Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp phát triển văn hóa đọc cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú
Sách có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, vừa giúp người đọc có những thông tin cần thiết, hữu ích, vừa như một chất xúc tác rèn luyện tính kiên nhẫn, khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, trí tưởng tượng sáng tạo. Đặc biệt, đây là những yếu tố rất cần thiết cho việc tự học, tự nghiên cứu giúp sự phát triển toàn diện của học sinh. Vì vậy, việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc cho học sinh được ngành Giáo dục quan tâm thực hiện thông qua việc triển khai Kế hoạch số 567/KH-UBND của UBND tỉnh Nghệ An về Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030 và công văn số 677/SGD&ĐT-VP, ngày 12/4/2022 của Sở GD&ĐT Nghệ An về việc tổ chức cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” tỉnh Nghệ An lần thứ 4 năm 2022. Nhiều giải pháp linh hoạt, sáng tạo được đẩy mạnh thực hiện như: Tăng cường thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và toàn xã hội về tác dụng, ý nghĩa việc đọc sách, kiện toàn mạng lưới thư viện, trong đó tập trung tu bổ, xây mới các thư viện trường học; đổi mới cách thức tổ chức và hoạt động thư viện. Hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo luôn chỉ đạo các trường tổ chức các hoạt động giao lưu, tọa đàm, cuộc thi "Đại sứ văn hóa đọc", ngày hội sách. Vì thế việc phát triển văn hóa đọc trong nhà trường trở thành nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt trong hoạt động dạy và học của nhà trường. Nhiệm vụ xây dựng và phát triển nhà trường nhất thiết phải có nhiệm vụ xây dựng được văn hóa đọc cho CBGV,NV, Học sinh trong nhà trường.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp phát triển văn hóa đọc cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú
MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1-2 PHẦN II. NỘI DUNG 3 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3 Cơ sở lý luận: 3 Khái niệm văn hóa đọc 3 Vai trò của văn hóa đọc 3 Cơ sở thực tiễn 3 Thực trạng về văn hóa đọc của học sinh ở các trường THPT nói chung 4 Ưu điểm 4 2.2.2. Hạn chế 8 Thực trạng về văn hóa đọc ở trường PT DTNT THPT số 2 nói riêng 6 Đặc điểm tình hình nhà trường 7 Thuận lợi 8 Khó khăn 8 Những mặt ưu điểm và hạn chế về công tác phát triển văn hóa đọc ở trường DTNT THPT số 2 Nghệ An hiện nay 9 Ưu điểm 9 Hạn chế 9 CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỀN VĂN HÓA ĐỌC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG PT DTNT THPTSỐ 2 NGHỆ AN 11 Nguyên tắc đề xuất giải pháp 11 Một số giải pháp cụ thể 12 Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa đọc trong việc hình thành phát triển phẩm chất năng lực của các em học sinh tới mọi tổ chức, cá nhân cán bộ giáo viên công nhân viên nhà trường 12 2. Xây dựng kế hoạch cụ thể cho hoạt động của thư viện 12 Phương hướng và hoạt động năm học 2021-2022 13 Phương hướng 13 Công tác mượn sách của giáo viên: 13 Công tác mượn sách của học sinh 13 Kế hoạch hoạt động thư viện