SKKN Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo ở Trường THPT Vĩnh Thắng
Mặt khác xây dựng và phát triển đồi ngũ là đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành giáo dục nói chung và nhu cầu phát triển giáo dục THPT nói riêng, đồng thời đáp ừng nhu cầu phát triển của từng trường THPT. Đội ngũ giáo viên THPT là lực lượng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục, là người trực tiếp thực hiện mục tiêu giáo dục THPT. Đội ngũ giáo viên là người trực tiếp thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục của mỗi nhà trường, là người tạo nên uy tín, chất lượng và hiệu quả của nhà trường. Xây dựng và phát triển đội ngũ còn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của mỗi giáo viên, đáp ứng nhu cầu của người học. Đặc điểm lao động sư phạm của nhà giáo đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải thường xuyên học tập rèn luyện và tự rèn luyện. Nhu cầu phát triển là một trong những nhu cầu cơ bản của mỗi con người.
Vì vậy phấn đấu để được công nhận giáo viên giỏi các cấp là những nhu cầu chính đáng của giáo viên mà các nhà quản lý cần khuyến khích và tạo điều kiện cho họ. Hơn nữa toàn xã hội, ngành giáo dục, các bậc cha mẹ học sinh đều đặc niềm tin, niềm hi vọng vào các thầy giáoTHPT trong việc dạy dỗ con em mình để hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ, phát triển toàn diện con người XHCN, chủ nhân tương lai của đất nước.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo ở Trường THPT Vĩnh Thắng

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO Ờ TRƯỜNG THPT VĨNH THẮNG PHẦN MỞ ĐẤU Giáo viên có vai trò hết sức quan trọng, là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Vì vậy vấn đề xây dựng và phát triển đội ngụ giáo viên đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, thể hiện rõ qua các chỉ thị, nghị quyết: - Nghị quyết TW IV khóa VIII đã nêu: “ Khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên củng như đội ngũ các bộ quản lý giáo dục về chính trị, tư tưởng đạo đức và nâng cao năng lực chuyên môn” - Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng khóa VIII đã nêu: “ Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ sức, đủ tài.” - ChỈ thị 40 của Ban bí thư TW Đảng nhấn mạnh:” Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệm hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát triển nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nồng cốt, có vai trò quan trọng”. Chỉ thị cũng nêu rõ mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, đảm bảo đủ số lượng, nâng cao chất lượng, cân đối về cơ cấu, đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Mặt khác xây dựng và phát triển đồi ngũ là đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành giáo dục nói chung và nhu cầu phát triển giáo dục THPT nói riêng, đồng thời đáp ừng nhu cầu phát triển của từng trường THPT. - Đội ngũ giáo viên THPT là lực lượng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục, là người trực tiếp thực hiện mục tiêu giáo dục THPT. - Đội ngũ giáo viên là người trực tiếp thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục của mỗi nhà trường, là người tạo nên uy tín, chất lượng và hiệu quả của nhà trường. - Xây dựng và phát triển đội ngũ còn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của mỗi giáo viên, đáp ứng nhu cầu của người học. - Đặc điểm lao động sư phạm của nhà giáo đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải thường xuyên học tập rèn luyện và tự rèn luyện. - Nhu cầu phát triển là một trong những nhu cầu cơ bản của mỗi con người. Vì vậy phấn đấu để được công nhận giáo viên giỏi các cấp là những nhu cầu chính đáng của giáo viên mà các nhà quản lý cần khuyến khích và tạo điều kiện cho họ. - Hơn nữa toàn xã hội, ngành giáo dục, các bậc cha mẹ học sinh đều đặc niềm tin, niềm hi vọng vào các thầy giáoTHPT