SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu trong phân môn Tập đọc cho học sinh Lớp 5 Trường Tiểu học Võ Thị Sáu huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai

Trong môn Tiếng Việt, phân môn Tập đọc là một phân môn quan trọng, thông qua phân môn này sẽ giúp các em hình thành và phát triển kĩ năng đọc. Trong đó, kĩ năng đọc hiểu được xác định là cái đích mà việc đọc của học sinh cần hướng tới, đồng thời nó còn là bước đệm để giúp cho học sinh đạt được yêu cầu cao nhất của việc đọc - đọc diễn cảm vì học sinh có hiểu nội dung bài văn, bài thơ thì mới có cách đọc đúng, đọc hay còn không thì chỉ là đọc “diễn” chứ không thể “cảm”. Trong các đề kiểm tra định kì của phân môn Tiếng Việt (đọc) thì phần đọc hiểu chiếm nửa số điểm (5 điểm) càng thêm khẳng định tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh. Nhưng trên thực tế, chất lượng đọc hiểu vẫn chưa cao.

Các em quá lệ thuộc vào bài Tập đọc, thường chỉ diễn nôm từng câu chữ khi trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài, thiếu tính sáng tạo, hoặc trình bày nguyên vẹn lại câu văn, câu thơ trong sách, chưa lựa chọn ra ý để trả lời, chưa cảm nhận được nội dung của văn bản, chưa vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Thời lượng dành cho việc dạy đọc đúng và luyện đọc diễn cảm thường chiếm đến gần cả tiết học. Điều này đồng nghĩa rằng việc hướng dẫn tìm hiểu bài giúp học sinh đọc hiểu chiếm thời lượng rất ít trong tiết Tập đọc hiện nay. Trong khi đó không ít giáo viên còn nói nhiều, giảng nhiều làm cho phần tìm hiểu bài biến thành tiết giảng văn. Hoặc giáo viên nêu câu hỏi để học sinh trả lời làm cho tiết học nhàm chán, không khắc sâu, không cô đọng được nội dung bài. Điều đó dẫn đến hiệu quả của giờ Tập đọc không cao.

Vậy làm thế nào để các em hiểu một cách chân thực và sâu sắc bài Tập đọc, để những gì đọc được tác động vào chính cuộc sống của các em? Vận dụng phương pháp dạy học nào để khắc phục và nâng cao kĩ năng đọc hiểu phù hợp với đặc trưng môn học? Dạy với thời lượng bao lâu là phù hợp? Tập trung ở hoạt động nào trong mỗi tiết Tập đọc?. Đó là những băn khoăn, trăn trở của tôi trong mỗi giờ dạy Tập đọc. Với những lí do trên đây mà tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 51 trường Tiểu học Võ Thị Sáu huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai ” để nghiên cứu và thực hiện.

pdf 11 trang Huy Quân 29/03/2025 180
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu trong phân môn Tập đọc cho học sinh Lớp 5 Trường Tiểu học Võ Thị Sáu huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu trong phân môn Tập đọc cho học sinh Lớp 5 Trường Tiểu học Võ Thị Sáu huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai

SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu trong phân môn Tập đọc cho học sinh Lớp 5 Trường Tiểu học Võ Thị Sáu huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CẨM MỸ 
TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ THỊ SÁU
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CHO HỌC SINH LỚP 51 TRƯỜNG TIỂU HỌC 
VÕ THỊ SÁU - CẨM MỸ - ĐỒNG NAI
Năm học 2012 - 2013
SƠ LƯỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC 
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 
1. Họ và tên: Lê Thị Tâm 
2. Ngày tháng năm sinh: 2/5/1972 
3. Nam, nữ: Nữ 
4. Địa chỉ: Ấp 8 - xã Xuân Tây - huyện Cẩm Mỹ - tỉnh Đồng Nai 
5. Điện thoại: 0613713227 / ĐTDĐ: 0197843066 
6. Fax: E-mail: 
7. Chức vụ: Giáo viên 
8. Đơn vị công tác: Trường tiểu học Võ Thị Sáu - Cẩm Mỹ - Đồng Nai 
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO 
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân khoa học 
- Năm nhận bằng: 2008 
- Chuyên ngành đào tạo: Tiểu học 
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC 
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giáo viên chủ nhiệm 
 Số năm có kinh nghiệm: 17 năm 
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 
 + Rèn học sinh học tốt dạng Toán có lời văn 
 + Rèn học sinh đọc diễn cảm bài thơ trong phân môn tập đọc 
 + Giúp học sinh học tập tích cực trong giờ học địa lí 
 + Một số biện pháp giảm độ khó cho học sinh phân môn tập làm văn lớp 5 - 
Kiểu bài tả cảnh 
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
 Trong môn Tiếng Việt, phân môn Tập đọc là một phân môn quan trọng, thông qua 
phân môn này sẽ giúp các em hình thành và phát triển kĩ năng đọc. Trong đó, kĩ năng đọc 
hiểu được xác định là cái đích mà việc đọc của học sinh cần hướng tới, đồng thời nó còn 
là bước đệm để giúp cho học sinh đạt được yêu cầu cao nhất của việc đọc - đọc diễn cảm 
vì học sinh có hiểu nội dung bài văn, bài thơ thì mới có cách đọc đúng, đọc hay còn 
không thì chỉ là đọc “diễn” chứ không thể “cảm”. 
