Báo cáo biện pháp Giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài toán về tỉ số phần trăm từ cơ bản đến bài toán ứng dụng thực tiễn

Đất nước ta đã và đang bước vào thời kì hội nhập với tất cả các nước tiên tiến trên toàn thế giới. Mỗi chúng ta đều nhận thấy sự chuyển biến của mọi mặt trong đời sống xã hội theo từng ngày, từng giờ. Để đất nước trở nên phồn thịnh, xoá bỏ nghèo nàn lạc hậu, chúng ta cần lắm những bàn tay nắm lấy bàn tay, những người công dân có đức, có tài. Bác Hồ kính yêu đã nói “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Trồng người là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nghành Giáo dục đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Làm thế nào để sự nghiệp trồng người mang lại nhiều kết quả tốt? Yếu tố này chính là mục tiêu của một nền giáo dục đổi mới, là trách nhiệm của hệ thống Giáo dục quốc dân.

Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo với mục tiêu: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.” Để đáp ứng được mục tiêu trên thì việc kết hợp dạy chữ, dạy người, giúp học sinh phát triển toàn diện cả về phẩm chất, năng lực, hài hòa cả về đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh. Vậy giúp học sinh làm chủ kiến thức, biết và vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế cuộc sống đó là mục tiêu của một nền giáo dục đổi mới đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực của mỗi em học sinh.

 

docx 32 trang Thảo Ly 17/08/2023 13841
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài toán về tỉ số phần trăm từ cơ bản đến bài toán ứng dụng thực tiễn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài toán về tỉ số phần trăm từ cơ bản đến bài toán ứng dụng thực tiễn

Báo cáo biện pháp Giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài toán về tỉ số phần trăm từ cơ bản đến bài toán ứng dụng thực tiễn
LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu, sự hợp tác giúp đỡ nhiệt tình của các đồng chí giáo viên trong nhà trường đã tạo điều kiện cho tôi khảo sát thực tế, thu thập số liệu, góp nhiều ý kiến cho tôi hoàn thành đề tài sáng kiến này. Với sự nỗ lực của bản thân và kinh nghiệm trong giảng dạy, tôi có đóng góp nhỏ của mình với đề tài: “ Giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài toán về tỉ số phần trăm từ cơ bản đến bài toán ứng dụng thực tiễn”. Tuy do điều kiện nghiên cứu, thời gian, phạm vi có hạn nên sáng kiến không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự góp ý chân thành của đồng nghiệp, của Hội đồng khoa học cấp trường và cấp ngành để Sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn và có giá trị ứng dụng trong thực tiễn. Tôi xin chân thành cám ơn.
Hoàng Thị Hiền
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài và lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Đất nước ta đã và đang bước vào thời kì hội nhập với tất cả các nước tiên tiến trên toàn thế giới. Mỗi chúng ta đều nhận thấy sự chuyển biến của mọi mặt trong đời sống xã hội theo từng ngày, từng giờ. Để đất nước trở nên phồn thịnh, xoá bỏ nghèo nàn lạc hậu, chúng ta cần lắm những bàn tay nắm lấy bàn tay, những người công dân có đức, có tài. Bác Hồ kính yêu đã nói “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Trồng người là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nghành Giáo dục đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Làm thế nào để sự nghiệp trồng người mang lại nhiều kết quả tốt? Yếu tố này chính là mục tiêu của một nền giáo dục đổi mới, là trách nhiệm của hệ thống Giáo dục quốc dân.
Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo với mục tiêu: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.” Để đáp ứng được mục tiêu trên thì việc kết hợp dạy chữ, dạy người, giúp học sinh phát triển toàn diện cả về phẩm chất, năng lực, hài hòa cả về đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh. Vậy giúp học sinh làm chủ kiến thức, biết và vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế cuộc sống đó là mục tiêu của một nền giáo dục đổi mới đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực của mỗi em học sinh.
Sự kết nối giữa toán học với ứng dụng thiết thực vào thực tế cuộc sống.