trong việc dạy dỗ con em mình để hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ, phát triển toàn diện con người XHCN, chủ nhân tương lai của đất nước. - Thực tế hiện nay nhiều trường dư hoặc thiếu giáo viên hay không đảm bảo cơ cấu, giáo viên phải dạy chéo ban, dạy nhiều giờ. Ở đâu đó còn có hiện tượng giáo viên xuống cấp về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. (Vi phạm pháp luật, ngược đãi, vi phạm nhân phẩm của học sinh, say rượu bia, cờ bạc), lười bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ không đáp ứng yêu cầu giảng dạy. Vì những lý do trên mà tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo ờ trường THPT Vĩnh Thắng” PHẦN NỘI DUNG I/ Cơ sở lý luận. 1/ Một số khái niệm - Đội ngũ giáo viên là tập hợp số đông người cùng chức năng, nghề nghiệp, hợp thành lực lượng hoạt động trong tổ chức. Đội ngũ giáo viên của tổ chức là nguồn lực trong tổ chức là nguồn lực trong tổ chức đó. - Đội ngũ giáo viên trong trường THPT là nguồn nhân lực của nhà trường bao gồm Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên trong trường. - Xây dựng và phát triển đội ngũ trong trường THPT là nhiệm vụ của người quản lý nhằm xây dưng đội ngũ đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển thực tế xã hội và đất nước, yêu cầu phát triển của giáo dục nói chung và yêu cầu phát triển của nhà trường THPT tại địa phương nói riêng. 2/ Đặc điểm lao đông sư phạm của đội ngũ giáo viên. - Đối tượng của lao động sư phạm của giáo viên là học sinh ở đội tuổi 15- 18, lứa tuổi có sự phát triển cao về tâm, sinh lý. Học sinh có nhu cầu cao về trí tuệ và tình cảm của người thầy. Để đáp ứng những nhu cầu này, người GV cần phải có những kiến thức chuyên môn sâu rộng và có những kiến thức về tâm lý học, giáo dục học. - Phương tiện lao động của người giáo viên là chính nhân cách của người thầy cùng các thiết bị dạy học trong đó nhân cách của người thầy có vai trò quan trọng nhất. GV tác động đến học sinh bằng lời nói, bằng tấm gương, bằng sự thuyết phục, cảm hóa, bằng sự rèn luyện. - Thời gian lao động sư phạm của người giáo viên khó tách bạch ra khỏi thời gian lao động. Bất cứ lúc nào ngay cả khi nghỉ ngơi, đọc sách, giải trí của người giáo viên cũng có thể suy nghĩ về công việc sư phạm của mình. - Hiệu quả và sản phẩm lao động sư phạm của người giáo viên là chất lượng thực hiện mục tiêu đào tạo. Nó được biểu hiện cụ thể ở nhân cách của người học sinh. Đặc điểm này của lao động sư phạm đòi hỏi nhà trường không được phép” sản xuất ra phế phẩm”. Học sinh tốt nghiệp THPT phải đáp ứng được những yêu cầu phát triển của bản thân, gia đình và xã hội. - Lao động sư phạm của người giáo viên THPT mang tính đặc thù về đối tượng, phương tiện, thời gian và sản phẩm lao động. Lao động sư phạm của người giáo viên hết sức phức tạp, tinh tế, đầy khó khăn và có sức mạnh hết sức nặng nề là đạo thế hệ tương lai cho đất nước. Vì vậy đòi hỏi giáo viên THPT cần nhận thức rỏ vị trí, vai trò của mình, có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, không ngừng học tập bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 3/ Tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển đội ngũ: - Xây dựng và phát triển đội ngũ là thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đảng về giáo dục. Nghị quyết TW 2 khóa VIII, chỉ thị 40 CT/TW.. - Xây dựng và phát triển đội ngũ là đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành giáo dục nói chung và nhu cầu phát triển giáo dục THPT nói riêng. - Xây dựng và phát triển đội ngũ đáp ứng yêu cầu phát triển của từng trường THPT. - Xây dựng và phát triển đội ngũ là đáp ứng nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân giáo viên. - Xây dựng và phát triển đội ngũ là đáp ứng nhu cầu của học sinh. 4/ Nội dung và biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ: - Lập quy hoạch nhân sự đội ngũ: Xác