SKKN Lồng ghép nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào công việc quản lý và xây dựng nhà trường
Để thực hiện tốt cuộc vận động và“ Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh” đây là một việc làm hết sức cần thiết vì nó là một tài
sản vô cùng qúi báu của Đảng ta, của dân tộc ta và cũng là một trong những
cơ sở của nền giáo dục Việt Nam. Cũng chính vì lẽ đó mà bản thân tôi luôn
trăn trở mình là một người lãnh đạo trong công tác trồng người cần phải làm
gì? Để đưa nhà trường tiến bộ và phát triển theo yêu cầu của giáo dục hiện
nay. Trong những năm qua bộ chính trị đã triển khai nghị quyết 03- CT/TW
về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Tôi khẳng định rằng tư tưởng tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ và sâu rộng về ý thức tu dưỡng rèn luyện
đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, đẩy lùi suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức lối sống và các tệ nạn xã hội tham nhũng tiêu cực.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Lồng ghép nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào công việc quản lý và xây dựng nhà trường

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP NỘI DUNG “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH” VÀO CÔNG VIỆC QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG NHÀ TRƯỜNG LÒNG GHÉP NỘI DUNG “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH” VÀO CÔNG VIỆC QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG NHÀ TRƯỜNG MỤC LỤC Trang I. PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 4 1. Lý do chọn đề tài......................................................................................... 4 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài ..................................................................... 5 3. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................ 5 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: ..................................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................ 5 II. PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................... 5 1. Cơ sở lý luận ............................................................................................... 5 2. Thực trạng:.................................................................................................. 6 a. Về thuận lợ i - Khó khăn: ............................................................................ 7 b. Thành công, hạn chế: .................................................................................. 8 c. Mặt mạnh, mặt yếu: ..................................................................................... 8 d. Các nguyên nhân yếu tố tác động: ............................................................... 9 3. Giải pháp, biện pháp: ..................................................................................... 9 a, Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: .............................................................. 9 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp biện pháp.................................. 9 c. Điều kiện thực hiện các giải pháp trên ....................................................... 12 d. Mối quan hệ giữa các giải pháp biện pháp................................................. 17 e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: ................. 17 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. 17 III/ PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .......................................................... 18 1. Kết luận .................................................................................................... 18 2. Kiến nghị .................................................................................................. 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 20 DANH MỤC HÌNH Trang Hình1: Ảnh những phế liệu đã không còn sử dụng. Nhưng tập thể giáo viên trường MN Hoa Lan đã tái chế được thành những bộ đồ dùng,đồ chơi cho học sinh học tập ....................................................................................... 10 Hình 2: Giấy khen giáo viên nhà trường đạt giải A cấp huyện hội thi kể chuyện về “tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ............................................. 11 Hình 3: Ảnh giáo viên đang kể chuyện về Bác cho học sinh lớp lá về chủ đề quê hương đất nước Bác Hồ Hình 4: Hình ảnh nhà trường từ ngày đầu mới thành lập (năm 2005) ........ 13 Hình 5: Hình ảnh nhà trường sau 7 năm hình thành và phát triên ............. 14 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI LÒNG GHÉP NỘI DUNG “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH” VÀO CÔNG VIỆC QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG NHÀ TRƯỜNG I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Để thực hiện tốt cuộc vận động và“ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đây là một việc làm hết sức cần thiết vì nó là một tài sản vô cùng qúi báu của Đảng ta, của dân tộc ta và cũng là một trong những cơ sở của nền giáo dục Việt Nam. Cũng chính vì lẽ đó mà bản thân tôi luôn trăn trở mình là một người lãnh đạo trong công tác trồng người cần phải làm gì? Để đưa nhà trường tiến bộ và phát triển theo yêu cầu của giáo dục hiện nay. Trong những năm qua bộ chính trị đã triển khai nghị quyết 03- CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tôi khẳng định rằng tư tưởng tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ và sâu rộng về ý thức tu dưỡng rèn luyện đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và các tệ nạn xã hội tham nhũng tiêu cực. - Năm học 2012-2013 là năm học phát huy tinh thần lao động sáng tạo của mỗi cán bộ giáo viên góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục và tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” xuất phát từ đó bản thân tôi nhận thức rằng rèn luyện đạo đức và tự học để phấn đấu vươn lên. Để thực hiện được điều này, tôi tự thấy mình là người Đảng viên được rèn luyện và tu dưỡng, học tập tấm gương của Bác phải có tinh thần phấn đấu, vượt khó và phối hợp tốt cùng các ban nghành , đoàn thể để luôn giữ vững nhà trường tiên tiến cấp huyện và tiến tới đạt trường chuẩn quốc gia vào năm 2014-2015. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài - Trường Mầm Non Hoa Lan được tách ra từ trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân từ tháng 12 năm 2005. Trường được tách ra nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục Mầm non trên địa bàn xã EaTóh cũng như sự nghiệp giáo dục nói chung, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phòng giáo dục huyện Krông Năng. Nhiệm vụ của đề tài là vận dụng việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, qua việc làm thực tế của bản thân để hoàn thành tốt nghĩa vụ của người Đảng viên và làm tốt công tác chỉ đạo và quản lý trong nhà trường. Qua một thời gian phấn đấu và tự rèn luyện về học tập và làm theo tấm gương của Bác cho đến nay đã có sự tiến bộ rõ rệt so với những năm đầu mới thực hiện. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Vận dụng giữa học tập lý luận, chuyên môn để lãnh đạo tập thể hội đồng sư phạm trong nhà trường phát triển tốt về mọi mặt. Đối tượng áp dụng là con người trong tập thể nhà trường. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: - Vận dụng việc học tập và làm theo tấm gương của Bác vào công tác chỉ đạo tập thể để phấn đấu rèn luyện. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Vận dụng từ tình hình thực tiễn, qua cơ sở lý luận được học tập qua tài liệu, qua những câu chuyện về Bác được thể hiện trong hội thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để rút ra phương pháp nghiên cứu. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận - Là một người bí thư chi bộ, hiệu trưởng nhà trường tôi luôn luôn vận động tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nêu cao tinh thần học tập và làm theo tấm gương của Bác thông qua nhiều hoạt động, nhiều phong trào như phổ biến các câu nói hay, thi kể chuyện về tấm gương đạo đức của Bác, mở các hội thi sưu tầm tranh ảnh các bài thơ, bài hát ca ngợi về Bác Hồ để thi trong nhà trường. - Tạo góc sách tư liệu về Bác cho cán bộ giáo viên nhân viên, phụ huynh, học sinh tham khảo. - Cán bộ giáo viên trong nhà trường đều nhiệt tình, có trách nhiệm trong công tác giảng dạy, đã tham gia đầy đủ các phong trào do cấp trên, ngành, trường phát động. 2. Thực trạng: - Vấn đề nghiên cứu: Vận dụng tốt việc học tập và làm theo tấm gương của Bác trong công tác điều hành quản lý lãnh đạo các phong trào trong trường học. - Một là xây dựng đội ngũ có ý thức trách nhiệm cao, có tinh thần đoàn kết, thương yêu chung sức chung lòng cùng nhau xây dựng nhà trường vững mạnh. - Hai là xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu hiện tại của giáo dục mầm non. - Ba là tham mưu tốt với các cấp các nghành quan tâm tạo điều kiện cho nhà trường trong các mặt hoạt động. - Bốn là tạo uy tín tốt, phối hợp chặt chẻ với gia đình, nhà trường và xã hội. - Năm là quan tâm chăm sóc dạy dỗ học sinh và giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, mồ côi, gia đình nghèo. - Sáu là học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho tất cả cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường. - Bảy là làm tốt công tác phát triển Đảng. - Tám là thực hiện đúng chế độ chính sách đối với cán bộ giáo viên trong nhà trường và giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn đảm bảo yên tâm công tác. a. Về thuận lợi - Khó khăn: * Thuận lợi: - Ban giám hiệu nhà trường luôn luôn được sự quan tâm của các cấp các nghành đã cung cấp tư liệu, hình ảnh và phát động các phong trào, hội thi về “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Tập thể hội đồng sư phạm trong nhà trường, yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình trong quá trình công tác, có tinh thần đoàn kết cùng nhau hoàn thành suất sắc nhiệm vụ. - Nhà trường thường xuyên phát động các phong trào như: sưu tầm các tranh ảnh, bài hát câu chuyện, tổ chức các hội thi về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho cán bộ giáo viên. - Tạo góc sách tư liệu về Bác cho bán bộ giáo viên và phụ huynh học sinh xem - 95% cán bộ, giáo viên đạt trình độ chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ luôn được sự quan tâm giúp đở của nghành chủ quản, cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, Hội cha mẹ học sinh. Điều kiện kinh tế của cán bộ giáo viên ổn định an tâm công tác. * Khó khăn: - Do đặc thù của nghành học giáo viên phải dạy hai buổi trên ngày nên việc sưu tầm về các tư liệu và tổ chức các hội thi còn có phần hạn chế. - Cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi còn hạn chế nên có phần ảnh hưởng tới công tác dạy và học của nhà trường. - Các lớp học ở các thôn buôn còn phải học nhờ hội trường thôn và một số thôn chưa mở được lớp học cho nên huy động số trẻ 3 đến 4 tuổi chưa cao. - Năm đầu tiên nhà trường tổ chức mở bán trú nền có phần gặp khó khăn trong công tác quản lý. - Khuôn viên nhà trường thiếu chiều rộng nên không đủ diện tích để xây dựng phòng học đáp ứng tốt kế ho
File đính kèm:
skkn_long_ghep_noi_dung_hoc_tap_va_lam_theo_tam_guong_dao_du.pdf