Báo cáo giải pháp pháp Một số giải pháp chỉ đạo và quản lý xây dựng thư viện tiên tiến ở trường THCS Hòa Phú

Thư viện trường học có vị trí vai trò, nhiệm vụ và chức năng vô cùng quan trọng, thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường, nâng cao phẩm chất đạo đức cho Học sinh, nhờ đó góp phần đào tạo ra nguồn nhân tài cho đất nước.

Do vậy bản thân tôi nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc truyền tải tri thức đến Giáo viên và Học sinh thông qua công tác thư viện trong nhà trường, vì thế trong quá trình công tác tôi luôn học hỏi đồng nghiệp, cải tiến công tác tìm ra những biện pháp cụ thể nhất để chỉ đạo, quản lý nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Qua nhiều năm phấn đấu liên tục, được sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo nhà trường đã xây dựng thư viện trở thành thư viện tiên tiến theo quyết định số 1791/QĐ/SGD-ĐT ngày 28 tháng 3 năm 2013 của sở GD-ĐT Bình Dương. Hiện nay thư viện đã được sửa chữa lại với diện tích 83 m2 đặt nơi trung tâm đẹp đẽ, khang trang với 01 phòng kho, phòng đọc Giáo viên và Học sinh đủ chứa 55 chỗ ngồi, có 05 máy tính được kết nối mạng internet, có 05 tủ sách, tổng số sách trong thư viện 15.550 bản sách với trên 1.000 tên sách các loại. Ngoài ra còn có 08 loại báo và tạp chí như Giáo dục và thời đại, lao động, Sài Gòn giải phóng, Bình Dương, Nhân dân, Phụ nữ Việt Nam, Giáo dục - đào tạo Bình Dương, Sách giáo dục và thư viện trường học, Tài hoa trẻ, Thế giới mới .

Vốn bổ sung tài liệu của thư viện luôn được bổ sung nhờ kinh phí ngân sách trên 15 triệu đồng. Ngoài ra còn nguồn sách được công ty Novelis Hàn Quốc tặng trên 100 triệu đồng. Từ năm học 2012 – 2013 đến nay, thư viện trường luôn phấn đấu và giữ vững danh hiệu thư viện tiên tiến và hiện nay đang tiến hành xây dựng thư viện xuất sắc mở rộng theo hướng xây dựng thư viện thân thiện để cho các em Học sinh có thể bất kỳ lúc nào các em có thể vào thư viện, có thể tìm kiếm được sách, đọc được các loại sách mà các em yêu thích để từ đó các em phát triển tiềm năng một cách toàn diện.

 

doc 24 trang Thảo Ly 17/08/2023 8461
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo giải pháp pháp Một số giải pháp chỉ đạo và quản lý xây dựng thư viện tiên tiến ở trường THCS Hòa Phú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo giải pháp pháp Một số giải pháp chỉ đạo và quản lý xây dựng thư viện tiên tiến ở trường THCS Hòa Phú

Báo cáo giải pháp pháp Một số giải pháp chỉ đạo và quản lý xây dựng thư viện tiên tiến ở trường THCS Hòa Phú
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG THƯ VIỆN TIÊN TIẾN Ở TRƯỜNG THCS HÒA PHÚ
Phấn I: Mở đầu.
1/ Lý do chọn đề tài:
	Thư viện trường phổ thông là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên của nhà trường. Do vậy thư viện là một bộ phận không thể thiếu trong nhà trường phổ thông, với vai trò lưu giữ và luân chuyển sách, thư viện phục vụ đắc lực cho việc dạy và học, là một cơ quan truyền thông của nhà trường nhằm cung cấp thông tin để giải đáp các thắc mắc, thỏa mãn óc tò mò, tìm hiểu của học sinh và là một động lực đóng góp vào việc cải tiến giáo dục trong nhà trường, nhằm sử dụng các nguồn tài liệu để hỗ trợ cho sự thay đổi cách học học tập và giảng dạy trong nhà trường.
