Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non
Một trong các điều kiện quan trọng nhất để tăng cường hiệu quả giáo dục và chất lượng giảng dạy là tìm kiếm nguồn tư liệu phong phú, sống động, hấp dẫn hơn. Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng Công nghệ thông tin giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chọn những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ vì được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng . Ngoài những thông tin có thể tìm kiếm trực tiếp trên website, hay giữa các đồng nghiệp với nhau có thể giúp cung cấp những tư liệu chuyên môn quý. Khi tìm kiếm, lựa chọn tư liệu cho bài học điều quan trọng nhất là tính phù hợp. Tư liệu phù hợp là tư liệu liên qua đến nội dung giảng dạy, có nội dung, hình thức đa dạng (thông tin, hình ảnh, video.) và được chọn lọc. Lượng thông tin bổ sung vừa đủ không quá ít, không quá nhiều làm loãng nội dung.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Đất nước Việt Nam ta đang hoà nhập và phát triển cùng với thế giới một nền kinh tế tri thức và một xã hội thông tin đầy khó khăn và thách thức. Chính vì thế bắt đầu từ năm 2008 đến nay bộ Giáo dục và đào tạo đã và đang triển khai cuộc vận động “ ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy” ở tất cả các cấp trường từ đại học cho đến mầm non. Trẻ mầm non đang trong giai đoạn phát triển mạnh về cả thể chất, tinh thần và trí tuệ. Lúc này trẻ rất tò mò, thích tìm tòi khám phá mọi thứ xung quanh mình. Nhưng cũng chính thời điểm này trẻ lại còn non nớt chưa thể tự mình tìm hiểu vấn đề mà cần có sự giúp đỡ, hướng dẫn của người lớn. Đặc biệt hơn nữa trẻ rất thích xem phim hoạt hình, với những hình ảnh ngộ nghĩnh, sống động, màu sắc sặc sỡ, các hình ảnh động của các nhận vật sẽ tạo cho trẻ sự thích thú, trẻ sẽ tập trung chú ý nhiều hơn. Trên thực tế thì hàng ngày trẻ ở trường, ở lớp tiếp cận với cô, với bạn chiếm thời gian đa số từ 8 - 10 tiếng mỗi ngày, nên phần lớn trẻ chịu ảnh hưởng từ cô giáo, qua các hoạt động như : hoạt động vui chơi, hoạt động học tập, giờ ăn, giờ ngủ. Chính vì vậy, là một cô giáo mầm non, bằng tất cả những gì mà tôi đã được học về công nghệ thông tin tôi đã mạnh dạn đưa một số kiến thức, kinh nghiệm và những hiểu biết ít ỏi của mình về việc soạn giảng giáo án điện tử vào việc tổ chức các hoạt động cho trẻ ở lớp mình phụ trách nhằm trao đổi kinh nghiệm với giáo viên trong trường nói riêng và giáo viên trong ngành nói chung. Hiện nay các trường mầm non có điều kiện đầu tư và trang bị Tivi, đầu Video, xây dựng phòng đa năng với hệ thống máy tính và máy chiếu, nối mạng internet. Một số trường còn trang bị thêm máy quay phim, chụp ảnh,...tạo điều kiện cho giáo viên mầm non có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Qua đó giáo viên mầm non không những phát huy được tối đa khả năng làm việc của mình mà còn trở thành một người giáo viên năng động, sáng tạo và hiện đại, phù hợp với sự phát triển của người giáo viên nhân dân trong thời đại công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Công nghệ thông tin phát triển mạnh kéo theo sự phát triển của hàng loạt các phần mềm giáo dục và có rất nhiều những phần mềm hữu ích cho người giáo viên mầm non. Các phần mềm này rất tiện ích và trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc thiết kế giáo án điện tử và giảng dạy trên máy tính, máy chiếu, bảng tương tác cũng như trên các thiết bị hỗ trợ khác