SKKN Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và sức khỏe
Sử dụng biện pháp lặp đi lặp lại. Tích cực lồng ghép giáo dục vệ
sinh dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi
Các nhà khoa học đã chỉ rõ bộ phận giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và sức
khỏe không thể coi là một môn khoa học riêng biệt mà được coi là một bộ phận
nằm trong kinh nghiệm lịch sử- xã hội mà trẻ cần chiếm lĩnh được trong quá
trình xã hội hóa nhân cách của mình.
Trẻ mầm non “Học mà chơi- chơi mà học” để phát triển. Ở tuổi này, trẻ
rất tò mò, hiếu động và ham tìm hiểu về thế giới xung quanh. Trong khi chơi, trẻ
tiếp thu các tri thức và hình thành kĩ năng làm tăng kinh nghiệm sống của bản
thân. Chính vì vậy, việc giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ muốn
thực hiện một cách đầy đủ và toàn diện thì chúng ta phải giáo dục trẻ ở mọi lúc
và mọi nơi.
Qua quan sát, tôi thấy nhiều giáo viên mầm non khi giáo dục về vệ sinh
dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ thường chỉ nhắc trẻ từ 1-2 lần về nội dung giáo
dục khi gặp trường hợp có liên quan trực tiếp đến vấn đề đó. Điều này, đôi khi
không trực tiếp gây ảnh hưởng cụ thể lên trẻ. Nhận thức được điều đó cùng với
sự hiểu biết về tâm lý trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi là khả năng ghi nhớ có chủ đích
của trẻ còn hạn chế nên khi thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng biện pháp lặpMỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 3-4 TUỔI
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VỆ SINH DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE
đi lặp lại ở mọi lúc mọi nơi như một biện pháp chính để giáo dục giúp trẻ có
kiến thức, kĩ năng sâu hơn về các hoạt động vệ sinh chăm sóc sức khỏe của bản
thân mình.
Ví dụ: khi muốn dạy trẻ không nói chuyện và ngồi đúng tư thế trong khi
ăn, tôi thường nhắc đi nhắc lại thông điệp “ Chúng ta không nói chuyện trong
khi ăn” hoặc “ Khi ngồi ăn chúng ta không ngồi đu đưa chân”. Và lặp đi lặp lại
thông điệp này ngày này qua ngày khác cho tới khi trẻ tiếp nhận, ghi nhớ được.
Tương tự như vậy, mỗi khi tôi muốn cung cấp cho trẻ một kĩ năng vệ sinh, thói
quen nào đó, tôi lại lặp đi lặp lại điều mình muốn cho tới khi trẻ đã tiếp nhận
được điều đó.
Cùng với việc lặp đi lặp lại lời nói để giáo dục trẻ, tôi thường tích cực
lồng ghép giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ ở mọi lúc và mọi nơi
và thông qua 2 hình thức giáo dục chủ yếu là giáo dục thông qua các hoạt động
vui chơi và giáo dục trong giờ hoạt động chung.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và sức khỏe
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 3-4 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VỆ SINH DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE 1 | 36 A. ĐẶT VẤN ĐỀ “Mùa xuân ai đi hái hoa, mà em đi nuôi dạy trẻ. Sao em muốn đàn em mau khỏe, sao em muốn đàn em mau ngoan. Hay bởi vì em quá yêu thương những đôi môi đỏ, những đôi má đào” Chẳng hiểu sao lời bài hát đó cứ mãi vang vọng trong tôi từ lúc mới chân ướt chân ráo bước vào trường sư phạm và theo tôi cho tới tận bây giờ. Xuất phát từ tình yêu với trẻ thơ, chọn cho mình con đường trở thành một cô giáo mầm non. Bản thân tôi luôn mong sao cho trẻ lớp tôi nói riêng và toàn thể trẻ em trên thế giới này nói chung sẽ có một sức khỏe tốt nhất để học tập và vui chơi. Để mai này sau khi lớn lên, các con sẽ trở thành những con ngoan, trò giỏi, những công dân có ích của đất nước mình. Người ta vẫn hay nói rằng “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Thế giới ngày mai có phát triển được hay không tất cả phụ thuộc vào lớp măng non mà chúng ta đang ươm trồng, dạy dỗ hôm nay . Vậy phải làm sao cho lớp măng non đó phát triển hơn nữa ? Đó luôn là câu hỏi, là thử thách đối với toàn ngành giáo dục của chúng ta nói chung. Bản thân tôi cho rằng điều quan trọng