trong năm học 13 Xây dựng mục tiêu dài hơi cho thư viện đến năm 2025 17 Về đổi mới hoạt động thư viện trường học 17 Về phát triển văn hoá đọc 17 Công tác Vận động kêu gọi tài trợ nguồn sách cho thư viện 18 Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao văn hóa đọc. 19 Tổ chức ngày hội văn hóa đọc thường niên. 19 Cuộc thi “Thuyết trình viên tài năng” vào các ngày sinh hoạt chi đoàn trong những tối thứ 7 21 Xây dựng “Góc chia sẻ sách hay” hàng tuần trên bảng tin hoạt động đoàn trường 21 Nâng cao vai trò của cán bộ thư viện và giáo viên trong việc hướng dẫn phương pháp đọc sách. 22 Xây dựng không gian đọc sách theo hướng mở. 23 Nâng cao vai trò của cán bộ thư viện và giáo viên trong việc hướng dẫn phương pháp đọc sách 25 Gắn hiệu quả của việc đọc sách với các môn học và hoạt động tham quan trải nghiệm 27 CHƯƠNG III: HIỆU QUẢ ĐỀ TÀI 30 PHẦN III. KẾT LUẬN 31 Đóng góp của đề tài 31 Tính mới 31 Tính khoa học 31 Tính hiệu quả 32 Tính ứng dụng thực tiễn 32 Kiến nghị 33 Tài liệu tham khảo 33 KẾT QUẢ KHẢO SÁT 34 MỘT SỐ MINH CHỨNG HOẠT ĐỘNG TẠI TRƯỜNG NHẰM PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO HỌC SINH DTNT 36 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Lý do chọn đề tài M.Gorki đã nói rằng: “Sách mở rộng trước tôi những chân trời mới”. Đó quả là một nhận định vô cùng chính xác về vai trò của sách đối với cuộc sống con người. Sách là nguồn tri thức vô tận mang đến cho con người vô vàn hiểu biết về mọi lĩnh vực cuộc sống, là người bạn sẻ chia với ta những phân vân bế tắc khi hành trình cuộc đời chững lại, là thế giới trong lành hướng thiện để con người ngụp lặn, gột rửa và trở nên hoàn thiện bản thân, là thế giới đa màu sắc giúp ta chắp cánh ước mơ, thúc đẩy khao khát, là kho giải trí lành mạnh, bổ ích để ta cười thật thoải mái sau những bộn bề cuộc sống. Sách có vai trò quan trọng như thế nhưng có một thực tế đáng buồn rằng người Việt nói chung, thế hệ trẻ nói riêng hiện nay đang thờ ơ với sách. Cuộc khảo sát quốc tế năm 2016 cho thấy người Việt Nam đọc sách ít hơn nhiều so với các nước trong khu vực “30% người Việt đọc sách thường xuyên, 44% thỉnh thoảng mới đọc sách, và 26% hoàn toàn không đọc sách”. Trong khi người Ấn Độ đọc gần 11 giờ/tuần, người Đài Loan đọc 5 giờ/tuần, người Nhật Bản đọc 4 giờ/tuần, Hàn Quốc 3 giờ/tuần, v.v thì người Việt Nam trung bình đọc chưa tới 1 giờ/tuần1. Không dừng lại ở đó, khảo sát của báo Dân Trí về giới trẻ cho thấy thực tế “98% giới trẻ cho biết họ không hề đọc quyển sách nào trong tuần qua; 80% bạn trẻ không đụng đến sách suốt một năm qua và chỉ 12% bạn trẻ trong nhóm 20- 30 tuổi cho biết bản thân có đọc sách, truyện khác ngoài sách chuyên môn”.2 Qua đó, một mặt cho thấy thực trạng đáng buồn về văn hoá đọc; mặt khác, người trẻ đang dần trở nên lạm dụng các tiện ích của thế giới công nghệ, trở nên thụ động, dễ rơi vào tình trạng nhiễu loạn thông tin, những nguy hại khi lan truyền thông tin chưa được kiểm chứng, lo ngại về sự bất lực trong khâu quản lí trên không gian mạng, v.v Điều này, thêm một lần nữa để mỗi người nhận