như Tivi, máy tính...vừa tiết kiệm được thời gian cho người giáo viên mầm non, vừa tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được tính sinh động, hiệu quả của giờ dạy. Có thể thấy ứng dụng của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non đã tạo ra một biến đổi về chất trong hiệu quả giảng dạy của ngành giáo dục mầm non, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa giáo viên và học sinh. PHẦN 2: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận : Từ thập niên 90 của thế kỉ trước, vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một chủ đề lớn được Unessco dự báo: Công nghệ thông tin sẽ làm thay đổi nền giáo dục một cách cơ bản vào đầu thế kỉ XXI. Tiếp tục hưởng ứng chỉ thị số 55/2008.CT- BGDĐT ngày 30/9/2008 về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012. Thông tư số 08/2010/TT_BGDĐT ngày 1/3/2010 của bộ trưởng bộ giáo dục quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục. Công văn số 4960/BGDĐT –CNTT ngày 27/7/2011 của bộ giáo dục và đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2011-2012, trong đó có đề cập đến vấn đề: Mỗi cán bộ giáo viên có ít nhất 1 địa chỉ e-mail. Công văn số 4987/BGDĐT-CNTT ngày 2/8/2012 của bộ giáo dục và đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013, trong đó nêu rõ: “ Với giáo dục mầm non, tập trung đầu tư máy tính và kết nối internet với mục tiêu chính yếu phục vụ công tác quản lý đảm bảo thông tin liên lạc và giúp đỡ giáo viên bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn”. Như vậy, việc ứng dụng công nghệ thông trong giáo dục chính là nội dung được Đảng, nhà nước, bộ giáo dục quan tâm và chỉ đạo thực hiện. Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, trẻ em ngày nay được tiếp cận với những phương tiện thông tin ngay tại nhà: Xem ti vi, nghe nhạc, xem bang đĩa, sử dụng máy tính xách tay, điện thoại thông minh. Vì thế khi đến lớp mẫu giáo nếu giáo viên chỉ sử dụng những phương tiện dạy học truyền thống sẽ khiến học sinh cảm thấy nhàm chán, không hứng thú với bài học. Hơn nữa với đặc điểm phát triển tư duy của lứa tuổi, trẻ mầm non rất dễ dàng bị thu hút bởi những hình ảnh, âm thanh sinh động, những con chữ đầy màu sắc, các con số biết nhảy múa, các con vật có thể chuyển động từ đó sẽ tích cực phát huy tham gia hoạt động chịu khó suy nghĩ tìm tòi để tiếp nhận kiến thức. Như vậy công nghệ thông tin có thể coi là công cụ đắc lực nhất co phương pháp dạy học tích cực lấy trẻ làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ. Đối với giáo viên, công nghê thông tin được áp dụng nhiều nhất trong quá trình soạn giảng, xây dựng giáo án điện tử, bài giảng tương tác với các phần mềm hỗ trợ như powerpoint, word, e-learning, paint. Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy như thế nào để đem lại hiệu quả giáo dục, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian là vấn đề mà các giáo viên luôn phải tìm tòi, học hỏi. 2. Cơ sở thực tiễn : 2.1. Khái quát vài nét về trường: Trường mầm non nơi tôi công tác đạt chuẩn Quốc gia mức độ I năm 2012. Trường có hơn 500 học sinh chia làm 16 nhóm lớp. Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên toàn trường là 54 đồng chí. Giáo viên đạt chuẩn: 100% và trên chuẩn: 80%. Sân trường rộng đảm bảo tốt cho trẻ được tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động học tập. 2.2. Thuận lợi: Trường có cơ sở vật chất khang trang hiện đại, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động của trẻ. Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, thường xuyên dự giờ thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy. Bản thân được thường xuyên tham dự những buổi thao giảng, dự giờ, thi giáo viên giỏi do trường, phòng giáo dục tổ chức để học hỏi kinh nghiệm. Tôi đã được tham gia lớp học nâng cao về phần mềm powerpoint do quận tổ chức và tự học hỏi thêm một số phần mềm khác như word, photoshop, proshowproducer, goldwave.. để trau dồi kiến thức áp dụng vào việc soạn giảng. Năm nay tôi được phân công dạy trẻ mẫu giáo lớn, chính vì vậy tôi luôn mong muốn mang lại cho các con một môi trường giáo dục tốt nhất, mong muốn các con hứng thú với bài học để tiếp thu kiến thức một cách nhanh nhất, đầy đủ nhất. Đội ngũ giáo viên trong lớp đều có trình độ trên chuẩn – trình độ đại học. Trẻ ở lớp mặc dù rất hiếu động nhưng vẫn chăm chú, hứng thú khi tham gia các hoạt động cùng cô. Phụ huynh trong lớp đều tỏ ra rất hài long và thích thú khi thấy con em mình được tiếp cận với các thiết bị hiện đại. 2.3. Khó khăn : Kinh phí đầu tư các thiết bị công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin trong các trường mầm non là rất lớn. Vì thế không phải trường mầm non nào cũng đủ kinh phí để đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho giáo viên mầm non. Tuy máy tính điện tử mang lại nhiều tiện ích cho việc giảng dạy của giáo viên mầm non nhưng công cụ hiện đại này không thể hỗ trợ và thay thế hoàn toàn cho các phương pháp trực quan khác của người giáo viên. Đôi lúc vì là máy móc nên nó có thể gây ra một số tình huống bất lợi cho quá trình tiến trình bài giảng như là mất điện, máy bị treo, bị virus... và mỗi khi có sự cố như vậy người giáo viên khó có thể hoàn toàn chủ động điều khiển tiến trình bài giảng theo như ý muốn. Việc ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học ở giáo dục mầm non vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế vì vậy vẫn chưa phát huy được hiệu quả tối đa của nó. 3. Các biện Pháp đã tiến hành: 3.1. Khai thác các tư liệu hình ảnh trên internet Một trong các điều kiện quan trọng nhất để tăng cường hiệu quả giáo dục và chất lượng giảng dạy là tìm kiếm nguồn tư liệu phong phú, sống động, hấp dẫn hơn. Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng Công nghệ thông tin giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chọn những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ vì được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng . Ngoài những thông tin có thể tìm kiếm trực tiếp trên website, hay giữa các đồng nghiệp với nhau có thể giúp cung cấp những tư liệu chuyên môn quý. Khi tìm kiếm, lựa chọn tư liệu cho bài học điều quan trọng nhất là tính phù hợp. Tư liệu phù hợp là tư liệu liên qua đến nội dung giảng dạy, có nội dung, hình thức đa dạng (thông tin, hình ảnh, video...) và được chọn lọc. Lượng thông tin bổ sung vừa đủ không quá ít, không quá nhiều làm loãng nội dung. 3.2. Chọn bài giảng thích hợp Khi soạn giáo án điện tử giáo viên nên cân nhắc việc đưa công nghê thông tin vào bài giảng vì không phải bài nào cũng áp dụng được mà cần lựa chọn 1 cách hợp lý dựa vào nội dung mục đích yêu cầu cách tích hợp trong bài dạy. Ví dụ: Xây dựng giáo án điện tử áp dụng vào các loại tiết như Văn học, Làm quen chữ viết, toán, tạo hình, trò chơi âm nhạc. Muốn làm được như vậy thì giáo viên phải lắm vững phương pháp của từng bộ môn, từng