Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu mở trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi đạt hiệu quả cao

Trong cuộc sống hiện nay, các phế liệu trong sinh hoạt gia đình vô cùng phong phú: lõi giấy vệ sinh, các hộp bánh kẹo, các túi nilon, các lon đồ hộp, báo cũ, tạp chí Các nguyên vật liệu từ các loại vỏ ốc, sò, hến Nhận thấy từ những nguyên vật liệu này có thể phát huy tối đa khả năng sáng tạo của trẻ nên tôi mạnh dạn sử dụng để cho trẻ hoạt động. Kết quả là trẻ rất say mê và hứng thú.

Trên cơ sở đó hình thành cho trẻ kỹ năng thói quen tốt biết yêu quý thiên nhiên, yêu quý những thứ rất đỗi thân thuộc hàng ngày, cho trẻ ấn tượng về cái đẹp và những cảm xúc chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách con người. Từ đó phát huy hết khả năng ham khám phá tìm tòi, sự sáng tạo của trẻ. Đó là mục tiêu của đề tài này.

 

doc 24 trang Thảo Ly 17/08/2023 35863
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu mở trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi đạt hiệu quả cao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu mở trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi đạt hiệu quả cao

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu mở trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi đạt hiệu quả cao
MỤC LỤC
ñóñ
NỘI DUNG
TRANG
PHẦN I: MỞ ĐẦU
3
Lý do chọn đề tài
3
Phạm vi và đối tượng của đề tài
4
Mục đích của đề tài
4
IV/ Điểm mới trong kết quả của đề tài
4
PHẦN II: NỘI DUNG
4
Cơ sở lí luận của vấn đề
4
Thực trạng của vấn đề
5
Đặc điểm tình hình
5
 Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện
5
Thuận lợi
5
Khó khăn
6
 III: Biện pháp thực hiện
6
Khảo sát thực tế
6
Biện pháp cụ thể 
7
Xây dựng môi trường lớp học
7
Xây dựng nề nếp học tập
7
Xây dựng hoạt động phải “lấy trẻ làm trung tâm” 
7
2.4 Sưu tầm, lựa chọn, chuẩn bị tốt những nguyên vật liệu mở
8
 2.5 Tổ chức tốt hoạt động tạo hình với đa dạng nguyên vật liệu mở 
9
 Phối kết hợp với phụ huynh học sinh 
10
 IV/ Kết quả đạt được
11
PHẦN III: BÀI HỌC VÀ KẾT LUẬN
12
Bài học kinh nghiệm
13
Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
13
Kết luận
13
Đề xuất và kiến nghị
13
HÌNH ẢNH MINH HỌA
14-20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
21
ĐÁNH GIÁ CHẤM XÉT CỦA HỘI ĐỒNG TRƯỜNG 
22
ĐÁNH GIÁ CHẤM XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHÒNG GD & ĐT HUYỆN DẦU TIẾNG
23
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài :
Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình và toàn xã hội. Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc hình thành phát triển nhân cách ở mỗi trẻ. Thông qua các hoạt động học tập, vui chơi ở trường mà khả năng nhận thức của mỗi trẻ cũng được nâng lên. Trong đó, hoạt động tạo hình là hoạt động nghệ thuật chiếm vị trí quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ ngay từ những năm đầu trong cuộc sống. Thông qua hoạt động tạo hình, trẻ được khám phá những điều mới lạ, hấp dẫn, khám phá vẻ đẹp kỳ diệu của mọi vật xung quanh. Với đặc điểm như vậy nên năng khiếu nghệ thuật của trẻ được nảy sinh và phát huy một cách tích cực và sáng tạo. Vậy để phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình thì theo tôi, môi trường hoạt động thuận lợi, phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình của giáo viên và quá trình thực hiện các kĩ năng tạo hình của trẻ ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình.