	Với chức năng truyền thông, Học sinh có thể tìm đến thư viện để yêu cầu giải đáp những thắc mắc về Tâm sinh lý, về chủng tộc, ngôn ngữ, thời tiết, khoa học như:
- Tại sao khi buồn lại chảy nước mắt?
- Tại sao lại có bốn sắc dân trên thế giới ?
- Tại sao cùng là tiếng việt mà giọng nói các miền lại khác nhau?
- Tại sao chỉ có 2 mùa ở miền Nam mà lại có 4 mùa ở miền Bắc?
- Tại sao máy bay lại bay được trên bầu trời?
Với những câu hỏi này, ta có thể truy tìm lời giải đáp trong các tài liệu tham khảo như Vật lí vui, Hóa học vui, Sinh học vui hay trong các bách khoa toàn thư để trả lời những thắc mắc của học sinh.
Như vậy công tác thư viện hiện nay là không thể thiếu được trong các trường phổ thông, vì trong công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông với mục tiêu chống đọc chép trong dạy và học, thư viện trường học là linh hồn của một trường học, nơi hội tụ kiến thức tri thức của loài người giúp cho thầy và trò trong nhà trường không chỉ “Dạy tốt – Học tốt” mà còn mở mang trí tuệ, xây dựng nhân cách con người. Quan tâm đến công tác này là vấn đề cần thiết và cũng là nhiệm vụ trung tâm của nhà trường, làm thế nào để hoạt động của thư viện phục vụ tốt hơn cho bạn đọc do đó thôi thúc tôi nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp chỉ đạo và quản lý xây dựng thư viện tiên tiến ở trường THCS Hòa Phú”. 
2/ Mục đích nghiên cứu.
Mục đích của việc nghiên cứu là tìm hiểu phân tích thực trạng của một số giải pháp chỉ đạo, quản lý xây dựng thư viện tiên tiến.
Nhằm thu hút bạn đọc đến với thư viện, tăng cường thói quen và hình thành kỹ năng đọc sách của Học sinh, học hỏi được giá trị của sách và áp dụng vào thực tế đời sống.
3/ Đối tượng nghiên cứu.
Giáo viên và học sinh các khối 6, 7, 8, 9 ở trường THCS Hòa Phú.
4/ Nhiệm vụ nghiên cứu.
Tìm hiểu thực trạng của công tác chỉ đạo, quản lý xây dựng thư viện ở nhà trường hiện nay để từ đó đúc rút kinh nghiệm để xây dựng thư viện xuất sắc.
Rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của thư viện ở nhà trường.
5/ Phương pháp nghiên cứu.
5.1 Phương pháp đọc tài liệu.
Tìm đọc tài liệu văn bản pháp quy có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
5.2 Phương pháp quan sát sư phạm.
Tổ chức quan sát tâm lý đối tượng và bầu không khí của tập thể Học sinh để có những nhận xét khách quan trong những giờ đọc sách tại thư viện.
5.3 Phương pháp phỏng vấn trò chuyện.
Trò chuyện với phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, cán bộ thư viện, các bộ phận và đoàn thể trong nhà trường để khai thác vấn đề có liên quan đến đề tài.
5.4 Phương pháp khảo sát trắc nghiệm.
Dùng phiếu hỏi ý kiến tổ trưởng, cán bộ thư viện, giáo viên và các em học sinh.
5.5 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.
Điều tra thực tế, quan sát, tổng hợp thống kê, đánh giá các số liệu thu thập được.
Phần II: Nội dung nghiên cứu.
Chương I: Cở sở lí luận pháp lý.
1.1. Quản lý chỉ đạo: Là quá trình dựa vào qui luật khách quan vốn có của hệ thống để tác động đến hệ thống nhằm chuyển hệ thống đó sang một trạng thái mới.
Quản lý còn có thể hiểu là điểu khiển, là quá trình công nghệ chỉ huy, điều hành, hướng để bắt đối tượng quản lý phải thực hiện, phải phục tùng người quản lý.
