SKKN Giúp học sinh học tốt một số bài học về môn Tự nhiên - Xã hội thông qua trò chơi Đối - Đáp, đố - Giải

“Trò chơi học tập” là một trong những phương pháp dạy học môn Tự nhiên

và Xã hội nhằm phát huy tính tích cực của học sinh tiểu học. Trong các tiết

Tự nhiên và Xã hội, việc tổ chức cho học sinh chơi vào bất cứ phần nào của

bài học đều rất quan trọng vì nó làm thay đổi hình thức học tập, làm không

khí lớp thật thoải mái, dễ chịu hơn, tiếp thu tự giác tích cực hơn, củng cố

hóa kiến thức vững chắc hơn.

Một trong những trò chơi học tập chúng tôi chọn để sử dụng khi dạy

một số bài thuộc chủ đề của môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 là trò chơi đối –

đáp, đố - giải. Trò chơi này đã tạo động lực kích thích hứng thú học tập của

học sinh, rèn luyện năng lực tư duy, óc tưởng tượng, khả năng luận giải, linh

hoạt cho học sinh. Qua đó bồi dưỡng cho học sinh năng lực thẩm mỹ, năng

lực cảm thụ văn học và sử dụng ngôn ngữ.

pdf 13 trang Huy Quân 31/03/2025 120
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giúp học sinh học tốt một số bài học về môn Tự nhiên - Xã hội thông qua trò chơi Đối - Đáp, đố - Giải", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giúp học sinh học tốt một số bài học về môn Tự nhiên - Xã hội thông qua trò chơi Đối - Đáp, đố - Giải