Tuy nhiên hoạt động tạo hình không thể thực hiện được nếu không có nguyên vật liệu tạo hình. Để hoạt động tạo hình từ nguyên vật liệu mở có hiệu quả thì việc lựa chọn và sử dụng hợp lý nguyên vật liệu là rất quan trọng. Nguyên vật liệu càng phong phú bao nhiêu thì khả năng sáng tạo của trẻ càng được phát huy bấy nhiêu. Từ những mong muốn đó, tôi đã tìm tòi và sưu tầm các nguyên vật liệu đặc biệt là những nguyên liệu hết sức gần gũi với trẻ nhằm khuyến khích tính chủ động và khả năng sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình cho trẻ lớp tôi. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài " Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu mở trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi đạt hiệu quả cao ".
Phạm vi và đối tuợng chọn đề tài:
Đối tượng: Trẻ lớp chồi 2 trường mầm non Thanh Tuyền
Phạm vi: Có thể áp dụng và triển khai cho tất cả trẻ của trường mầm non Thanh Tuyền và các trường mầm non khác, vì đây là một cách làm không quá khó và nó gần gũi với chúng ta, với trẻ nhỏ, không đòi hỏi yêu cầu, cơ sở vật chất gì tốn kém cho việc làm trên . 
Mục đích của đề tài :
Trong cuộc sống hiện nay, các phế liệu trong sinh hoạt gia đình vô cùng phong phú: lõi giấy vệ sinh, các hộp bánh kẹo, các túi nilon, các lon đồ hộp, báo cũ, tạp chí Các nguyên vật liệu từ các loại vỏ ốc, sò, hếnNhận thấy từ những nguyên vật liệu này có thể phát huy tối đa khả năng sáng tạo của trẻ nên tôi mạnh dạn sử dụng để cho trẻ hoạt động. Kết quả là trẻ rất say mê và hứng thú. 
Trên cơ sở đó hình thành cho trẻ kỹ năng thói quen tốt biết yêu quý thiên nhiên, yêu quý những thứ rất đỗi thân thuộc hàng ngày, cho trẻ ấn tượng về cái đẹp và những cảm xúc chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách con người. Từ đó phát huy hết khả năng ham khám phá tìm tòi, sự sáng tạo của trẻ. Đó là mục tiêu của đề tài này.
ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
Có thể đề tài tôi chọn đối với các đơn vị khác là không mới nhưng đối với đơn vị tôi và đặc biệt đối với tình hình lớp tôi thì tôi thấy đây là vấn đề cần thiết. Vì chất lượng sử dụng nguyên vật liệu mở ở trẻ còn hạn chế nên việc tìm ra biện pháp nhằm giúp trẻ phát huy khả năng sáng tạo, cảm giác hưng phấn, vui tươi, kích thích khi tham gia hoạt động. Qua đó cũng giáo dục trẻ yêu lao động, quý trọng công sức lao động của mình và của bạn.
PHẦN II: NỘI DUNG
I.Cơ sở lí luận của đề tài:
Hoạt động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật nhằm phát triển khả năng thẩm mỹ cho trẻ. Đó là kĩ năng quan sát, trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của trẻ, giúp trẻ thể hiện được cảm xúc của mình về vẻ đẹp trong thế giới xung quanh. Thông qua hoạt động giúp trẻ hình thành những kĩ năng, kĩ xảo để trẻ thực hiện tốt các hoạt động khác. Bởi vì thông qua hoạt động tạo hình, trẻ rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, thói quen làm việc có mục đích. Hơn nữa còn giúp trẻ hình thành lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và yêu nghệ thuật.
Hiện nay ở các trường nói chung và trường tôi nói riêng việc sử dụng các nguyên liệu đa dạng trong hoạt động tạo hình của trẻ còn một số hạn chế. Đa số giáo viên vẫn sử dụng các nguyên liệu mua sẵn như: giấy màu, giấy A4, A3, sáp màu, hồ dán, đất nặn để thực hiện các bài tạo hình trong chương trình. Một số giáo viên còn chưa sáng tạo sử dụng các nguyên liệu mở trong các hoạt động tạo hình của trẻ. 
