp huyện 1 đồng chí. 
 - ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học thành thạo: 4 đồng chí 
* Chất lượng học tập của học sinh qua kiểm tra cuối năm: 
Môn Toán: 
Khối TSHS Giỏi Khá TB Yêú SL % SL % SL % SL % 
K1 53 37 69.8 13 24.5 3 5.7 \ \ 
K2 59 21 35.6 31 52.5 6 10.2 1 1.7 
K3 41 31 75.6 8 19.5 2 4.9 \ \ 
Tổ 1,2,3 153 89 58.2 52 34.0 11 7.2 1 0.6 
Môn Tiếng Việt 
Khối TSHS Giỏi Khá TB Yêú SL % SL % SL % SL % 
K1 53 26 49.1 25 47.2 2 3.8 \ \ 
K2 59 22 37.3 31 52.3 5 8.5 1 1.7 
K3 41 21 51.2 17 41,5 2 4.9 1 2.4 
Tổ1,2,3 153 69 45.1 73 47,7 9 5,9 2 1.3 
Chương III 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn 
I. Nhiệm vụ, chức năng của tổ trưởng chuyên môn: 
 Để tổ chuyên môn hoạt động có hiệu quả không thể không nói đến vai trò của 
người tổ trưởng. Tổ trưởng chuyên môn được coi như là một Hiệu phó chuyên 
môn thu nhỏ trong phạm vi một vài khối lớp vì vậy nhiệm vụ và chức năng của 
tổ trưởng cụ thể: 
 a/ Nhiệm vụ của tổ trưởng CM: 
 - Chịu trách nhiệm tổ chức về quá trình giảng dạy, giáo dục trong tổ về 
hoàn thành chương trình dạy học, chất lượng giảng dạy và lượng kiến thức của 
trong khối lớp. 
 - Thực hiện việc kiểm tra công tác giảng dạy, giáo dục của tổ khối, kiểm 
tra sự tiến bộ và hạnh kiểm của học sinh. 
 - Kết hợp với Hiệu phó CM tiến hành việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp 
vụ cho giáo viên trong tổ. 
 - Điều chỉnh chế độ học tập của học sinh từng khối trong tổ mình cho phù 
hợp với thực tế địa phương. 
 - Quản lí và cải đạo nề nếp trong giáo viên và học sinh của tổ. 
 - Tổ chức đề ra phương pháp, nắm tình hình giảng dạy, giáo dục trong tổ. 
 b/ Chức năng của tổ trưởng chuyên môn: 
 - Lập kế hoạch giảng dạy linh hoạt để giáo dục học sinh và cùng giáo viên 
chủ nhiệm tổ chức kiểm tra công tác học tập của học sinh. 
 - Tổ chức việc sử dụng và bảo quản trang thiết bị. 
 - Tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi. 
 - Tổ chức, chỉ đạo việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên trong tổ. 
 - Tổ chức nghiên cứu và áp dụng phương pháp giảng dạy theo hướng đổi 
mới. 
 - Hướng dẫn giáo viên về thực hiện các hướng dẫn của chuyên môn. 
 - Tập huấn công tác giảng dạy giáo dục như: Sử dụng đồ dùng - thiết bị 
dạy học, chế độ chấm và cho điểm, xếp loại HS.... 
 - Kiểm tra nội bộ tổ về chất lượng giảng dạy, giáo dục. 
 - Cộng tác với phụ huynh học sinh, các hoạt động về mặt giảng dạy của 
gia đình đối với nhà trường nhất là đối với học sinh cá biệt. 
II. KẾ HOẠCH HOÁ CÔNG TÁC: 
 Việc lãnh đạo bắt đầu từ lập kế họạch. Toàn bộ kết qủa của sinh hoạt tổ khối 
phụ thuộc vào: 
 - Phương hướng công tác và tính cụ thể của các vấn đề cần giải quyết. 
 - Phân công nhiệm vụ rõ ràng đối với từng người và sự phối hợp chặt chẽ, 
sáng tạo giữa các giáo viên trong tổ. 
Hệ thống kế hoạch của tổ trưởng gồm các loại: 
a/ Kế hoạch năm: Cấu tạo của một kế hoạch năm học gồm các phần sau: 
Kế hoạch năm học ....... 
 - Tóm tắt tình hình 
 + Kết quả đã đạt 
 + Hạn chế, tồn tại (trong năm trước) 
 + Tình hình đầu năm học mới (nêu những thuận lợi và khó khăn) 
 + Số liệu đầu năm của tổ ( Số lớp, số HS, số giáo viên, trình độ chuyên 
môn) 
 - Phương hướng nhiệm vụ n

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_cua_to_c.pdf