Trong chương trình Tiểu học thì môn Toán là một trong những viên gạch để xây dựng toà nhà tri thức ở mỗi em học sinh. Mỗi học sinh đều phải thể hiện được hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. Để đáp ứng đổi mới của giáo dục hiện nay, toán học ngày càng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản đã giúp con người giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống một cách có hệ thống và chính xác, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
Môn toán góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học cho học sinh; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn; tạo lập sự kết nối giữa Toán học với thực tiễn; giữa Toán học với các môn học và hoạt động giáo dục
khác. Để đạt được kết quả như vậy thì ngay từ bậc Tiểu học, việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học toán nói riêng, đưa ứng dụng toán học vào thực tế là hết sức cần thiết.
Ứng dụng giải toán tỉ số phần trăm vào thực tế.
Dạy – học về “ tỉ số phần trăm” và “ giải toán về tỉ số phần trăm” không chỉ củng cố kiến thức toán học có liên quan mà còn giúp học sinh gắn học với hành, gắn nhà trường với thực tế cuộc sống lao động và sản xuất của xã hội mang tính ứng dụng cao. Qua việc học các bài toán về Tỉ số phần trăm, học sinh có hiểu biết thêm về thực tế, vận dụng được vào việc tính toán trong thực tế như: Tính tỉ số phần trăm học sinh (theo giới tính hoặc theo học lực, ..), thực hành tính tiền lãi, lỗ trong mua bán; tính lãi suất trong tiền gửi tiết kiệm; tính sản phẩm làm được theo kế hoạch dự định, ...Bên cạnh nâng cao năng lực trong tính toán học sinh còn hiểu biết những vấn đề thực tiễn xung quanh các em.
Những bài toán về tỉ số phần trăm thiết thực song lại rất trừu tượng, học sinh phải làm quen với nhiều thuật ngữ mới như: “ đạt một số phần trăm chỉ tiêu ; vượt kế hoạch; vượt chỉ tiêu; vốn; lãi; lãi suất”, đòi hỏi phải có năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí, cách phát hiện và giải quyết các vấn đề ...Vậy để học sinh giải tốt được các dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm, trên cơ sở đó các em biết vận dụng kiến thức để làm các bài toán tỉ số phần trăm có ứng dụng thực tế. Sau đây, tôi xin trình bày sáng kiến với đề tài: “Giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài toán về tỉ số phần trăm từ cơ bản đến bài toán ứng dụng thực tiễn”
Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đề tài.
Mục tiêu: Nâng cao chất lượng dạy và học “Giải toán về tỉ số phần trăm cho học sinh lớp 5”
Phạm vi nghiên cứu.
Nội dung: Hướng dẫn học sinh biết và vận dụng được cách giải các dạng toán về tỉ số phần trăm từ cơ bản đến bài toán có nội dung ứng dụng thực tiễn.
Thời gian: Qua quá trình giảng dạy, tôi tích lũy kinh nghiệm và làm đề tài trong thời gian từ năm học 2016 -2017 đến hết học kì I năm học 2018-2019.
Đối tượng nghiên cứu: Giúp học sinh lớp 5 biết và vận dụng được cách giải các dạng toán về tỉ số phần trăm từ cơ bản đến bài toán có nội dung ứng dụng thực tiễn.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt dược mục tiêu nêu trên, tôi đã xác định cho mình những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
Tìm hiểu thực trạng.
Các biện pháp thực hiện.
Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đề ra, tôi xây dựng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Tìm hiểu sách giáo khoa lớp 5 và các tài liệu, sách tham khảo liên quan đến toán lớp 5.
Nhóm các phương pháp thực tiễn:
Phương pháp điều tra.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp phỏng vấn.
Phương pháp thực nghiệm.
PHẦN II: CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM
Thuận lợi:
Giáo viên:
Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường luôn sâu sát và chỉ đạo, tư vấn kịp thời về chuyên môn, về phương pháp dạy học cũng như những vướng mắc trong quá trình dạy học của giáo viên.
Giáo viên nhiệt tình trong giảng dạy, tích cực đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, vận dụng phương pháp dạy học phát huy năng lực học tập của mỗi học sinh. Ngoài ra, bản thân nắm vững nội dung chương trình môn Toán lớp 5 nói chung và mảng kiến thức về tỉ số phần trăm và giải toán về tỉ số phần trăm nói riêng góp phần cung cấp kiến thức cho học sinh chính xác, có hệ thống.
