SKKN Giải pháp chỉ đạo GV tiếp cận chương trình GDPT – 2018 trong việc dạy học lịch sử ở Tiểu học theo định hướng phát triển năng lực HS
Phân môn Lịch sử ở cấp Tiểu học hình thành, phát triển ở học sinh (HS) năng lực lịch sử với các thành phần: nhận thức khoa học lịch sử; tìm hiểu lịch sử; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học; đồng thời góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung như: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Lịch sử còn giúp HS khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh; bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước; ý thức bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn và phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; tôn trọng sự khác biệt về văn hoá giữa các quốc gia và dân tộc, từ đó góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm cho tri thức mà loài người tích lũy được ngày càng nhiều. Vai trò của người thầy trong dạy học có sự thay đổi. Giáo viên (GV) từ người truyền thụ kiến thức theo cách truyền thống sang người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động nhận thức của HS. GV phải định hướng vào công nghệ, có trách nhiệm không phải chỉ với việc dạy của bản thân, mà còn cả với việc học của HS. Do đó, trong dạy học, GV là người thiết kế các hoạt động và giao nhiệm vụ học tập cho HS, tổ chức HS làm việc. Đồng thời, GV cũng là người hướng dẫn, huấn luyện HS quan sát, phân tích, tổng hợp thông tin để chiếm lĩnh kiến thức. Mặt khác, GV còn phải là người tư vấn,cố vấn cho HS biết lựa chọn, phân biệt giá trị của nguồn thông tin, là trọng tài phán xử đúng, sai trước những ý kiến của các em. Chỉ có như vậy GV mới giúp HS hình thành được kiến thức, rèn kĩ năng, định hướng thái độ đúng để từng bước hình thành, phát triển các năng lực chung, năng lực môn học và bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức cho các em.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải pháp chỉ đạo GV tiếp cận chương trình GDPT – 2018 trong việc dạy học lịch sử ở Tiểu học theo định hướng phát triển năng lực HS
1. Mở đầu: 1.1. Lí do chọn đề tài: Phân môn Lịch sử ở cấp Tiểu học hình thành, phát triển ở học sinh (HS) năng lực lịch sử với các thành phần: nhận thức khoa học lịch sử; tìm hiểu lịch sử; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học; đồng thời góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung như: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Lịch sử còn giúp HS khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh; bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước; ý thức bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn và phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; tôn trọng sự khác biệt về văn hoá giữa các quốc gia và dân tộc, từ đó góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm cho tri thức mà loài người tích lũy được ngày càng nhiều. Vai trò của người thầy trong dạy học có sự thay đổi. Giáo viên (GV) từ người truyền thụ kiến thức theo cách truyền thống sang người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động nhận thức của HS. GV phải định hướng vào công nghệ, có trách nhiệm không phải chỉ với việc dạy của bản thân, mà còn cả với việc học của HS. Do đó, trong dạy học, GV là người thiết kế các hoạt động và giao nhiệm vụ học tập cho HS, tổ chức HS làm việc. Đồng thời, GV cũng là người hướng dẫn, huấn luyện HS quan sát, phân tích, tổng hợp thông tin để chiếm lĩnh kiến thức. Mặt khác, GV còn phải là người tư vấn,cố vấn cho HS biết lựa chọn, phân biệt giá trị của nguồn thông tin, là trọng tài phán xử đúng, sai trước những ý kiến của các em. Chỉ có như vậy GV mới giúp HS hình thành được kiến thức, rèn kĩ năng, định hướng thái độ đúng để từng bước hình thành, phát triển các năng lực chung, năng lực môn học và bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức cho các em. Nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học luôn là một trong những vấn đề quan trọng của tất cả GV đứng lớp. Dạy như thế nào, học như thế nào để đạt được hiệu quả học tập tốt nhất là điều mong muốn của tất cả thầy cô giáo chúng ta. Muốn thế phải đổi mới phương pháp, biện pháp dạy và học. Người GV phải tổ chức một cách linh hoạt các hoạt động của học sinh từ khâu đầu tiên đến khâu kết thúc giờ học, từ cách ổn định lớp, củng cố kiến thức cũ đến cách học bài mới, củng cố, dặn dò. Những hoạt động đó giúp học sinh tái hiện các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử nhằm lĩnh hội kiến thức, bản chất lịch sử một cách tự giác, chủ động, tích cực, sáng tạo và ngày càng yêu thích, say mê môn học. Đặc biệt trong quá trình dạy học hiện nay từng bước đổi mới theo định hướng phát triển năng lực nhằm phát triển năng lực người học. Hơn thế nữa trong dạy học lịch sử hiện nay nhiều GV còn coi nhẹ việc dạy học lịch sử theo định hướng phát triển năng lực.Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng trong dạy học môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông nói chung và ở bậc Tiểu học nói riêng? Đây là câu hỏi mà ngành giáo dục nói riêng và cả xã hội nói chung đang trăn trở tìm câu lời giải cho bài toán thực tế: có những kì thi HS chọn môn Lịch sử rất ít; chất lượng giáo dục Lịch sử thấp thể hiện qua kì thi THPT năm 2019 điểm trung bình đạt 4,3 điểm thấp nhất trong 6 môn thi cho thấy việc dạy văn hóa dân tộc có nguy cơ tụt hậu trầm trọng, đáng báo động. Do đó, sự thống nhất giữa thầy và trò trong quá trình hoạt động chung sẽ làm cho học sinh nắm vững hơn những tri thức lịch sử, hình thành kĩ năng, kĩ xảo và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, hình thành nhân cách cho các em là vấn đề được nhiều GV khi dạy phân môn Lịch sử hết sức quan tâm. Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho HS nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, bản thân là Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn trong nhà trường, và vinh dự được tiếp thu chuyên đề dạy học Lịch sử theo chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới 2018 tại Bộ Giáo dục tháng 10 năm 2019, là báo cáo viên của Sở Giáo dục triển khai nội dung chuyên đề cho tất cả các đơn vị phòng Giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh. Sau gần 1 năm nghiên cứu, tôi đã mạnh dạn chỉ đạo công tác chuyên môn trong nhà trường với việc tiếp cận chương trình GDPT - 2018 trong dạy học lịch sử theo định hướng phát triển năng lực. Cho dù đến năm 2023-2024, chương trình GDPT- 2018 mới áp dụng cho lớp 4, nhưng việc cho GV tiếp cận ngay từ năm học này với các phương pháp và kĩ thuật dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục môn Lịch sử trong các trường phổ thông nói chung và trong trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi nói riêng là rất cần thiết. Vì vậy, tôi đã nghiên cứu và đưa ra kinh nghiệm: “Giải pháp chỉ đạo GV tiếp cận chương trình GDPT – 2018 trong việc dạy học lịch sử ở Tiểu học theo định hướng phát triển năng lực HS” với hi vọng hỗ trợ GV trong việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Giúp cán bộ, GV, HS tiếp cận chương trình GDPT – 2018 cho việc dạy học chương trình hiện hành, vận dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng dạy học lịch sử nói riêng và các bộ môn khoa học khác nói chung, khắc phục tình trạng dạy học theo kiểu áp đặt, giáo điều, GV đọc cho HS chép những kiến thức có sẵn... Hiểu được yêu cầu cần đạt về các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung môn Lịch sử cấp tiểu học góp phần hình thành, phát triển ở HS các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể. Đặc biệt hiểu được yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù môn Lịch sử, biểu hiện đặc thù của năng lực khoa học với các thành phần: nhận thức khoa học lịch sử; tìm hiểu lịch sử; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Lịch sử cho HS trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, HS trên địa bàn thành phố và trên toàn tỉnh. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: - Chương trình giáo dục phổ thông – 2018 và chương trình giáo dục hiện hành phân môn Lịch sử. - Phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Để giải quyết vấn đề, tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về những vấn đề liên quan đến đề tài của những nhà khoa học giáo dục lịch sử ở nước ta. - Nghiên cứu lý luận các quan điểm xây dựng chương trình GDPT mới 2018. - Tiến hành thực nghiệm về các biện pháp có liên quan đến đề tài. - Đề tài được viết dựa trên các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp quan sát, so sánh, điều tra, thống kê, phân tích tổng hợp... 2. Nội dung 2.1. Cơ sở lí luận: Nghị quyết 29- NQTW của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, tiếp tục khẳng định mục tiêu tổng quát: Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bảo; sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt, có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập. Chương