nhất mà chúng ta cần quan tâm đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ em mầm non đó là sự phát triển thể chất của các em. Nếu có một cơ thể khỏe mạnh, trẻ sẽ có điều kiện để phát triển toàn diện về trí tuệ và tâm hồn bởi thể chất và tâm hồn vốn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Điều này đã được chứng minh rất nhiều qua các bộ môn khoa học về sinh lý và tâm lý của trẻ. Khoa học sinh lý và tâm lý đã chỉ rõ rằng một cơ thể khỏe mạnh là tiền đề vật chất giúp con người phát triển trí óc của mình. Như vậy, việc giáo dục thể chất giúp trẻ phát triển thể chất là một việc làm vô cùng cần thiết đối với mỗi người giáo viên chúng ta. Trong giáo dục thể chất, bên cạnh các mặt giáo dục về việc dạy trẻ các bài tập vận động, các kĩ năng kĩ xảo vận động cơ bản như đi, chạy, nhảy, bò... thì việc giáo dục vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ cũng vô cùng quan trọng. Như ta đã biết sự phát triển của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào việc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của người lớn. Thực hiện tốt các biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục vệ sinh, phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ cũng là biện pháp giúp trẻ có thể lực tốt, chuẩn bị cho cuộc sống học tập lâu dài của trẻ, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người Việt Nam. Vậy mà trong thực tế, công tác giáo dục vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ vẫn còn nhiều hạn chế. Việc giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe cũng như việc dạy trẻ nhận biết phòng tránh các nguy cơ không an toàn đôi khi vẫn MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 3-4 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VỆ SINH DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE 2 | 36 còn hời hợt, qua loa. Giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ không phải là một môn học, một hoạt động học tập cụ thể để đánh giá trẻ mà nó chỉ được lồng ghép, tích hợp bên cạnh các môn học khác. Điều này đôi khi làm cho giáo viên cảm thấy việc giáo dục vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ không quan trọng bằng các hoạt động giáo dục khác. Vì vậy, sự quan tâm đầu tư cho các hoạt động giáo dục này còn gặp nhiều khó khăn. Từ đó, dẫn đến việc trẻ được giáo dục phát triển thể chất một cách chưa toàn diện. Nhận thức được đúng đắn và sâu sắc về tác dụng của việc giáo dục vệ sinh dinh dưỡng đối với sự phát triển thể chất của trẻ cùng với mong muốn sao cho trẻ lớp tôi phụ trách cũng như trẻ mầm non 3-4 tuổi nói chung có được sức khỏe và thể chất tốt nhất để học tập và vui chơi, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và sức khỏe” làm đề tài nghiên cứu của mình. *Mục đích của đề tài này: Tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhất để giáo dục dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ 3-4 tuổi. Thông qua đó giúp trẻ được phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bản thân qua các hoạt động thường ngày như ăn uống, vệ sinh cá nhân, phòng tránh nguy hiểm *Phạm vi nghiên cứu đề tài: Đi sâu nghiên cứu việc giáo dục về dinh dưỡng- sức khỏe đối với sự phát triển thể chất của trẻ. Nghiên cứu các phương pháp đổi mới nhằm phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động của trẻ mẫu giáo bé trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của bản thân. * Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi *Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp đàm thoại trò chuyện. - Phương pháp điều tra. * Kế hoạch nghiên cứu: - Chọn đề tài : Từ tháng 9/2014 - Tháng 10/2014 - Xây dựng đề cương : Từ tháng 10/2014 - Tháng 11/2014 - Sửa đề cương : Từ tháng 11/2014 - Tháng 12/2014 - Hoàn thiện các biện pháp : Từ tháng 12/2013 - Tháng 02/2015 - Viết sáng kiến kinh nghiệm : Từ tháng 01/2015 - Tháng 3/2015 - Hoàn thiện SKKN : Tháng 