SKKN Giúp học sinh học tốt một số bài học về môn Tự nhiên - Xã hội thông qua trò chơi Đối - Đáp, đố - Giải
Phòng giáo dục và đào tạo quận Liên chiểu 
trường tiểu học bùi thị xuân 
******* 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MỘT SỐ 
BÀI HỌC VỀ MÔN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 
THÔNG QUA TRÒ CHƠI ĐỐI - ĐÁP, ĐỐ - 
GIẢI 
Giáo viên: Nguyễn Thị Tuyết Vân 
Chủ nhiệm lớp : 3/1 
Năm học 2009 - 2010 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
“Trò chơi học tập” là một trong những phương pháp dạy học môn Tự nhiên 
và Xã hội nhằm phát huy tính tích cực của học sinh tiểu học. Trong các tiết 
Tự nhiên và Xã hội, việc tổ chức cho học sinh chơi vào bất cứ phần nào của 
bài học đều rất quan trọng vì nó làm thay đổi hình thức học tập, làm không 
khí lớp thật thoải mái, dễ chịu hơn, tiếp thu tự giác tích cực hơn, củng cố 
hóa kiến thức vững chắc hơn. 
 Một trong những trò chơi học tập chúng tôi chọn để sử dụng khi dạy 
một số bài thuộc chủ đề của môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 là trò chơi đối – 
đáp, đố - giải. Trò chơi này đã tạo động lực kích thích hứng thú học tập của 
học sinh, rèn luyện năng lực tư duy, óc tưởng tượng, khả năng luận giải, linh 
hoạt cho học sinh. Qua đó bồi dưỡng cho học sinh năng lực thẩm mỹ, năng 
lực cảm thụ văn học và sử dụng ngôn ngữ. 
 Tuy mới thực hiện một năm nhưng chúng tôi thấy phương pháp này 
đem lại kết quả cao, tác động tích cực đến việc tiếp thu kiến thức cơ bản ban 
đầu và thiết thực về tâm lý của trẻ: 
 +Về con người và sức khỏe: Học sinh hiểu biết một số hiện tượng 
trong tự nhiên và xã hội, biết tự chăm sóc bản thân, biết diễn đạt những hiểu 
biết của mình về sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên, xã hội. 
 +Hình thành và phát triển những thái độ, hành vi: biết yêu thiên nhiên, 
gia đình, trường học, quê hương. Hiểu biết đơn giản từ cuộc sống xã hội 
xung quanh đến thiên nhiên rộng lớn, từ cấy cối, con vật thường gặp đến mặt 
trời, trái đất, mặt trăng 
 Vì vậy, chúng tôi xin trình bày kinh nghiệm này qua đề tài: “Giúp học 
sinh lớp 3 học tốt một số bài học về môn Tự nhiên và xã hội thông qua trò 
chơi đối-đáp, đố-giải” 
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
1. Chuẩn bị 
*Biện pháp 1: 
Giáo viên nắm vững nội dung chương trình sách giáo khoa “Tự nhiên 
và Xã hội lớp 3” và “Phương pháp dạy học môn Tự nhiên-xã hội lớp 3”. 
 Nội dung cụ thể của chủ đề tự nhiên gồm các bài: 
Bài số Tên bài 
Bài 40 Thực vật 
Bài 41-42 Thân cây 
Bài 43-44 Rễ cây 
Bài 45 Lá cây 
Bài 46 Khả năng kì diệu của lá cây 
Bài 47 Hoa 
Bài 48 Quả 
Bài 49 Động vật 
Bài 50 Côn trùng 
Bài 51 Tôm, cua 
Bài 52 Cá 
Bài 53 Chim 
Bài 54-55 Thú 
Bài56-57 Thực hành: Đi thăm thiên nhiên 
Bài 58 Mặt trời 
Bài 59 Trái đất, quả địa cầu 
Bài 60 Sự chuyển động của trái đất 
Bài 61 Trái đất là một hành tinh trong hệ mặt trời 
Bài 62 Mặt trăng là vệ tinh của trái đất 
Bài 63 Ngày và đêm trên trái đất 
Bài 64 Năm, tháng và mùa 
Bài 65 Các đới khí hậu 
Bài 66 Bề mặt trái đất 
Bài 67-68 Bề mặt lục địa 
Bài 69-70 Ôn tập và kiểm tra học kì II: Tự nhiên 
*Biện pháp 2: 
 Sưu tầm và chọn lọc những câu đố có nội dung phù hợp với bài học, 
phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 3, phù hợp với trình độ của học 
sinh. Ví dụ: 
-Bài số 58: Mặt trời 
 “Có ông mà chẳng có bà 
 Suốt ngày tỏa nắng la cà trời cao” 
 (Đố là gì?) 
