SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa - Từ nhiều nghĩa - Từ đồng âm ở Trường Tiểu học

Bước sang thế kỉ XXI , điều kiện kinh tế xã hội nước ta có những thay đổi lớn. Đất nước bước vào thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cơ cấu kinh tế, trình độ phát triển sản xuất, khoa học kĩ thuật, nhu cầu xã hội thu nhập quốc dân có những bước phát triển quan trọng.Vấn đề hội nhập, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, vấn đề về kinh tế tri thức, công nghệ thông tin, xu hướng quốc tế hoá trong kinh tế đang thường xuyên đặt ra và ngày càng cấp bách .Những thay đổi đó trong kinh tế xã hội, trong giáo dục dẫn tới những yêu cầu đòi hỏi trong việc dạy Tiếng Việt nói chung và dạy tiếng mẹ đẻ nói riêng.

Đối với môn Tiếng Việt trong nhà trường tiểu học nó không thể là bản sao từ chương trình khoa học Tiếng Viêt.Vì nhà trường có nhiệm vụ riêng của mình. Nhưng với tư cách là một môn học độc lập Tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho HS những tri thức về hệ thống Tiếng Việt (hệ thống âm thanh, cấu tạo từ, cấu trúc ngữ pháp khả năng biểu cảm của ngôn ngữ quy tắc họat động của ngôn ngữ) Đồng thời hình thành cho HS kĩ năng giao tiếp (Nghe, nói, đọc, viết). Ngoài ra Tiếng Việt còn là công cụ giao tiếp và tư duy cho nên nó còn có chức năng kép mà các môn học khác không có được, đó là: Trang bị cho HS một số công cụ để tiếp nhận và diễn đạt mọi kiến thức khoa học trong nhà trường.

Tiếng Việt là công cụ để học các môn học khác; kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là phương tiện là điều kiện thiết yếu của qúa trình học tập. Bên cạnh chức năng giao tiếp , tư duy ngôn ngữ còn có chức năng quan trọng nữa đó là thẩm mĩ , ngôn ngữ là là phương tiện để tạo nên cái đẹp; hình tượng nghệ thuật.Trong văn học HS phải thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ vì thế ỏ trường tiểu học Tiếng Vịêt và văn học được tích hợp với nhau,Văn học giúp HS có thẩm lành mạnh, nhận thức đúng đắn, có tình cảm thái độ hành vi của con người Việt Nam hiện đại, có khả năng hòa nhập và phát triển cộng đồng.

pdf 22 trang Huy Quân 28/03/2025 260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa - Từ nhiều nghĩa - Từ đồng âm ở Trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa - Từ nhiều nghĩa - Từ đồng âm ở Trường Tiểu học

SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa - Từ nhiều nghĩa - Từ đồng âm ở Trường Tiểu học
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH 
LỚP 5 PHÂN BIỆT TỪ ĐỒNG NGHĨA - 
TỪ NHIỀU NGHĨA - TỪ ĐỒNG ÂM Ở 
TRƯỜNG TIỂU HỌC 
PHẦN I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 
I-ĐẶT VẤN ĐỀ 
 1-Cơ sở lí luận : 
 Bước sang thế kỉ XXI , điều kiện kinh tế xã hội nước ta có những thay đổi 
lớn. Đất nước bước vào thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá .Cơ cấu kinh tế, trình 
độ phát triển sản xuất ,khoa học kĩ thuật, nhu cầu xã hội thu nhập quốc dân có 
những bước phát triển quan trọng .Vấn đề hội nhập, giữ gìn và phát huy bản sắc văn 
hoá dân tộc , vấn đề về kinh tế tri thức, công nghệ thông tin, xu hướng quốc tế hoá 
trong kinh tế đang thường xuyên đặt ra và ngày càng cấp bách .Những thay đổi đó 
trong kinh tế xã hội , trong giáo dục dẫn tới những yêu cầu đòi hỏi trong việc dạy 
Tiếng Việt nói chung và dạy tiếng mẹ đẻ nói riêng . Đối với môn Tiếng Việt trong 
nhà trường tiểu học nó không thể là bản sao từ chương trình khoa học Tiếng Vịêt.Vì 
nhà trường có nhiệm vụ riêng của mình .Nhưng với tư cách là một môn học độc 
lậpTiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho HS những tri thức về hệ thống Tiếng Việt 
(hệ thống âm thanh, cấu tạo từ, cấu trúc ngữ pháp khả năng biểu cảm của ngôn ngữ 
quy tắc họat động của ngôn ngữ ) Đồng thời hình thành cho HS kĩ năng giao tiếp( 
Nghe, nói, đọc, viết).Ngoài ra Tiếng Việt còn là công cụ giao tiếp và tư duy cho nên 
nó còn có chức năng kép mà các môn học khác không có được, đó là: Trang bị cho 
HS một số công cụ để tiếp nhận và diễn đạt mọi kiến thức khoa học trong nhà 
trường .Tiếng Việt là công cụ để học các môn học khác ; kĩ năng nghe, nói, đọc, 
viết là phương tiện là điều kiện thiết yếu của qúa trình học tập .Bên cạnh chức năng 
giao tiếp , tư duy ngôn ngữ còn có chức năng quan trọng nữa đó là thẩm mĩ , ngôn 
ngữ là là phương tiện để tạo nên cái đẹp; hình tượng nghệ thuật.Trong văn học HS 
phải thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ vì thế ỏ trường tiểu học Tiếng Vịêt và văn học 
được tích hợp với nhau,Văn học giúp HS có thẩm lành mạnh, nhận thức đúng đắn, 
có tình cảm thái độ hành vi của con người Việt Nam hiện đại, có khả năng hòa nhập 
và phát triển cộng đồng .Mặt khác ngôn ngữ văn học còn là biểu hiện bậc cao của 
nghệ thuật ngôn từ .Cho nên dạy tiếng trong khi dạy tiếng trong khi dạy văn là cách 
bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ tối ưu cho người học . Dạy Tiếng Việt là đưa các 
em hoà nhập vào một môi trường sống của thời kì hội nhập . Ngược lại hiểu sâu 
sắc về Tiếng Việt lại tác động đến kĩ năng cảm thụ thơ văn của HS .Kết hợp giữa 
dạy văn và dạy tiếng sẽ tạo được hiệu quả cao giữa hai môn văn Tiếng Việt. Để đạt 
được hiệu quả giữa hai môn Văn-Tiếng Việt đòi hỏi người giáo viên cần phải dạy ở 
mọi nơi mọi lúc trong tất cả các môn học đặc biệt là môn Tiếng Việt.Phải có những 
phương 
pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của bộ môn này phải có kiến thức Tiếng Việt 
vững vàng và không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ . 
2-Cơ sở thực tiễn 
 Thực tế ở đây đã cho thấy điều đó : Có nhiều GV không ngừng say sưa tìm 
tòi sáng tạo trong giảng dạy, đưa chất lượng ngày càng đi lên về mọi mặt, đáp ứng 
được với nhu cầu đòi hỏi của xã hội trong thời kì đổi mới; nhưng cũng thật đáng 
buồn vì còn có một số ít GV còn coi nhẹ vấn đề này .Mặt khác chương trình các 
môn học ở trường tiểu học hiện nay đã được sắp xếp một cách khoa học hệ thống 
song đối với học sinh tiểu học là bậc học nền tảng. Đến trường là là một bước ngoặt 
lớn của các em, trong đó họat động học là họat động chủ đạo, kiến thức các môn 
học về tự nhiên và xã hội chưa được bao nhiêu , vốn từ sử dụng vào trong cuộc 
sống để diễn đạt trình bày tư tưởng, tỉnh cảm của mình còn quá ít . Các em thường 
lẫn lộn giữa từ nhiều nghĩa-từ đồng nghĩa- từ đồng âm .Hơn thế nữa các em chưa ý 
thức được vai trò xã hội của ngôn ngữ , chưa nắm được các phương tiện kết cấu và 
quy luật cũng như họat động chức năng của nó .Mặt khác HS cần hiểu rõ người ta 
nói và viết không chỉ cho riêng mình mà cho người khác ngôn ngữ cần chính xác, 
rõ ràng đúng đắn và dễ hiểu , tránh làm cho người khác hiểu sai nội dung câu, từ, ý 
nghĩa diễn đạt . 