loại tiết theo từng độ tuổi. Tuy nhiên theo tôi, có ba điểm cơ bản để quyết định nên soạn bài bằng giáo án điện tử hay không - Mong muốn của giáo viên tổ chức hoạt động học tập tích cực bằng cách liên kết hình ảnh với lời nói một cách tự nhiên, bằng cách vận dụng hình ảnh và ngôn từ cô đọng trên các slide Power Point để khơi gợi kích thích sự liên tưởng và ... trẻ được cầm nắm hay quan sát trực tiếp. Ví dụ: Quan sát một số con vật sống trong rừng. Nếu chỉ quan sát tranh thì tiết học sẽ trở nên đơn điệu, trẻ sẽ nhàm chán, hiệu quả của giờ học sẽ có phần hạn chế. Nhưng nếu cô sử dụng phần mềm powerpoint cho trẻ quan sát các con vật đang chuyển động, với những hình ảnh “thật” thì trẻ sẽ rất thích thú, tập trung chú ý, giờ học sẽ đạt kết quả như mong muốn. Mục đích: Giúp trẻ nắm được kiến thức: trẻ biết tên gọi, các bộ phận, đặc trưng nơi sinh sống, điều kiện sống của các con vật. Với những màu sắc màu đẹp mắt, hình ảnh rõ nét gây hứng thú cho trẻ, trẻ sẽ dễ nhớ lâu quên. Trẻ biết tự chăm sóc bản thân trước những con vật hung dữ, biết yêu thương chăm sóc cây cối, vật nuôi. Khi cho trẻ quan sát một số động vật sống trong rừng (con voi, con gấu, con khỉ). Giúp trẻ biết tên gọi, đặc trưng, môi trường sống của các con vật sống trong rừng. Trẻ biết nguồn thức ăn của chúng, tránh xa chúng, không đến quá gần. Chuẩn bị: Lên mạng vào trang “động vật sống trong rừng” coppy hình ảnh con voi, con gấu, con khỉ Vào phần powerpoint chon slide show tạo trang trình diễn cho từng con vật xuất hiện có gắn tên tương ứng với con vật đó. * Giờ học làm quen với toán: Đối với các bài dạy trẻ xếp tương ứng, sắp xếp theo quy tắc, cô phải có các lô tô và gắn lên bảng, như vậy sẽ rất bất tiện. Thay vì dùng lô tô gắn lên bảng, tôi lên mạng tìm những hình ảnh thật phù hợp, sinh động. Sau đó sử dụng phần mềm powerpoint tạo hiệu ứng cho các hình ảnh để xuất hiện hay biến mất hoặc di chuyển theo ý mình chỉ với 1 cái nhấp chuột. Như vậy rất thuận tiện cho giáo viên và trẻ rất tập trung vào bà Hoạt động làm quen với Toán cung cấp cho trẻ kỷ năng nhận biết so sánh màu sắc, hình dạng, kích thước, tạo nhóm các sự vật hiện tượng. Ví dụ: Đếm từ 1 đến 5 (chủ đề phương tiện giao thông) Mục đích: Trẻ biết đếm từ 1-5 số lượng các đối tượng: ô tô, xe đạp, xe máy, tàu lửa, thuyền buồm. Nhận biết một số phương tiện giao thông: tên gọi, nơi hoạt động: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ. Chuẩn bị: Coppy những hình ảnh ôtô, xe máy, thuyền, tàu thủy. Vào slide show tạo trang trình diễn cho các phương tiện giao thông xuất hiện theo ý muốn.Nhận biết chữ số: tạo hiệu ứng cho chữ số và các phương tiện giao thông. Xuất hiện các phương tiện giao thông cho trẻ đếm. Xuất hiện chữ số. * Giờ học làm quen với chữ cái: Tôi sử dụng powerpoint để cho trẻ nhận biết chữ cái trong từ, giới thiệu cấu tạo của chữ, cách tô viết. * Sử dụng phần mềm Painter hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình: Hoạt động tạo hình với trẻ mầm non là rất cần thiết, nó giúp trẻ củng cố được kiến thức của môi trường xung quanh phát huy trí tưởng tượng, kỷ năng quan sát, óc thẫm mỹ. Dạy trẻ có kỷ năng vẽ, xé dán Một điều không thể thiếu trong các giờ tạo hình của trẻ là tranh ( vật) mẫu của cô. Với những bức tranh cô vẽ trêm giấy, tô màu sáp ( màu nước) đã thành quen thuộc đối với trẻ, nó mờ nhạt không sặc sở như tranh vẽ trên vi tính. Những bức tranh vẽ có hình ảnh rõ nét màu sắc hài hoà sẽ thu hút sự