Học sinh:
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh có ý thức tốt trong học tập, yêu thích môn học, góp phần thuận lợi cho việc giảng dạy của giáo viên cũng như quá trình học tập của các em.
Học sinh học tập tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức trong chương trình
học.
Đặc biệt, với dạng toán giải về tỉ số phần trăm, một số em có thể phân biệt tốt 3 dạng toán cơ bản để giải thành thạo.
Khó khăn:
Giáo viên:
Có những bài toán về tỉ số phần trăm khá trừu tượng, đặc biệt những bài có ứng dụng thực tiễn, đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp giảng dạy sao cho học sinh dễ hiểu nhất, hướng các em đến những giá trị thực tế để bài toán trở về những dạng cơ bản.
Học sinh:
Giải toán về tỉ số phần trăm có 3 dạng bài cơ bản sau:
+ Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
+ Tìm giá trị một số phần trăm của một số.
+ Tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó.
Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số, đối với dạng toán này học sinh thường hay quên nhân nhẩm thương với 100 (chỉ tìm thương của hai số rồi viết thêm kí hiệu % vào bên phải thương) hoặc các em tìm thương rồi thực hiện phép nhân với 100 mà không chia cho 100 do không hiểu được bản chất của vấn đề.
Giải toán về tỉ số phần trăm đối với một số học sinh khá trừu tượng. Dẫn đến khi giải toán một số em còn nhiều lúng túng do chưa phân biệt được các dạng toán và vận dụng quy tắc một cách máy móc. Ngoài ra học sinh còn chưa hiểu một số thuật ngữ thường gặp khi giải toán về tỉ số phần trăm.
VD 1: Cửa hàng bán hoa được 1 800 000 đồng. Tính ra tiền lãi bằng 20% tiền mua.
Hỏi tiền vốn để mua số hoa quả đó là bao nhiêu tiền?
VD 2: Một người bán hàng bị lỗ 70 000 đồng và số tiền đó bằng 7% tiền vốn bỏ ra.
Tính tiền vốn của người đó.
- Học sinh không hiểu tiền lãi bằng 20% tiền mua - hay lỗ bằng 7% tiền vốn nghĩa là thế nào?
Ngoài ra hình thức cũng làm cho học sinh hiểu sai như:
VD 3: Tăng 25% của số A ta được số B. Vậy phải giảm số B đi bao nhiêu phần trăm ta được số A?
Giải: Số A tăng thêm 25% tức là tăng thêm
1 số A, ta được số B. Vậy số B phải
4
giảm đi
1 giá trị của nó tức là 20% của số B thì ta được số A.
5
Thực tế khi học sinh giải thường có kết quả là: Tăng 25% của số A ta được số B. Vậy phải giảm số B đi 25% của nó ta được số A?
Như vậy, trong quá trình dạy học, người giáo viên phải học hỏi, điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy cũng chính từ việc học thực tế của học sinh.
CHƯƠNG II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Hệ thống lại kiến thức:
Phép chia liên quan đến số thập phân:
Chia số tự nhiên cho số thập phân.
Chia số tự nhiên cho số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân.
Chia số tự nhiên cho số thập phân.
Chia số thập phân cho số thập phân.
Giúp học sinh hiểu giữa tỉ số và tỉ số phần trăm. 2.1: Tỉ số của hai số
Thương của phép chia số a cho số b ( b khác 0) được gọi là tỉ số của hai số a và b.
Tỉ số của hai số a và b được viết là
2.2: Tỉ số phần trăm
a hoặc a : b (b khác 0)
b
Tỉ số của hai số được viết dưới dạng phần trăm được gọi là tỉ số phần trăm của hai số đó
Cách tìm tỉ số phần trăm: Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta tìm thương của hai số đó. Nhân thương đó với 100 và viết thêm kí hiệu % vào bên phải tích tìm được.
Phƣơng pháp giải 3 dạng bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm và một số lƣu ý khi tiến hành dạy học 3 dạng b ... toán phần trăm có chứa các yếu tố hình học nắm chắc các công thức liên quan đến tính chu vi, diện tích và các yếu tố hình học.