Quản lý trường học: là quản lý hoạt động học tập và các hoạt động giáo dục theo mục tiêu, chương trình giáo dục.
Quản lý cán bộ, quản lý giáo viên, công nhân viên và quản lý người học, Quản lý cở sở vật chất, thư viện, thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.
Quản lý trường học: Thực hiện theo chương I, điều 2, khoản 5 của quyết định số 61/1998/QĐ – BGD & ĐT ngày 06 tháng 11 năm 1998 của Bộ GD- ĐT về việc ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông quy định: “ Tổ chức quản lý theo đúng nghiệp vụ thư viện, có sổ sách quản lý chặt chẽ, bảo quản, giữ gìn sách báo tránh hư hỏng, mất mát, thường xuyên thanh lọc sách báo cũ, rách nát, lạc hậu, kịp thòi bổ sung các loại sách, tài liệu, tư liệu mới, sử dụng và quản lý chặt chẽ kinh phí thư viện được đúng theo mục đích, có kế hoạch chủ động, đón đầu tiếp thu sự phát triển của mạng lưới thông tin, thư viện điện tử, từng bước đưa các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác quản lý thư viện phục vụ bạn đọc”.
1.2. Cở sở pháp lý.
Nghị quyết hội nghị trung ương VIII khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực vì phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn.
Đối với giáo dục phổ thông tập trung phát triển trí tuệ, thể chất hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu định hướng nghề nghiệp cho Học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Theo quyết định số 10/2007/QĐ - BVHTT ngày 04 tháng 05 năm 2007 của Bộ Văn hóa thông tin về phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thư viện Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Thư viện trường học phải thực sự trở thành nguồn lực trung tâm của trường học, thư viện trường học phải đảm bảo thông tin tài liệu cho chương trình học tập, giúp mỡ rộng kiến thức mọi mặt của các em, hình thành ở các em tính độc lập trong việc đọc, việc học, biết cách thu nhận phân tích thông tin để hình thành kiến thức mới.Học ở lớp sẽ được cũng cố bằng việc đọc (học) ở thư viện trường học.
Trong công cuộc đổi mới của đất nước, giáo dục là quốc sách hàng đầu của mỗi quốc gia trong việc đào tạo con người mới phát triển toàn diện. Không thể nào hình dung được một chiến lược phát triển giáo dục phổ thông mà không có sự tham gia tích cực của thư viện trường học cũng như các cơ quan, thông tin. Thư viện giúp cho Cán bộ, Giáo viên công nhân viên, Học sinh xây dựng phương pháp học tập, phong cách làm việc khoa học, biết kỹ năng sử dụng sách, báo, tài liệu
1.3. Cở sở thực tiễn.
Thư viện trường học có vị trí vai trò, nhiệm vụ và chức năng vô cùng quan trọng, thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường, nâng cao phẩm chất đạo đức cho Học sinh, nhờ đó góp phần đào tạo ra nguồn nhân tài cho đất nước.
Do vậy bản thân tôi nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc truyền tải tri thức đến Giáo viên và Học sinh thông qua công tác thư viện trong nhà trường, vì thế trong quá trình công tác tôi luôn học hỏi đồng nghiệp, cải tiến công tác tìm ra những biện pháp cụ thể nhất để chỉ đạo, quản lý nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Qua nhiều năm phấn đấu liên tục, được sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo nhà trường đã xây dựng thư viện trở thành thư viện tiên tiến theo quyết định số 1791/QĐ/SGD-ĐT ngày 28 tháng 3 năm 2013 của sở GD-ĐT Bình Dương. Hiện nay thư viện đã được sửa chữa lại với diện tích 83 m2 đặt nơi trung tâm đẹp đẽ, khang trang với 01 phòng kho, phòng đọc Giáo viên và Học sinh đủ chứa 55 chỗ ngồi, có 05 máy tính được kết nối mạng internet, có 05 tủ sách, tổng số sách trong thư viện 15.550 bản sách với trên 1.000 tên sách các loại. Ngoài ra còn có 08 loại báo và tạp chí như Giáo dục và thời đại, lao động, Sài Gòn giải phóng, Bình Dương, Nhân dân, Phụ nữ Việt Nam, Giáo dục - đào tạo Bình Dương, Sách giáo dục và thư viện trường học, Tài hoa trẻ, Thế giới mới.