Chính vì vậy để làm tốt việc này, đòi hỏi bản thân giáo viên phải tìm tòi những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất. Đặc biệt cần có tâm huyết với nghề yêu trẻ, tìm tòi, học hỏi, sáng tạo và sự phối hợp đồng bộ của nhà trường và gia đình. Có làm được như vậy mới có thể giáo dục tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ cho trẻ đồng thời tạo điều kiện cho trẻ phát huy năng khiếu góp phần phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. 
II.Thực trạng của vấn đề: 
1. Đặc điểm tình hình: 
 - Sỉ số lớp: 15 cháu. 
- Trong đó: 7 nữ ; 8 nam
 - Số trẻ qua lớp mầm : 10 trẻ 
- Trẻ chưa được qua lớp mầm: 5 trẻ
 - Số giáo viên: 1 giáo viên/lớp 
2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện: 
a/ Thuận lợi 
- Luôn được sự quan tâm sâu sát , giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu trường, tạo điều kiện cung cấp thêm tài liệu mới ứng dụng trong việc giảng dạy và chăm sóc cháu.
- Được sự dìu dắt đào tạo ở trường Sư phạm về một số chuyên môn, được học qua những lớp bồi dưỡng chuyên môn trong các dịp hè và học bồi dưỡng thường xuyên. 
- Một số kinh nghiệm từ đồng nghiệp trao đổi góp ý. 
- Thông qua các cuộc họp, sinh hoạt chuyên môn đưa các nội dung để phát triển thẫm mĩ cho trẻ qua việc sử dụng tối đa và có hiệu quả các nguyên vật liệu sẵn có như: lõi giấy, vỏ hộp giấy, báo, đĩa giấy, chai nhựa để giáo viên cùng nhau học hỏi kinh nghiệm. Từ đó sẽ tìm ra được các phương pháp sáng tạo giúp trẻ có khả năng tạo hình tốt nhất.
- Bản thân luôn tận dụng những nguồn nguyên vật liệu để có thể biến chúng thành những nguyên liệu dụng cụ học tập và đồ chơi đơn giản giúp trẻ đươc học, được khám phá và khắc sâu kiến thức, cũng hạn chế phần rác thải gây ô nhiễm môi trường.
b/ Khó khăn: 
Bên cạnh những thuận lợi trên tôi còn gặp một số khó khăn như:
 - Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con nên khả năng tiếp cận nghệ thuật trong hoạt động tạo hình của trẻ chưa tốt.
- Một số trẻ trong lớp kỹ năng còn chưa thuần thục cơ bàn tay và ngón tay còn yếu, khả năng tập trung chưa cao, đặc biệt sự khéo léo của nhiều trẻ còn hạn chế.
- Một số trẻ còn nhút nhát không tích cực hoạt động.
- Chỉ có 1 giáo viên trên 1 lớp nên việc rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ cũng gặp nhiều khó khăn
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
 Nhằm khắc phục những khó khăn và thực hiện tốt việc sử dụng nguyên vật liệu mở trong hoạt động tạo hình, tôi đã thực hiện một số biện pháp sau: 
1/ Khảo sát thực tế
Từ đầu năm học, khi nhận các cháu vào lớp, tôi bắt đầu tìm hiểu , quan sát thăm nắm tình hình sự tiếp thu của các cháu ở lớp và nội dung sử dụng nguyên vật liệu mở trong hoạt động tạo hình qua đó tôi nhận biết được như sau:
 Một số trẻ có kỹ năng tạo hình còn hạn chế.