 Đáp án: Mặt trời. 
-Bài số 62: Mặt trăng là vệ tinh của trái đất 
“Hai anh cùng ở một hàng 
Thế mà mặt đỏ mặt vàng khác nhau 
Lững lờ đi trước về sau 
Hàng năm họa có gặp nhau đôi lần” 
 (Đố là gì?) 
 Đáp án: Mặt trời mặt trăng. 
-Bài số 59: Trái đất, quả địa cầu 
 “Núi sông nào thấy núi sông 
Ruộng đông, biển cả cũng không thấy hình 
Vậy mà bao lớp học sinh 
Thấy năm châu thấy nước mình ở đây” 
 (Đố là gì?) 
 Đáp án: Quả địa cầu. 
-Bài số 29: Các hoạt đông thông tin liên lạc 
 “Đặt đâu nằm đấy vậy thôi 
Mà hay nói chuyện đất trời, đông, tây 
Sớm chiều ca hát vui say 
Biết cả đêm ngày, mưa nắng, tài chưa” 
 (Đố là cái gì?) 
 Đáp án: Máy thu thanh(radio, đài). 
-Bài 66: Bề mặt của trái đất 
 “Nghìn năm lặng lẽ âm thầm 
Mưa dông, bão tố, sóng gầm nào than 
Nuôi cho cây trái ngút ngàn 
Luyện nên vị ngọt chứa chan dòng đời” 
 (Đố là gì?) 
 “Tôi là con của núi rừng 
Miền xuôi yêu dấu muôn trùng tôi qua 
Tôi mang tiếng núi thiết tha 
Thầm thì với biển bao la trọn tình” 
 (Đố là gì?) 
 Đáp án: Đất, nước. 
-Bài 48: Quả 
 1. “Tên em không thiếu không thừa 
Tấm lòng vàng ngọt, ngon vừa lòng anh” 
2. “Mình vàng thì mặc áo vàng 
 Đi ra ngoài đàng, ai cũng muốn thơm” 
3. “Quả gì vỏ sắt vàng tươi 
 Ruột ăn thơm ngọt, mọi người đều ưa 
 Chỉ riêng mấy chú "bò hư" 
 Mùa thi rất sợ, rất lo dẫm vào" 
 4. "Mình tròn lông mọc rậm rì 
 Sao không uống rượu mặt thì đỏ au 
 Cởi trần da trắng phau phau 
 Đã chẳng có đầu, lại chẳng có đuôi" 
 5. "Chân chẳng đến đất, cột chẳng đến trời 
 Lơ lửng giữa trời mà đeo bị nước" 
 6. "Trẻ thì không mở mắt ra 
 Đến khi về già mới mở mắt trông" 
Đáp án: (1) Quả đu đủ 
 (2) Quả thị 
 (3) Quả chuối 
 (4) Quả chôm chôm 
 (5) Quả dừa 
 (6) Quả na, mãng cầu 
-Bài 52: Cá 
1.“ Cá gì nghe nói như gạo nấu ra?“ 
2. Cá gì hụt cẳng chết chìm dưới sâu? 
3.Cá gì đủ chữ, xứng câu? 
4.Cá gì trốn học, nhảy rào rong chơi? 
Đáp án: 
1.Cá cơm 
2.Cá đuối 
3.Cá đối 
4.Cá chuồn 
-Bài 53: Chim 
1.“Chim gì có cánh không bay 
Chỉ bơi với lặn suốt ngày dưới băng?“ 
2.“ Chim gì nẻo gõ rất hăng 
Bắt sâu bắt bọ cho bằng sạch cây ?’ 
3. “ Chim gì bắt chước rất hay 
Dạy nó nói được tiếng Tây, tiếng Tàu?” 
4. “Chim gì ở tận hang sâu 
Nhả giải làm tổ, quản đâu mệt mình ” 
5. “ Chim gì biểu tượng hòa bình 
Cả nhân loại lẫn chúng mình đều yêu” 
Đáp án: 1. Chim cánh cụt; 2. Chim gõ kiến; 3. Chim vẹt; 4. Chim yến; 
5. Chim bồ câu 
 -Bài 54-55: Thú 
 1. “ Khen ai dạ sáng như đèn 
Tối trời như mực biết bạn quen mà mừng” 
2. “ Bốn ông đập đất 
Một ông phất cờ 
Hai bà tiên quạt 
Rồng đưa mía trời 
Hai răng chìa ra rõ dài 
Răng mà không phải để nhai mới kì” 
3. “ Con gì nhảy nhót leo trèo 
Mình đầy lông lá, nhăn nheo làm trò” 
4. “ Con gì lông mượt 
Đầu có hai sừng 
Lúc ra cánh đồng 
Cày bừa rất giỏi 
5. “ Lông vằn, lông vệnh, mắt xanh 
Dáng đi uyển chuyển nhe nanh tìm mồi 
Thỏ , nai gặp phải hỡi ôi ! 
Muôn thú khiếp sợ tôn ngôi chúa rừng” 
-Đáp án: 1. Chó 
 2. Voi 
 3. Khỉ 
 4. Bò(Trâu) 
 5. Hổ 
+Thú nhà : Chó, Bò(Trâu) 
+Thú rừng: Voi, khỉ, hổ 
(Người ta nuôi : Khỉ) 
Chúng đều là thú vì có: lông, mao, đẻ con, nuôi con bằng 
sữa 
Bài 50: Côn trùng 
1. “ Vừa bằng hạt đỗ, ăn giỗ cả làng” 
2. “Vừa bằng hạt thóc biết bay 
Đi đêm mang đuốc , ban ngày thì không” 
3. “Quen thói ăn đêm 
 Như là kẻ trộm” 
4. “ Cánh tôi rất mỏng 
 Tên gọi hai lần 
Bay vừa: Tôi báo trời râm 
 Bay cao: Trời nắng; thấp dần: trời mưa” 
5. “Con gì nho nhỏ 
