SKKN Một số biện pháp thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong Trường Mầm non Hoa Mai
Cùng với cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh
thành tích trong giáo dục" và "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo
đức tự học và sáng tạo, phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực" được Bộ GD&ĐT phát động từ năm học 2008-2009. Mục
tiêu của PT thi đua là huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và
ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu
quả phù hợp với thực tiễn địa phương và đáp ứng nhu cầu XH; phát huy tính
tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động XH
một cách phù hợp, hiệu quả.
Nhận thức được tầm quan trọng và vai trò to lớn của phong trào trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ của nhà trường, với trách nhiệm của người hiệu
trưởng, tôi đã nghiên cứu kỷ hệ thống văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở và Phòng
GD&ĐT đồng thời xuất phát từ những điều kiện cụ thể của nhà trường để vận
dụng văn bản một cách phù hợp, thiết thực mang lại tính khả thi cao. Từ kế
hoạch này, đã xác định cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của toàn
trường hiểu được nội dung cốt lõi của phong trào để toàn thể đội ngũ cùng
tuyên truyền và cùng thực hiện. Từ đây, mỗi cán bộ giáo viên đã hiểu rõ bản
chất của phong trào thi đua nhằm mục đích mang lại môi trường sư phạm tốt
nhất cho trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần, với niềm vui khi được đến trường.
Cùng với phát huy nội lực, trong hai năm qua trường chúng tôi đã tổ chức
tuyên truyền rộng rãi phong trào và tham mưu, phối hợp tích cực với các cấp
lãnh đạo Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, ban đại diện cha mẹ học
sinh, bước đầu đã có sự tăng trưởng đáng kể về cơ sở vật chất trang thiết bị
phục vụ nâng cao chất lượng chăm sóc-giáo dục trẻ.
Bên cạnh đó, xây dựng môi trường lành mạnh trong cộng đồng giáo
viên nhà trường, tạo nên sự hợp tác, thân thiện trong đội ngũ sẽ tạo nên sức
mạnh tổng hợp để thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Như vậy, có thể
nói niềm vui và hạnh phúc được đến trường mầm non của trẻ đó là: môi
trường xanh, sạch, đẹp và an toàn; đó là sự yêu thương đùm bọc của cô giáo;
đó là môi trường hoạt động kích thích sự hứng thú tham gia của trẻ và cuối
cùng cái đích cần đạt tới đó là: tạo môi trường tốt nhất cho sự phát triển nhân
cách của trẻ; tạo được niềm tin yêu, sự tín nhiệm của gia đình, cộng đồng xã
hội đối với trường mầm non.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong Trường Mầm non Hoa Mai

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA "XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC" TRONG TRƯỜNG MẦM NON HOA MAI” - NĂM HỌC: 2009 - 2010 NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ CÚC ĐƠN VỊ: TRƯỜNG MẦM NON LỘC THUỶ Hoa Mai, tháng 5 năm 2010 A. Phần mở đầu Cùng với cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" và "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo, phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" được Bộ GD&ĐT phát động từ năm học 2008-2009. Mục tiêu của PT thi đua là huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả phù hợp với thực tiễn địa phương và đáp ứng nhu cầu XH; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động XH một cách phù hợp, hiệu quả. Nhận thức được tầm quan trọng và vai trò to lớn của phong trào trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của nhà trường, với trách nhiệm của người hiệu trưởng, tôi đã nghiên cứu kỷ hệ thống văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở và Phòng GD&ĐT đồng thời xuất phát từ những điều kiện cụ thể của nhà trường để vận dụng văn bản một cách phù hợp, thiết thực mang lại tính khả thi cao. Từ kế hoạch này, đã xác định cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của toàn trường hiểu được nội dung cốt lõi của phong trào để toàn thể đội ngũ cùng tuyên truyền và cùng thực hiện. Từ đây, mỗi cán bộ giáo viên đã hiểu rõ bản chất của phong trào thi đua nhằm mục đích mang