Hƣớng dẫn học sinh học tập
Chủ động học tập, rèn luyện khả năng vận dụng các phương pháp là vấn đề mà mỗi giáo viên cần quan tâm giúp đỡ và động viên các em, để các em có một hướng đi tốt, một phương pháp học tập tối ưu nhất.
Qua những bài tập đã làm, đã hướng dẫn giúp các em thấy được tác dụng của một số phương pháp giải toán. Tất nhiên muốn vận dụng được phương pháp đó có hiệu quả thì các em phải dày công rèn luyện.
+ Trước hết rèn luyện lòng say mê học tập, ham muốn hiểu biết, biến nó thành một nhu cầu một nguồn vui lớn trong cuộc sống, phải rèn luyện cho mình có một nhiệt tình tiến lên không ngừng và luôn sáng tạo.
+ Cần có ý thức chủ động học tập không chỉ những điều thầy cô dạy, làm các bài toán mà thầy, cô đã cho, mà cần phải biết tham khảo tìm kiếm thêm những bài toán tương tự – những bài toán mới để giải. Học sinh cần phải rèn luyện tinh thần lao động kiên trì, nhẫn nại, giải một bài toán khó đòi hỏi phải tập trung tư tưởng, bền bỉ tính toán, cẩn thận.
CHƢƠNG III. PHẦN THỰC NGHIỆM
Mục đích của thực nghiệm: Nhằm kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của đề tài: “ Giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài toán về tỉ số phần trăm từ cơ bản đến bài toán ứng dụng thực tiễn”
Nội dung thực nghiệm:
Trên đây, tôi đã hệ thống một số cách giải bài toán về tỉ số phần trăm từ cơ bản đến bài toán ứng dụng thực tiễn. Tôi đã áp dụng và hướng dẫn học sinh vận dụng vào thực hành giải toán về tỉ số phần trăm và đạt hiệu quả.
Kết quả thực nghiệm:
Qua những năm giảng dạy học sinh lớp 5, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm nhỏ về cách dạy học toán nói chung và cách giải bài toán về tỉ số phần trăm từ cơ bản đến bài toán ứng dụng thực tiễn cho học sinh lớp 5 nói riêng.
Sử dụng kinh nghiệm “ Giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài toán về tỉ số phần trăm từ cơ bản đến bài toán có nội dung ứng dụng thực tiễn” vào giảng dạy, tôi thấy học sinh đã thực hành tốt. Chẳng những học sinh nắm được kiến thức cơ bản mà các em rất linh hoạt, làm nhanh các bài toán về tỉ số phần trăm ở cả ba dạng và các bài có nội dung ứng dụng thực tiễn.
Học sinh tự tin hơn khi học phần này. Từ việc làm tốt các bài tập cơ bản đến bài tập có ứng dụng thực tiễn, các em lại càng thích ham học toán, phát huy được tính độc lập, tự giác, say mê tìm tòi, học hỏi, tạo thêm niềm vui, hứng thú, khơi dậy lòng yêu thích môn học ở các em
Nhiều năm qua, ở lớp 5 tôi phụ trách giảng dạy và bồi dưỡng học sinh tham gia các kì thi giải toán giải thưởng Lương Thế Vinh, toán Tuổi thơ, giải toán trên Internet, học sinh đạt được những kết quả như sau:
Chất lƣợng môn toán đạt đƣợc:
Năm học
Lớp
Sĩ số học sinh
HTT
HT
CHT
SL
%
SL
%
SL
%
2016-2017
4/3
32
20
62,5
12
37,5
2017 -2018
5/4
26
19
73,1
7
26,9
HKI 2018-2019
5/3
29
24
82,8
5
17,2
Tham gia các hội thi:
+ Năm học 2016 – 2017: Tôi được phân công bồi dưỡng học sinh giải toán trên Internet cho học sinh khối 4 và khối 5 của trường đã đạt được kết quả như sau:
Cấp huyện:
+Toán Tiếng Việt: Đạt giải nhì 1 em, giải ba 1 em, giải KK 1 em, giải Công nhận 2 em
+ Toán Tiếng Anh: Đạt giải nhất 1 em, giải nhì 2 em, giải ba 1 em, giải KK 2 em.
