SKKN Giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập

Môi trường (MT) có vai trò quan trọng đối với sự sống và chất lượng cuộc sống của con người. Con người cần có không khí trong lành để thở, cần có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày, cần có những điều kiện tự nhiên và cơ sở vật chất nhận tạo để sống, làm việc, nghỉ ngơi, cần có một MT văn hóa- xã hội lành mạnh, văn minh để hình thành và phát triển nhân cách, nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất và tinh thần.

Đặc biệt, MT có vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển của trẻ. Bởi ở giai đoạn này, cơ thể trẻ rất non nớt và đang phát triển mạnh cả về thể lực lẫn tâm lý. Một MT tự nhiên sạch sẽ giúp cho cơ thể trẻ phát triển tốt, một MT xã hội lành mạnh sẽ giúp cho nhân cách trẻ được hình thành. Có thể nói rằng, MT là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

pdf 42 trang Huy Quân 28/03/2025 1660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập

SKKN Giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập
TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Đề tài 
Giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 
tuổi thông qua trò chơi học tập 
Lĩnh vực/ Môn: Giáo dục mẫu giáo 
Tên tác giả: Phương Thị Quỳnh 
Giáo viên mẫu giáo 
Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” 
Người viết: Trần Thị Phương Thảo Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
ĐỀ TÀI: “ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO 
TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI HỌC TẬP’ 
 I. TÓM TẮT 
 Môi trường (MT) có vai trò quan trọng đối với sự sống và chất lượng cuộc sống của 
con người. Con người cần có không khí trong lành để thở, cần có nước sạch để sử dụng 
trong sinh hoạt hàng ngày, cần có những điều kiện tự nhiên và cơ sở vật chất nhận tạo để 
sống, làm việc, nghỉ ngơi, cần có một MT văn hóa- xã hội lành mạnh, văn minh để hình 
thành và phát triển nhân cách, nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất và tinh thần. 
Đặc biệt, MT có vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển của trẻ. Bởi ở giai đoạn này, cơ 
thể trẻ rất non nớt và đang phát triển mạnh cả về thể lực lẫn tâm lý. Một MT tự nhiên sạch 
sẽ giúp cho cơ thể trẻ phát triển tốt, một MT xã hội lành mạnh sẽ giúp cho nhân cách trẻ 
được hình thành. Có thể nói rằng, MT là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến 
sự phát triển toàn diện của trẻ. 
 Việc đưa GDMT vào trường mầm non là vô cùng cần thiết, đó là một quá trình nhằm 
phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về MT, quan tâm đến các vấn đề MT phù hợp với 
lứa tuổi được thể hiện qua kiến thức, thái độ, kĩ năng, hành vi và trách nhiệm của trẻ đối 
với MT xung quanh. GDMT ở trường mầm non sẽ giúp trẻ tạo ra những phản xạ, thói quen 
đầu tiên và bảo vệ MT sống của mỗi cá thể, từ đó xây dựng quan niệm, nhận thức, kiến 
thức và kỹ năng cho các bậc học sau. GDMT cho trẻ nhằm bảo vệ sức khỏe và đảm bảo sự 
tăng trưởng lành mạnh cho cơ thể. Ngoài ra, GDMT còn giúp trẻ hiểu biết về MT của bản 
thân nói riêng, con người và các sự vật nói chung. Qua đó làm cho trẻ biết cách sống tích 
cực trong MT và thân thiện với MT. 
 GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập là tổ hợp những cách 
thức tổ chức trò chơi học tập nhằm hình thành ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về MT, quan 
tâm đến các vấn đề MT được thể hiện qua kiến thức, thái độ, kỹ năng, hành vi và trách 
nhiệm của trẻ đối với MT. 
 Sau thời gian thực nghiệm tôi thu được kết quả: hiệu quả GDMT ở nhóm thực nghiệm 
cao hơn nhóm đối chứng, số trẻ đạt loại giỏi của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC 12.5%, số trẻ 
Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” 