chú ý của trẻ, trẻ sẽ nhớ lâu, kích thích trí tưởng tượng, óc sáng tạo cho trẻ. Ví dụ: Hướng dẫn trẻ vẽ con gà trống Mục đích: Trẻ vẽ được con gà trống, biết đặc điểm đặc trưng của con gà trống. Biết chăm sóc bảo vệ con gà trống. Chuẩn bị: Lên mạng vào trang “động vật” coppy hình con gà trống. cô vẽ đầu gà, mình gà, mỏ, chân, cánh, đuôi Cho xuất hiện lần lượt từng bộ phận của con gà: đầu, thân, chân, mỏ, đuôi, cánh, mào Lồng nhạc bài “ con gà trống ”. *Giờ hoạt động âm nhạc: Mục đích của giowg hoạt động âm nhạc là nhằm cung cấp cho trẻ những kiến thức ban dầu về âm nhạc, sự uyển chuyển, nhịp nhàng của âm nhạc, dạy trẻ kỷ năng lắng tai nghe, hát đúng theo nhạc, vận động theo nhạc. Trẻ rất thích nghe hát và được hát theo. Sử dụng những bài hát trên băng đĩa cho trẻ nghe trẻ rất thích thú, hào hứng tham gia biểu diễn để thể hiện mình như là ca sĩ. Chuẩn bị: Lên mạng chọn những bài hát theo ý thích, tải nhạc, coppy vào đĩa CD, USB tôi sử dụng phần mềm godwave để chỉnh sửa nhạc sao cho phù hợp với giọng của cô và trẻ Tiến hành: Cô hát mẫu, giảng nội dung bài hát, mở đĩa cho trẻ nghe, cô giới thiệu tên bài hát, tác giả, mở đĩa cho trẻ nghe. 4. Kết quả đạt được: *Đối với giáo viên: Tôi đã thiết kế được một số giáo án điện tử để phục vụ việc giảng dạy và tham gia hội thi giáo viên giỏi cấp trường. Khi thiết kế các giáo án điện tự tôi đã tham khảo ý kiến của ban giám hiệu, của các đồng nghiệp, cùng trao đổi bàn bạc để đưa ra được nhiều trò chơi vào các môn học dạy trẻ. Các giáo án điện tử được ban giám hiệu nhà trường, cùng với các chị em trong tổ chuyên môn đánh giá cao. * Đối với trẻ : Với một số hình thức ứng dụng phầm mềm tin học vào các hoạt động giảng dạy trẻ, tôi thấy đã thu hút được 100% trẻ chăm chú vào tiết học. Bởi những hình ảnh, âm thanh sống động, mô phỏng phỏng các hoạt động tương đối chính xác, tạo cho trẻ tham gia các hoạt động một cách chủ động. Chất lượng, kiến thức ở mỗi tiết học truyền đạt đến trẻ kết quả đạt hết sức khả quan. Bảng tổng hợp khảo sát 38 trẻ lớp A3 được kết quả như sau: Kết quả Trước khi thực hiện biện pháp Sau khi thực hiện biện pháp Nội dung cần đạt Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt TS % TS % TS % TS % Trẻ tập trung và hứng thú 16/38 42 22/38 58 37/38 97 1/38 3 Trẻ tiếp thu kiến thức 18/38 47 20/38 53 35/38 92 2/38 8 * Đối với phụ huynh: - Rất tin tưởng vào giáo viên đã cho con đi học đều . - Phụ huynh rất tích cực trao đổi với giáo viên về tình hình của con em mình từ đó đưa ra những biện pháp phù hợp để bồi dưỡng, rèn luyện cho các con. - Phụ huynh rất phấn khởi vì thấy con mình vui vẻ, hào hứng. Hầu hết phụ huynh đã tin tưởng và tạo điều kiện giúp đỡ nhà trường rất nhiều. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Chiến lược phát triển nền giáo dục Việt Nam giai đoạn 2000–2020 đã nhấn mạnh: các ứng dụng công nghệ thông tin sẽ trở thành thiết bị dạy học chủ đạo trong nhà trường. Công nghệ thông tin là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định sự phát triển công nghệ thông tin của đất nước (Trích Chỉ thị số: 55/2008/CT-BGDĐT) Thực tế đã cho thấy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đã góp phần làm thay đổi hình thức, phương pháp dạy và học truyền thống. Việc phối hợp các phương pháp truyền thống có sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đã mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, để ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thực