lại môi trường sư phạm tốt nhất cho trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần, với niềm vui khi được đến trường. Cùng với phát huy nội lực, trong hai năm qua trường chúng tôi đã tổ chức tuyên truyền rộng rãi phong trào và tham mưu, phối hợp tích cực với các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, ban đại diện cha mẹ học sinh, bước đầu đã có sự tăng trưởng đáng kể về cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ nâng cao chất lượng chăm sóc-giáo dục trẻ. Bên cạnh đó, xây dựng môi trường lành mạnh trong cộng đồng giáo viên nhà trường, tạo nên sự hợp tác, thân thiện trong đội ngũ sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Như vậy, có thể nói niềm vui và hạnh phúc được đến trường mầm non của trẻ đó là: môi trường xanh, sạch, đẹp và an toàn; đó là sự yêu thương đùm bọc của cô giáo; đó là môi trường hoạt động kích thích sự hứng thú tham gia của trẻ và cuối cùng cái đích cần đạt tới đó là: tạo môi trường tốt nhất cho sự phát triển nhân cách của trẻ; tạo được niềm tin yêu, sự tín nhiệm của gia đình, cộng đồng xã hội đối với trường mầm non. Qua hai năm triển khai, bản thân tôi bước đầu đã có được một số hiểu biết và kinh nghiệm trong việc quản lý, chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: Một số biện pháp thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong trường Mầm non Hoa Mai năm học 2009-2010, làm sáng kiến cải tiến kỹ thuật cho bản thân. B. Nội dung: 1. Cơ sở khoa học: Thực hiện Công văn số 9761/BGD&ĐT - GDMN ngày 20/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" bậc học Mầm non. * Với mục đích: Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện phù hợp với đặc điểm hoạt động và tâm lý của trẻ. Nâng cao chất lượng chăm sóc-giáo dục trẻ, phát huy tính tích cực của trẻ tham gia vào các hoạt động giáo dục. Tuyên truyền với cộng đồng xã hội về ý nghĩa, vai trò của giáo dục mầm non đối với sự phát triển nhân cách trẻ em. * Yêu cầu: Tập trung giải quyết dứt điểm những yếu kém về CSVC, thiết bị trường học. Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của trẻ vào các hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt. Phát huy sự chủ động, sáng tạo của giáo viên trong việc tìm tòi, đổi mới phương pháp chăm sóc, giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Huy động sự tham gia của các bậc phụ huynh, các tổ chức, cá nhân trong việc hỗ trợ khai thác học liệu, phương tiện giáo dục văn hóa truyền thống. * Nội dung: - Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện. Trường, lớp an toàn, sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng, đồ dùng đồ chơi phù hợp với lứa tuổi. Có cây xanh bóng mát, cây cảnh được chăm sóc thường xuyên Có đủ nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu của nhà trường, có bếp ăn đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Có đủ nhà VS cho trẻ, an toàn, sạch sẽ; các thiết bị vệ sinh phù hợp với trẻ Giáo dục trẻ nền nếp, ý thức lao động tự phục vụ và giữ gìn vệ sinh môi trường. - Nâng cao chất lượng chăm sóc-giáo dục trẻ. Giáo viên chủ động, sáng tạo trong việc tìm tòi, đổi mới, vận dụng phương pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Sáng tạo trong việc xây dựng môi trường giáo dục nhằm tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt... Sưu tầm, tuyển chọn, sáng tác và sử dụng các bài hát dân ca, trò chơi dân gian vào các hoạt động giáo dục trẻ. Tạo cơ hội khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi, tìm tòi, khám phá... Giáo dục trẻ các hành vi văn minh, lễ phép trong giao tiếp ứng xử. Trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối cả về thể chất và tinh thần. - Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên, cán bộ, nhân viên và phụ huynh trong nhà trường. Thể hiện tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm và công bằng trong việc chăm sóc-giáo dục trẻ. Đoàn kết, tôn trọng, chia sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; thể hiện thái độ hành vi ứng xử văn minh, lịch sự, làm gương cho trẻ noi theo. Gần gũi, tôn trọng và hợp tác với cha mẹ trong chăm