Báo cáo biện pháp Bài tập bổ trợ giúp học sinh khối 4, 5 nâng cao thành tích bật xa và giúp cải thiện chiều cao

Theo tôi học sinh đến trường muốn tiếp thu được những kiến thức cần thiết phải có một thân thể khỏe mạnh, có khỏe mạnh thì đầu óc mới minh mẫn để tiếp thu bài giảng tốt vì vậy việc rèn luyện thân thể thông qua bộ môn thể dục và môn bật xa là rất quan trọng. Thể lực, thể trạng và thành tích về sức mạnh của người Việt Nam luôn được đánh giá thấp so với những quốc gia trong khu vực và cả trên thế giới. Vì vậy muốn cải thiện được vấn đề này thì ngay từ bây giờ hãy cho các em làm quen với môn bật xa tại chỗ có kết hợp những bài tập bổ trợ. Theo nghiên cứu thì bật xa tại chỗ và những bài tập giúp bổ trợ nội dung này giúp cho các em phát triển toàn diện về sức mạnh, thể chất và đặc biệt là phát triển chiều cao một cách tốt nhất. Thông qua đây chúng ta có thể phát hiện được nhiều tài năng bật xa cho cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh

docx 16 trang Thảo Ly 17/08/2023 4720
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Bài tập bổ trợ giúp học sinh khối 4, 5 nâng cao thành tích bật xa và giúp cải thiện chiều cao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Bài tập bổ trợ giúp học sinh khối 4, 5 nâng cao thành tích bật xa và giúp cải thiện chiều cao

Báo cáo biện pháp Bài tập bổ trợ giúp học sinh khối 4, 5 nâng cao thành tích bật xa và giúp cải thiện chiều cao
PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU
1)- Lý do chọn đề tài :
Sức khỏe rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi con người, là yếu tố cần thiết để dẫn đến thành công mọi công việc, trong học tập cũng như trong lao động.
Đối với học sinh bậc Tiểu học luyện tập thể dục thể thao thông qua bộ môn thể dục để tăng cường sức khoẻ giúp cho trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tình cảm và các kỹ năng cơ bản để học tốt lên cấp cao hơn hoặc có thể đi vào cuộc sống. Và những bài tập bổ trợ trong môn bật xa là một trong những yếu tố tích cực trong việc giúp các em nâng cao thành tích, tăng cường thể chất, sự dẻo dai, giúp hỗ trợ phát triển toàn diện các hệ cơ, xương và đặc biệt là giúp hỗ trợ để tăng chiều cao một cách tốt nhất.
2)- Mục đích của đề tài :
Giúp tăng thành tích, hỗ trợ phát triển toàn diện các hệ cơ và xương và đặc biệt là giúp các em phát triển chiều cao một cách tốt nhất.
3)- Lịch sử đề tài:
Qua kinh nghiệm bản thân đã trực tiếp dạy cho học sinh bộ môn Thể dục trong nhà trường được 05 năm. Qua thời gian tập luyện cho học sinh với những bài tập bổ trợ tôi thấy có được những kết quả rất khả quan và rất thực tế.
4)- Phạm vi đề tài :
Trong quá trình giảng dạy nội dung bật xa tại chỗ và đặc biệt có kết hợp những bài tập bổ trợ trong năm học 2018- 2019 và trước đó, tôi vận dụng kinh nghiệm bản thân để giảng dạy nên đã thấy được sự thay đổi rõ ràng về thành tích, thể trạng so với các em học sinh khác cùng trang lứa.