Vốn bổ sung tài liệu của thư viện luôn được bổ sung nhờ kinh phí ngân sách trên 15 triệu đồng. Ngoài ra còn nguồn sách được công ty Novelis Hàn Quốc tặng trên 100 triệu đồng. Từ năm học 2012 – 2013 đến nay, thư viện trường luôn phấn đấu và giữ vững danh hiệu thư viện tiên tiến và hiện nay đang tiến hành xây dựng thư viện xuất sắc mở rộng theo hướng xây dựng thư viện thân thiện để cho các em Học sinh có thể bất kỳ lúc nào các em có thể vào thư viện, có thể tìm kiếm được sách, đọc được các loại sách mà các em yêu thích để từ đó các em phát triển tiềm năng một cách toàn diện.
1.4. Những thuận lợi và khó khăn.
1.4.1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm giúp đỡ của Phòng GD-ĐT thành phố Thủ Dầu Một đã hỗ trợ cho nhà trường trong việc mua sắm trang thiết bị như tủ, giá sách bổ sung đầy đủ kịp thời, phục vụ cho các hoạt động thư viện.
- Thư viện được công ty Novelis Hàn Quốc sửa chữa nâng cấp thư viện thoáng mát, rộng rãi có đầy đủ tủ, kệ, giá, sách báo đa dạng phong phú.
 - Có sự hỗ trợ nhiệt tình của tổ công tác và tổ mạng lưới đưa bạn đọc vào nề nếp.
- Cán bộ thư viện được đào tạo nghiệp vụ công tác thư viện.
1.4.2. Khó khăn:
- Học sinh chưa có thói quen đọc sách để phục vụ việc học đơn thuần chỉ để giải trí
- Học sinh chưa có kỹ năng đọc sách nên khó nắm hết nội dung sách đã đọc.
Chương II: Những biện pháp trong chỉ đạo, quản lý công tác thư viện của nhà trường.
1/ Bám sát các văn bản chỉ đạo của nhà nước.
Căn cứ vào quyết định số 61/1991/QĐ - BGD ĐT ngày 06 tháng 11 năm 1998 Quyết đinh của Bộ GD- ĐT về việc ban hành quy chế về tổ chứ ...  hiện tài năng của mình như : Hát, múa, ngâm thơ các tác phẩm có nội dung về Bác Hồ.
Thư viện trường đã xây dựng “ Tủ sách lưu động” cho các em Học sinh đọc trong giờ ra chơi tại sân trường. Vận động được thế mạnh công nghệ thông tin mạng internet, giúp bạn đọc đến với sách một cách chủ động dễ dàng.
4/ Quyết định thành lập tổ công tác thư viện, tổ mạng lưới thư viện.
	Vào đầu năm học Hiệu trưởng ra quyết định thành lập tổ công tác thư viện của trường gồm 21 cán bộ, giáo viên, đồng chí phó Hiệu trưởng làm tổ trưởng, cán bộ thư viện, bí thư đoàn TNCS HCM, tổng phụ trách đội, GVCN các lớp. Trong năm qua tổ công tác thư viện đã hỗ trợ cho thư viện tổ chức tốt phong trào mượn và đọc sách trong nhà trường, hỗ trợ các hoạt động của thư viện. Tổ chức mỗi lớp kể một câu chuyện dưới sân cờ vào thứ hai đầu tuần.
