SKKN Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học viên bậc THPT ở trung tâm giáo dục thường xuyên số 1 Thành phố Lào Cai
Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn luôn tập trung mọi nguồn lực xã hội để thực hiện mục tiêu xây dựng những con người Việt Nam có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc đồng thời có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, phát huy được tiềm năng của dân tộc, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân để làm chủ tri thức khoa học và công nghiệp hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tổ chức kỷ luật, có sức khoẻ, kiên định với chủ nghĩa xã hội và tư tưởng Hồ Chí Minh, có khả năng hội nhập.
Quan điểm về phát triển con người Việt Nam nói trên đã thể hiện rõ ở mục tiêu giáo dục là “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Trong xã hội ta hiện nay, bên cạnh những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc và của nhân loại đang là nguồn sức mạnh tinh thần vô cùng to lớn của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, cũng đang còn không ít những vấn đề thuộc về lĩnh vực đạo đức mà cộng đồng, xã hội vẫn phải quan tâm. Đó là vấn đề giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ có được lối sống lành mạnh, trung thực, nhân ái, vị tha, thấm đượm tình người sâu sắc; loại bỏ lối sống thực dụng, ích kỉ, chạy theo đồng tiền bất chính, sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm của người khác. Đứng trước những biểu hiện suy thoái đạo đức, sự phát triển nhân cách không lành mạnh của một số người trong xã hội ta, đòi hỏi “phải tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân”, lành mạnh hóa đời sống tinh thần xã hội. Việc giải quyết các đòi hỏi đó là một trong các nhiệm vụ quan trọng của công cuộc đổi mới toàn diện ở nước ta hiện nay.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học viên bậc THPT ở trung tâm giáo dục thường xuyên số 1 Thành phố Lào Cai

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC VIÊN BẬC THPT Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN SỐ 1 THÀNH PHỐ LÀO CAI A. MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn luôn tập trung mọi nguồn lực xã hội để thực hiện mục tiêu xây dựng những con người Việt Nam có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc đồng thời có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, phát huy được tiềm năng của dân tộc, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân để làm chủ tri thức khoa học và công nghiệp hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tổ chức kỷ luật, có sức khoẻ, kiên định với chủ nghĩa xã hội và tư tưởng Hồ Chí Minh, có khả năng hội nhập. Quan điểm về phát triển con người Việt Nam nói trên đã thể hiện rõ ở mục tiêu giáo dục là “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Trong xã hội ta hiện nay, bên cạnh những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc và của nhân loại đang là nguồn sức mạnh tinh thần vô cùng to lớn của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, cũng đang còn không ít những vấn đề thuộc về lĩnh vực đạo đức mà cộng đồng, xã hội vẫn phải quan tâm. Đó là vấn đề giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ có được lối sống lành mạnh, trung thực, nhân ái, vị tha, thấm đượm tình người sâu sắc; loại bỏ lối sống thực dụng, ích kỉ, chạy theo đồng tiền bất chính, sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm của người khác. Đứng trước những biểu hiện suy thoái đạo đức, sự phát triển nhân cách không lành mạnh của một số người trong xã hội ta, đòi hỏi “phải tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân”, lành mạnh hóa đời sống tinh thần xã hội. Việc giải quyết các đòi hỏi đó là một trong các nhiệm vụ quan trọng của công cuộc đổi mới toàn diện ở nước ta hiện nay. Trong những năm qua, đạo đức của học viên ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên số 1 thành phố Lào Cai có sự chuyển biến theo chiều hướng tiến bộ, tuy nhiên những biểu hiện đạo đức của học viên trẻ, đặc biệt là học viên văn hoá bậc THPT trong độ tuổi phổ thông tại Trung tâm còn đặt ra nhiều vấn đề bức xúc cần được nghiên cứu và giải quyết và việc quản lý hoạt động GDĐĐ chưa được thực sự chú trọng ở trung tâm. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức đã áp dụng chưa mang lại hiệu quả tốt. Vì vậy, cần đề xuất được các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động GDĐĐ cho học viên ở Trung tâm. Nếu các vấn đề đó được nghiên cứu và giải quyết thấu đáo, sẽ tạo nên những chuyển biến tích cực về lối sống và đạo đức của học viên, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo của đơn vị và góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho địa phương và đất nước. Hiện nay, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về giáo dục đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh; tuy nhiên việc nghiên cứu cụ thể về thực trạng và các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học viên văn hoá bậc trung học phổ thông trong độ tuổi xếp loại hạnh kiểm ở TTGDTX thành phố Lào Cai nói riêng thì đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào. Là một cán bộ quản lý của Trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, đứng trước những vấn đề bức xúc về lý luận và thực tiễn nêu trên với kinh nghiệm thực tế và qua trao đổi cùng đồng nghiệp tôi nghiên cứu vấn đề “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học viên bậc THPT ở Trung tâm giáo dục thường xuyên số 1 thành phố Lào Cai” nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại Trung tâm. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho học viên ở TTGDTX số 1 thành phố Lào Cai, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho học viên văn hoá bậc THPT độ tuổi xếp loại hạnh kiểm nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 3. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1 Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học viên tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên số 1 thành phố Lào Cai. 3.2 Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học viên văn hoá bậc THPT trong diện xếp loại hạnh kiểm của Trung tâm GDTX số 1. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Hoạt động GDĐĐ cho học viên văn hoá bậc THPT trong diện xếp loại hạnh kiểm ở TTGDTX số 1 thành phố Lào Cai sẽ đạt được chất lượng và hiệu quả cao hơn trong giai đoạn hiện nay nếu Giám đốc Trung tâm có những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức phù hợp với thực tế phát huy được tính tích cực rèn luyện của học viên, phát huy được sự đóng góp của các lực lượng giáo dục trong toàn xã hội. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng đạo đức học viên và thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ 5.3. Đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ 6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU Trong đề tài này tôi chỉ nghiên cứu để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học viên học chương trình GDTX bậc THPT trong diện xếp loại hạnh kiểm. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn B. NỘI DUNG 1. Một số khái niệm Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi của con người trong mọi lĩnh vực xã hội. Chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Giáo dục đạo đức là quá trình tác động tới người học để hình thành cho họ một ý thức, tình cảm và một niềm tin đạo đức, đích cuối cùng quan trọng nhất của giáo dục đạo đức là tạo lập những thói quen hành vi đạo đức. Quá trình giáo dục đạo đức là một hoạt động có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch nhằm biến những chuẩn mực đạo đức, từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội với cá nhân thành những đòi hỏi bên trong của cá nhân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục. Như vậy GDĐĐ là một nhiệm vụ bao trùm và xuyên suốt toàn bộ hoạt động của gia đình, nhà trường và xã hội để hình thành và phát triển nhân cách. GDĐĐ trở thành mối quan tâm của toàn xã hội, là vấn đề của mọi vấn đề trong chiến lược giáo dục và đào tạo vì sự phát triển con người và phát triển xã hội. 2. Các hình thức tổ chức giáo dục đạo đức Giáo dục đạo đức là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể, nó được tiến hành với những hình thức tổ chức cụ thể dưới đây. 2.1. GDĐĐ thông qua việc dạy các môn học trong chương trình Qua các môn học làm cho học viên chiếm lĩnh được một cách có hệ thống những khái niệm đạo đức, những nhận thức khoa học, hình thành ý thức đạo đức, thực hành, rèn luyện đạo đức trong đời sống hàng ngày để hình thành và củng cố những kỹ năng, chuẩn mực đạo đức, hướng dẫn hành vi đạo đức trong cuộc sống giữa người với người. Các môn khoa học tự nhiên có lợi thế trực tiếp giáo dục các em tư duy khoa học, chính xác, lôgíc, trong việc khám phá thế giới. Nó có tác dụng giúp các em hình thành các phẩm chất: tư duy hợp lý, coi trọng nhân quả, cần cù chịu khó, khát vọng sáng tạo; biết tôn trọng chân lý, qui luật khách quan, khiêm tốn, trung thực. Các môn khoa học xã hội nhân văn có ưu thế nổi trội trong việc GDĐĐ cho học viên. Thông qua các môn học này, bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn, hình thành thái độ cư xử và các hành vi đạo đức. Tóm lại, thông qua hoạt động học tập, học viên có những tiếp thu giá trị mà còn góp phần sáng tạo ra các giá trị mới. Từ việc tiếp thu tri thức các môn học học viên có những quan niệm đúng về tự nhiên, xã hội và bản thân, hình thành một nhân sinh quan, một thế giới quan khoa học. Đó là cốt lõi của nhân cách mà nhờ đó học viên biết cách ứng xử, cách quan hệ với mọi người. Từ đó học viên có hành vi đạo đức đúng đắn. 2.2. GDĐĐ thông qua lao động Thông qua con đường này, giáo dục cho học viên có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa lao động trí óc và lao động chân tay; qua đó giáo dục lòng yêu lao động, sự trân trọng với các thành quả lao động của cá nhân, của cộng đồng và xã hội. Đây là một loại hoạt động có ảnh hưởng rất lớn trong việc hình thành nhân cách của các em. Hoạt động lao động của các em là lao động công ích ở nhà trường, lao động sản xuất giúp đỡ gia đình. Khi tham gia lao động sẽ bồi dưỡng được tình cảm tôn trọng lao động và người lao động, làm nảy nở những tình cảm mới : Niềm vui và kết quả lao động, tự hào những cái mình đã làm được, hài lòng với những thắng lợi sau những nỗ lực kiên trì. Các công việc lao động ở nhà trường mà các em có khả năng tham gia như xây dựng Trung tâm xanh, sạch đẹp, tình nguyện lao động làm sạch đường phố, các di tích lịch sử,...giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Qua đó các em sẽ thu được những kinh nghiệm đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Thói quen phục tùng những lợi ích của tập thể. Đặc biệt lao động gắn liền với học tập là một trong những nguyên lý giáo dục của chúng ta hiện nay. 2.3. GDĐĐ thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp Các hoạt động ngoài giờ lên lớp như sinh hoạt Đoàn và các hoạt động văn nghệ, văn hoá, thể thao, các buổi ngoại khoá về các hoạt động xã hội, bảo vệ môi trường, góp phần chống các tệ nạn xã hội, các chủ đề uống nước nhớ nguồn, tìm hiểu truyền thống dân tộc. Thông qua các hoạt động nói trên, giáo dục được tinh thần tập thể, tinh thần trách nhiệm, sự tương trợ giúp
File đính kèm:
skkn_bien_phap_quan_ly_hoat_dong_giao_duc_dao_duc_cho_hoc_vi.pdf