Người viết: Trần Thị Phương Thảo Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8 2
đạt loại khá nhóm TN cao hơn nhóm ĐC 25%, số trẻ đạt loại trung bình của nhóm TN thấp 
hơn nhóm ĐC 25% và số trẻ đạt loại yếu của nhóm TN thấp hơn nhóm ĐC 12.5%. Từ kết 
quả thực nghiệm cho thấy giả thuyết khoa học mà tôi đưa ra là đúng đắn, đồng thời cũng 
khẳng định tính khả thi và hiệu quả của việc GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua 
trò chơi học tập mà tôi đề ra trong sáng kiến. 
II. GIỚI THIỆU 
 Ở nước ta, giáo dục môi trường (GDMT) cũng đang là mối quan tâm sâu sắc của 
Đảng, Nhà nước. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non là một mắt xích 
quan trọng đầu tiên, có vai trò và vị trí tương đương với các bậc học khác. Do vậy, trường 
mầm non là MT thuận lợi nhất để tạo ra những tiền đề đầu tiên cho việc hình thành nhân 
cách con người mới. Trong đó, việc phát triển ở trẻ những hiểu biết và quan tâm đến MT 
phù hợp với lứa tuổi là một trong những yêu cầu cấp thiết ở bậc học này. Việc đưa GDMT 
vào trường mầm non là vô cùng cần thiết, đó là một quá trình nhằm phát triển ở trẻ những 
hiểu biết sơ đẳng về MT, quan tâm đến các vấn đề MT phù hợp với lứa tuổi được thể hiện 
qua kiến thức, thái độ, kĩ năng, hành vi và trách nhiệm của trẻ đối với MT xung quanh. 
GDMT ở trường mầm non sẽ giúp trẻ tạo ra những phản xạ, thói quen đầu tiên và bảo vệ 
MT sống của mỗi cá thể, từ đó xây dựng quan niệm, nhận thức, kiến thức và kỹ năng cho 
các bậc học sau. GDMT cho trẻ nhằm bảo vệ sức khỏe và đảm bảo sự tăng trưởng lành 
mạnh cho cơ thể. Ngoài ra, GDMT còn giúp trẻ hiểu biết về MT của bản thân nói riêng, 
con người và các sự vật nói chung. Qua đó làm cho trẻ biết cách sống tích cực trong MT và 
thân thiện với MT. 
 * Đã có các công trình nghiên cứu khoa học về GDMT cho trẻ lứa tuổi mầm 
non ở trong nước: 
 Trước khi thực hiện dự án tổng thể đưa GDMT vào các trường mầm non và sư phạm 
mầm non, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu giáo dục bảo vệ MT đã tiến hành một số các 
công trình nhỏ chuẩn bị cơ sở như: 
 - Dự án thiết kế và thử nghiệm nội dung GDMT ở mẫu giáo và tiểu học (Viện khoa 
học giáo dục – 1996). 
 - Dự án thử nghiệm đưa GDMT vào trường mầm non - Nội dung: Thời tiết và cuộc 
sống của chúng ta (Trường CĐSP NT- MG TW1). 
Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” 
Người viết: Trần Thị Phương Thảo Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8 3
 - Đề tài “Xây dựng nội dung bảo vệ MT cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi trong trường 
mầm non” (Trung tâm nghiên cứu GDMN - Viện KHGD, 1998 – 2000). 
 - Dự án thiết kế thử nghiệm chương trình bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho cán bộ 
giáo viên ngành học mầm non về MT (Trường CĐSP NT – MGTW1, 1998 – 1999). 
 - Biên soạn một số tài liệu nâng cao nhận thức cho giáo viên mầm non về bảo vệ MT 
(Trường CĐSP NT – MGTW1, 2001 – 2002). 
 - Xây dựng tài liệu tham khảo phục vụ “Phương pháp cho trẻ làm quen với MT xung 
quanh trong các trường sư phạm mầm non” (Trường CĐSP NT- MG TW3, 2001 – 2002). 
 - Nâng cao nhận thức về MT và bảo vệ MT cho cộng đồng (Trung tâm nghiên cứu 
GDMN - Viện KHGD, 1999 – 2001). 
 - Giáo dục bảo vệ MT cho trẻ từ 3-6 tuổi trong trường mầm non theo quan điểm tích 
hợp (Đề tài nghiên cứu cấp Bộ - TS. Lê Thanh Vân – Khoa GDMN - Trường ĐHSP Hà 
Nội, 2003 -2004). 
 Ngoài ra cũng có rất nhiều tài liệu viết về các trò chơi giúp trẻ tìm hiểu môi trường 
xung quanh. 
 * Vấn đề - giả thuyết nghiên cứu: Là một giáo viên mầm non trực tiếp đứng lớp, tôi 
mong muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn, đánh giá đuợc hiệu quả của việc Giáo dục môi 
trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập.Bởi: 
 Trẻ em luôn tìm cách tiếp xúc với MT bằng mọi cách. Tất cả mọi sự vật, hiện tượng 
