SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc tổ chức câu lạc bộ bóng rổ tại trường THPT Tân Kỳ

Môn Bóng rổ được ra đời vào cuối thế kỷ XIX (Năm 1981) do một giáo viên giáo dục thể chất người Mỹ sáng lập. Vào thời đó các môn thể thao chủ yếu là chơi ngoài trời, nên đến mùa đông thì hoạt động luyện tập và thi đấu thể thao gần như bị ngưng lại. Với trăn trở đó ông đã nghiên cữu và sáng lập ra môn Bóng rổ. Môn Bóng rổ ban đầu lấy ý tưởng từ môn bóng đá nhưng do vì ở môn này dùng chân để khống chế nên nhiều lỗi va chạm mạnh dễ dẫn đến chấn thương vì thế ông đã đưa ra ý tưởng dùng tay để khống chế bóng thì sẽ ít va chạm và từ đó môn Bóng rổ ra đời.

Môn Bóng rổ phát triển từ Mỹ, Nhật, Trung quốc và một số nước phát triển. Ở Việt Nam tuy chưa xác định chính xác quá trình, thời điểm khởi đầu của môn Bóng rổ nhưng vào khoảng 1930 tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Nam Định và Sài Gòn đã xuất hiện một số người tham gia luyện tập môn Bóng rổ.

Ở miền bắc sau khi được hoàn toàn giải phóng, Đảng và nhà nước đã quan tâm đến đời sống, sức khỏe của nhân dân, cùng với phong trào luyện tập TDTT cho nên môn Bóng rổ đã nhanh chóng được khôi phục và phát triển mạnh mẽ đặc biệt là trong quân đội, sinh viên học sinh và thanh niên ở các thành phố lớn như Hà nội, Hải phòng, Nam định. Ở miền nam môn Bóng rổ phát triển mạnh và phổ biến rộng rãi ở các khu vực người Hoa sinh sống, trong quân đội, trong trường dòng

Bóng rổ là môn thể thao có tác dụng nâng cao các tố chất của cơ thể như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự dẻo dai và tính khéo léo, đặc biệt là phát triển tính tích cực, tính linh hoạt và trí thông minh. Luyện tập Bóng rổ sẽ nâng cao tinh thần, ý chí quyết tâm, cũng như khắc phục mọi khóa khăn.

Phạm vi sân không lớn chỉ (28m -15m) nhưng có 10 cầu thủ hoạt động liên tục với cường độ cao trong khoảng thời gian 40 phút. Cùng với xu hướng phát triển của Bóng rổ hiện đại đòi hỏi phải nhanh, mạnh, cao, sự khéo léo và chính xác cho nên tính kiên trì và tập luyện rất cao.

 

docx 31 trang Đoàn Chí Hoàng 05/09/2024 3520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc tổ chức câu lạc bộ bóng rổ tại trường THPT Tân Kỳ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc tổ chức câu lạc bộ bóng rổ tại trường THPT Tân Kỳ

SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc tổ chức câu lạc bộ bóng rổ tại trường THPT Tân Kỳ
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
TRONG VIỆC TỔ CHỨC CÂU LẠC BỘ BÓNG RỔ TẠI TRƢỜNG THPT TÂN KỲ
Tác giả: Phan Minh Lệ - Giáo viên trường THPT Tân Kỳ - Nghệ An
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Xuất phát từ nhiệm vụ giáo dục phổ thông nói chung và mục tiêu dạy học môn Giáo Dục Thể Chất (GDTC) nói riêng là cần đổi mới các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đặc biệt là các câu lạc bộ (CLB) theo sở thích. GDTC trong trường học là nội dung quan trọng nhằm phát triển cấu trúc và chức năng cơ thể con người, luyện tập thể dục thể thao (TDTT) là hoạt động giúp cho con người tăng cường thể lực, nâng cao sức khỏe đồng thời giáo dục cho học sinh các phẩm chất ý chí, lòng dũng cảm và tính trung thực. Ngoài ra tham gia hoạt động TDTT các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi mở rộng mỗi quan hệ hiểu biết lẫn nhau, giúp các em hòa đồng, tự tin giao tiếp, đoàn kết trong tập thể. Đồng thời các em có nhiều cơ hội thể hiện khả năng của mình qua các môn thể thao, say sưa hứng thú với môn thể thao mình yêu thích
Xuất phát từ vai trò quan trọng của việc vận dụng những hình thức tổ chức và phương pháp dạy học mới vào việc dạy học môn Bóng rổ trong trường phổ thông, góp phần làm tăng vai trò quan trọng của các câu lạc bộ học tập môn học, trong hoạt động TDTT ở các trường học hiện nay. Bóng rổ là một môn thể thao hiện đại có quá trình hình thành và phát triển lâu đời, là một môn thể thao nằm trong hệ thống thi đấu của Đại hội Olympic. Ở Việt Nam môn Bóng rổ được du nhập vào sớm, đầu những năm 30 thế kỷ XX, nhưng do điều kiện của chiến tranh cũng như do điều kiện kinh tế, nên phải mãi tới cuối những năm 80 mới có điều kiện phát triển trên nhiều địa phương trong cả nước, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Đến nay hoạt động thi đấu Bóng rổ đã được đưa vào hệ thống giảng dạy trong các trường phổ thông, các trường Đại học trên cả nước và chương trình thi đấu chuyên nghiệp vào năm 2016.
Cũng như các môn thể thao khác, tập luyện và thi đấu Bóng rổ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển toàn diện các tố chất vận động cho người tập như: sức nhanh, sức bền, khéo léo và sự phối hợp vận động. Ngoài ra tập luyện và thi đấu Bóng rổ cũng có
tác dụng mang đến niềm hứng thú và đam mê trong hoạt động thể dục thể thao nói chung, bồi dưỡng tinh thần, ý chí, thái độ tích cực, tự giác tập luyện TDTT cũng như tính kỷ luật, tính đồng đội, tính hợp tác trong mọi hoạt động cho người tập.
Tổ chức CLB theo sở thích của học sinh là một trong những hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Khi tham gia hoạt động của CLB, ngoài mục tiêu rèn luyện khả năng tự chịu trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm, học sinh còn được định hướng, trải nghiệm các nội dung học tập để khám phá bản thân và phát triển năng khiếu. Thông qua hoạt động của các CLB, giáo viên, cán bộ quản lý, phụ huynh hiểu và quan tâm hơn đến nhu cầu nguyện vọng và mục đích chính đáng của học sinh.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, hiệu quả hoạt động các CLB sở thích chưa cao, chưa được nhân rộng, các CLB chưa thu hút được sự quan tâm, tham gia nhiều của cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh. Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận học sinh có xu hướng lười nhác vận động, đam mê các trò chơi điện tử, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động giáo dục nói chung, hoạt động dạy và học môn GDTC ở trường trung học phổ thông (THPT) nói riêng.