định nhu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu về cán bộ quản lý, giáo viên, nân viên nhằm đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường. Công tác này cần được tiến hành thường xuyên để từng nhân sự có điều kiện phấn đấu, để công tác cán bộ của nhà trường được chủ động và hiệu quả. - Tuyển chọn, bổ sung nhân sự: Nhằm đảm bảo đủ số lượng giáo viên, nhân viên như bản quy hoạch đã đề ra. Các nguyên tắc khi tuyển chọn bổ sung nhân sự. + Xuất phát từ nhu cầu thực tế của nhà trường. + Căn cứ vào tiêu chuẩn giáo viên, nhân viên theo quy định. + Dựa vào kết quả nghiên cứu thận trọng và toàn diện. - Phân công , bố trí giáo viên: Đó là việc phân công giáo viên giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm lớp và các công việc khác của nhà trường. Nếu phân công hợp lý sẽ phát huy tối đa tiềm năng của giáo viên, ngược lại nếu phân công, bố trí không hợp lý sẽ làm giảm chất lượng dạy học và giáo dục của họ, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chung của nhà trường. Các yêu câu khi phân công, bố trì giáo viên. + Phù hợp với trình độ đào tạo và năng lực chuyên môn của từng người. + Đảm bảo tính kế thừa để có sự ổn định trong một thời gian nhất định. Các bước tiến hành phân công, bố trí giáo viên. + Yêu cầu cá nhân đề đạt nguyện vọng. + Tổ chuyên môn bàn bạc trên cơ sở đánh giá năng lực giáo viên ở năm học trước. + Hiệu trưởng dựa trên cơ sở phân công của tổ để ra quyết định. - Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên: Bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao hoàn thiện nhân cách của giáo viên, đó là việc bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ, tư tưởng chính trị. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục THPT cần đặc biệt quan tâm đến bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. + Khi tiến hành bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cần đạt các yêu câu sau: Đảm bảo hệ thống và chủ trương bồi dưỡng của vụ giáo dục phổ thông, Sở GD&ĐT, Phòng GD. Đảm bảo tính tích cực chủ động, sáng tạo của giáo viên trong việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Đảm bảo kết hợp hài hòa giữa yêu cầu trước mắt và yêu cầu lâu dài, thực hiện yêu cầu lâu dài là sự đảm bảo vững chắc cho tương lai của từng giáo viên và cả đội ngũ của trường nói riêng và cả ngành học nói chung. Đảm bảo vai trò quản lý và ý thức trách nhiệm của người quản lý trong công tác bồi dưỡng. + Nội dung của bồi dưỡng giáo viên: Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức chính trị nhằm nâng cao nhận thức về thế giới quan, nhân sinh quan của người giáo viên nhằm tạo ra sự nhạy bén, sự mẫn cảm và khả năng thích ứng về mặt xã hội trong công tác đổi mới đất nước hiện nay. Những nhận thức đó tạo nên sức mạnh, niềm tin và lý tưởng của từng giáo viên, từ đó giáo viên nhận thức rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình đối với việc giáo dục học sinh THPT. Bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm cho đội ngũ giáo viên: Lòng nhân ái, tình thương yêu con người là cái gốc của đạo lý làm người, với người giáo viên thì tình thương yêu ấy là cốt lõi, là cội nguồn sâu xa vì lý tưởng nhân văn là đặc trưng cơ bản của giáo dục. Tình thương yêu học sinh là điểm xuất phát của mọi sự sáng tạo sư phạm và làm cho giáo viên có trách nhiệm cao hơn với sứ mệnh cao cả của mình. Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: Bồi dưỡng cho giáo viên nắm vững các kiến thức khoa học cơ bản liên quan đến các môn học trong chương trình THPT để dạy được tất cả các khối lớp của THPT đáp ứng yêu cầu của đối tượng học sinh. Bồi dưỡng các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm như tậm lý học sư phạm, tâm lý học lứa tuổi và phương pháp dạy học ở THPT. Bồi
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_xay_dung_va_phat_trien_doi_ngu.pdf