Trong các đề kiểm tra định kì của phân môn Tiếng Việt ( đọc ) thì phần đọc hiểu 
chiếm nửa số điểm ( 5 điểm ) càng thêm khẳng định tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng 
đọc hiểu cho học sinh. 
Nhưng trên thực tế, chất lượng đọc hiểu vẫn chưa cao. Các em quá lệ thuộc vào bài 
Tập đọc, thường chỉ diễn nôm từng câu chữ khi trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài, thiếu tính 
sáng tạo, hoặc trình bày nguyên vẹn lại câu văn, câu thơ trong sách, chưa lựa chọn ra ý để 
trả lời, chưa cảm nhận được nội dung của văn bản, chưa vận dụng kiến thức vào cuộc 
sống. 
Thời lượng dành cho việc dạy đọc đúng và luyện đọc diễn cảm thường chiếm đến 
gần cả tiết học. Điều này đồng nghĩa rằng việc hướng dẫn tìm hiểu bài giúp học sinh đọc 
hiểu chiếm thời lượng rất ít trong tiết Tập đọc hiện nay. 
Trong khi đó không ít giáo viên còn nói nhiều, giảng nhiều làm cho phần tìm hiểu 
bài biến thành tiết giảng văn. Hoặc giáo viên nêu câu hỏi để học sinh trả lời làm cho tiết 
học nhàm chán, không khắc sâu, không cô đọng được nội dung bài. Điều đó dẫn đến hiệu 
quả của giờ Tập đọc không cao. 
 Vậy làm thế nào để các em hiểu một cách chân thực và sâu sắc bài Tập đọc, để 
những gì đọc được tác động vào chính cuộc sống của các em? Vận dụng phương pháp 
dạy học nào để khắc phục và nâng cao kĩ năng đọc hiểu phù hợp với đặc trưng môn học? 
Dạy với thời lượng bao lâu là phù hợp? Tập trung ở hoạt động nào trong mỗi tiết Tập 
đọc?... Đó là những băn khoăn, trăn trở của tôi trong mỗi giờ dạy Tập đọc. Với những lí 
do trên đây mà tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu trong phân 
môn Tập đọc cho học sinh lớp 51 trường Tiểu học Võ Thị Sáu huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai ” để nghiên cứu và thực hiện. 
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 
1. Cơ sở lí luận 
Đọc hiểu chính là đọc và nắm bắt thông tin. Hay nói cách khác là quá trình nhận 
thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Vì vậy, hiệu quả của đọc hiểu được 
đo bằng khả năng thông hiểu nội dung văn bản đọc. 
Giáo sư - Tiến sĩ Lê Phương Nga đã viết: “Chỉ có thể xem là đứa trẻ biết đọc khi 
nó đọc mà hiểu điều mình đọc. Đọc là phải hiểu nghĩa của chữ viết. Nếu trẻ không hiểu 
những từ ta đưa cho chúng đọc, các em sẽ không hứng thú học tập và không có khả năng 
thành công”. 