4/2015 MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 3-4 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VỆ SINH DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE 3 | 36 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.CƠ SỞ LÍ LUẬN Trong cuốn sách " Phương pháp giáo dục thể chất trẻ em" (Tác giả: Hoàng Thị Bưởi- NXB ĐH Quốc gia Hà Nội ), các nhà nghiên cứu sư phạm đã chỉ rõ: Phát triển thể chất là một quá trình hình thành, thay đổi về hình thái và chức năng sinh học của cơ thể con người dưới ảnh hưởng của điều kiện sống và môi trường giáo dục. Phát triển thể chất phụ thuộc vào cấu tạo của cơ thể và di truyền. Nhưng sự quyết định thuộc về diều kiện sống của xã hội loài người, trong đó có lao động và giáo dục thể chất. Như vậy, sự phát triển thể chất của trẻ mầm non phụ thuộc rất lớn vào hoạt động giáo dục thể chất của giáo viên mầm non chúng ta đối với trẻ. Trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mầm non thì hoạt động giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và sức khỏe là một bộ phận quan trọng và rất cần thiết để phát triển thể chất cho trẻ. Đây là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của giáo viên lên tình cảm, lí trí của trẻ mầm non nhằm hình thành cho trẻ nhận thức, thái độ và hành động để giúp trẻ tự giác chăm lo cho vấn đề ăn uống và sức khỏe của bản thân mình. Trẻ mầm non rất nhạy cảm và mau chóng tiếp thu những điều học được và hình thành dấu ấn lâu dài. Chính vì vậy, giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ mầm non sẽ giúp trẻ dần trở thành chủ nhân của ngôi nhà sức khỏe của mình, biết tự giác lựa chọn, điều chỉnh hành vi, thói quen ăn uống, vệ sinh phòng bệnh, luyện tập sức khỏe sao cho có lợi nhất cho sức khỏe của bản thân. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe không những góp phần vào việc phát triển trí tuệ và thể lực cho trẻ mầm non mà còn góp phần quan trọng vào việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ và giáo dục lao động cho trẻ mầm non. Như chúng ta đã biết, các nhà khoa học đã chứng minh được sự ảnh hưởng và mối quan hệ qua lại chặt chẽ giữa dinh dưỡng, sức khỏe và sự phát triển. Trẻ được nuôi dưỡng trong điều kiện dinh dưỡng tốt sẽ có sức khỏe để có thể phát triển tốt nhất và ngược lại. Ngoài ra, việc giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi 3-4 tuổi,còn tạo ra sự liên thông về giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ ở các lứa tuổi, các bậc học khác nhau. Đó là cơ sở, là tiền đề để xây dựng nên những con người có đầy đủ sức khỏe, trí tuệ và năng lực để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 3-4 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VỆ SINH DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE 4 | 36 Là một giáo viên mầm non, tôi nhận thấy việc giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ là một việc vô cùng cần thiết. Sức khỏe của trẻ phải được xã hội quan tâm một cách khoa học và đầy đủ. Đặc biệt, để năng cao chất lượng chăm sóc, giáo viên và phụ huynh phải có sự kết hợp chặt chẽ với nhau về chế dộ sinh hoạt, dinh dưỡng của trẻ cũng như trong việc giáo dục, rèn cho trẻ các thói quen, hành vi tốt trong việc chăm sóc đảm bảo sức khỏe của bản thân. Có như vậy, trẻ mới có điều kiện để phát triển thể chất cũng như phát triển toàn diện về tất cả các mặt: Đức- Trí- Thể- Mỹ một cách tốt nhất. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Tình hình chung Địa bàn trường mầm non nơi tôi công tác có trình độ dân trí đa dạng, nhân dân hiếu học, Đảng, chính quyền địa phương luôn coi trọng việc xây dựng và quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Trường mầm non nơi tôi đang công tác đã đạt chuẩn Quốc Gia mức độ 1 vào năm 2012. Trường có cơ sở vật chất khang trang đẹp dẽ. Có sân chơi rộng rãi thoáng mát dành cho trẻ. Năm học 2014 – 2015, tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổi với tổng số trẻ hiện giờ là 41 cháu, trong đó nam là 17 cháu, nữ là 14 cháu. Lớp có 3 cô trình độ chuyên môn đều đạt chuẩn. Với đặc điểm tình hình nêu trên, khi thực hiện đề tài “Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và sức khỏe” tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: 2. Thuận lợi: Được sự quan tâm của phòng Giáo dục và Đào tạo, sự quan tâm của Ban giám hiệu, nhà trường đã đầu tư về đồ dùng, cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, nhà trường còn xã hội hóa được mỗi lớp 1 máy điều hòa nhiệt độ 2 chiều, giúp trẻ ấm áp trong những ngày trời lạnh và mát mẻ trong những ngày hè nóng bức. Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham quan, kiến tập và thực hành tại lớp, luôn quan tâm, nhiệt tình giúp đỡ, chỉ đạo sát sao về chuyên môn, luôn đóng góp ý kiến để nâng cao hình thức, nghệ thuật giảng dạy. Đặc biệt Ban giám hiệu luôn chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của giáo viên, để chúng tôi có thêm sức mạnh yêu nghề và yên tâm công tác. Bản thân tôi là một giáo viên trẻ, yêu nghề, ham học hỏi, luôn tìm tòi sáng tạo các nguyên vật liệu, phụ liệu để làm thêm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt ... đó. Ví dụ: Ngay từ khi chuyển mùa, khi thời tiết ẩm thấp là không gian lí tưởng cho các vi khuẩn gây các bệnh như thuỷ đậu, sởi...tôi đã trao đổi với phụ huynh, nhắc phụ huynh giữ vệ sinh cho trẻ. Cho trẻ ăn nhiều các chất dinh dưỡng để có cơ thể khoẻ mạnh để phòng chống sự xâm hại của các vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, tôi cũng tích cực kêu gọi phụ huynh chú ý giáo dục các kĩ năng, thói quen vệ sinh tốt trong sinh hoạt và ăn uống cho trẻ. Hình ảnh: Giáo viên trao đổi cùng phụ huynh tại bảng tuyên truyền + Bảng tuyên truyền: Bảng tuyên truyền là một phương tiện trao đổi gián tiếp của cô giáo với phụ huynh. Đối với trẻ MGB 3-4 tuổi, tôi đặt ra nhiệm vụ hàng đầu là làm sao có thể giáo dục phát triển thể chất cho trẻ một cách tốt nhất. Và tôi đã sử dụng bảng tuyên truyền như một công cụ của mình. Trong bảng tuyên truyền, tôi sắp xếp nhiều mục để phụ huynh dễ dàng quan sát và chú ý như: Thực đơn trong tháng (Thực đơn tuần chẵn- tuần lẻ), bảng theo dõi cân, đo của trẻ, Phòng dịch theo mùa (Với các thông tin về dịch bệnh, cách phòng, tránh), Thông tin khoa học (các thông tin về nhu cầu dinh dưỡng, khẩu phần hợp lý, các biện pháp phát triển các giác quan cho trẻ...) + Trao đổi thông tin với phụ huynh qua mạng xã hội facebook, zalo: Facebook, zalo là 2 mạng xã hội được phần lớn người dân Việt Nam chúng ta MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 3-4 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VỆ SINH DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE 33 | 36 yêu thích trên khắp cả nước. Đối với các bậc phụ huynh lớp tôi cũng vậy, nhiều gia đình bố mẹ bận rộn không có điều kiện đến đón con và trao đổi trực tiếp với cô giáo. Nếu cứ chờ phụ huynh đến để tuyên truyền, trao đổi trong khi các bậc phụ huynh lại rất bận thì việc tuyên truyền sẽ rất khó thành công. Vì vậy, mạng xã hội lại là cầu nối mới giúp giáo viên chúng tôi và phụ huynh trao đổi để gần gũi nhau hơn. Ưu điểm của các mạng xã hội này là có thể tải lên các video, hình ảnh hàng ngày hoạt động của trẻ. Như vậy, khi có vấn đề gì thắc mắc và cần trao đổi, phụ huynh có thể nói chuyện trực tiếp với tôi và ngược lại. Tôi sử dụng mạng xã hội facebook và zalo cũng như một phương pháp tuyên truyền giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ đến phụ huynh thông qua các tài liệu các bài viết có nội dung liên quan đến sức khỏe được tôi chia sẻ trên mạng. Có thể nói công tác kết hợp với phụ huynh là một việc vô cùng cần thiết. Nó không chỉ tạo mối quan hệ gắn bó giữa cô giáo và phụ huynh mà còn góp phần nâng cao trong việc chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng trẻ đựoc tốt hơn. Tóm