 Ví dụ: Trẻ chưa biết chọn nguyên liệu nào để thực hiện, chưa sáng tạo khi tham gia hoạt động,
2/ Biện pháp cụ thể:
 Sau khi khảo sát thực tế tình hình của trẻ tại lớp, tôi đã hình thành các biện pháp cụ thể như sau:
2.1 Xây dựng môi trường lớp học
Tôi cho trẻ quan sát một số sản phẩm tự tạo bằng các nguyên vật liệu mở khác nhau, trò chuyện với trẻ về các nguyên vật liệu cần thiết, cho trẻ tư duy tìm tòi, đóng góp những nguyên vật liệu có sẵn để chuẩn bị cho các hoạt động mới. 
Xây dựng môi trường lớp học gần gũi, thân thiện khuyến khích trẻ làm phong phú nguyên vật liệu tạo hình để thể hiện cảm xúc và sáng tạo 
Ví dụ: Tùy theo từng chủ đề mà tôi xây dựng môi trường, chọn nguyên vật liệu vừa phong phú vừa đa dạng, đẹp để hằng ngày trẻ có thể vừa học vừa chơi
 Xây dựng nề nếp học tập
Trong các hoạt động nhất là hoạt động tạo hình từ nguyên vật liệu giáo viên cần tạo cho trẻ thói quen có nề nếp, biết thực hiện giờ nào việc nấy, biết chú ý lắng nghe thì lúc đó trẻ mới có thể hiểu được những hướng dẫn, yêu cầu của cô dần dần trẻ mới có được các kỹ năng cần thiết khi thực hiện các hoạt động và tạo ra sản phẩm sáng tạo, đẹp mắt.
Khi tổ chức các hoạt động tạo hình từ các nguyên vật liệu mở tôi luôn khuyến khích trẻ mạnh dạn trao đổi với bạn, nếu không rõ hoặc cần sự giúp đỡ thì biết nhờ cô hướng dẫn. Đó là phương châm sống của tôi luôn hướng tới trẻ “Chưa biết mới phải đi học, chăm học thì sẽ giỏi”.
Hằng ngày tôi thường tạo thói quen, nề nếp tốt cho trẻ dần dần những kỹ năng thực hiện các hoạt động không còn gặp nhiều khó khăn như trước, trẻ đã chú ý lắng nghe biết tập trung tư duy, sáng tạo suy nghĩ và thực hiện các yêu cầu của hoạt động tạo hình.
 Xây dựng hoạt động phải “lấy trẻ làm trung tâm” 
Khi cho trẻ tham gia hoạt động tạo hình từ nguyên vật liệu mở tôi tăng cường các câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố, sáng tạo và nói được ý tưởng của mình từ đó trẻ áp dụng những kinh nghiệm đã lĩnh hội trong các hoạt động tạo hình riêng lẻ khác như: vẽ, cắt, xé dán, tô màu.thì ở hoạt động tạo hình ... cả các giác quan
 + Tạo cơ hội để lựa chọn và sắp xếp nguyên vật liệu
 + Kích thích sự sáng tạo của trẻ
Để thực hiện tốt khâu chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động tôi luôn huy động sự giúp đỡ của phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu, phế thải có sẵn ở gia đình.
.Tổ chức tốt hoạt động tạo hình với đa dạng nguyên vật liệu mở: 
Trong các giờ học tạo hình tôi nhận thấy giáo viên chưa đầu tư vẫn còn sử dụng các nguyên liệu trường phát như: bút sáp, hồ dán, giấy màu và thông thường hoạt động tạo hình giáo viên chỉ cho trẻ sử dụng những kỹ năng vẽ, tô màu hoặc xé dán làm cho tiết học tạo hình trở nên nhàm chán thiếu thốn, nghèo nàn. Nhận thấy được điều đó, tôi đã mạnh dạn tìm và sử dụng những nguyên vật liệu mở để cho trẻ hoạt động và tôi nhận thấyở trẻ sự say mê và vô cùng hứng thú. Khi trẻ tham gia hoạt động thì tôi nhận thấy ngoài sự say sưa hứng thú thì thông qua hoạt động còn tạo cho trẻ phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo của mình khi tham gia nhóm, tạo cho trẻ tính đoàn kết trong khi tạo ra sản phẩm. 