PHẦN II: NỘI DUNG
1)- Thực trạng của đề tài :
Theo tôi học sinh đến trường muốn tiếp thu được những kiến thức cần thiết phải có một thân thể khỏe mạnh, có khỏe mạnh thì đầu óc mới minh mẫn để tiếp thu bài giảng tốt vì vậy việc rèn luyện thân thể thông qua bộ môn thể dục và môn bật xa là rất quan trọng. Thể lực, thể trạng và thành tích về sức mạnh của người Việt Nam luôn được đánh giá thấp so với những quốc gia trong khu vực và cả trên thế giới. Vì vậy muốn cải thiện được vấn đề này thì ngay từ bây giờ hãy cho các em làm quen với môn bật xa tại chỗ có kết hợp những bài tập bổ trợ. Theo nghiên cứu thì bật xa tại chỗ và những bài tập giúp bổ trợ nội dung này giúp cho các em phát triển toàn diện về sức mạnh, thể chất và đặc biệt là phát triển chiều cao một cách tốt nhất. Thông qua đây chúng ta có thể phát hiện được nhiều tài năng bật xa cho cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh
2)- Nội dung cần giải quyết :
Giáo viên cần nắm được được vai trò của những bài tập bổ trợ đối với môn bật xa nhằm giúp cho học sinh phát triển về thể chất, từ đó nâng cao được chất lượng của môn Thể dục.
Giúp cho học sinh thấy được lợi ích của sức khoẻ, có thói quen luyện tập thể dục thể thao, giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, rèn luyện nếp sống lành mạnh.
Áp dụng môn bật xa vào trong giảng dạy nhằm nâng cao( thành tích) chất lượng môn thể dục.
3)- Biện pháp thực hiện :
a- Thông qua nghiên cứu tài liệu và thực tiễn thấy được tầm quan trọng của những bài tập bổ trợ đối với môn bật xa, thấy được nhiệm vụ và mục tiêu của môn bật xa cũng như bộ môn thể dục ở tiểu học giúp cho học sinh phát triển các tố chất cần thiết của cơ thể, cũng như phát triển thể lực và nhất là chiều cao vì các em trong độ tuổi đang phát triển cơ thể, để tạo điều kiện học tốt hơn theo phương châm“ Khoẻ để học tốt“. Hình thành cho các em cơ sở ban đầu về môn bật xa để sau này có điều kiện tham gia các lĩnh vực thể dục thể thao ở mức cao hơn.
Làm tốt công tác tuyên truyền về giáo dục thể chất thông qua các hoạt động hằng ngày, hàng tuần và các hoạt động ngoại khóa... Thông qua tranh ảnh, tư liệu phương tiện thông tin, giới thiệu học sinh thấy được tầm quan trọng của những bài tập bổ trợ đến sức khỏe cũng như chiều cao. Phát động các phong trào thi đua rèn luyện thể chất theo lời kêu gọi toàn dân luyện tập thể dục của Bác Hồ, tổ chức hội thi nhân các ngày lễ lớn.
Thông qua các tiết thể dục tự chọn hoặc hoạt động ngoại khóa tổ chức cho học sinh thực hiện cơ bản các động tác, các trò chơi vận động liên quan đến những bài tập bổ trợ cho môn bật xa từ đó tạo hứng thú cho các em, nâng cao tố chất hoạt động, vừa hình thành nhân cách vừa hình thành phát huy tính cộng đồng đối với trẻ.
Qua các buổi làm quen và tạo hứng thú cho các em về những bài tập bổ trợ môn bật xa, ta bắt đầu hướng dẫn các em từng kĩ thuật từ đơn giản đến phức tạp tùy theo trình độ của học sinh tiếp thu. Thông qua đó chúng ta nên cho học sinh
thấy được tầm quan trọng của môn bật xa. Nếu tập những bài tập bổ trợ đúng cách không những giúp tăng thành tích bật xa mà còn sẽ giúp cơ thể phát triển cân đối và đặc biệt là phát triển chiều cao góp phần nâng cao sức khoẻ, phát triển các tố chất cần thiết đặc biệt là sự khéo léo mềm dẻo, phát triển trí tuệ từ đó tiếp thu tốt các môn học khác.
Nêu gương những bạn đã đạt được những thành tích tốt trong những cuộc thi các cấp để các em học hỏi và tạo động lực cho các em tập luyện hăng say hơn.