	Đầu năm học, GVCN lập danh sách những Học sinh yêu thích đọc sách, tích cực học tập , năng động, tham gia vào hoạt động của thư viện. Hiệu trưởng ra quyết định thành lập tổ mạng lưới thư viện gồm 20 em. Các em trong tổ mạng lưới thư viện được cán bộ thư viện hướng dẫn hỗ trợ bộ phận thư viện tổ chức tốt phong trào đọc sách trong nhà trường, hỗ trợ sắp xếp sách, báo theo quy định.
5/ Thực hiện công tác xã hội hóa hoạt động thư viện.
Hiện nay xã hội ta đang có sự giao lưu văn hóa rất mạnh với các nước phương Tây để nước ta theo kịp với các nước khác trên thế giới, trong lĩnh vực thư viện hình thức tổ chức hoạt động cũng cần đổi mới cho phù hợp với thực trạng xã hội hiện nay.
	Trong năm học này, nhà trường đã cùng với Ủy Ban Nhân Dân phường Hòa Phú đã vận động các nhà hảo tâm, mạnh thường quân, các cơ quan đơn vị trong địa bàn nhằm quyên góp, tặng SGK, STK cho nhà trường.
	Kết quả: Thư viện trường đã nhận được sự tài trợ của công ty TNHH Novelis Việt Nam ( Đây là công ty tái chế vỏ lon nhôm, công ty này đã phối hợp cùng với nhà trường nâng cao ý thức cho học sinh tận dụng phế liệu và chung tay bảo vệ môi trường). Thư viện đã được tu sửa khang trang, được hỗ trợ một số lượng sách lớn với những sách lớn với những sách giá trị theo đúng nhu cầu của Giáo viên và Học sinh đưa lên. Tất cả là 8242 bản và 05 máy tính có kết nối mạng internet giúp cho bạn đọc tìm thông tin một cách chủ động dễ dàng.
Hình ảnh Khánh thành Thư viện trường do công ty Noverlis tài trợ
6/ Tổ chức phục vụ tốt cho bạn đọc.
	Trong công tác quản lý, Hiệu trưởng nhà trường thấy được vị trí, vai trò của thư viện trường học trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cần phải có giải pháp kích thích thị hiếu đọc sách và văn hóa đọc cho các em Học sinh trở thành thói quen trong nếp sinh hoạt học tập ở nhà trường làm cho Học sinh “ yêu sách” say mê đọc sách. Muốn làm được như vậy thì người cán bộ thư viện không những là người biết cách quản lý thư viện mà còn phải biết cách giao tiếp giới thiệu sách “ dẫn dụ” trẻ đến với sách, nhen lên ở các em niềm say mê đọc sách.
- Tổ chức tuyên truyền, giới thiệu sách: Các hình thức tuyên truyền
+ Giới thiệu sách tại thư viện: các sách mới sẽ lần lượt giới thiệu và trưng bày trên bảng tại phòng đọc giáo viên và học sinh. Qua đó bạn đọc sẽ dễ dàng lựa chọn sách phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.
+ Sinh hoạt dưới cờ: Mỗi tháng 1 lần, phần giới thiệu này do 1 em học sinh của mỗi lớp trực tuần sinh hoạt chào cờ tuần đó thực hiện lần lượt xoay vòng các lớp còn lại vào những lần tiếp theo. Mục đích để học sinh thực hiện phần này là nhằm tạo cho các em tự tin và tinh thần trách nhiệm cũng nhằm mục đích tạo sự thoải mái, gần gủi cho các em lắng nghe.
+ Giới thiệu sách trong các buổi họp hội đồng. Mỗi tháng họp hội đồng sẽ lồng ghép một tiết mục kể chuyện “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thông qua đó cán bộ thư viện giới thiệu về quyển sách có câu chuyện kể, cùng trong thời gian đó cán bộ thư viện sẽ giới thiệu danh mục sách mới đến toàn thể CB- GV- CNV 
- Tổ chức phục vụ tốt cho bạn đọc.