Qua thực tế giảng dạy dự giờ đồng nghiệp ở trường sở tại ,trường bạn ,tôi 
nhận thấy việc dạy và học về từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm còn có 
một số tồn tại sau : 
+GV truyền kiến thức về khái niệm từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng 
âm còn máy móc ,rập khuôn và sơ sài , lấy ví dụ mà chưa hiểu được bản chất của 
nó .Chỉ bó hẹp trong phạm vi SGK .Khi thoát khỏi phạm vi này thì HS hầu hết đều 
luống cuống và nhầm lẫn . 
+Khi thể hiện tiết dạy hầu như GV chỉ chú ý đến đối tượng học sinh khá, giỏi 
, còn lại đa số HS khác thụ động ngồi nghe rồi một số em khác có muốn nêu cách 
hiểu của mình về từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm cũng sợ sai lệch, từ 
đó tạo nên không khí một lớp học trầm lắng, HS làm việc tẻ nhạt , thiếu hứng thú 
không tạo được hiệu quả trong giờ học . 
+Trong những bài dạy về từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm hầu 
như GV ít đọc tài liệu tham khảo, ít học hỏi và trao đổi với đồng nghiệp 
Phải chăng những tồn tại đó còn tiềm ẩn trong mỗi tiết dạy để rồi GV tự dấu 
đi những kiến thức tài năng sẵn có và những gì đã được học tập, lĩnh hội ở nhà 
trường sư phạm rồi dần dần đánh mất . Đứng trước thực trạng như vậy và rút kinh 
nghiệm qua 5 năm dạy-học lớp 5, năm nay tôi có : “Một số kinh nghiệm giúp HS 
lớp 5 phân bịêt từ nhiều nghĩa- từ đồng nghĩa, từ đồng âm” .Nhằm giúp học sinh 
tháo gỡ những lầm lẫn giữa các từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm tạo nền 
tảng để các em học tốt môn Tiếng Vịêt .Tuy là bước đầu nhưng tôi mạnh dạn nêu 
lên và mong được sự ủng hộ quan tâm, đóng góp của các bạn đồng nghiệp để tôi 
được hòan thiện hơn về kinh nghiệm này . 
II-MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 
Tôi chọn đề tài này nghiên cứu với mục đích : 
-Giúp học sinh tháo gỡ những nhầm lẫn giữa các từ nhiều nghĩa - từ đồng 
nghĩa - từ đồng âm .Góp phần làm giàu thêm vốn từ cho HS . 
 -Giúp học sinh thiết lập mối quan hệ của từ với sự vật và tác được ý nghĩa từ 
vựng của từ khỏi sự vật được biểu thị bởi từ . 
 -Giúp HS có năng lực sử dụng từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm 
trong sinh sản văn bản bằng hình thức nói họăc viết, để từ đó các em sử dụng được 
Tiếng Việt văn hóa làm công cụ giao tiếp tư duy 
 III-KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
 1-Khách thể nghiên cứu 
 Việc dạy từ nhiều nghĩa- từ đồng nghĩa - từ đồng âm ỏ nhà trường tiểu học . 
2-Đối tượng nghiên cứu 
 Một số kinh nghiệm giúp HS phân bịêt về từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ 
đồng âm 
 IV-NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 
 1-Nghiên cứu vấn đề lí luận 
 2-Nghiên cứu thực trạng và đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy 
học về từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm cho HS . 
 3-Rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc dạy-học từ nhiều nghĩa -từ 
đồng nghĩa - từ đồng âm 
 V-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
 -Phương pháp điều tra. 