Để việc phát triển môn bật xa một cách sâu rộng tôi đã tham mưu với nhà trường, tạo nguồn kinh phí trang bị dụng cụ, sân bãi cần thiết cho môn bật xa có thể phát triển tốt hơn trong trường học.
b - Trong mỗi tiết học ngoài việc cung cấp kiến thức về những những bài tập bổ trợ của môn bật xa để các em học tập, ở cuối mỗi tiết học tôi khơi gợi cho các em sự hứng thú, sôi động, ham thích, tôi đã lồng những trò chơi, những trận thi đua nhằm phát triển các tố chất cho các em. Thông qua các buổi học tôi cũng giáo dục cho các em thật sai lầm khi nghĩ rằng đây đơn thuần chỉ là một môn thể thao vận động. Mà việc tập luyện cùng các bạn, phối hợp với nhau trong lúc học cũng như lúc chơi sẽ giúp cho các em mạnh dạn và tự tin hơn. Luyện tập những bài tập bổ trợ trong bật xa sẽ giúp cho sức đề kháng của các em tăng lên, kích thích ăn uống và sinh hoạt một cách có khoa học. Hơn thế, với đặc thù của những bài tập bổ trợ trong môn bật xa sẽ giúp cho các em tăng trưởng chiều cao vượt bậc. Vì vậy tiết học bật xa được các em đón nhận một cách thích thú từ đó học sinh rất ham thích học thể dục. Như thế các em có ý thức hơn, có thói quen tự giác luyện tập hàng ngày, biết giữ gìn sức khoẻ, giữ gìn vệ sinh cá nhân trong học tập.
Áp dụng những bài tập bổ trợ này vào trong dạy học thể dục cũng như hoạt động ngoại khóa là một nhu cầu nhằm đáp ứng thực tiễn trong việc phát triển thể chất cũng như phát triển chiều cao cho học sinh. Cũng giống như các môn học khác, khi dạy môn bật xa cũng như những bài tập bổ trợ người giáo viên cần phải có những phương pháp thường xuyên để đạt theo hướng tích cực hóa học sinh sao
cho giờ học sinh động, hấp dẫn, học sinh hứng thú tập luyện. Giáo viên cần chú ý những điểm sau để nâng cao hiệu quả khi giảng dạy:
+Trong giờ học dành nhiều thời gian cho các em được tập luyện, hoạt động, vui chơi, phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong luyện tập.
+Khi giảng dạy nên phối hợp các phương pháp đặc thù của môn học như trực quan, bắt chước, đồng loạt, đặc điểm cá biệt, sửa sai, tập luyện liên hoàn, phối hợp, ưu tiên sử dụng phương pháp chia tổ, nhóm để tập luyện và tổ chức tập luyện theo hình thức phân nhóm- quay vòng.
+Kết hợp nội dung học tập với trò chơi ở mức hợp lí, áp dụng phương pháp trò chơi, thi đấu và điều tiết lượng vận động vừa sức cho học sinh .
giá.
+ Chủ động hướng dẫn các em tự quản và cùng tham gia vào quá trình đánh
Quá trình giảng dạy, nếu có giải thích cần ngắn gọn hoặc liên hệ với những
điều học sinh đã biết. Giáo viên cần chủ động sử dụng linh hoạt các phương pháp (có thể sử dụng phương pháp sáng tạo của từng giáo viên) trong từng giờ dạy cho phù hợp với từng hoàn cảnh và tổ chức tập luyện phù hợp với nội dung cũng như yêu cầu bài học. Khi học sinh luyện tập cần yêu cầu học sinh tích cực mạnh dạn, tạo cơ hội để học sinh tham gia vào các hoạt động và tự giác trong tập luyện ( cho học sinh tham gia các trò chơi)
-Phối hợp chặt chẽ với cán sự tổ chức cho học sinh tập luyện sao cho giờ học luôn tự nhiên, nhẹ nhàng và sinh động.
-Đảm bảo an toàn, đề phòng chấn thương cho học sinh trong học tập và rèn luyện hướng dẫn học sinh biết tự bảo hiểm cho mình và cho bạn.
Tổ chức tập luyện chính khoá kết hợp hoạt động ngoại khoá của học sinh, giáo viên cần hướng dẫn các em tự tổ chức rèn luyện, vui chơi ngoài giờ nhằm đạt được mục tiêu phát triển về thành tích, thể lực cũng như chiều cao của học sinh một cách tốt nhất.
Sử dụng tốt và tận dụng tốt hiệu quả của sân bãi( hố nhảy), đồ dùng phục vụ dạy học và tập luyện để nâng cao chất lượng giờ học.