Hoạt động tạo hình chủ đề “ Ngành nghề” 
Tôi chuẩn bị đĩa CD, lõi giấy cho trẻ sáng tạo làm ống nhòm, cây hoa, đồng hồ theo ý thích, khi thực hiện trẻ hứng thú tạo ra sản phẩm để tặng chú bộ đội 
Trẻ tự tin hơn khi tham gia hoạt động, hăng hái giơ tay phát biểu khi hỏi về đề tài bé chuẩn bị thực hiện ( hình 2 trang 15)
Hoạt động tạo hình chủ đề ‘trường mầm non, bản thân”:  
Tôi tổ chức cho trẻ làm những người bạn thân thiết từ chai hộp sữa su su, giấy màu ( hình 3 trang 16)
Hoạt động tạo hình chủ đề “gia đình”: 
Trẻ có thể làm được các loại đồ dùng gia đình khác nhau để chơi phân vai, chơi tập làm nội trợ
vd: Làm bộ bàn ghế từ vỏ hộp sữa chua.( hình 4 trang 17)
Hoạt động tạo hình chủ điểm “Thế giới động vật”: 
Tôi tổ chức cho trẻ làm những con vật đáng yêu, thân thuộc
Vd: con heo từ hủ sữa chua, con kiến từ hạt cao su, con nhiếm từ vỏ sò, Làm con bò bằng chai sữa su su,con thỏ từ những chiếc vớ cũ, con cá từ dĩa nhựa. (hình 5 trang 18)
Hoạt động tạo hình Chủ đề ‘giao thông”:
Ở chủ đề này trẻ có thể tự làm rất nhiều phương tiện giao thông khác nhau đẹp mắt, sáng tạo 
Vd: làm chiếc xe tải, xe ô tô, tàu hỏa bằng vỏ hộp sữa, ly nhựa, đèn tín hiệu giao thông từ  bìa cartong
Giờ hoạt động tạo hình không chỉ dạy trẻ vào các hoạt động học mà còn dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi: 
Giờ hoạt động góc
 Ở góc chơi nghệ thuật , Tôi rất chú trọng cho trẻ sử dụng nguyên vật liệu khi trẻ hoạt động, tại góc chơi trẻ được thỏa sức sáng tạo theo trí tưởng tượng của mình để rồi tự tạo cho mình những sản phẩm tạo hình, những đồ chơi thật đẹp. 
Trẻ được khám phá tích cực hơn, được sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau, được thỏa sức sáng tạo, có cơ hội trải nghiệm một cách tích cực hơn, phong phú hơn. Qua đó bổ sung được rất nhiều đồ dùng cho hoạt động vui chơi của trẻ.
Ví dụ : Bé in hình bông hoa từ các loại rau củ quả mà bé thích( hình 6 trang 19)
Ngoài ra hoạt động tạo hình có thể đưa vào ngày hội ngày lễ của lớp
Ví dụ: Mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, sinh nhật bạn( hình 7 trang 20)
Hoạt động ngoài trời
       Trong giờ hoạt động ngoài trời, trẻ vừa dạo chơi, vừa chơi với các nguyên vật liệu sưu tầm được. Khi cho trẻ quan sát cây cối, tôi luôn chú ý hướng dẫn trẻ cắt tỉa lá vàng, nhặt lá rụng để làm những chiếc thuyền, làm đàn cá bơi, hay làm con trâu từ lá bàng, lá mít, làm cái kèn, chong chóng từ lá chuối, làm bông hoa, xếp hình ngôi nhà, xếp hình các phương tiện giao thông, các con vật từ cành cây, lá cây, sỏi đá,
Như vậy, chính trẻ đã sưu tầm được rất nhiều các nguyên vật liệu mở khi hoạt động ngoài trời và hứng thú chơi với các nguyên vật liệu kiếm được.
 Phối hợp với phụ huynh
Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non, giáo viên cần biết phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh nhằm tạo điều kiện cho trẻ có được môi trường học tập tốt nhất, giúp trẻ phát triển và hình thành nhân cách một cách toàn diện. 