sóc-giáo dục trẻ. 2. Cơ sở thực tiễn: Trường Mầm non Hoa Mai duy trì 9 nhóm, lớp (6 lớp mẫu giáo với 225 cháu; 3 nhóm trẻ với 60 cháu), tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên 24 đ/c, trong đó có 02 CBQL, 21 giáo viên, 01 nhân viên; trong biên chế 5 đ/c, ngoài biên chế 19 đ/c. Có 100% cán bộ giáo viên, nhân viên đạt chuẩn trở lên, trên chuẩn 62,5%. Thực hiện chủ đề năm học 2009-2010 "Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục"; tiếp tục thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", gắn với cuộc vận động "Hai không" với 04 nội dung trọng tâm, cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo"; và thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Bước vào thực hiện nhiệm vụ năm học và tiếp tục thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", Trường MN Hoa Mai có được những thuận lợi và gặp phải một số khó khăn sau: Thuận lợi: Hoạt động của nhà trường được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của Đảng uỷ, UBND, HĐND, HĐGD Thị trấn Kiến Giang và sự chỉ đạo sâu sát về chuyên môn của Sở GD - ĐT Quảng Bình, Phòng GD-ĐT Lệ Thủy. Cơ sở vật chất trường lớp khá khang trang, đủ phòng học, có một số phòng chức năng và trang thiết bị phục vụ các hoạt động chăm sóc giáo dục (CS-GD) trẻ. Đội ngũ giáo viên đa số trẻ, khỏe, nhiệt tình, tâm huyết, yêu nghề, yêu trẻ, tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm, có nhiều biện pháp trong việc nâng cao chất lượng CS-GD trẻ. Đời sống GV mầm non ngoài biên chế tương đối ổn định. Đa số phụ huynh nhận thức cao đối với bậc học MN, tích cực hỗ trợ nhà trường về tinh thần cũng như vật chất đối với các hoạt động CS-GD trẻ. Khó khăn: Khuôn viên nhà trường chưa hoàn chỉnh. Công trình vệ sinh hư hỏng nhiều. Chưa xây dựng được hệ thống bồn hoa cây cảnh. Trang thiết bị bên trong lớp học và việc xây dựng môi trường bên ngoài còn hạn chế. Sân chơi chưa đảm bảo an toàn cho trẻ (láng xi măng lâu năm, trơn trượt, ghồ ghề....), thiếu một số phòng chức năng. Năm đầu tiên thực hiện chương trình GDMN mới, đội ngũ giáo viên còn nhiều bở ngỡ, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, BGH nhà trường dành thời gian đầu tư nhiều cho công tác chuyên môn. Một số đ/c đang thời kỳ sinh đẻ và nuôi con nhỏ. Mức thu nhập của GVMN mặc dầu được cải thiện so với năm học trước nhưng so với giá cả thị trường, cường độ lao động và mặt bằng chung của xã hội vẩn còn thấp. Trong năm học có sự thay đổi về giáo viên (GV cốt cán bổ sung cho các trường công lập), do vậy ảnh hưởng đến công tác tổ chức của nhà trường. Được sự quan tâm chỉ đạo và hướng dẫn của các cấp quản lý giáo dục, sự giúp đỡ của chính quyền, các ban ngành đoàn thể ở địa phương, đặc biệt là sự quan tâm nhiệt tình của các bậc cha mẹ trẻ trong việc triển khai thực hiện phong trào, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đã đồng tâm hiệp lực khắc phục mọi khó khăn để xây dựng một môi trường thân thiện, an toàn và ấm áp cho trẻ. Để đạt được điều này, chúng tôi đã tập trung vào một số biện pháp sau: 3. Các biện pháp chủ yếu: 3.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về mục tiêu, yêu cầu, nội dung của phong trào thi đua và cụ thể hóa phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, địa phương. Làm tốt công tác quán triệt, tuyên tuyền các Chỉ thị, kế hoạch, văn bản có liên quan đến tận cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh trong nhà trường cũng như cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể nắm được mục tiêu, yêu cầu, nội dung của phong trào thi đua. (Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008; Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013; Kế hoạch số 1346/KH-SGDĐT của Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Bình về việc triển khai phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các trường phổ thông năm học 2008-2009 và giai đoạn 2008-2013; Kế hoạch liên ngành số 1363/KHLN/SGDĐT-SVHTTDL-TNTNCSHCM ngày 01/9/2008 về việc triển khai phong
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_thuc_hien_phong_trao_thi_dua_xay_dung.pdf