thấy rõ hơn các giá trị quan trọng mà sách báo truyền thống mang lại cũng như thúc đẩy chúng tôi thực hiện đề tài. Những năm gần đây các cấp các ngành có liên quan đã triển khai nhiều kế hoạch trong đó quy định cụ thể mục tiêu nhiệm vụ phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng. UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành kế hoạch số 567/KH-UBND về Phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030. Trong đó văn bản chỉ đạo các cấp các ngành liên quan tập trung triển khai 6 nhiệm vụ cơ bản và cấp thiết để thiết thực nâng cao văn hóa đọc 1 Hà M. (2019, April 18). 26% người Việt Nam hoàn toàn không đọc sách. Báo Thanh Niên. https://thanhnien.vn/26-nguoi-viet-nam-hoan-toan-khong-doc-sach-post843003.html 2 T. (2021, June 21). Bình quân một người Việt đọc 1 quyển sách mỗi năm. tphcm.chinhphu.vn. https://tphcm.chinhphu.vn/b ... độc lập đầu tiên” của tổ quốc ta là bài gì? do ai viết? Bài thơ Nam quốc sơn hà được coi là của Lý Thường Kiệt. Nguyễn Kim Thành là tên thật của nhà thơ nào? Tố Hữu. (Vâng, tiếp theo sẽ là 1 câu hỏi khá là thú vị) Kể tên 5 tác phẩm của Diệp Lạc Vô Tâm? . ( Đúng chưa ạ? Và qua câu hỏi này thì ta có thể thấy được, team ngôn tình của nội trú 2 rất hùng hậu phải không ạ?) Là suối nhưng không phải suối, lưu hành rộng rãi ở Nội Trú 2, đó là quyển sách nào? Tập san suối ngàn Các câu thơ sau được trích trong bài thơ nào? Của ai? “Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu?” Sóng – Xuân Quỳnh Và để chúng ta hiểu biết thêm về nhà thơ Xuân Quỳnh, mới các quý vị và các bạn cùng lắng nghe những chia sẻ của bạn Hồng Sương chi đoàn 11C1 về cuốn sách “Xuân Quỳnh thơ và đời”. Cảm ơn phần giới thiệu sách của bạn Hồng Sương chi đoàn 11C1. Chúng ta sẽ đến với chủ đề 3. Chủ đề kĩ năng sống Kể tên 4 từ “ xin” trong văn hóa ứng xử mà bạn biết? Xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép Kể tên 3 cuốn sách về kĩ năng sống mà bạn biết? Chia sẻ của bản thân về việc làm thế nào để cảm thấy tự tin trước đám đông? (3 người trả lời) Và để các bạn có thể có thêm nhiều GIẢI PHÁP hơn trong việc giao tiếp giữa đám đông thì Bạn Hoàng Thị Hồng Khiêm của chi đoàn 11C2 sẽ chia sẻ cho các bạn cuốn sách mang tên Sống không giới hạn. Cảm ơn phần giới thiệu sách cua bạn Hồng Khiêm. Và chúng ta sẽ đến với chủ đề cuối cùng của ngày hôm nay, trước khi đến với chủ đề này chúng ta hãy khởi động bằng 3 câu hỏi đố vui; Câu hỏi “Lòng tôi có đất có trời, Có câu nhân nghĩa có người hiếu trung Mỗi khi muốn ngắm muốn dùng, Thì tôi lại mở cõi lòng cho xem” - Là cái gì? Quyển sách. Tìm từ có 5 chữ Ông ngoại của cháu của con gái mình Bỏ dấu ta được 1 loại vũ khí Bỏ chữ cuối được 1 loại động vật Bỏ chữ đầu được 1 loại hoa Chồng, chông, chồn, hồng Ở Việt Nam, rồng bay ở đâu và đáp ở đâu? Bay ở Thăng Long, đáp ở Hạ Long Quả thực là những câu hỏi này không hề làm khó được các bạn ĐVTN được đúng không ạ! Và sau đây chúng ta hãy đến với chủ đề cuối cùng Chủ đề sách tham khảo: Ngày nay, khi đất nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế thì tiếng Anh