sự không đơn giản chút nào. Bởi, khi thực hiện đòi hỏi giáo viên phải đầu tư rất nhiều thời gian, công sức để giải quyết các yêu cầu về qui trình và nguyên tắc thiết kế bài giảng: Thứ nhất, phải đưa ra được mục tiêu của bài học và cần xác định mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập chứ không phải mục tiêu giảng dạy. Nghĩa là, sau khi học người học được gì? Thứ hai, lựa chọn kiến thức và xác định nội dung. Trên cơ bản là bám sát giáo trình, sắp xếp lại cấu trúc làm nổi bật nội dung trọng tâm, trọng điểm mà không làm sai lệnh mục đích yêu cầu của bài. Thứ ba, sưu tầm các nguồn tư liệu hoặc xây dựng nguồn tư liệu bổ sung cho bài giảng (hình ảnh, âm thanh, phim...). Những tư liệu này phải được xử lý đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, nội dung, tính thẩm mỹ và được tổ chức, sắp xếp, lưu trữ sao cho khoa học. Thứ tư, chọn phần mềm trình diễn, các ứng dụng hỗ trợ và các phần mềm chuyên dụng theo từng lĩnh vực. Thứ năm, nên phân chia thời gian lên lớp sao cho ứng với mỗi thời gian là một hoạt động cụ thể : hướng dẫn ghi chép, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, tổ chức hoạt động...Từ đó có thể xây dựng nội dung cho các trang (slide) trình chiếu thích hợp, đúng với yêu cầu đặt ra. Thứ sáu, chạy thử, kiểm tra và hiệu chỉnh các sai sót để hoàn thiện. Ngoài các vấn đề đã nêu trên, trong thiết kế giáo án điện tử giáo viên cần tuân thủ các nguyên tắc trình bày sau đây : Màu nền (Background), màu chữ (Font color) : theo nguyên tắc tương phản giữa màu chữ và màu nền. Màu chữ không quá 3 màu tùy theo mục đích sử dụng khác nhau của văn bản; màu nền nên thống nhất chung cho các trang. Văn bản (Text) : trình bày ngắn gọn, cô đọng. Phông chữ (Font) : dùng các phông chữ phổ biến ; không quá 3 cỡ chữ và cỡ chữ phải từ 28 trở lên. Kiểu chữ (Font style) : nên tận dụng thuộc tính chữ in đậm, nghiêng, chữ in hoa. Hiệu ứng (Effect) : Không nên lạm dụng quá nhiều hiệu ứng. Hình ảnh (Image), âm thanh (audio), phim (video) : phải rõ ràng, độ nét trung thực. Như vậy để giải quyết tốt các yêu cầu trên. Đối với giáo viên ngoài kiến thức chuyên môn còn phải có niềm đam mê sáng tạo, sự nhạy bén, tính thẩm mỹ và có kiến thức nhất định về tin học. Đó là điều kiện cần để thực hiện tốt ý tưởng sư phạm của mình thông qua bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin. 2. Kiến nghị: Ban giám Hiệu nhà trường tham mưu với các cấp lãnh đạo, các ngành địa phương mua sắm đầu tư thêm các thiết bị sử dụng cho việc giảng dạy, một số thiết bị như máy chiếu, màn chiếu chưa được trang bị đến từng lớp dẫn đến khó khăn cho giáo viên cho viêc giảng dạy. Tăng cường mở các lớp học tập huấn hướng dẫn về soạn giảng giao án điện tử, sử dụng một số phần mềm quen thuộc trong soạn giảng cho chị em học hỏi. Nâng cao tay nghề và nghiệp vụ chuyên môn. Trên đây là một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng giáo án điện tử vào một số bộ môn để dạy trẻ trong năm học vừa qua. Tuy kinh nghiệm không nhiều, nhưng được rút ra từ những thực tiễn giảng dạy và tôi cũng manh dạn xin phép được đưa ra để cùng trao đổi với các bạn đồng nghiệp, các nhà quản lí xem xét tham khảo. Rất mong các bạn đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo bổ xung, góp ý cho tôi để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân thành cảm ơn!
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cua_cong_nghe_thong_tin_trong.docx