trình GDPT hiện hành được ban hành trong quá trình triển khai Nghị quyết số 40/2000/QH ngày 9-12-2000 của Quốc hội. Từ đó đến nay, chương trình đã góp phần quan trọng tạo nên nhiều thành tựu của Giáo dục và đào tạo trong nhiều năm qua. Bước sang thế kỉ XXI, Giáo dục và đào tạo được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển đất nước của nhiều quốc gia. Việc đổi mới Giáo dục và đào tạo để đáp ứng yêu cầu của nguồn nhân lực là điều cần thiết. Ở Việt Nam, Hội nghị lần thứ VIII BCH trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) thông qua Nghị quyết số 29- NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó có quan điểm “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”. Tiếp đó, Quốc hội ra Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT. Ngày 26-12-2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình GDPT bao gồm: chương trình tổng thể, chương trình môn học và hoạt động giáo dục. Chương trình và sách giáo khoa mới sẽ từng bước được triển khai từ năm học 2020-2021 trở đi. Trong bối cảnh giao thời, đan xen giữa 2 chương trình (2006) và (2018), cần thiết phải thực hiện chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực HS ngay từ năm học này, thực hiện liên tục, không chờ đợi sách giáo khoa mới. Dạy học theo hướng phát triển năng lực đòi hỏi HS trên cơ sở nắm vững kiến thức, kĩ năng học tập, biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng ấy vào thực hành, thực tế. Điều này đáp ứng tinh thần nguyên lý giáo dục của Đảng: Học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội. Vì vậy, có thể nói, dạy học theo hướng phát triển năng lực HS là một biện pháp thực hiện nguyên lí giáo dục của Đảng. Như vậy, công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước trong bối cảnh hiện nay yêu cầu phải đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, trong đó phẩm chất và năng lực công dân là những yếu tố không thể thiếu. 2.2. Cơ sở thực tế: Đổi mới phương pháp dạy học là xu thế của thời đại, là trào lưu chung của loài người, là mệnh lệnh của công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là sự đòi hỏi của sự đáp ứng yêu cầu về đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện thị trường lao động đầy cạnh tranh của con em chúng ta,...chứ không phải là ý muốn chủ quan của một người hoặc một nhóm người nào đó. Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi là ngôi trường có truyền thống “Dạy tốt - học tốt”, có đội ngũ cán bộ quản lý giàu năng lực, có tập thể Ban Giám hiệu đoàn kết đồng lòng, đội ngũ giáo viên nhiệt tình công tác, trình độ chuyên môn vững vàng, có nhiều GV- HS giỏi cấp Quốc gia, cấp Tỉnh, cấp Thành phố. Nhà trường luôn có sự chỉ đạo chuyên môn sát sao của ngành. Trong những năm qua, phân môn lịch sử đã đổi mới nhiều trong các khâ ... i câu hỏi - HS nêu được thời gian, địa điểm ra đi, hành trình qua một số châu lục và sau 30 năm mới trở về Tổ quốc. Kiến thức cần đạt Hành động của thầy, trò 3. Hành trình đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành - Người ra đi từ bến cảng Nhà Rồng vào 5-6-1911. - Người đi qua nhiều nơi, sau 30 năm mới trở về Tổ quốc. - GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ, nghiên cứu SGK và gợi mở câu hỏi để HS trả lời: + Người làm gì để đi ra nước ngoài? + Người ra đi từ đâu vào bao giờ và sau bao nhiêu năm Người mới trở về? + Trong hành trình của mình, Người đã đi qua những nơi nào? - HS suy nghĩ và phát biểu - GV chốt: Nguyễn Tất Thành đã xin việc trên một tàu buôn Pháp, được giao làm phụ bếp, một công việc nặng nhọc, nguy hiểm. Người rời Tổ quốc từ bến cảng Nhà Rồng vào ngày 5-6-1911 (GV có thể sử dụng một số câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên hoặc Tố Hữu: “Từ đó, Người đi những bước đầu, Lênh đênh bốn biển một con tầu Cuộc đời sóng gió, trong than bụi Tay đốt lò, lau chảo, thái rau” (Theo chân Bác) Trong hành trình cứu nước của mình, Người đã đi qua nhiều châu lục và sau 30 năm (1911- 1941) Người mới trở về Tổ quốc. HĐ nối tiếp: Củng cố luyện tập - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ kiến thức trong SGK. - Sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra hoạt động nhận thức của HS, chẳng hạn: Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý đúng. Lí do thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đừng cứu nước mới là: A. Truyền thống gia đình, quê hương. B. Nước mất, dân khổ cực. C. Phong trào yêu nước của các bậc tiền bối bị thất bại D. Tất cả các ý trên. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến Thông qua việc tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tiếp cận chương trình GDPT mới – 2018 nhằm định hướng phát triển phẩm chất, năng lực trong dạy học lịch sử theo hướng tích cực, đề tài đã đưa ra những cách thức mới trong PPDH Lịch sử theo hướng trải nghiệm sáng tạo và tích hợp liên môn thiết thực và hiệu quả. Từ thực tiễn áp dụng trong năm qua, GV đã bước đầu tiếp cận được với chương trình GDPT mới về tổng quan xây dựng chương trình, về các mạch cấu trúc chương trình. HS chủ động tích cực và rất năng động, sáng tạo trong học tập. Chất lượng giáo được nâng lên, kiến thức về Lịch sử không còn trở nên khô khan, cứng nhắc. Việc tăng cường sử dụng PPDH theo hướng trải nghiệm sáng tạo và tích hợp liên môn, góp phần làm cho việc giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc của những giờ học Lịch sử trở nên nhẹ nhàng, tràn đầy cảm hứng và hấp dẫn. Để từ đó bồi dưỡng cho HS tình yêu quê hương, đất nước, có ý thức hơn trong việc cống hiến để xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Dưới sự chỉ đạo chuyên môn của bản thân, GV bước đầu được thực hiện trong quá trình giảng dạy ở trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, thành phố Thanh Hóa đã thực sự đưa lại hiệu quả cao. Cho thấy đây là giải pháp thiết thực có ý nghĩa thực tiễn trong dạy học Lịch sử hiện nay để giải quyết những khó khăn, thực trạng tồn tại, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và hình thành phẩm chất, năng lực, tư duy hành động cho HS. Đồng thời là phương pháp thực sự có ý nghĩa trong dạy học Lịch sử theo chương trình mới và PPDH tương lai. Góp phần to lớn vào thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện và căn bản theo định hướng Đảng. Năm học 2019-2020, triển khai chuyên đề dạy học Lịch sử theo định hướng phát triển năng lực HS của khối lớp 5 do cô giáo Luyện Thị Thanh Sâm thể hiện bài giảng rất thành công. Điều đó cho thấy việc tiếp cận chương trình và phương pháp mà nhà trường triển khai đúng với quy định của ngành. Từ tiết chuyên đề, GV các tổ khối đã đánh giá, rút kinh nghiệm và đưa vào thực tiễn giảng dạy nhân rộng mô hình. 3. Kết luận và kiến nghị 3.1. Kết luận: Dạy học theo hướng phát triển năng lực HS coi việc hình thành, phát triển năng lực, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức là mục tiêu hướng tới cuối cùng trên cơ sở mục tiêu cụ thể của từng bài học, nội dung lịch sử. Trong đó HS tích cực, chủ động nhận thức để chiếm lĩnh, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực hành, thực tế và rèn luyện phương pháp tự học dưới sự tổ chức, hướng dẫn, điều khiển của GV. GV có đầu tư cho tiết dạy, cần chú ý vận dụng việc đổi mới phương pháp trong quá trình xây dựng kế hoạch bài học, xác định chính xác mục tiêu, kiến thức và kĩ năng, trọng tâm cơ bản của bài dạy, truyền thụ đầy đủ, có hệ thống các kiến thức và phối hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học, tổ chức được các hoạt động học tập cho HS, giúp HS chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng một cách chủ động. Các tiết dạy đã thể hiện được rõ việc phân hóa đối tượng HS trong lớp theo trình độ, theo khả năng đáp ứng và sở thích nhất. Nhiều HS đã tham gia vào các hoạt động học một cách hăng hái, biết hỗ trợ nhau hoàn thành công việc chung. HS tham gia các hoạt động học tập và giáo dục một cách chủ động và tự giác; biết trình bày vấn đề một cách lưu loát. Giờ học nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn, hiệu quả hơn. Để đạt được mục tiêu của nền giáo dục tiên tiến cũng như đáp ứng được quan điểm chỉ đạo của Bộ giáo dục và Đào tạo, cần phải hướng tới cách dạy theo hướng phát triển năng lực của HS. Giống như các môn học khác, dạy học lịch sử ở tiểu học cũng phải theo xu hướng đó. Với kinh nghiệm chỉ đạo chuyên môn ở trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi tôi đã đưa ra, bản thân hi vọng sẽ hỗ trợ GV trong việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học. 3.2. Kiến nghị: - Tăng cường bồi dưỡng các chuyên đề theo chương trình GDPT mới 2018, có nhận thức đúng về lý luận đổi mới PPDH, phải biết kết hợp trong việc giúp HS lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng và phát triển tâm sinh lý. - Động viên khuyến khích kịp thời đối với GV tích cực tìm tòi, sáng tạo trong đổi mới