Cấp Quốc gia:
+ Toán Tiếng Việt: 1 học sinh đạt huy chương bạc, 1 học sinh đạt giải khuyến khích cấp Quốc gia.
Bài học kinh nghiệm:
Sau khi thực hiện đề tài, bản thân tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm như sau:
Đề tài: “ Giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài toán về tỉ số phần trăm từ cơ bản đến bài toán ứng dụng thực tiễn” chúng tôi đã và đang áp dụng trong tổ khối, bản thân tự đánh giá nó đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy và học nói chung và môn toán nói riêng.
Kết quả học sinh đạt được trong học tập là một vinh dự lớn đối với giáo viên. Nó đòi hỏi GV phải say mê nhiệt tình đầy tâm huyết với nghề, biết phát hiện và khai thác khả năng học tập phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Dạy và học toán ở Tiểu học ngoài việc cung cấp kiến thức cơ bản, hình thành các kĩ năng tính, bước đầu cần phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí, diễn đạt đúng, tạo hứng thú say mê, tích cực, chủ động, sáng tạo, tự tin trong học toán, góp phần hình thành phương pháp tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu. Để giúp học sinh đạt được mục tiêu trên, người giáo viên cần phải có nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng là phương pháp và kĩ thuật dạy học.
Khi khai thác nội dung bài dạy, giáo viên cần lựa chọn phương pháp, cách dạy phù hợp để học sinh nắm bài nhanh, thực hành tốt, phát huy tính sáng tạo, tích cực của học sinh.
Giáo viên cần biết sắp xếp các bài toán theo hệ thống từ cơ bản đến những bài có mức độ tăng dần, rồi đi đến những bài có ứng dụng trải nghiệm trong thực tế. Chú ý vận dụng những kiến thức cũ, kiến thức đã học vào việc tìm ra kiến thức mới, bài học mới.
Là giáo viên phải luôn học tập, không ngừng tìm tòi, nghiên cứu. Người giáo viên giỏi phải đi từ những điều đơn giản, dễ hiểu với trình độ, năng lực của học sinh, giúp các em tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Khi các em thấy yêu thích và gần gũi với môn học thì việc tự giác, say mê học tập sẽ là động lực rất lớn giúp cho người giáo viên hoàn thành tốt trong công tác giảng dạy.
Mỗi giáo viên cần có lòng nhiệt huyết, yêu nghề, mến trẻ, luôn tự trau dồi kiến thức, học hỏi đồng nghiệp và từ chính kết quả học tập của học sinh để hoàn thiện trong công tác giảng dạy để xứng đáng với danh hiệu “ Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”
PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Một số đạt được trong quá trình làm đề tài.
Dạy học giải toán nói chung, đặc biệt là giải toán về tỉ số phần trăm có một vị trí quan trọng vì khi giải toán học sinh phải tư duy một cách tích cực, linh hoạt, sáng tạo biết huy động tất cả các kiến thức đã được học và cả kiến thức về đời sống thực tiễn của các em vào các tình huống khác nhau. Các em biết phát hiện ra các dữ liệu của bài toán, biết suy nghĩ năng động, sáng tạo. Vì vậy giải toán về tỉ số phần trăm là một trong những biểu hiện năng động nhất hoạt động trí tuệ của học sinh.
Giải toán về tỉ số phần trăm trước hết nó giúp học sinh luyện tập, củng cố vận dụng kiến thức vào thao tác thực hành đã học, rèn luyện kỹ năng tính toán, vận dụng kiến thức và kỹ năng luyện tập thực hành vào cuộc sống, nó còn giúp học sinh phát triển tư duy, rèn phương pháp suy luận logic, rèn những phẩm chất của người lao động mà các em tiếp nhận được qua nội dung các bài toán có ứng dụng thực tiễn.
Trên cơ sở tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “Giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài toán về tỉ số phần trăm từ cơ bản đến bài toán có nội dung ứng dụng thực tiễn”, kết quả điều tra thực tế sau khi nghiên cứu đề tài, tôi đã thu được một số kết quả để làm bài học cho bản thân và giới thiệu cho đồng nghiệp cùng tham khảo.
Bước đầu thu được một số kết quả nhất định chứng tỏ tính khả thi và hiệu quả của đề tài. Mục đích của đề tài nhằm hỗ trợ cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học, giúp cho học sinh làm tốt các dạng toán về tỉ số phần trăm.