Ở các buổi họp phụ huynh, giờ đón – trả trẻ, tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập cũng như khả năng tạo hình của trẻ. Để từ đó phụ huynh có hướng phối hợp cùng tôi giúp trẻ học tốt hơn bằng cách luyện tập thêm cho trẻ khi ở nhà.
Cũng nhờ sự hỗ trợ tích cực của phụ huynh mà những sản phẩm của trẻ hàng tuần được trưng bày ở góc sản phẩm của trẻ. Hàng  ngày phụ huynh đưa - đón con có thể quan sát, theo dõi sự tiến bộ của con em mình. Từ đó phụ huynh phối hợp tốt hơn trong việc hỗ trợ nguyên vật liệu để giúp trẻ hoạt động tích cực hơn
Ngoài ra tôi còn vận động phụ huynh ủng hộ những nguyên vật liệu đã qua sử dụng, nguyên vật liệu thiên nhiên để góp phần tạo điều kiện cho trẻ thoải mái sáng tạo, tạo ra những sản phẩm đẹp.
Hy vọng một số kinh nghiệm này sẽ giúp các đồng nghiệp đem lại hiệu quả cao khi cho trẻ tham gia hoạt động tạo hình từ nguyên vật liệu mở. Mong muốn nhận được những chia sẻ, trao đổi của các đồng nghiệp
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
* Với những biện pháp trên khi thực hiện tại lớp tôi đạt được một số kết quả như sau:
 + Đối với trẻ: 
- 100% Trẻ tích cực, sáng tạo hơn, trẻ thêm mạnh dạn, tự tin
- Các kĩ năng tạo hình được tốt hơn và tạo ra nhiều sản phẩm sáng tạo. 
- Khi cho trẻ thường xuyên hoạt động, rèn luyện trong hoạt động tạo hình thì các cơ tay, ngón tay trẻ khỏe hơn
- 99% trẻ tỏ ra thích thú tham gia với giờ tạo hình từ nguyên vật liệu mở.
 - 90% trẻ tạo được sản phẩm theo yêu cầu của cô và sáng tạo của trẻ.
- 95% trẻ có kỹ năng khi tham gia hoạt động tạo hình.
+ Đối với phụ huynh: 
Phụ huynh rất phấn khởi trước kết quả học tập của con em mình, họ sẵn sàng giúp đỡ khi có yêu cầu về sưu tầm tranh ảnh, vật mẫu hay các đồ dùng khác. Điều đó cho thấy hiệu quả cơ bản về công tác xã hội hóa ở nhà trường.
 + Đối với giáo viên:
- Được tiếp cận gần hơn với phương pháp đổi mới
- Tăng cường thêm các kĩ năng khéo léo hơn trong việc sử dụng các nguyên vật liệu mở trong hoạt động tạo hình.
- Tạo được môi trường làm lấy trẻ làm trung tâm, môi trường phong phú phù hợp với trẻ, với nội dung giáo dục. 
- Có kỹ năng tổ chức các hoạt động tạo hình một cách tự tin, linh hoạt
PHẦN III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm:
 -Với những biện pháp tích cực trong việc sử dụng nguyên vật liệu trong hoạt động tạo hình ở nhà trường và những kết quả đã đạt được, bản thân rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau:
Muốn cho trẻ thực hiện hoạt động tạo hình bằng nguyên vật liệu mở có hiệu quả cần cho trẻ hoạt động trong môi trường tạo hình với nguyên vật liệu phong phú.
 Giáo viên phải được củng cố nâng cao thêm về kiến thức, kỹ năng thực hành, biết vận dụng linh hoạt sáng tạo, các hình thức phương pháp để giúp trẻ tiếp thu một cách nhẹ nhàng.
Giáo viên cần tích cực tìm tòi, sáng tạo, chịu khó, say mê với hoạt động mang tính nghệ thuật này.
