Sáng kiến kinh nghiệm Công tác kiểm tra chuyên môn của hiệu trưởng Trường Tiểu học
Công tác kiểm tra chuyên môn của hiệu trưởng, nhằm thực hiện mục tiêu nhiệm vụ của bậc tiểu học. Mục tiêu của giáo dục tiểu học nằm trong mục tiêu chung của giáo dục là hình thành phát triển phẩm chất năng lực của công dân Việt Nam tự chủ, có kiến thức văn hoá khoa học công nghệ, có kỹ năng nghề nghiệp, có sức khoẻ, có niềm tự hào dân tộc và có có ý chí vươn lên, có năng lực tự học và có thói quen học tập suốt đời, có năng lực ứng dụng vào thực tiển kinh tế xã hội, góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh - xã hội công bằng dân chủ văn minh, đáp ứng nhu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó bậc Tiểu học còn có mục tiêu riêng là: Hình thành cho học sinh có cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản để học tiếp Trung học hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Học xong Tiểu học học sinh phải đạt được các yêu cầu cơ bản sau đây: Có lòng nhân ái mang bản sắc con người Việt Nam yêu quê hương đất nước, hoà bình, công bằng bác ái, kính trên nhường dưới, đoàn kết sẵn sàng hợp tác với mọi người, có ý thức về bổn phận của mùnh đối với người thân, bạn bè, đối với cộng đồng và môi trường sống. Tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật và quy định của nhà trường, khu dân cư, nơi công cộng, sống hồn nhiên mạnh dạn, tự tin, trung thực. Có kiến thức cơ bản về nghe, đọc, nói, viết và tính toán, có thói quen rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh và bảo vệ sức khoẻ. Biết cách học tập tự phục vụ, biết sử dụng một số đồ dùng và công cụ lao động thông thường, biết vận dụng làm một số công việc như chăn nuôi, trồng trọt, giúp việc gia đình.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Công tác kiểm tra chuyên môn của hiệu trưởng Trường Tiểu học

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CÔNG TÁC KIỂM TRA CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC Họ và tên: Trương Thị Lan Hiệu trưởng trường Tiểu học số 1 Tân Thuỷ Phần mở đầu I/ lý do chọn đề tài: 1/ Cơ sở lý thuyết : Kiểm tra là một công việc chiếm nhiều thời gian trong lao động của hiệu trưởng, trong đó kiểm tra chuyên môn có vị trí đặc biệt quan trọng vì nó đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy của người giáo viên, nhằm giúp đỡ giáo viên nâng cao trình độ, chất lượng giáo dục, giảng dạy,giữ vững kỉ luật, khuyến khích sự cố gắng của giáo viên, đồng thời tạo cơ sở để sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ giáo viên một cách hợp lý. Lê - Nin đã dạy : “ Lãnh đạo mà không kiểm tra coi như không lãnh đạo”. 2/ Cơ sở thực tiển : Công tác kiểm tra chuyên môn của hiệu trưởng, nhằm thực hiện mục tiêu nhiệm vụ của bậc tiểu học. Mục tiêu của giáo dục tiểu học nằm trong mục tiêu chung của giáo dục là hình thành phát triển phẩm chất năng lực của công dân Việt Nam tự chủ, có kiến thức văn hoá khoa học công nghệ, có kỹ năng nghề nghiệp, có sức khoẻ, có niềm tự hào dân tộc và có có ý chí vươn lên, có năng lực tự học và có thói quen học tập suốt đời, có năng lực ứng dụng vào thực tiển kinh tế xã hội, góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh - xã hội công bằng dân chủ văn minh, đáp ứng nhu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó bậc Tiểu học còn có mục tiêu riêng là: Hình thành cho học sinh có cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản để học tiếp Trung học hoặc đi vào cuộc sống lao động. Học xong Tiểu học học sinh phải đạt được các yêu cầu cơ bản sau đây: Có lòng nhân ái mang bản sắc con người Việt Nam yêu quê hương đất nước, hoà bình, công bằng bác ái, kính trên nhường dưới, đoàn kết sẵn sàng hợp tác với mọi người, có ý thức về bổn phận của mùnh đối với người thân, bạn bè, đối với cộng đồng và môi trường sống. Tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật và quy định của nhà