phương pháp. Tăng cường cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ GV và HS khi sử dụng phương pháp này. - GV phải cần thường xuyên tự bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho mình để vận dụng các PPDH mới vào quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục nói chung. - Quy trình sử dụng PPDH theo định hướng phát triển năng lực HS mà tôi đã đề xuất có tính khả thi cao và dễ dàng áp dụng vào quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, GV cần nghiên cứu kỹ nội dung kiến thức cũng như tìm hiểu thêm bản chất của phương pháp này để ứng dụng phù hợp với trình độ của HS thực tại của trường mình để đạt được hiệu quả tối ưu nhất mà phương pháp mang lại. Những biện pháp trên không phải là khó nhưng để có được hiệu quả như mong muốn thì bản thân mỗi GV cũng cần tham khảo, nghiên cứu kỹ để áp dụng phù hợp với đối tượng HS. Tôi tin rằng, sáng kiến này hẳn cũng sẽ là những cẩm nang hữu ích, mang lại hiệu quả nhất định cho GV. Tôi rất mong được sự đóng góp và bổ sung ý kiến của các cấp lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được thành công hơn. Thanh Hóa, ngày 22 tháng 5 năm 2020 XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người thực hiện Ngô Việt Hưng SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THANH HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN TIẾP CẬN CHƯƠNG TRÌNH GDPT-2018 TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TIỂU HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Người thực hiện: Ngô Việt Hưng Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường TH Nguyễn Văn Trỗi. SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Quản lý THANH HÓA, NĂM 2020 MỤC LỤC Nội dung Trang 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 3 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. 3 2.2. Cơ sở thực tế 5 2.3. Các giải pháp. 6 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 18 3. Kết luận, kiến nghị 3.1. Kết luận 19 3.2. Kiến nghị 19 DANH MỤC VIẾT TẮT Nội dung Viết tắt Học sinh HS Giáo viên GV Giáo dục phổ thông GDPT Phương pháp dạy học PPDH PHỤ LỤC 1. Một số hình ảnh về công tác triển khai thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 2. Một số hình ảnh về thực hiện chuyên môn trong nhà trường Dạy Lịch sử theo định hướng phát triển năng lực HS do cô giáo Luyện Thị Thanh Sâm thực hiện Cô giáo Lê Thị Diệp áp dụng tính tích hợp trong dạy học phân môn Lịch sử Cô giáo Phạm Thị Liên với việc sử dụng phương pháp và kĩ thuật mới trong môn Lịch sử Hình ảnh minh họa bài giảng Bài 6: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước (Đây là kế hoạch bản thân đã trình bày trước Hội nghị tập huấn tại Bộ Giáo dục) Bài 24+25: Trịnh - Nguyễn phân tranh và cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong (Cô giáo Lê Thị Diệp đã tích hợp nội dung hai bài được Hội đồng nhà trường đánh giá cao) DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI CÁC CẤP Năm học Tên SKKN Kết quả xếp loại các cấp 2003 - 2004 Rèn kĩ năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp 2 Xếp loại C cấp Tỉnh 2009 - 2010 Hướng dẫn học sinh giỏi toán lớp 5 giải toán về chuyển động đều Xếp loại B cấp thành phố 2010 - 2011 Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo lường cho học sinh lớp 5 Xếp loại C cấp Tỉnh 2011 – 2012 Một số biện pháp rèn kĩ năng thực hành các phép tính về phân số cho học sinh giỏi lớp 5 Xếp loại B cấp thành phố 2012 - 2013 Rèn kĩ năng tính nhanh, tính nhẩm các phép tính về phân số cho học sinh giỏi lớp 4,5 Xếp loại B cấp Tỉnh 2015 - 2016 Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên sử dụng phương pháp “bàn tay nặn bột” trong dạy học môn khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Xếp loại C cấp Tỉnh 2017 - 2018 Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên sử dụng phương pháp “bàn tay nặn bột” trong dạy học môn khoa học và môn TNXH nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Xếp loại B cấp Tỉnh 2018 – 2019 Một số giải pháp chỉ đạo chuyên môn trong việc thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi- Thành phố Thanh Hóa Xếp loại B cấp thành phố 2019 - 2020 Giải pháp chỉ đạo GV tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông – 2018 trong việc dạy học Lịch sử ở Tiểu học theo định hướng phát triển năng lực học sinh đang gửi về Hội đồng khoa học PGD chấm
File đính kèm:
- skkn_giai_phap_chi_dao_gv_tiep_can_chuong_trinh_gdpt_2018_tr.docx