SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy Luyện từ và câu Lớp 3 ở Trường Tiểu học Cam Thuỷ
Nâng cao chất lượng dạy học phân môn luyện từ và câu (LTVC) nói chung và lớp 3 nói riêng là góp phần tích cực vào thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông (GDPT) và GDTH, nhằm giúp HS hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về Đức, Trí, Thể, Mỹ và các kỹ năng cơ bản khác để HS tiếp tục học lên bậc THCS, đặc biệt góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu môn học Tiếng Việt (TV) ở trường tiểu học (TH).
Đó là hình thành và phát triển kỹ năng sử dụng TV cho học sinh (HS), cung cấp những kiến thức hiểu biết sơ giản về TV và văn học.góp phần bồi dưỡng, phát triển nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa; bồi dưỡng cho HS lòng yêu TV, yêu tiếng mẹ đẻ, khai thác những cái hay, cái đẹp của TV góp phần giữ gìn sự trong sáng TV.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy Luyện từ và câu Lớp 3 ở Trường Tiểu học Cam Thuỷ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 3 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC CAM THUỶ Họ và tên: hoàng thị sáng Hiệu trởng Tiểu học Cam Thủy Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy LTVC lớp 3 ở trường TH cam Thủy Đặt vấn đề: Nâng cao chất lượng dạy học phân môn luyện từ và câu (LTVC) nói chung và lớp 3 nói riêng là góp phần tích cực vào thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông (GDPT) và GDTH, nhằm giúp HS hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về Đức, Trí, Thể, Mỹ và các kỹ năng cơ bản khác để HS tiếp tục học lên bậc THCS, đặc biệt góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu môn học Tiếng Việt (TV) ở trường tiểu học (TH). Đó là hình thành và phát triển kỹ năng sử dụng TV cho học sinh (HS), cung cấp những kiến thức hiểu biết sơ giản về TV và văn học...góp phần bồi dưỡng, phát triển nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa; bồi dưỡng cho HS lòng yêu TV, yêu tiếng mẹ đẻ, khai thác những cái hay, cái đẹp của TV góp phần giữ gìn sự trong sáng TV. Nội dung đề tài: I- Phần cơ sở lý luận, cơ sở khoa học và thực tiễn: Môn TV ở TH chiếm một vị trí hết sức quan trọng đối với chương trình giáo dục tiểu học (CT GDTH). Nó là môn học công cụ để giúp HS học tốt các môn học khác, góp phần hình thành và phát triển ở HS các kỹ năng sử dụng TV (Nghe, nói, đọc,viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Môn TV lớp 3 (nói chung) và phân môn LTVC lớp 3 (nói riêng) lại có một vị trí khá quan trọng trong CT dạy học TV ở TH. Nó vừa thực hiện nhiệm vụ củng cố, kết thúc giai đoạn đầu của CT GDTH (lớp 1-2-3) đồng thời có nhiệm vụ mở ra một giai đoạn mới-giai đoạn 2 (lớp 4-5). NQ 40/QH khoá 10 đã định rõ việc đổi mới CT-SGK ở GDTH nói chung và bậc TH nói tiêng phải thực hiện một cách đồng bộ từ đổi mới CT-SGK đến đổi mới phương pháp dạy học, quan điểm biên soạn đến CSVC, trang thiết bị, công tác quản lý, đánh giá... trong đó quan điểm biên soạn sách nhất là sách TV ở TH tập trung vào 3 vấn đề: Quan điểm tích hợp Quan điểm giao tiếp Quan điểm tích cực hoá các hoạt động học tập của HS. Vị trí và những quan điểm biên soạn sách nêu trên hết sức quan trọng đối với GV trong việc dạy học TV lớp 3 và phân môn LTVC nhất là việc lựa chọn phương pháp cũng như cách thức tiến hành các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Sách giáo khoa TV 3 nói chung và phân môn LTVC nói riêng đã tạo điều kiện, cơ hội để GV thực hiện đổi mới cách dạy, cách học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học. Trong quá trình thực hiện nhiều GV đã bám sát quan điểm biên soạn và