lại, việc giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ là một việc làm không hề đơn giản. Nó yêu cầu sự kết hợp, phối hợp lần nhau cả ở gia đình và nhà trường. IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN Qua một thời gian nghiên cứu và thực hiện các biện pháp mà tôi vừa nêu trên, tôi nhận thấy tình hình sức khỏe của trẻ lớp tôi đã tăng lên rõ rệt. Trẻ có ý thức hơn trong việc bảo vệ, giữ gìn sức khỏe của bản thân, kĩ năng vệ sinh cá nhân của trẻ cũng thành thạo hơn. Điều này được thể hiện cụ thể thông qua kết quả ở 2 bảng sau: Bảng khảo sát đánh giá khả năng thực hiện các thói quen tốt trong sinh hoạt, vệ sinh dinh dưỡng của trẻ tháng 4/2015 Tổng số trẻ: 41 Khă năng nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt Giữ gìn sức khỏe và an toàn Trẻ đạt 38/41= 93% 39/41=95% 40/41=97,5% Chưa đạt 3/41= 7% 2/41=5% 1/41=2,5% Như vậy, so với đầu năm: + Số trẻ có khă năng nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe đã tăng 13%. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 3-4 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VỆ SINH DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE 34 | 36 + Số trẻ làm được một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt cũng tăng 10% + Số trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ sức khỏe cũng tăng 17,5%. Ngoài ra, kết quả cụ thể về tình hình sức khỏe, cân nặng của trẻ cũng có những chuyển biến đáng mừng: Bảng theo dõi cân nặng, chiều cao của trẻ tháng 4/2015 Tổng số trẻ 41 Cân nặng Chiều cao SDD BT BP BT TC Số trẻ 1 40 0 41/41 0 Tỷ lệ 2,5% 97,5 % 0 100% 0 Như vậy, số trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi ở lớp tôi đã được giảm đáng kể, không còn trẻ nào thuộc kênh thấp còi, số trẻ suy dinh dưỡng từ 6 trẻ giảm xuống còn 1 trẻ. Tóm lại, sau một thời gian thực hiện các biện pháp giúp trẻ phát triển thể chất thông qua việc giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng và sức khỏe, tôi nhận thấy tình trạng sức khoẻ, thể lực của trẻ lớp tôi đã tăng lên rõ rệt. Trẻ có thể thực hiện các vận động theo yêu cầu của cô cũng như biết ăn uống đa dạng các loại thức ăn hơn, khả năng miễn dịch của trẻ đối với các loại bệnh cũng tốt hơn. Điều này là một động lực rất lớn đối với tôi và càng làm cho tôi thêm phấn khởi, yêu nghề và có nghị lực hơn trong công tác được giao. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 3-4 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VỆ SINH DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE 35 | 36 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN: Trong quá trình thực hiện các biện pháp trong đề tài : “Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và sức khỏe", tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm như sau: - Giáo viên phải nắm vững kiến thức các phương pháp phát triển thể chất, kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ cũng như nắm được đặc điểm phát triển thể chất của trẻ. - Kế hoạch tổ chức, đầu tư phải có nhiều thời gian - Thực hiện tốt công tác chuyên môn, tham mưu để có sự quan tâm, động viên kịp thời và chỉ đạo sâu sát của ban giám hiệu - Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để có sự giúp đỡ theo yêu cầu của nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện. - Chú ý tới chế độ sinh hoạt hàng ngày, thực hiện chăm sóc nuôi dưõng trẻ đúng quy chế. Tích cực rèn luyện, giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ. II. KHUYẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT Để thực hiện tốt hoạt động giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và sức khỏe trong giai đoạn hiện nay, thông qua việc thực hiện các biện pháp trên đã phần nào đạt được một số kết quả như đã nêu. Bản thân tôi xin có một số đề xuất sau: * Đối với nhà trường: - Tiếp tục tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập ở các đơn vị bạn