 Trông giống con sâu 
 Miệng ăn lá dâu 
 Nhả tơ vàng óng” 
6. “Con gì sặc sỡ 
 Hay bay lượn rập rờn 
 Trên vườn hoa đua nở 
 Làm đẹp thêm muôn phần” 
7. “Con gì bé tí 
Chăm chỉ suốt ngày 
Bay khắp vườn cây 
Tìm hoa làm mật” 
8. “ Con gì nhỏ bé 
 Mà hát khỏe ghê 
 Suốt cả mùa hè 
 Râm ran hợp sướng” 
-Đáp án: 1.Ruồi 
 2.Đom Đóm 
 3.Muỗi 
4.Chuồn chuồn 
5. Tằm 
6.Bướm 
7. Ong 
8.Ve 
2. Tiến hành: 
Chọn thời điểm tổ chức trò chơi và tổ chức tiến hành. 
(Khi soạn bài: Giáo viên phải chọn lựa thời điểm tổ chức trò chơi Đố -
giải cho phù hợp, đúng lúc tạo hứng thú cho học sinh) 
+ Ví dụ : Bài 62: Mặt trăng là vệ tinh của trá đất 
GV dùng câu đố để chuyển sang hoạt động 2: 
“Hai anh cùng ở một hàng 
Thế mà mặt đỏ mặt vàng khác nhau 
Lững lờ đi trước về sau 
Hàng năm họa có gặp nhau đôi lần” 
(đố là những gì) 
Giải đáp: Mặt trời, mặt trăng 
GV: Mặt trời, mặt trăng là hai hành tinh. Độ lớn giữa hai hành tinh này 
chênh lệch nhau như thế nào? So với trái đất lớn nhỏ ra sao? Chúng ta 
cùng tìm hiểu qua hoạt động 2.. 
+Ví dụ: Bài 7: Hoạt động tuần hoàn 
-Giới thiệu bài: 
Giáo viên đặt ra câu đố : “Cũng gọi là quả 
 Không ở trên cành 
 Không ở dưới đất 
 Mà trong ngực mình” 
 (là quả gì?) 
Học sinh trả lời : quả tim 
Giáo viên Quả tim có vai trò như thế nào đối với sự sống của con 
người ? Hoạt động tuần hoàn của nó ra sao ? Bài học hôm nay sẽ giúp 
các em hiểu rõ điều đó. 
+Ví dụ : Bài số 33 : An toàn khi đi xe đạp 
-Giáo viên đặt ra câu đố sau để vào bài : 
“Tên nghe ngọt mát như đường 
Nối đầu cuối, nối phố dài dọc ngang 
Dài rộng, bằng phảng thênh thang 
Vượt qua lối, ngả, muôn vàn người đi” 
(Đố là cái gì) 
Giải đáp : đường giao thông 
GV : Các em nên sử dụng những phương tiện giao thông nào cho phù 
hợp với lứa tuổi và an toàn ? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài học 
hôm nay An toàn khi đi xe đạp. 
*Chuyển mạch từ hoạt động này sang hoạt đông khác 
 +Ví dụ Bài 29 : Các hoạt động thông tin liên lạc. 
GV dùng câu đố dể chuyển mạch qua hoạt động 4 : 
“ Đặt đâu nằm đấy vậy thôi 
Mà hay nói chuyện đất trời, đông, tây 
Sớm chiều ca hát vui say 
Biết cả đêm ngày, mưa nắng tài chưa” 
(Đố là cái gì) 
Giải đáp : Máy thu thanh(ra-
đi-ô) 
GV: Máy thu thanh cũng như đài truyền hình, bưu điệnđều làm những 
nhiệm vụ gì, các em cùng tìm hiểu qua phần 
+ Ví dụ Bài 59: Trái đất-quả địa cầu 
GV dùng câu đố để chuyển mạch qua hoạt động 2 : 
“Núi sông nào thấy núi sông 
Ruộng đồng biển cả cũng không thấy hình 
Vậy mà bao lớp học sinh 
Thấy năm châu thấy nước mình từ đây” 
(Đố là cái gì) 
Giải đáp : Quả địa 
cầu 
GV đưa đồ dùng dạy học quả địa cầu cho học sinhquan sát thực hành 
+Ví dụ: Bài 41 Thân cây 
Ở tiết 40 Giáo viên đã dặn dò trước các nhóm về nhà chuẩn bị các câu đó về 
cây có thân mọc đứng –mọc bò-leo; cây có thân gỗ, thân thảo, thân (là 
củ).. 
Để củng có kiến thức các em vừa học qua hình thức trò chơi, giáo viên 
hướng dẫn luật chơi và các nhóm bốc thăm thứ tự được đố và ra câu đố theo 
yêu cầu của thẻ. 
Ví dụ như: 
+ Nhóm số 1 với câu đố về cây phình to thành củ: 
“Cây gì tên gọi như tiền” 
+ Nhóm số 2 với câu đố về cây mọc đứng: 
 “Lá thì trên biếc, dưới nâu 
Quả tròn chín ngọt mang bầu sữa thơm” 
+Nhóm số 3 với câu đố về cây có thân bò: 
 “Lấy thân cắt khúc mà chôn 
Bữa sau bén rễ đẻ con từng bầy” 
+Nhóm 

File đính kèm:

  • pdfskkn_giup_hoc_sinh_hoc_tot_mot_so_bai_hoc_ve_mon_tu_nhien_xa.pdf