đã trở thành một yêu cầu tất yếu của mỗi công dân Việt Nam nói riêng và công dân toàn cầu nói chung. Tiếng anh đã trở thành một ngôn ngữ phổ thông. Vì vậy việc học tiếng Anh những năm gần đây ngày càng được chú trọng. Và cuốn sách tham khỏa nào hù hợp và hiệu quả cũng như cuốn sách nào tiếp thêm cho ta động lực họ tiếng anh thì bây giờ bạn Lang Thị Mai Sương của chi đoàn 11D sẽ giới thiệu cho chúng ta biết. Cảm ơn bạn Mai Sương. Trong lúc chờ đợi ban giám khảo làm việc, mời quý vị và các bạn cùng thưởng thức tiết mục văn nghệ của đoàn trường: 1. CLB nhảy: Có chàng trai viết nên cây Và trên tay tôi là kết quả của phần thi thuyết trình, theo các bạn thì ai sẽ là người thắng cuộc ạ? Ai ạ? Tôi thấy cô động viên của chi đoàn 11c1 rất hùng hậu, mới 1 bạn của chi đoàn 11c1 phát biểu theo bạn thì bạn nào thuyết trình tốt nhất ạ? Cảm ơn bạn! Vâng! Và không để các bạn chờ đợi lâu, tôi sẽ công bố kết quả như sau. Chúng ta có 2 giải khuyến khích, 1 giải 3, 1 giải nhì, và 1 giải nhất. Xin chúc mừng 2 thí sinh đạt giải khuyến khích là .................................... Và thí sinh đạt giải 3 là ............... Vậy là chỉ còn 2 thí sinh, theo các bạn ai sẽ là người thắng cuộc ạ? Xin chúc mừng bạn................của chi đoàn với giải nhì Và chúng ta đã lộ diễn gương mặt quán quân của ngày hôm nay rồi đúng không ạ, xin chúc mừng bạn..của chi đoàn + Xin mời thầy giáo Nguyễn Đậu Trương lên trao giải Nhất cho thí sinh + Xời thầy giáo Lô Thanh Bình lên trao giải nhì cho thí sinh + Xời cô giáo Trương Thị Thanh Thủy và cô giáo Đậu Thị Quỳnh Mai lên trao giải ba và giải khuyến khích cho các thí sinh. Bế mạc ngày hội đọc sách Kính thưa quý vị, quý thầy cô giáo và các bạn học sinh thân mến, cho đến thời điểm này có thể nói ngày hội đọc sách của trường PT DTNT THPT Số 2 Nghệ An đã thành công tốt đẹp. Tôi xin thay mặt BTC kính chúc quý vị đại biểu, quý thầy cô và các em học sinh mạnh khỏe và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống, tôi xin tuyên bố kết thúc ngày hội đọc sách tại đây. Ngay bây giờ, xin kính mời quý vị đại biểu, các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các bạn đoàn viên thanh niên di chuyển ra nhà sàn cùng đọc sách ! MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN Học sinh mượn sách tại thư viện Học sinh đọc sách tại thư viện sau giờ học Học sinh đọc sách tại thư viện ngày nghỉ cuối tuần Xe sách lưu động của Thư viện tỉnh Nghệ An tham gia Ngày hội đọc sách tại trường Tủ sách của lớp 11C2 Học sinh lớp 11C1 làm công tác chuẩn bị giới thiệu tác phẩm sách đã đọc trong giờ Ngữ văn Ảnh từ Đài truyền hình tỉnh Nghệ An, làm chương trình nói về phong trào đọc cho học sinh vùng cao tại trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An ( Link phóng sự https://fb.watch/cy6RafjX_Q/?mibextid=H6v3FD) BÀI VIẾT CẢM NHẬN CỦA EM VI THỊ NGỌC TÚ - LỚP 12A2 SAU KHI ĐỌC TÁC PHẨM NGƯỜI VIỆT VÀ TÂM HỒN CAO THƯỢNG
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_phat_trien_van_hoa_do.docx
- Phan Thị Hồng,Nguyễn Thị Thanh Vân,Hoàng Thị Tuyết-PT DTNT THPT số 2-GDTX.pdf