 Kĩ năng đọc hiểu của học sinh được dần dần hình thành và rèn luyện, phát triển 
trong suốt quá trình ở tiểu học. Giúp học sinh rèn kĩ năng đọc hiểu là một yêu cầu cơ bản 
của dạy Tập đọc nói riêng và dạy Tiếng Việt nói chung, góp phần đảm bảo những yêu 
cầu đổi mới về môn Tiếng Việt trong mục tiêu giáo dục hiện nay. Song việc vận dụng các 
phương pháp đổi mới trong dạy phải phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh ở mỗi địa 
phương. 
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 
2.1. Nội dung 
 Ngoài nhiệm vụ chính rèn đọc cho học sinh ra, phân môn Tập đọc còn có nhiệm vụ 
tích lũy kiến thức nhiều mặt đa dạng phong phú cho các em. Mỗi bài tập đọc là một bức 
tranh thu nhỏ về hiện thực cuộc sống con người và vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước  
theo các chủ điểm. Hơn thế nữa phân môn Tập đọc còn cung cấp, mở rộng giúp học sinh 
có thêm vốn từ ngữ khi làm bài Tập làm văn. Vấn đề ở đây là rèn kĩ năng đọc hiểu như 
thế nào để tránh biến giờ tập đọc thành giờ giảng văn hoặc thành một tiết học nhàm chán, 
khô khan không gây hứng thú cho học sinh. Tôi thưòng kết hợp rèn kĩ năng đọc hiểu cho 
học sinh trong cả quá trình dạy của tiết Tập đọc: đọc chú giải trong sách giáo khoa để giải 
nghĩa từ kết hợp với luyện đọc đoạn; trả lời câu hỏi, tìm hiểu từ khóa trong phần tìm hiểu 
bài và tổng hợp nêu nội dung toàn bài ở phần củng cố. 
Trên cơ sở đó, tôi đề ra 3 giải pháp giúp học sinh rèn kĩ năng đọc hiểu trong phân 
môn Tập đọc như sau: 
- Rèn kĩ năng đọc thầm, đọc lướt để nắm ý chính hoặc lựa chọn thông tin. 
- Giúp học sinh hiểu từ ngữ của bài. 
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài. 
2.2. Biện pháp cụ thể 
2.2.1, Rèn kĩ năng đọc thầm, đọc lướt để nắm ý chính hoặc lựa chọn thông tin 
 Đọc thầm, đọc lướt có ưu thế hơn đọc thành tiếng vì nhanh hơn, vì không phải 
chú ý đến việc phát âm mà chỉ tập trung hiểu nội dung điều mình đọc. Đọc thầm giúp 
học sinh dễ cảm nhận nội dung bài học. Vì vậy trong giờ Tập đọc không nên bỏ qua 
bước này. 
* Đọc lướt để nắm ý hoặc chọn ý: 
 Tôi hướng dẫn học sinh lướt mắt trên dòng ghi tên bài, những dòng có tên người, 
tên công việc chính, đọc lướt toàn câu, toàn bài,... phát hiện ra từ ngữ nào được nhắc lại 
nhiều lầm trong đoạn văn, đoạn thơ. Hay tìm ra những hành động thể hiện rõ tính cách 
của nhân vật, ...Từ đó phần nào đoán được nội dung bài Tập đọc viết về cái gì. 
Ví dụ: 
- Đọc tên bài biết ngay được chủ đề: Luật tục xưa của người Ê-đê, Phân xử tài 
tình,... 
- Tên bài cho biết cách đánh giá, tình cảm của tác giả: Nếu trái đất thiếu trẻ con, 
Bầm ơi,... 
* Đọc thầm để tìm hiểu bài theo yêu cầu đề ra : 
 Trong giờ Tập đọc tôi cho học sinh đọc thầm nhiều lần, tập từ đọc to đến đọc nhỏ, 
đến đọc mấp máy môi ( không thành tiếng ), đến đọc hoàn toàn bằng mắt, không mấp 
máy môi ( đọc thầm ). Đồng thời tôi giao nhiệm vụ cụ thể để định hướng rõ yêu cầu đọc 
thầm cho học sinh: đọc câu nào, đoạn nào; đọc để trả lời câu hỏi hay học thuộc lòng. 
Từng bước hình thành cho học sinh thói quen tập trung chú ý khi đọc thầm để thu nhận 
thông tin và cảm thụ văn bản nghệ thuật. Tiến hành theo các bước như sau: 
- Đọc thầm lần1: Sau khi giới thiệu bài xong, 1 học sinh khá, giỏi đọc toàn bài, đồng 
thời cả lớp đọc thầm theo bạn để bước đầu nắm được nội dung của bài. 