vị trí môn học để tiến hành thực hiện dạy học có hiệu quả khá tốt. Song bên cạnh đó vẫn còn nhiều GV chưa xác định hết vị trí và tầm quan trọng cũng như chưa thực sự hiểu một cách sâu sắc quan điểm biên soạn, chưa nghiên cứu kỹ SGK, nhất là không đặt bài dạy trong hệ thống KT,KN môn học nên bài dạy rời rạc, dạy tiết nào biết tiết đó nên chưa phát huy hết khả năng HS, hiệu quả thấp. * Thực trạng dạy học phân môn LTVC lớp 3 ở trường TH Cam Thủy. - Những ưu điểm: GV đã được tập huấn, nắm được nội dung, phương pháp dạy học, biết bám sát mục tiêu để lập KH bài dạy. Một số GV đã tổ chức được các hoạt động dạy-học khá hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều GV còn nhiều hạn chế trong quá trình dạy học nói chung và LTVC (nói riêng) với những hạn chế nổi bật sau: - Thiếu nghiên cứu kỹ SGK, dạy bài nào biết bài đó (chưa đặt bài dạy vào hệ thống KT,KN của môn học, tiết học) nên thiếu củng cố, khắc sâu, mở rộng cho HS. - Tiết dạy rời rạc, chưa thể hiện được mối quan hệ của các bài tập trong một bài học. - Việc lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học còn mang tính hình thức, chiếu lệ, chưa phù hợp với yêu cầu, nội dung từng bài... - Không phát huy được tính chủ động, sáng tạo của HS. Qua dự giờ, khảo sát riêng phân môn LTVC cho thấy: Số tiết dự/ khối lớp Kết quả Khối/lớp Số tiết dự Đạt khá, tốt Đạt yêu cầu và có hạn chế Tổng Số Cơ bản đạt được các yêu cầu Thiếu hệ thống Rời rạc chưa thể hiện mối quan hệ trong các BT Lựa chọn PP hình thức chưa phù hợp Chưa phát huy Khối 2 4 1 1 1 1 3 Khối 3 10 2 2 3 1 7 8 Khối 4 4 1 1 1 1 1 3 Khối 5 4 1 2 2 3 3 3 Cộng 22 5 5 7 6 12 17 Qua bảng phân loại tiết dạy trên cho thấy: -Tỷ lệ GV dạy TTVC (nói chung) và lớp 3: đạt khá, tốt 5/22 tiết (tỷ lệ 22,7%) trong đó lớp 3: 2/10 tiết. - Tỷ lệ GV dạy đạt yêu cầu (mắc vào những hạn chế cơ bản): 17/22 (tỷ lệ 81,9% ) trong đó lớp 3: 8/10 tiết (tỷ lệ 80%) Kết quả chất lượng phân môn đọc hiểu trong đó LTVC ở đợt 1 cũng còn nhiều hạn chế. (số liệu chất lượng Đọc hiểu khối 3 đợt 1): Khối 3: TB: 74%; KG: 20% Trước thực trạng trên, là người quản lý chỉ đạo tôi luôn băn khoăn, trăn trở, làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy- học LTVC của các lớp nói chung và lớp 3 (nói riêng)? Đó chính là lý do tôi chọn và thực hiện đề tài này. II- Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy học LTVC lớp 3 ở trường TH Cam Thủy, Lệ Thủy. 1- Biện pháp 1: Chỉ đạo GV hệ thống hoá một số dạng bài tiêu biểu trong LTVC lớp 3 có liên quan đến lớp 2 và lớp 4: Bảng hệ thống các dạng bài: Hệ thống hoá một số dạng bài Dạng bài ở lớp 3 Đã học ở lớp 2 Sẽ học ở lớp 4 1-Ôn tập về chỉ sự vật 2- Ôn tập về chỉ hoạt động trạng thái 3- Ôn tập về từ chỉ đặc điểm 4- Ôn kiểu câu: Ai là gì? (2 tiết, tuần 2, tuần 4) 5- Ôn kiểu câu: Ai là gì? (2 tiết, tuần 8, tuần 11) 6- Ôn tập kiểu câu: Ai thế nào? (2 tiết, tuàn 14, tuần 17) 7- So sánh: 6 tiết (T1, T3,T5,T7,T10,T12) 8- Nhân hoá: 6 tiết (T19, T21, T23, T25, T28, T33) ở lớp 2 đã học: 2 tiết ở lớp 2 đã học: 2 tiết ở lớp 2 đã học: 1 tiết Lớp 2 đã học 3 tiết Lớp 2 đã học 3 tiết Lớp 2 đã học 3 tiết ở lớp 2: Chưa học ở lớp 2: Chưa học Học tiếp và ở dạng khái quát (danh từ) Học tiếp và ở dạng khái quát (động từ) Học tiếp và ở dạng khái quát (tính từ) Học: Câu kể? Ai là gì? chủ ngữ, vị ngữ... Câu kể: Ai là gì? vị ngữ, chủ ngữ... Câu kể: Ai thế nào? chủ ngữ, vị ngữ... Vận dụng bài vào thực hành ở viết TLV (chứ không có bài riêng) Vận dụng bài vào thực hành ở viết TLV (chứ không có bài riêng) Qua bảng hệ thống nhằm giúp GV: - Có một cách nhìn tổng quát toàn bộ nội dung bài học. - Vừa lại có cách nhìn chuyên sâu vào từng