trường, khu dân cư, nơi công cộng, sống hồn nhiên mạnh dạn, tự tin, trung thực. Có kiến thức cơ bản về nghe, đọc, nói, viết và tính toán, có thói quen rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh và bảo vệ sức khoẻ. Biết cách học tập tự phục vụ, biết sử dụng một số đồ dùng và công cụ lao động thông thường, biết vận dụng làm một số công việc như chăn nuôi, trồng trọt, giúp việc gia đình. Xuất phát từ tình hình thực tế, dạy đúng dạy đủ chín môn, sáu môn và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần đào tạo nhân tài, bội dưỡng nhân lực, đưa đát nước tiến nhanh, tiến mạnh vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.- Hội nhập nền kinh tế thế giới. Kết quả kiểm tra trong năm học : - Kiểm tra toàn diện giáo viên: Tốt : 4 ; khá : 6 ; Đạt yêu cầu:4 - Kết quả xếp loại theo quyết định 30 QĐ- BGDĐT + Các môn đánh giá bằng định lượng : TB trở lên: 95,2% K,G: 70,1% + Các môn đánh giá bằng định tính: Hoàn thành 100% : HT Tốt: 18% II/ Giới hạn đề tài, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu: 1/ Giới hạn đề tài: Nghiên cứu mãng kiểm tra chuyên môn của Hiệu trưởng Trường Tiểu học. 2/ Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn liên quan đến công tác kiểm tra. - Thực trạng dạy học ở trường Tiểu học số 1 Tân Thuỷ trong những năm qua. 3/ Phương pháp nghiên cứu: a) Phương pháp nghiên cứu về lý thuyết Tham khảo các tài liệu có liên quan như: - Tài liệu thanh tra các trường học và giáo viên phổ thông ở các trường học của Bộ GD- ĐT, công tác kiểm tra nội bộ của trường Tiểu học. Tham khảo số liệu kiểm tra của trường Tiểu học số 1 Tân Thuỷ trong những năm trước b) Phương pháp nghiên cứu thực tiển: - Xem xét tình hình thực tiển giảng dạy và học tập của trường trong những năm gần đây. - Dùng phương pháp thống kê, tích hợp, quan sát, phỏng vấn, khảo sát, trắc nghiệm. Phần II Nội dung cải tiến về phương pháp kiểm tra của người Hiệu trưởng đối với công tác kiểm tra chuyên môn của trường Tiểu học: Chương I: cơ sở lý luận của công tác kiểm tra chuyên môn 1/ Tình hình công tác kiểm tra hiện nay đối với công tác chuyên môn: - Kiểm tra công tác quản lý trường học là phương thức thu nhận thông tin về tình hình chất lượng, về nội dung các hoạt động giáo dục. Đó là một hệ thống những quan sát và so sánh lao động sư phạm thực tế có phù hợp với kế hoạch, tiêu chuẩn, quy tắc đã dự kiến trước hay không. Xuất phát từ yêu cầu đặc trưng của công tác quản lý. Kiểm tra chuyên môn là một nhiệm vụ xuyên suốt trong quá trình dạy học, nó điều chỉnh kế hoạch dạy học đạt mục tiêu đề ra. - Công tác kiểm tra của hiệu trưởng nhằm thực hiện tốt cuộc vận động hai không do Bộ trưởng Bộ giáo dục phát động. - Công tác kiểm tra chuyên môn ở trường Tiểu học số 1 Tân Thuỷ trong những năm qua, đã tổ chức khá nề nếp. Khép kín được quy trình kiểm tra, có tác dụng nâng cao được chất lượng dạy và học, tỷ lệ học sinh khá- giỏi đạt mức cao. 2/ Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu việc đổi mới phương pháp kiểm tra, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Để từ đó có kế hoạch chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy và học đạt đích đề ra. - Nghiên cứu một số vấ đề lý thuyết và thực tiển có liên quan đến công tác kiểm tra chuyên môn: như nghiên cứu người dạy, nghiên cứu người học, hiệu quả đạt được. - Qua kiểm tra nêu những ý kiến phù hợp, bài học kinh nghiệm có tính khã thi nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm để làm tốt công tác dạy và học, nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội trong tình hình mới. Chương II: Một số kinh nghiệm về chỉ đạo và tổ chức thực hiện. 1/ Cải tiến việc xây dựng kế hoạch hoá công tác kiểm tra Làm tốt khâu kế hoạch hoá là một trong những điều kiện quan trọng nhất đảm bảo hoàn thành thắng lợi công tác của cả tập thể. Hoạt động dạy học trong trường Tiểu học có nội dung phong phú và đa dạng, với sự