Kết luận chung:
Xét những kết quả đạt đươc trên đây, tôi thấy mình cần phải cố gắng hơn nữa, không ngừng học hỏi bạn bè, đồng nghiệp, phát huy và sử dụng phương pháp dạy học cho tốt, không ngừng nghiên cứu đổi mới bằng nhiều hình thức để tạo được sự say mê học tập nói chung và môn toán nói riêng cho học sinh. Tôi góp một phần nhỏ của mình để nâng cao chất lượng trong “dạy và học” của nhà trường.
Với kinh nghiệm nhỏ trên đây, tôi đã tích lũy được trong quá trình dạy học. Xin được trao đổi cùng bạn bè, đồng nghiệp và rất mong nhận được sự góp ý chân tình
để chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao hơn.
Xin chân thành cám ơn.
Minh Thạnh, ngày 28 tháng 02 năm 2019
Người viết
Hoàng Thị Hiền
MỤC LỤC
eeäff
STT
Nội dung
Trang
1
ó Lời cám ơn
2
PHẦN 1 : MỞ ĐẦU
1
3
1. Lý do chọn đề tài và lịch sử vấn đề nghiên cứu.
1
4
1.1. Sự kết nối giữa toán học với ứng dụng thiết thực vào thực tế
cuộc sống.
1
5
1.2. Ứng dụng giải toán tỉ số phần trăm vào thực tế
2
6
2.Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đề tài.
2
7
2.1. Mục tiêu
2
8
2.2.Phạm vi nghiên cứu.
2
9
3. Đối tượng nghiên cứu
2
10
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
2
11
5. Phương pháp nghiên cứu.
3
12
PHẦN II: CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
13
Chương I: Thực trạng của việc dạy và học toán về tỉ số phần trăm
3
14
1. Thuận lợi
3
15
2. Khó khăn
4
16
Chương II: Biện pháp thực hiện.
5
17
1. Hệ thống lại kiến thức
5
18
2. Giúp học sinh hiểu giữa tỉ số và tỉ số phần trăm
5
19
3. Phương pháp giải 3 dạng bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm và
một số lưu ý khi tiến hành dạy học 3 dạng này.
5
20
a. Dạng bài: Tìm tỉ số phần trăm của hai số
5
21
b. Dạng bài: Tìm giá trị một số phần trăm của một số
6
22
c. Dạng bài: Tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số
đó
9
23
4. Dạy giải toán về tỉ số phần trăm cho học sinh lớp 5 có ứng dụng thực tiễn
10
24
5. Bí quyết để học sinh hứng thú hơn khi học cách giải các bài toán
về tỉ số phần trăm.
15
25
6. Hướng dẫn học sinh học tập
17
26
Chương III: Phần thực nghiệm
17
27
1. Mục đích của thực nghiệm
17
28
2. Nội dung thực nghiệm
17
29
3. Kết quả thực nghiệm
18
30
4. Bài học kinh nghiệm
19
31
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
20
32
1. Mội số đạt được trong quá trình làm đề tài
20
33
2. Kết luận chung
20
SÁCH VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa toán lớp 5 – Nhà xuất bản Giáo dục – năm 2007
Sách giáo viên toán lớp 5 – Nhà xuất bản Giáo dục – năm 2007
Toán nâng cao lớp 5	– Nhà xuất bản Giáo dục – năm 2005
Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học.– Nhà xuất bản Giáo dục – năm 2006
Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học - Đại học Sư phạm - năm 2007
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ – XẾP LOẠI CỦA HĐKH NHÀ TRƢỜNG
.
TM/ BCH CÔNG ĐOÀN	HIỆU TRƢỞNG
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ – XẾP LOẠI
CỦA HĐKH PHÒNG GD&ĐT HUYỆN DẦU TIẾNG
ĐT: Giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài toán về tỉ số phần trăm từ cơ bản đến bài toán ứng dụng thực tiễn
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ – XẾP LOẠI CỦA HĐKH SỞ GD&ĐT BÌNH DƢƠNG
.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_lam_tot_bai_toan_ve_ti.docx
  • pdfLam_tot_mon_toan_lop_5.pdf