+ Tổ chức cho các em học sinh đọc tại chỗ truyện thiếu nhi và các loại sách báo giải trí được trưng bày ở phòng đọc Giáo viên và Học sinh để thuận tiện cho việc mượn đọc tại chỗ.
+ Giáo viên và Học sinh có nhu cầu mượn sách về nhà, viết mã đăng kí vào mẫu giấy đăng kí cho cán bộ thư viện để tìm sách cho Giáo viên và Học sinh mượn.
+ Tặng sách giáo khoa cho học sinh khó khăn: Cuối năm học giáo viên nắm được danh sách học sinh nghèo, khó khăn, thư viện đã tổ chức tặng trọn bộ SGK cho các em vào thời điểm cuối năm để sử dụng trong năm học tiếp theo, góp phần giảm gánh nặng cho gia đình và sự yên tâm học tập của học sinh.
Vào đầu học kì mỗi năm học thư viện trường học phối hợp với công tác viên thư viện tổ chức điều tra SGK và tặng lại những sách mà các em còn thiếu đảm bảo 100% Học sinh có đủ SGK đến trường.
Hình ảnh Học sinh đang đọc sách
Chương III: Hiệu quả đạt được.
	Bằng việc áp dụng những biện pháp chỉ đạo, quản lý xây dựng thư viện trong nhà trường trong năm học 2014 – 2015 từ khâu bám sát vào các văn bản chỉ đạo của nhà nước để thực hiện tổ chức bổ sung cở sở vật chất đầy đủ, hợp lý và khoa học đến khâu tổ chức phục vụ bạn đọc chu đáo và nhiệt tình đến nay thư viện trường THCS Hòa Phú đã thu được kết quả như sau: Qua thực tế quan sát, thông kê số lượng bạn đọc đến thư viện đã tăng lên hàng năm và từng bước xây dựng được văn hóa đọc trong Học sinh, sách được lưu thông thường xuyên và hoạt động một cách hiệu quả.
	Thư viện trở thành điểm đến quen thuộc của Giáo viên và Học sinh các giờ giải lao, giờ nghỉ tiết. Các loại sách báo mới được bổ sung theo nhu cầu dần đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng của bạn đọc. Không gian thư viện được xây dựng rộng rãi, thoáng mát, thân thiện, là nơi thư giãn tinh thần tốt cho Giáo viên và Học sinh sau giờ làm việc và học tập căng thẳng.
Hình ảnh học sinh đang đọc sách
Số lượng bạn đọc đến thư viện
Năm học
TSGV
TSHS
Số lượt bạn đọc đến thư viện (tỉ lệ %)
Ghi chú
Giáo viên
Học sinh
2013 – 2014
47
555
100%
78,5%
2014 - 2015
53
680
100%
83,4%
Nhờ những hiệu quả đạt được thư viện trường THCS Hòa Phú đã đạt được danh hiệu “ Thư viện tiên tiến” trong năm học 2012 – 2013 và được Phòng GDĐT thành phố Thủ Dầu Một quan tâm đưa chỉ tiêu phấn đấu xây dựng thư viện xuất sắc trong năm học 2014 – 2015.
Hình ảnh Thư viện trường đạt danh hiệu thư viện tiên tiến
Phần III Kết luận và kiến nghị.
1/ Nhận xét chung.
Như vậy công tác thư viện hiện nay là không thể thiếu được trong các trường phổ thông vì trong công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông với mục tiêu chống đọc chép trong dạy và học, thư viện trường học là linh hồn của một trường học, nơi hội tụ kiến thức, tri thức của loài người giúp cho Thầy và Trò trong nhà trường không chỉ “Dạy tốt - Học tốt” mà còn mở mang trí tuệ, xây dựng nhân cách con người.
2/ Những bài học kinh nghiệm.
	Nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của thư viện, của sách, báo đối với học sinh để lựa chọn những loại sách lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi có giá trị giáo dục cao.