Rèn luyện kỹ năng cho trẻ, cần tiến hành từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
Cho trẻ tiếp xúc nhiều với các tác phẩm nghệ thuật hơn.
Giáo viên phải biết sử dụng đồ dùng trực quan linh hoạt, khoa học.
Có sự phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để rèn luyện kỹ năng tạo hình và bồi dưỡng năng khiếu cho trẻ.
Phát hiện kịp thời những trẻ có năng khiếu về tạo hình để có biện pháp bồi dưỡng thích hợp, nhằm góp phần giáo dục trẻ niềm đam mê, yêu thích nghệ thuật.
2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
 Việc tận dụng những nguyên vật liệu mở để phục vụ hoạt động tạo hình là một hoạt động rất có ý nghĩa, vừa tiết kiệm được tiền mua sắm nguyên vật liệu, tạo ra những đồ dùng, đồ chơi mang tính sáng tạo, phong phú vừa làm tăng số lượng đồ dùng, đồ chơi các góc cho trẻ, mà hiệu quả sử dụng lại khá cao đồng thời góp phần làm giảm thiểu lượng rác thải, góp phần bảo vệ môi trường. 
3. Kết luận:	
 Trong tất cả các lĩnh vực hoạt động ở trường mầm non, lĩnh vực nào cũng rất cần thiết. Trong đó hoạt động tạo hình với nguyên vật liệu mở chiếm một ưu thế quan trọng, bởi vì thông qua hoạt động này, trẻ được tiếp xúc nhiều với lao động chân tay và trí óc, đó là những yếu tố giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về mọi mặt, tạo tiền đề tốt để trẻ bước vào đời. 
Vì vậy chúng ta phải hết sức quan tâm để nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm non, tạo một môi trường lành mạnh, một tâm thế tốt cho trẻ có những hứng thú khi đến trường. Để trường mầm non là người bạn thân thiện, gần gũi, an toàn lôi cuốn trẻ yêu thích đến trường. Để trẻ bao giờ cũng “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. 
4. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ:
Bồi dưỡng cho giáo viên mầm non những cơ sở lý luận và kỹ năng tổ chức tiết học thông qua hội thảo, chuyên đề, bồi dưỡng chuyên môn.
Đối với trường cần bổ sung thêm các tài liệu giáo trình giảng dạy về các kỹ năng dạy trẻ sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình đến giáo viên.
Đối với phòng giáo dục cần mở các lớp tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên trong hoạt động tạo hình
Trên đây là biện pháp sử dụng nguyên vật liệu mở trong hoạt động tạo hình cho trẻ MG 4-5 tuổi đạt hiệu quả cao. 
Rất mong được sự đóng góp ý kiến của lãnh đạo cấp trên và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến ngày càng tốt hơn. Tôi chân thành cảm ơn!
 Thanh tuyền, ngày tháng năm 2020
	 	Người viết
	 	Nguyễn Thị Ngọc Nương
HÌNH ẢNH MINH HỌA
Hình 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu tạo hình cho bé
Hình 2: Bé hăng hái giơ tay khi được hỏi về chú bộ đội
Hình 3: Bé làm những người bạn thân của bé từ hủ sữa chua
Hình 4: bé cùng cô làm bàn ghé từ vỏ hộp sữa chua
Hình 5: Làm con có từ dĩa nhựa
Hình 6: Bé in hình bông hoa từ rau củ quả theo ý thích
Hình 7:Làm thiệp tặng cô giáo bằng hoa khô
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Xem và tham khảo trên tivi, internet về các hoạt động tạo hình bằng nguyên vật liệu mở
Sách tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp
Sưu tầm tạp chí giáo dục mầm non
Nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng thường xuyên
Chương trình giáo dục Mầm non
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM XÉT TRƯỜNG
***
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM XÉT PHÒNG GIÁO DỤC 
HUYỆN DẦU TIẾNG
***

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_su_dung_nguyen_vat_lieu_mo_t.doc