dạng bài, từng mạch KT,KN. - Trên cơ sở đó để thiết kế bài dạy một cách có hệ thống (biết được HS đã có gì? cần gì? và sẽ tiếp tục học thêm gì ở các lớp trên...) 2- Biện pháp 2: Chỉ đạo dạy các dạng bài tiêu biểu LTVC ở lớp 3: ở lớp 3 phân môn LTVC có những dạng bài tiêu biểu sau: - Mở rộng vốn từ. - Ôn luyện kiến thức đã học. - Bước đầu làm quen với các biện pháp tu từ, so sánh và nhân hoá. 2.1- Dạy dạng bài: Mở rộng vốn từ: Đối với kiểu bài này được gắn với chủ điểm được học: Măng non, mái ấm, thành thị, nông thôn, bảo vệ Tổ quốc, sáng tạo, nghệ thuật, thể thao, ngôi nhà chung, bầu trời và mặt đất. Các bài mở rộng vốn từ đều được cấu trúc thông qua hệ thống bài tập. Để dạy tốt dạng bài này, ngoài việc GV cần thực hiện các quy trình giải quyết bài tập mà SGV đã hướng dẫn, GV cần thực hiện tốt các việc sau: Việc 1: Tìm hiểu từ ngữ theo chủ điểm, GV gợi mở đề HS nhớ lại chủ điểm, các từ ngữ làm nổi bật chủ điểm để HS sử dụng vốn hiểu biết, kinh nghiệm, sử dụng tiếng mẹ đẻ để chủ động, tích cực huy động vốn từ. Việc 2: Tìm hiểu nghĩa của từ: Thực hiện một cách nhẹ nhàng, linh hoạt thông qua nhiều hình thức như vấn đáp, trực quan, đặt câu... Việc 3: Hệ thống hoá phân loại vốn từ: Sau khi HS đã huy động từ, GV định hướng cho HS sắp xếp các từ tìm được theo hệ thống và phân loại từ. Ví dụ: Dạy bài: Mở rộng vốn từ về thiếu nhi (tuần 2) Sau khi HS thảo luận BT 1, GV định hướng cho HS huy động kết quả theo nhóm như sau: - Từ ngữ chỉ trẻ em: Thiếu nhi, nhi đồng, thiếu niên, trẻ nhỏ, trẻ con... - Từ ngữ chỉ tính nết trẻ em: Ngoan ngoản, lễ phép, ngây thơ, hồn nhiên... - Từ ngữ chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em: Thương yêu, yêu quí, quan tâm, săn sóc, nâng nui... Việc 4: Luyện cách sử dụng từ: Thông qua việc trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi, đặt câu... (thông qua hệ thống BT tiếp). Ví dụ: Trở lại với bài: Mở rộng vốn từ về thiếu nhi ( tuần 2). BT2: (SGK) có dạng: Tìm các bộ phận của câu trả lời câu hỏi: Ai (cái gì? con gì?): VD: Ai là măng non đất nước. Thiếu nhi là măng non đất nước. BT3: (SGK): Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm: VD: Thiếu nhi là những chủ nhân tương lai của Tổ quốc * Tóm lại: Khi dạy dạng bài mở rộng vốn từ: GV cần thực hiện tốt 4 việc trên, để thực hiện 4 việc trên, GV cần nghiên cứu kỹ SGK, hệ thống bài tập, nắm mối quan hệ giữa các bài tập nhằm giúp HS nắm KT,KN một cách có hệ thống. Vừa mở rộng vốn từ, vừa giúp HS hiểu nghĩa, phân loại từ lại vừa luyện cách sử dụng từ (luyện từ) được mở rộng trong mối quan hệ giáo tiếp...) - đây là dạng bài tập mở nên khi dạy GV cần linh hoạt tạo điều kiện giúp HS tích cực mở rộng vốn hiểu biết đồng thời cũng hết sức nhanh nhạy, tinh ý phát hiện lỗi ở HS để chủ động trong các tình huống. 2.2- Dạy dạng bài ôn luyện kiến thức đã học ở lớp 2: * Bao gồm các kiểu bài: + Ôn các từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, trạng thái, từ chỉ đặc điểm (chủ yếu thông qua bài tập có yêu cầu nhận diện). + Ôn các kiểu câu đã học ở lớp 2: Ai là gì? Ai (cái gì, con gì) là gì? Ai thế nào. Thông qua các dạng bài tập: Trả lời câu hỏi, tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi cho từng bộ phận, đặt câu theo mẫu, ghép các bộ phận thành câu. + Ôn về một số dấu câu cơ bản: Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than (thông qua các dạng bài tập). * Cách dạy từng kiểu bài: 2-2-1: Dạng bài: Ôn tập về từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, trạng thái, từ chỉ đặc điểm: Khi dạy các dạng bài trên GV cần là
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nham_nang_cao_chat_luong_day_l.pdf