Trong mỗi giờ dạy giáo viên phải thường xuyên giáo dục cho các em về lợi ích của việc rèn luyện thể dục thể thao, sự hòa đồng, đoàn kết giữa các em với nhau. Thông qua đó giáo viên cũng phải nêu lên được lợi ích chính của việc tập luyện những bài tập bổ trợ trong môn bật xa đó chính là giúp nâng cao thành tích và đặc biệt là phát triển chiều cao.
Để những bài tập bổ trợ trong môn bật xa thật sự giúp ích cho các em nâng cao thành tích và đặc biệt là phát triển chiều cao thì giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau:
+ Giáo viên phải nắm được nội dung trọng tâm giảng dạy, kĩ thuật cơ bản của những bài tập bổ trợ.
+ Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh từ những kĩ thuật cơ bản (có thể ban đầu cho học sinh tham gia những trò chơi liên quan tới sức mạnh của đôi chân nhằm tạo hứng thú ban đầu cho các em về bộ môn này), sau đó giáo viên sẽ dần dần nâng cao những bài tập bổ trợ, những kĩ thuật đó lên theo trình độ của học sinh lớp học. Trong những buổi học giáo viên nên cho các em tham gia các trò chơi về sức mạnh, sức bền của chân, tham gia thi đua.. nhằm tạo sự hứng thú cho các em.
+ Thông qua các buổi học giáo viên cũng phải cần giáo dục các em về đạo đức, sự hòa đồng, đoàn kết giữa các học sinh với nhau. Bên cạnh đó giáo viên cũng phải giáo dục các em về tầm quan trọng của môn bật xa đến sức khỏe và đặc biệt là phát triền chiều cao.
Một số bài tập giúp phát triển sức bật:
d.1/Bật cao gập bụng tại chỗ trên cát:
Kĩ thuật thực hiện: Bật cao tại chỗ người thẳng, hai gối gập sát gần chạm bụng, đánh hai tay tạo sức bật lên trên.Tiếp xúc cát bằng mũi bàn chân.(bật liên tục)
Lượng vận động: Nam ... a một cách sâu rộng theo tôi cần một số biện pháp sau sau :
+ Thấy được nhiệm vụ, yêu cầu, mục tiêu của những bài tập bổ trợ nói riêng và bộ môn bật xa nói chung. Giúp cho học sinh phát triển tố chất cân đối theo từng lứa tuổi, hình thành cho các em cơ sở về những bài tập bổ trợ, giúp các em có thói quen ham thích luyện tập, giữ gìn sức khoẻ là điều kiện đầu tiên cho mọi thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống lao động .
+ Trong giảng dạy giáo viên phải tạo hứng thú học tập cho các em, giáo viên phải theo giõi sát từng học sinh. Phải động viên kịp thời, luôn luôn giáo dục về đạo đức và giúp các em nhận biết được tác dụng của những bài tập bổ trợ đối với môn bật xa cũng như giúp các em phát triển chiều cao như thế nào.
+ Phải tạo được sân chơi, bài tập.
+ Giáo viên cần nghiên cứu cung cấp kiến thức, nắm yêu cầu trọng tâm từng tiết dạy, thao tác thật chuẩn để học sinh học tập.
+ Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh, tạo trong từng tiết dạy nhẹ nhàng, sinh động, dễ hiểu .
2)-Phạm vi đối tượng áp dụng :
Từ những kinh nghiệm nêu trên, tôi thấy nên áp dụng cho học sinh từ khối 4 trở lên.
* Những thuận lợi :
Trong quá trình đặt tên và viết đề tài này tôi được sự quan tâm sâu sắc của Ban giám hiệu nhà trường, bạn bè, đồng nghiệp. Đặc biệt là những giáo viên đã công tác nhiều năm trong bộ môn đã cung cấp cho tôi những vấn đề liên quan đến học sinh như : tình cảm, đạo đức, tâm lý, trình độ nhận biết, thái độ học tập của học sinh... Bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ của Tổng phụ trách Đội và giáo viên Thiết bị, Thư viện đã quan tâm giúp đỡ về đồ dùng dạy học, sách báo, tài liệu tham khảo  Sự tận tuỵ với công việc, lòng hăng say nghiên cứu của tôi cũng góp một phần trong quá trình tìm tòi nghiên cứu đề tài này. Tuy nhiên không thể thiếu những em học sinh ngoan hiền, biết vâng lời thầy cô và sự miệt mài luyện tập đã tích cực tham gia các hoạt động mà tôi giảng dạy.