trong MT xung quanh (con người, động vật, thực vật, sông hồ, suối...) đều có thể làm cho 
trẻ chú ý, làm chúng phấn khởi và cung cấp tri thức phong phú cho sự phát triển của trẻ. 
Một trong những cách thức để cho trẻ được tiếp xúc với MT xung quanh đó là cho trẻ chơi 
trò chơi học tập. Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi học tập là một cơ hội vô cùng thuận giúp 
chúng ta có thể tiến hành việc GDMT. Việc GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò 
chơi học tập sẽ góp phần giải quyết nhiệm vụ phát triển trẻ một cách toàn diện các mặt trí 
tuệ, đạo đức, lao động, thẩm mĩ. 
 Tuy hiểu được tầm quan trọng về vai trò của trò chơi học tập đối với GDMT trẻ em 
mầm non, nhưng trong thực tế nhiều giáo viên còn lúng túng sử dụng biện pháp GDMT 
cho trẻ thông qua trò chơi học tập dẫn đến hiệu quả GDMT ở trường mầm non chưa cao. 
Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” 
Người viết: Trần Thị Phương Thảo Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8 4
Xuất phát những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 
tuổi thông qua trò chơi học tập”. 
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập và phân tích, tổng hợp, khái quát hoá những 
vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài. 
2. Phương pháp quan sát: quan sát hiệu quả GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và quan sát 
cách tổ chức GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non của giáo viên. 
3. Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu điều tra (ankét) nhằm tìm hiểu nhận thức và thực 
trạng việc tổ chức GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập của giáo 
viên. 
4. Phương pháp trò chuyện: Trò chuyện, phỏng vấn theo nhóm đối với giáo viên và trẻ 
nhằm tìm hiểu thực trạng sử dụng những biện pháp GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông 
qua trò chơi học tập ở một số trường mầm non. 
5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm : 
 Kiểm nghiệm các biện pháp GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non 
thông qua trò chơi học tập. 
 6. Phương pháp thống kê toán học: thu thập và phân tích các số liệu nghiên cứu thông qua 
các tham số thống kê: tỉ tệ %, giá trị trung bình (), độ lệch chuẩn (S), hệ số đáng tin, đại 
lượng kiểm định (T). 
IV. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU: 
1. Khách thể nghiên cứu: 
Quá trình GDMT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non. 
Tôi tiến hành thực nghiệm trên 80 trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Trong đó, chọn ngẫu nhiên 40 trẻ 
mẫu giáo 5 tuổi (20 trẻ lớp A2 và 20 trẻ lớp A3 làm nhóm thực nghiệm) và 40 trẻ mẫu giáo 
5 tuổi khác (20 trẻ lớp A2 và 20 trẻ lớp A3 làm nhóm đối chứng). 
 Nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm đều có số lượng trẻ bằng nhau (20 cháu). Số 
lượng trẻ trai và gái, điều kiện gia đình của trẻ tương đồng với nhau; trẻ có trình độ nhận 
thức, ý thức và thể lực tương đương nhau. 
Giáo viên phụ trách 2 lớp của trường đều có trình độ và thâm niên công tác cũng 
như kinh nghiệm tương đối đồng đều. 
Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập” 
Người viết: Trần Thị Phương Thảo Trường Mẫu giáo Sao Sáng 8 5
Cơ sở vật chất của hai lớp được trang bị tương đối đồng đều. 
 V. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 
 Tôi tiến hành thử nghiệm 6 biện pháp giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 
thông qua trò chơi học tập trên nhóm thực nghiệm. Đó là các biện pháp sau: 
Biện pháp 1: Lựa chọn trò chơi học tập phù hợp nội dung GDMT. 
Biện pháp 2: Xây dựng môi trường phù hợp nội dung GDMT. 
Biện pháp 3: Tạo tình huống có vấn đề trong trò chơi học tập. 
Biện pháp 4: Sử dụng bài hát

File đính kèm:

  • pdfskkn_giao_duc_moi_truong_cho_tre_mau_giao_5_6_tuoi_thong_qua.pdf