	Nhà trường cần xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, rõ ràng và đồng bộ giữa cán bộ thư viện với các tổ bộ môn, các bộ phận liên quan đặc biệt là GVCN phải đôn đốc, quản lý học sinh quyên góp quản lý sách, hướng dẫn Học sinh đọc sách, tham gia hoạt động do thư viện trường tổ chức.
	Tầm quan trọng của việc đổi mới tổ chức hoạt động thư viện là rất lớn, đem lại hiệu quả cao cho hoạt động thư viện, gắn kết chặt chẽ giữa thư viện với bạn đọc.
	Việc đọc sách, báo trong nhà trường có tác dụng trau dồi, nâng cao kiến thức cho bạn đọc, rèn luyện tính tự học, tự tìm tòi của học sinh, gián tiếp giáo dục nhân cách cho học sinh.
	Cán bộ thư viện phải thường xuyên kết hợp với tổ trưởng chuyên môn, tổng phụ trách Đội và các GVCN lớp trong việc tuyên truyền, giới thiệu sách, khảo sát việc đọc sách của Học sinh và chia sẽ sách ở thư viện để từ đó đưa ra các biện pháp hỗ trợ như hướng dẫn Học sinh trong quản lý sách, hướng dẫn cách thức giới thiệu sách hay giới thiệu học sinh nguồn tài nguyên phong phú của thư viện trường.
	Tổ chức các hoạt động, đôn đốc thực hiện và tuyên dương khen thưởng khích lệ tinh thần các em.
	Xây dưng quy chế phối hợp rõ ràng, trong đó quy định rõ quyền và trách nhiệm của mỗi bên khi tham gia, phải coi việc tổ chức cho học sinh đọc sách là một trong những tiêu chí để xét thi đua GVCN trong năm học. 
Có như vậy thì thư viện mới có khả năng thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc, mới phát huy được tác dụng, mới thực sự là một phương tiện giáo dục không thể thiếu được trong nhà trường. Điều này tôi mong muốn đó là : “Khi muốn giải quyết những vấn đề cả về học tập và trong cuộc sống các em hãy tìm đến thư viện”.
3/ Những kiến nghị đề xuất.
Đối với phòng GD – ĐT:
- Tổ chức hội thi cán bộ thư viện giỏi các cấp để giao lưu học hỏi kinh nghiệm nhằm năng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thư viện
- Tổ chức tham quan các thư viện tiên tiến, thư viện xuất sắc để học hỏi và có kế hoạch thực hiện thư viện trường mình.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách bằng nhiều hình thức khác nhau để cán bộ thư viện tham gia, rút kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau.
- Xem xét và duyệt kịp thời các dự trù kinh phí mua sắm nhằm giúp thư viện phục vụ đầy đủ nhu cầu sử dụng sách của Giáo viên và Học sinh.
Đối với địa phương:
- Có ngân sách hỗ trợ thư viện về cơ sở vật chất như tặng tủ, giá, kệ sách.
- Tặng các loại sách như: Sách tham khảo, truyện đọc, báo chí.tăng nguồn sách cho thư viện.
- Tặng học bỗng cho học sinh nghèo hiếu học bộ sách giáo khoa
Đối với cán bộ thư viện:
- Cán bộ thư viện phải thường xuyên kết hợp chặt chẽ với tổng phụ trách đội và các GVCN lớp trong việc tuyên truyền, giới thiệu sách, tổ chức các hoạt động, đôn đốc thực hiện và tuyên dương khen thưởng, khích lệ tinh thần các em.
Trên đây là một số giải pháp chỉ đạo và quản lý xây dựng thư viện tiên tiến ở trường THCS Hòa Phú, chắc chắn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong được hội đồng khoa học và các bạn đồng nghiệp góp ý, bổ sung để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn ./.
Hòa Phú, ngày 12 tháng 02 năm 2015
Người thực hiện 
Dương Văn Cư

File đính kèm:

  • docbao_cao_giai_phap_phap_mot_so_giai_phap_chi_dao_va_quan_ly_x.doc