Chính vì để góp phần hình thành năng lực và phẩm chất của người học hiện nay, căn cứ vào điều kiện thực tiễn hoạt động TDTT trường học và các hoạt động ngoài giờ học chính khóa, điển hình là hoạt động CLB Bóng rổ trường THPT Tân kỳ
Vậy nên, tôi chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động CLB Bóng rổ trường THPT Tân Kỳ” nhằm góp phần vào việc giải quyết và khắc phục các thực trạng nói trên.
Đóng góp mới của đề tài
Nêu lên được thực trạng hoạt động CLB Bóng rổ tại trường THPT Tân kỳ
Đề tài đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động CLB Bóng rổ học đường tại trường THPT Tân kỳ, vừa đưa ra các biện pháp có thể vận dụng vào việc tăng cường các hoạt động luyện tập TDTT ngoài giờ học chính khóa, đồng thời nhân rộng các CLB sở thích khác.
Tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh như:
+ Tổ chức cho HS tự nguyện tham gia vào các hoạt động tập thể.
+ Tổ chức cho HS biết tự làm chủ, tính kỷ luật trong các hoạt động
+ Giúp cho HS biết cách tổ chức và tham gia các hoạt động TDTT và thi đấu Bóng rổ ở cấp trường và địa phương huyện Tân Kỳ đồng thời giao lưu với các đơn vị bạn trên toàn tỉnh.
Đối với các biện pháp đã được đề xuất, chúng tôi sẽ khai thác sâu hơn và trình bày một cách khoa học, dễ áp dụng với các đối tượng HS, GV ở miền núi như huyện Tân Kỳ.
PHẦN II: NỘI DUNG
CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI
Cơ sở lí luận:
Môn Bóng rổ được ra đời vào cuối thế kỷ XIX (Năm 1981) do một giáo viên giáo dục thể chất người Mỹ sáng lập. Vào thời đ ... ên truyền về lợi ích của việc thường xuyên tập luyện môn Bóng rổ.
Với học sinh: Khi tham gia hoạt động của CLB, ngoài mục tiêu rèn luyện sức khỏe, kĩ năng chơi bóng rổ, khả năng tự chịu trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm, học sinh còn được định hướng, tham gia thi đấu, giao lưu, trải nghiệm các nội dung học tập để khám phá bản thân và phát triển năng khiếu.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của sức khỏe mà hoạt động tập luyện môn Bóng rổ mang lại, qua đó thể hiện được tính tự giác, tích cực trong việc tập luyện cũng như xây dựng CLB Bóng rổ ngày càng phát triển.
Kết quả về mặt hành động
Số lƣợng thành viên tham gia: Hàng năm từ 60 đến 70 thành viên thường xuyên tham gia tập luyện.
Số lƣợng các buổi tập luyện: Tập luyện thường xuyên hàng ngày từ 16h50 đến 18h30, chất lượng các buổi tập được nâng lên rỗ rệt (Chỉ nghỉ những ngày mưa ướt do sân ngoài trời).
Số buổi sinh hoạt CLB: Mỗi tháng sinh hoạt một lần vào tuần đầu tháng, nhằm đánh giá các tồn tại yếu kém của tháng trước, đồng thời có kế hoạch hoạt động cho tháng tiếp theo.
Số lƣợng các trận thi đấu giao lƣu: Hàng năm đều có từ 4 đến 5 trận thi đấu giao lưu với các CLB ở trong và ngoài Huyện như: CLB Bóng rổ Thái Hòa, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Đô Lương
PHẦN III: KẾT LUẬN
KẾT LUẬN
2022
Quá trình nghiên cứu đề tài:
- Thời gian nghiên cứu đề tài bắt đầu từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 4 năm
Ý nghĩa đề tài:
- Đề tài đã nêu lên được thực trạng hoạt động tập luyện TDTT nói chung và
hoạt động CLB Bóng rổ ở trường THPT Tân Kỳ nói riêng, qua đó đã đề ra được các giải pháp nhằm phát triển các loại hình hoạt động CLB nói chung và CLB môn Bóng rổ nói riêng trong trường học hiện nay
Phạm vi ứng dụng:
Với sự đầu tư công phu, trình bày khoa học, cách thức tiến hành cụ thể có hình ảnh, minh chứng rõ ràng, tôi tin rằng sáng kiến này có khả năng ứng dụng hiệu quả trong tất cả các trường THPT, TTGDTX. Sáng kiến không chỉ áp dụng với chương trình đang học, mà còn đáp ứng được với yêu cầu chương trình dạy học mới 2018.
Vì vậy, các trường học khác có thể mạnh dạn ứng dụng để tổ chức, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả các mô hình CLB môn học yêu thích.
KIẾN NGHỊ
Đối với các ban ngành cấp trên:
Tổ chức các buổi tập huấn, các hội thảo cho CBGV nhằm chia sẻ kinh nghiệm về cách thức tổ chức hoạt động cho các CLB học tập.
Có sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát và hỗ trợ các nguồn lực kinh phí cho các hoạt động của CLB. Ví dụ như đầu tư về việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động văn hóa, TDTT cộng đồng, có chủ trương chính sách cấp kinh phí cho các nhà trường hoàn thiện các sân chơi, bãi tập đảm bảo nhu cầu hoạt động, vận động tối thiểu cho học sinh. Đồng thời thường xuyên tổ chức các giải đấu thể thao đặc biệt là môn Bóng rổ cho học sinh tham gia, qua đó nhằm phát triển và nhân rộng phong trào tập luyện môn Bóng rổ.
Thúc đẩy, phát huy sự hưởng ứng, tham gia đồng bộ của các tổ chức, tập thể cá nhân trong việc phối hợp hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ cho các CLB hoạt động có hiệu quả hơn.
Đối với các tổ chức, đoàn thể , cá nhân trong và ngoài nhà trường:
Thường xuyên quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận cho các CLB được hoạt động đạt hiệu quả, hàng năm đều có tổng kết đánh giá kết quả hoạt động và khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích đóng góp cho phong trào của các CLB, nhằm khích lệ các cá nhân và tập thể ngày càng có nhiều đóng góp nhiều hơn nữa cho phong trào nhà trường nói chung vào phong trào tập luyện bóng rổ nói riêng
Đối với giáo viên:
Tích cực học tập trau dồi chuyên môn nghiệp vụ giảng dạy, tham mưu cho BGH về hoạt động của CLB, đồng thời tuyên truyền rộng rãi về vai trò, tác dụng của việc thường xuyên tập luyện Bóng rổ cho học sinh và phụ huynh.
Đối với học sinh:
Hiểu biết về ý nghĩa và vai trò của việc tham gia CLB Bóng rổ. Qua đó tích cực, tự giác tập luyện, nhằm nâng cao thể lực phát triển toàn diện kỹ năng vận động
Thể hiện đúng vai trò, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm khi là thành viên của CLB, tuân thủ đúng nội qui và qui chế hoạt động của CLB đã đề ra.
Tuy đã rất cố gắng nhưng đề tài nhất định sẽ còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận được những phản hồi, đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, để hoàn thiện hơn sáng kiến kinh nghiệm này nhằm phục vụ hiệu quả cho hoạt động giáo dục chung của nhà trường.
Tôi chân thành cảm ơn!
Tân Kỳ, ngày 15 tháng 4 năm 2022
PHẦN PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM GỒM:
Một số hình ảnh hoạt động của CLB Bóng rổ của trường THPT Tân Kỳ
Phụ lục 1: Hình ảnh tập luyện hàng ngày
Phụ lục 2: Hình ảnh buổi đầu tập luyện của khóa mới năm 2020
Phụ lục 3: Hình ảnh giao lưu, thi đấu giải nội bộ giữa các khóa
Phụ lục 4: Hình ảnh kỷ niệm 3 năm ngày thành lập
Thi đấu giao lưu với các trường bạn
Phụ lục 5: Giao lưu thi đấu tại trường THPT Thái Hòa năm 2020
Phụ lục 6: Giao lưu thi đấu tại trường THPT 1/5 Nghĩa Đàn năm 2021
Thi đấu giao hữu với trường THPT Đô lương
Thi đấu giao hữu với trường nghi lộc
Thi đấu gia hữu với trường THPT Tân kỳ 3
Phụ lục 7: Giao lưu thi đấu tại trường THPT Tân Kỳ

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_trong_viec_to_c.docx
  • pdfPhan Minh Lệ-THPT Tân Kỳ- Giáo dục thể chất.pdf