để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. - Đầu tư kinh phí mua thêm một số trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và sức khỏe. - Có các biện pháp, kiến nghị để mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ. * Đối với Phòng Giáo dục: - Hằng năm, Phòng giáo dục nên tăng cường hơn nữa các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp thực hiện các biện pháp giáo dục về dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ - Cung cấp thêm các tiến bộ khoa học kỹ thuật như: Học tập qua băng hình, đĩa ghi hình... để cung cấp thêm tư liệu cho giáo viên. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 3-4 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VỆ SINH DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE 36 | 36 Trên đây là "Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và sức khỏe" của tôi và đã được áp dụng trong năm học 2014 - 2015. Tôi rất mong được các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến để giúp tôi có thêm kinh nghiệm để việc nâng cao phát triển thể chất cho trẻ mầm non 3-4 tuổi đạt hiệu quả cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2015 MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 3-4 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VỆ SINH DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE 37 | 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các hoạt động giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe cho trẻ mầm non (Theo chương trình giáo dục mầm non mới)- NXB giáo dục Việt Nam. Tác giả: Phạm Mai Chi- Vũ Yến Khanh- Nguyễn Thị Hồng Thu. 2. Giáo dục dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp- Viện chiến lược và chương trình giáo dục. Trung tâm nghiên cứu chiến lược và phát triển chương trình giáo dục mầm non- NXB Giáo dục. 3. Cẩm nang chăm sóc sức khỏe trẻ em trong trường mầm non- NXB Giáo dục. Tác giả: TS. Thu Hiền- BS. Hồng Thu- Bs. Anh Sơn. 4. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non- NXB Đại học Sư phạm. Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên)- Lê Thị Kim Anh- Đinh Văn Vang. 5. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non Mẫu giáo bé (3-4 tuổi)- NXB Giáo dục Việt Nam. Tác giả: TS. Trần Thị Ngọc Châm- TS. Lê Thu Hương- PGS.TS. Lê Thị Ánh Tuyết. 6. Phương pháp giáo dục thể chất trẻ em- NXB ĐH Quốc gia Hà Nội- Tác giả: Hoàng Thị Bưởi. 7. Giáo dục học mầm non- NXB ĐH Quốc Gia Hà Nội. Tác giả: Phạm Thị Châu-Nguyễn Thị Oanh- Trần Thị Sinh. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 3-4 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VỆ SINH DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE 38 | 36 MỤC LỤC Tên đề mục Trang A. Đặt vấn đề 1 B. Giải quyết vấn đề 3 I. Cơ sở lí luận 3 II. Cơ sở thực tiễn 4 III. Các biện pháp thực hiện 6 1. Khảo sát, điều tra đối với giáo viên, phụ huynh và học sinh. 6 2. Xây dựng kế hoạch giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ theo từng chủ đề trong năm học 8 3. Tạo môi trường học tập, trang trí góc lớp - làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo, tích hợp giáo dục trẻ. 11 4. Sử dụng biện pháp lặp đi lặp lại. Tích cực lồng ghép giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. 15 5. Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giáo dục vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ thông qua các giờ học và trong giờ hoạt động chiều. 24 6. Tích cực sưu tầm, sáng tạo thơ ca hò vè, đặt lời mới cho các trò chơi vận động dân gian, để giáo dục dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ. 26 7. Kết hợp cùng Ban giám hiệu nhà trường, nhân viên y tế và phụ huynh chú ý giáo dục các kĩ năng vệ sinh dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ. 30 IV. Kết quả thực hiện 33 C. Kết luận và khuyến nghị 35 D. Tài liệu tham khảo
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_the_chat_cho_tre_3_4_tuoi_t.pdf