tham gia của tất cả các thành viên trong nhà trường. Công tác kiểm tra hoạt động dạy và học muốn bao quát toàn bộ nội dung và hình thức của nó, thì cần xây dựng kế hoạch hoá một cách khoa học, đảm bảo tính hệ thống và tính khả thi cao. - Kế hoạch của năm học được thông qua Đại hội triển khai nhiệm vụ năm học đầu năm. Những mục tiêu và giải pháp đưa vào một cách cụ thể: Coi trọng công tác kiểm tra, xây dựng quy trình kiểm tra, khép kín từ cán bộ tổ trưởng, hiệu trưởng. Kiểm tra toàn diện 50% giáo viên, kiểm tra vở sạch chữ đẹp 2 lần/ năm, kiểm tra hồ sơ cá nhân, các phần hành tối thiểu 2 lần/ năm. Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn: Như cộng điểm, chấm điểm, chữa bài, đánh giá xếp loại học sinh kiểm tra các loại vở của học sinh như vở chính tả, tập làm văn... 2 đến 3 lượt/ môn/ năm. Dự giờ việc kiểm tra thực hiện đổi mới phương pháp dạy học 3 tiết/ 1 đồng chí ( 2 tiết toán và tiếng việt, 1 tiết ngoài toán và tiếng việt) kiểm tra công tác chủ nhiệm lớp, kiểm tra việc thực hiện chương trình thời khoá biểu, kiểm tra công việc thực hiện giờ giấc ra vào lớp của giáo viên. Kiểm tra việc thực hiện sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học/ lớp của giáo viên. Kiểm tra hoạt động ngoài giờ lên lớp của giáo viên. - Dựa vào những chỉ tiêu người Hiệu trưởng phải xây dựng chi tiết kế hoạch hoá kiểm tra trong suốt năm học. Thực hiện được nội dung kiểm tra chuyên đề, kiểm tra toàn diện, thời gian thực hiện, dự kiến lực lượng thực hiện. Cụ thể: Kế hoạch hoá về công tác kiểm tra toàn diện trong năm học 2007 - 2008 của trường Tiểu học số 1 Tân Thuỷ như sau: Thời gian Nội dung kiểm tra Người trực tiếp kiểm tra Đối tượng kiểm tra Điều chỉnh kế hoạch Tháng 9 năm 2007 - KT chương trình từ K1 đến K5 - KT sách vở, DC học tập của học sinh - Kiểm tra đột xuất việc soạn bài lên lớp của giáo viên - KT nề nếp các lớp Hiệu trưởng Giáo viên CN Hiệu trưởng HT+ TPTĐ Tổ trưởng 11 lớp Giáo viên CN 11 lớp Tháng 10 năm 2007 - KT toàn diện 2 đ/c GV K4 - KT chế độ cho điểm - KT đổi mới PP dạy học môn học vần lớp 1, tập đọc lớp 2,3 - Kiểm tra các hoạt động ngoài giờ - Kiểm tra hồ sơ giáo viên - Kiểm tra chữ viết học sinh 11 lớp HT + TT Cmôn Hiệu trưởng HT + TT HT + TPTĐ Hiệu trưởng PHT + HT 2 giáo viên Giáo viên 2 GV Khối 1 11 lớp 11 Giáo viên 11 lớp Tháng 11 năm 2007 - KT toàn diện 2 Giáo viên K3 - KT việc mượn và sử dụng thiết bị của giáo viên. - KT việc cộng điểm giữa kỳ 1 - KT chấm chữa vở baìi tập toán- TV. - KT việc làm bài khảo sát của HS HT + TT Hiệu trưởng Hiệu trưởng HT+PHT Hiệu trưởng 2 giáo viên 11 giáo viên 11 giáo viên K1, 2, 3 9 lớp Tháng 12 năm 2007 - KT toàn diện giáo viên 2 đ/ c K4 - KT hồ sơ cá nhân. - Kiểm tra chấm chữa + Luyện từ câu +TLV Hiệu trưởng HT + PHT HT + PHT HT + PHT 2 đ/ c 6 đ/c K1, 2, 3 11 lớp Tháng 1 năm 2008 - KT đổi mới PPDH môn mỹ thuật - KT vở chính tả + bài tập toán - KT toàn diện giáo viên K1 - KT hồ sơ cá nhân - KT công tác chủ nhiệm lớp - KT đổi mới PP DH môn Đạo đức - KT bài khảo sát đợt 2 - KT cộng điểm đánh giá xếp loại kỳ 1 HT + PHT+ TT Hiệu trưởng HT + PHT Hiệu trưởng HT + TT Hiệu trưởng Hiệu trưởng 11 lớp 2 đ/ c 5 đ/c K4, 5 11 lớp K 4 11 lớp 11 lớp Tháng 2 năm 2008 - Kiểm tra toàn diện giáo viên K3 - Kiểm tra giáo viên mượn và SD Đ DDH - Kiểm tra chấm chữa vở chính tả lần 2 + tập làm văn - Kiểm tra đổi mới PPDH môn thủ công khối 5 - Kiểm tra hoạt động giữa giờ HT + TT+ PHT HT + TVTB HT + TT HT + TT HT + TPTĐ 2 đ/ c 11 Giáo viên 11 lớp 2 lớp 12 lớp Tháng 3 năm 2008 - Kiểm tra toàn diện CĐ K2 - Kiểm tra dụng cụ học tập của HS - Kiểm tra hồ sơ cá nhân - Kiểm tra bài khảo sát đợt 2 - Kiểm tra cộng điểm giữa kỳ 2 - Kiểm tra hồ sơ tổ trưởng chuyên môn - Kiểm tra chữ viết lần 2 HT + TT+ PHT PHT + TT HT + PHT HT + PHT HT + PHT HT + PHT HT+ PHT + TT 2 đ/ c
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_cong_tac_kiem_tra_chuyen_mon_cua_hieu.pdf