 -Phương pháp trắc nghiệm 
 -Phương pháp nghiên cứu sản phẩm 
 -Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 
PHẦN II- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
I-NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 
1-Nguyên tắc dạy học 
a)Khái niệm : Nguyên tắc dạy học là những luận điểm cỏ bản có tính quy luật của 
lí luận dạy- học, có tác dụng chỉ đạo tòan bộ tiến trìn giảng dạy và học tập phù hợp 
với mục đích dạy-học nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy-học . 
b)Nguyên tắc đồng bộ : Đây là nguyên tắc đòi hỏi người giáo viên trong việc 
dạy từ nhiều nghĩa- từ đồng nghĩa - từ đồng âm là phải tiến hành ở mọi nơi trong tất 
cả các môn học .Dạy từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa -từ đồng âm phải trở thành một 
bộ phận không thể thiếu được của mỗi giờ Tiếng Việt , đặc biệt là phần dạy về từ 
vựng Tiếng Việt cần chú trọng đi sâu về bản chất của từ nhiều nghĩa –từ đồng 
nghĩa - từ đồng âm. 
c)Nguyên tắc thực hành : Đòi hỏi họat động ngôn ngữ thường xuyên , đó là những 
bài tập miệng , bài viết trình bày ý nghĩs, ứng dụng lí thuyết vào thực hành vào việc 
giải quyết những vấn đề cụ thể của ngữ pháp, chính tả, tập làm văn .Dạy từ nhiều 
nghĩa -từ đồng nghĩa - từ đồng âm phải gắn làm giàu những biểu tượng tư duy bằng 
con đường quan sát trực tiếp và thông qua những mẫu lời nói , hội thoại 
d)Nguyên tắc cụ thế : HS tiểu học còn nhận thức theo kiểu “trực quan sinh động 
đến tư duy trừu tượng , từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn nên giai đoạn đầu khi 
giới thiệu về từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa ,từ đồng âm cần phải tác động bằng kích 
thích vật thật và bằng lời .Mặt khác các em cần được nghe, thấy, phát âm và viết từ 
mới để các em nói thành tiếng hoặc nói thầm đều do chúng quan sát được. 
e)Nguyên tắc tính đến đặc điểm của từ trong hệ thống ngôn ngữ 
 Nghĩa là khi dạy từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa- từ đồng âm cần được trình 
bày như là việc thiết lập quan hệ giữa từ và yếu tố hiện thực , quan hệ giữa từ với 
một lớp sự vật cùng loại được biểu thị bởi từ . Đó là hai mặt hình thức và nội dung 
của tín hiệu từ, hai mặt này gắn chặt với nhau , tác động lẫn nhau, phải làm cho HS 
nắm vững hai mặt này và mối tương quan giữa chúng . 
2-Phương pháp dạy -học 
a)Khái niệm : Phương pháp dạy-học là tổ hợp cá cách thức họat động của thầy và 
trò trong quá trình dạy -học dưới sự hứong dẫn chỉ đạo của thầy nhằm thực hiện tốt 
nhiệm vụ dạy học 
b)Các phương pháp dạy-học cơ bản 
-Phương pháp thuyết trình 
-Phương pháp đàm thoại 
-Phương pháp trực quan 
-Phương pháp thực hành luyện tập 
II-THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU 
1-Đặc điểm địa phương 
 Địa phương là một xã miền núi nên HS trường tôi hầu hết là con em có hoàn 
cảnh kinh tế gia đình còn khó khăn , điều kiện học tập của con em còn thấp , đặc 
bịêt sự quan tâm của phụ huynh còn hạn chế, phần nào làm ảnh hưỏng đến kết quả 
học tập của học sinh 
2-Đặc điểm của nhà trường 
Năm học 2006- 2007 Trường tiểu học Đức Đồng có 487 học sinh với tổng số 
23 cán bộ giáo viên . Ban giám hiệu vững về chuyên môn, có bề dày kinh nghiệm 
trong giảng dạy và nhiều giáo viên là giáo viên giỏi huyện, 3 năm liền có giáo viên 
giỏi 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_5_phan_biet_tu_don.pdf