* Những khó khăn :
Bên cạnh những thuận lợi mà tôi nêu trên thì tôi gặp phải những khó khăn như : Đa số là con em nông dân, công nhân vì vậy học sinh ít được quan tâm đến vấn đề học. Nhất là những môn bộ môn như: thể dục,  Do trường mới xây dựng nên sân trường vẫn còn nắng nhiều, học sinh học hai buổi nên thời gian tập luyện bồi dưỡng cho học sinh có năng khiếu còn hạn chế.
3)-Bài học kinh nghiệm :
Trong quá trình làm đề tài này, thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập bạn bè , đồng nghiệp các phương pháp giảng dạy và kinh nghiệm thực tế tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm như sau: Trong khi dạy những bài tập bổ trợ trong môn bật xa muốn đạt được hiệu quả cao đòi hỏi người giáo viên phải biết cách tổ chức giờ dạy, tạo hứng thú cho học sinh để học sinh tích cực tự giác tham gia các hoạt động học, vui chơi với tinh thần : “ Học mà chơi , chơi mà học ”.
Người giáo viên phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác, không ngừng sáng tạo, học hỏi nâng cao trình độ kiến thức, tích cực tìm tòi, suy nghĩ để tạo được những giờ học tốt, phát huy được năng lực của học sinh, nắm bắt tâm lý học sinh, quan tâm giúp đỡ học sinh. Trong giờ dạy đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị bài thật kỹ càng, có lòng yêu nghề, mến trẻ, tận tuỵ với công việc, phải là người giáo viên gương mẫu là chỗ dựa tinh thần lẫn kiến thức cho học sinh.
4)Kiến nghị :
Giáo viên cần được bồi dưỡng qua các lớp giáo dục thể chất chuyên ngành. Vì vậy tôi đề nghị các cấp lãnh đạo cần thường xuyên mở các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, tập huấn từ đó chất lượng giáo dục mới được nâng cao và đạt được nhiều kết quả hơn.
Các cấp chính quyền địa phương cần tạo những khu vui chơi giải trí cho học sinh, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực hơn, quan tâm hơn đến học sinh tiểu học, có những chế độ ưu đãi tốt hơn về vật chất cũng như tinh thần cho các em.
Trong nhà trường tôi luôn mong muốn rằng học sinh có sân tập tốt hơn.Nhà trường và phụ huynh cần quan tâm hơn đến những môn phụ, tạo điều kiện cho những giáo viên dạy môn phụ có thời gian nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Trên đây là những kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy môn bật xa kết hợp những bài tập bổ trợ sau nhiều năm công tác tại trường trường Tiểu học Minh
Thạnh. Do giới hạn về đề tài, kinh nghiệm của bản thân cũng như nhận thức về vấn đề chưa sâu  Kính mong Ban giám hiệu, các thầy(cô) đồng nghiệp trong nhà trường đóng góp ý kiến bổ sung cho những ý tưởng của tôi được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn !
Minh Thạnh, ngày 20 tháng 02 năm 2019 Người viết
Vũ Văn Quyết
MỤC LỤC
ššš&œœœ
TT
Nội dung
Trang
PHẦN I : LỜI NÓI ĐẦU:
Lý do chọn đề tài
Mục đích chọn đề tài
Lịch sử đề tài
Phạm vi đề tài
PHẦN II : NỘI DUNG
Thực trạng của đề tài
Nội dung công việc cần giải quyết
Các giải pháp thực hiện
Kết quả chuyển biến của đối tượng
PHẦN III : KẾT LUẬN
Tóm tắt giải pháp
Phạm vi đối tượng áp dụng
Bài học kinh nghiệm
Kiến nghị
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_bai_tap_bo_tro_giup_hoc_sinh_khoi_4_5_nang.docx
  • pdfBai_tap_giup_hoc_sinh_lop_4_5_nang_cao_thanh_tich_bat_xa.pdf