SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi dân tộc thiểu số Trường Mầm non Kim Thủy
V.I. Lê Nin từng cho rằng “Con người muốn tồn tại thì phải gắn bó với
cộng đồng. Giao tiếp là một đặc trưng quan trọng nhất của con người. Ngôn
ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất”. Trong tiến trình phát triển của
loài người, ngôn ngữ là phương tiện để con người hiểu được nhau và hoạt
động cùng nhau. Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể truyền đạt, tiếp thu
những kinh nghiệm xã hội từ đời này sang đời khác. Nhờ ngôn ngữ mà các
thao tác muôn màu muôn vẽ của tư duy mới thực hiện được. “Ngôn ngữ là cơ
sở của mọi sự phát triển trí tuệ và là kho tàng của mọi kiến thức. Tất cả mọi
sự hiểu biết đều bằng ngôn ngữ, thông qua ngôn ngữ và trở lại cũng bằng
ngôn ngữ” (Usinxki).
Đối với trẻ em, ngôn ngữ là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn
diện. Theo Galperin: Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định tâm lí trẻ em. Nó giúp
trẻ mau chóng trở thành một thành viên của xã hội loài người. Ngôn ngữ là
công cụ hữu hiệu để trẻ mở rộng giao tiếp với thế giới phong phú, đa dạng
xung quanh. Thông qua đó, trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, màu sắc, công
dụng của chúng, biết được cái hay - dở, tốt - xấu để phản ứng cho phù
hợp. Đồng thời nhờ ngôn ngữ, trẻ có thể bày tỏ nguyện vọng của mình từ khi
còn rất nhỏ để người lớn có thể chăm sóc, điều khiển, giáo dục trẻ, tạo điều
kiện cho trẻ tham gia vào hoạt động nhằm góp phần hình thành nhân cách trẻ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi dân tộc thiểu số Trường Mầm non Kim Thủy

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 TUỔI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRƯỜNG MẦM NON KIM THỦY A. Mở đầu V.I. Lê Nin từng cho rằng “Con người muốn tồn tại thì phải gắn bó với cộng đồng. Giao tiếp là một đặc trưng quan trọng nhất của con người. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất”. Trong tiến trình phát triển của loài người, ngôn ngữ là phương tiện để con người hiểu được nhau và hoạt động cùng nhau. Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể truyền đạt, tiếp thu những kinh nghiệm xã hội từ đời này sang đời khác. Nhờ ngôn ngữ mà các thao tác muôn màu muôn vẽ của tư duy mới thực hiện được. “Ngôn ngữ là cơ sở của mọi sự phát triển trí tuệ và là kho tàng của mọi kiến thức. Tất cả mọi sự hiểu biết đều bằng ngôn ngữ, thông qua ngôn ngữ và trở lại cũng bằng ngôn ngữ” (Usinxki). Đối với trẻ em, ngôn ngữ là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện. Theo Galperin: Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định tâm lí trẻ em. Nó giúp trẻ mau chóng trở thành một thành viên của xã hội loài người. Ngôn ngữ là công cụ hữu hiệu để trẻ mở rộng giao tiếp với thế giới phong phú, đa dạng xung quanh. Thông qua đó, trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, màu sắc, công dụng của chúng, biết được cái hay - dở, tốt - xấu để phản ứng cho phù hợp. Đồng thời nhờ ngôn ngữ, trẻ có thể bày tỏ nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để người lớn có thể chăm sóc, điều khiển, giáo dục trẻ, tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào hoạt động nhằm góp phần hình thành nhân cách trẻ. B. Nội dung I. Cơ sở khoa học Nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng đổi mới của ngành giáo dục mầm non hiện nay yêu cầu trẻ được phát triển qua 5 mặt: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẫm mỹ, tình cảm - xã hội. Trong đó nội dung phát triển ngôn ngữ là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng của giáo viên mầm non. Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ. Sự phát triển chậm trễ về mặt ngôn ngữ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Trường mầm non là trường học đầu tiên của trẻ. ở đây trẻ có điều kiện và cơ hội nhiều hơn để phát triển ngôn ngữ. Tuổi mẫu giáo trẻ đang trong quá trình học nói, việc cung cấp vốn ngôn ngữ cho trẻ là nhiệm vụ cần thiết để thực hiện nội dung chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới nhất là Tiếng Việt và đặc biệt là đối với trẻ dân tộc thiểu số. Bởi vì phần đa các cháu dân tộc thiểu số đều dùng tiếng mẹ đẻ trong tất cả các quá trình giao tiếp, chỉ khi được đến trường các cháu mới dùng Tiếng Việt do đó việc tiếp thu lời giảng của cô bằng ngôn ngữ Tiếng Việt là vấn đề vô cùng khó khăn đối các cháu mầm non. Chính vì thế, việc phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số là vấn đề được Đảng và Nhà nước vô cùng quan tâm nhằm hình thành và phát triển những kĩ năng cần thiết cho trẻ trong việc học Tiếng Việt không những ở trong nhà trường phổ thông mà ngay cả trong nhà trường mầm non Tuy nhiên, trong thực tiễn công tác chăm sóc giáo dục trẻ cho thấy, mặc dù trường mầm non đã chú ý việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động nhưng nhiệm vụ này vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa tương xứng với tầm quan trọng của nó. Nhiều giáo viên chưa nhận thức đầy đủ vai trò của công tác này nên hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ chưa đạt hiệu quả cao. II. Cơ sở thực tiễn Năm học 2009-2010, tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo lớn đổi mới kể từ tháng 10 năm 2009 với tổng số cháu là 15. Hầu hết các cháu chưa có ý thức ham học, không chịu đến lớp để học, bản thân tôi trực tiếp đến từng gia đình trẻ để huy động cháu ra lớp. Đến lớp, đa số trẻ không tích cực tham gia vào các hoạt động, khả năng chú ý của trẻ chưa cao, cô và trẻ có sự bất đồng về ngôn ngữ. Đồ dùng học tập đối với trẻ còn nhiều xa lạ. Nhiệm vụ, nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ chưa được đưa ra một cách độc lập và chưa được quan tâm đúng mức. Mặc dù hoạt động này được lồng ghép vào trong các hoạt động khác nhưng chưa đủ bởi chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn hiện nay. Với tình hình thực tế của lớp tôi như vậy, bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ, nhiều lúc thấy vô cùng lo lắng không biết làm gì và làm như thế nào, bằng phương pháp gì để giúp trẻ nhận biết, phát âm chuẩn 29 chữ cái, hiểu và nói được Tiếng Việt một cách trôi chảy, tập tô chữ cái thành thạo. Chính vì điều băn khoăn, trăn trở ấy, bản thân tôi đã tìm tòi, mạnh dạn thực hiện một số biện pháp nhằm giúp trẻ ham thích được đến lớp, ham thích học tập và nhất là ham học hỏi Tiếng Việt để trẻ học tốt tất cả các môn học và tạo đà cho các cấp học sau. 1. Thuận lợi - Bộ GD&ĐT đã xác định rõ việc dạy Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ quan trọng; Sở GD&ĐT đã đưa nội dung này vào kế hoạch nhiệm vụ năm học 2009-2010. - Giáo dục mầm non ngày càng được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, các ngành để nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ. Trường mầm non Kim Thủy được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khá đầy đủ, phòng học rộng, thoáng mát, bàn ghế đẹp, đúng quy cách. - Được sự quan tâm của Phòng giáo dục trang bị cho lớp một máy vi tính nhằm thuận lợi cho việc giảng dạy của giáo viên. - Trẻ trong một lớp ở cùng độ tuổi nên dễ tổ chức hoạt động. Đây là một tiền đề thuận lợi cho việc tổ chức phát triển hoạt động ngôn ngữ cho trẻ. - Bản thân là giáo viên đã đạt chuẩn nên có khả năng tiếp thu và theo kịp chương trình. - Chương trình giáo dục hiện hành có những thay đổi, thuận lợi cho bản thân tôi linh hoạt lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ phù hợp với tình hình thực tế của địa phương sao cho trẻ có thể phát triển ngôn ngữ ở mọi lúc, mọi nơi. - Bản thân tôi nhiều năm liền phụ trách lớp mẫu giáo lớn, là thành viên hội đồng thanh tra, hội đồng chuyên môn của Phòng giáo dục, tham gia tích cực vào các đợt thao giảng, sinh hoạt chuyên môn do Phòng giáo dục, cụm, Nhà trường tổ chức. Từ đó, bản thân tôi đúc rút được nhiều kinh nghiệm. - Một số phụ huynh quan tâm đến việc học của con, họ nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt cho trẻ như thế nào. 2. Khó khăn - Cháu thường dùng tiếng dân tộc, ít hiểu Tiếng Việt nên việc tiếp thu lời giảng của cô hiệu quả không cao. - Khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều, nhiều trẻ còn hạn chế về một số kỹ năng: kỹ năng phát âm, kỹ năng nhận biết mặt chữ, - Phụ huynh các cháu hầu hết đều không biết chữ, ít quan tâm đến việc học hành của con cái nên công tác phối kết hợp với giáo viên để dạy trẻ theo một phương pháp nhất định còn gặp nhiều khó khăn. - Tài liệu phục vụ công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ chưa phong phú nên giáo viên chưa có điều kiện để nắm các nhiệm vụ của hoạt động này. - Đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị phục vụ dạy học còn nhiều thiếu thốn. 3. Điều tra thực tiễn Nội dung Tốt Khá Đạt yêu cầu SL % SL % SL % Nhận biết, phát âm chữ cái 3 20 4 26.6 8 53.3 Phát triển vốn từ 2 13.3 3 20 10 66.6 Trả lời câu hỏi mạch lạc 2 13.3 2 13.3 11 73.3 Kĩ năng tô 3 20 3 20 6 60 III. Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi dân tộc thiểu số trường mầm non kim thuỷ 1. Dạy trẻ nhận biết và luyện phát âm đúng 29 chữ cái Tiếng Việt Nội dung phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt cho trẻ không chỉ là dạy trẻ phát âm, dạy trẻ tập tô chữ cái mà còn dạy trẻ đọc đúng các từ, hiểu được nội dung của từ và biết dùng từ để diễn đạt thành câu. Muốn được như vậy, trước hết ta phải giúp trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái trong Tiếng Việt. Chúng ta biết trẻ nhỏ thường phát âm không chính xác (chẳng hạn: chữ "s" (sờ) phát âm thành “xờ”, Chữ "l" (lờ) phát âm thành “nờ”, những chữ cái có cấu tạo khó "e", “r”, “g”trẻ khó phát âm). Việc phát âm của trẻ không đúng chủ yếu là do cơ quan phát âm của trẻ chưa linh hoạt, chưa nhạy cảm và chưa chính xác. Trẻ chưa biết cách điều chỉnh hơi thở ngôn ngữ và giọng nói cho phù hợp với nội dung nói nên việc phát âm các chữ cái là rất khó. Mặt khác, đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là “dễ nhớ dễ quên”. Vì vậy, các kiến thức mới cung cấp cho trẻ nếu không thường xuyên ôn luyện trẻ sẽ nhanh chóng quên ngay khi lĩnh hội kiến thức khác. Vì vậy, để trẻ phát âm đúng và ghi nhớ chữ cái được lâu cần phải được luyện tập thường xuyên, mọi lúc mọi nơi và thời gian lâu dài. Trước khi cho trẻ làm quen một chữ cái mới, tôi chú ý phát âm mẫu rõ ràng, chính xác và sau đó tập cho trẻ phát âm nhiều lần. Trẻ làm quen không chỉ đơn thuần là chữ cái mà gắn liền với các từ ngữ có ý nghĩa kèm theo hình ảnh hay đồ dùng trực quan, sinh động gây hứng thú cho trẻ. Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen với chữ cái “g” trong chủ điểm “Phương tiện giao thông”, tôi cho trẻ xem tranh nhà ga có nhiều người qua lại và dưới bức tranh có từ “Nhà ga”. Tôi cho xuất hiện thẻ chữ rời được xếp thành từ “Nhà ga”. Trẻ nhận biết trong từ “Nhà ga” có bao nhiêu tiếng? Có mấy con chữ cái? Sau đó tôi cho trẻ tìm và đọc những chữ cái trẻ đã được học. Cứ thế, tôi lần lượt giới thiệu chữ cái mới, phát âm mẫu và cho trẻ phát âm nhiều lần. Tôi chú ý phân tích rõ cấu tạo chữ để trẻ ghi nhớ được sâu hơn cấu tạo của chữ cái và trẻ nhận biết một cách chính xác từng chữ cái. Mặt khác, trong hoạt động mọi lúc mọi nơi, tôi thường chú ý luyện tập cho trẻ nói đúng, sữa sai kịp thời nhất là đối với trẻ yếu. Bên cạnh đó, tôi cũng chú ý giúp cho trẻ nhận biết và phát âm chữ cái dễ dàng thông qua các trò chơi đơn giản nhưng khá hứng thú đối với trẻ. Trẻ ở lứa tuổi này các hoạt động thường được tổ chức dưới hình thức học mà chơi, chơi mà học. Trẻ rất ham thích được học qua hình ảnh trực quan, tổ chức hoạt động thông qua các trò chơi. Nắm bắt được đặc điểm này, tôi đã không ngừng sưu tầm những trò chơi hay, mới lạ trên sách báo, tạp chí để đưa vào dạy trẻ phù hợp theo nội dung từng chủ điểm. Ví dụ : Trò chơi luyện phát âm chữ cái “m” Khi học chữ
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_5_tuoi_dan.pdf