- Đọc thầm lần 2: Trong khi các bạn đọc nối tiếp đoạn, cả lớp cũng đọc thầm theo 
với mục đích luyện phát âm và hiểu thêm về các từ ngữ trong bài. 
- Đọc thầm lần 3: Khi giáo viên đọc cả bài trước khi tìm hiểu bài, cả lớp đọc thầm 
theo với mục đích: chuẩn cách đọc đúng tiếng, từ, ngắt câu dài. 
- Đọc thầm lần 4: Đọc thầm gắn với yêu cầu trả lời câu hỏi tìm hiểu bài. Trước khi 
yêu cầu học sinh đọc thầm tôi đưa ra câu hỏi, giao nhiệm vụ cho các em đọc thầm 
và tìm yếu tố phù hợp với câu hỏi đó. ( Ví dụ: Tôi yêu cầu học sinh đọc thầm khổ 
thơ 1 trong bài “Hành trình của bầy ong” để trả lời câu hỏi: Những chi tiết nào 
trong khổ thơ đầu nói lên hành trình vô tận của bầy ong ? ) Làm như vậy các em 
mới tập trung vào việc đọc thầm và tự giác đọc thầm không cần giáo viên nhắc 
nhở. 
Tôi kiểm soát quá trình đọc thầm của học sinh bằng cách giới hạn thời gian đọc 
thầm cho từng đoạn, bài để tăng dần tốc độ đọc thầm cho học sinh. Yêu cầu học sinh báo 
cho giáo viên biết khi đã đọc xong ( Ví dụ: em nào đọc xong thì giơ tay ). Từ đó, tôi nắm 
được và điều chỉnh tốc độ đọc thầm cho cả lớp. Cách thực hiện biện pháp này là từng 
bước rút ngắn thời gian đọc của học sinh và tăng dần độ khó của nhiệm vụ. 
2.2.2, Giúp học sinh hiểu từ ngữ của bài. 
 Có thế nói việc tìm hiểu bài bắt đầu từ việc hiểu từ, rèn cho học sinh kĩ năng hiểu từ 
ngữ chính là đã giúp các em có khái niệm ban đầu về đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật, 
biết lựa chọn cách hiểu đúng nghĩa của từ được dùng trong một văn cảnh cụ thể của một 
bài văn, bài thơ. 
* Phân chia các loại từ ngữ cần tìm hiểu: 
 Qua kinh nghiệm về giảng dạy phân môn Tập đọc, tôi thấy có thể chia những từ để 
giảng làm 2 loại: loại từ khó và loại từ khoá 
- Từ khó có thể là từ mới mà các em chưa gặp hay từ địa phương được tác giả đưa 
vào bài, là loại từ Hán Việt, ... Loại từ này thường có trong phần chú giải cho nên 
tôi kết hợp khi luyện đọc đoạn cho học sinh đọc phần chú giải để học sinh hiểu 
ngay được những từ này khi bắt đầu tiếp xúc với bài Tập đọc. 
- Từ khóa: đó là những từ làm toát lên chủ đề của bài tập đọc. Đây là những từ có 
“sức nặng”, tôi khai thác triệt để làm rõ nội dung bài học, thường thì tôi hay kết 
hợp giảng từ khóa trong quá trình tìm hiểu bài. 
* Làm rõ nghĩa của từ ngữ: 
 Khi giảng nghĩa của từ tôi đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể, hướng vào chủ đề bài 
học, không giảng quá rộng, quá sâu. Tôi sử dụng nhiều biện pháp giải nghĩa khác nhau, 
lựa chọn biện pháp giải nghĩa cho phù hợp với từng từ, phù hợp với vai trò của từ trong 
bài Tập đọc như: 
- Đọc phần giải nghĩa (chú giải) trong sách giáo khoa: Được thực hiện khi học sinh 
đọc nối tiếp đoạn tôi kết hợp đặt câu hỏi gợi ý để các em hiểu những từ được chú 
thích trong bài. 
 Ví dụ: Bài “Kì diệu rừng xanh” Khi đọc đoạn 1 có t

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_doc_hieu_trong_phan_mon_ta.pdf